Bài soạn môn Đại số khối 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình

Bài soạn môn Đại số khối 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình

I.MỤC TIÊU :

 HS hiểu kn phương trình một cách đơn giản là 1 “đẳng thức của hai biểu thức”.

 HS chủ yếu biết giải phương trình, số nghiệm của 1 pt ; nắm được kn hai pt tương đương.

II.CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ : cách giải pt, phần chú ý/5 SGK, kn 2 pt .

 HS : Xem trước bài học này ở nhà.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

 Giới thiệu lại bài toán cổ đã học ở lớp 6.

 Bài mới :

 

doc 2 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 2084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số khối 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III : Phương trình bậc nhất một ẩn
Tiết 41
Bài 1 : Mở Đầu Về Phương Trình
I.MỤC TIÊU :
@ HS hiểu kn phương trình một cách đơn giản là 1 “đẳng thức của hai biểu thức”.
@ HS chủ yếu biết giải phương trình, số nghiệm của 1 pt ; nắm được kn hai pt tương đương.
II.CHUẨN BỊ :	Ä GV: Bảng phụ : cách giải pt, phần chú ý/5 SGK, kn 2 pt ĩ.
	Ä HS : Xem trước bài học này ở nhà. 
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
 Giới thiệu lại bài toán cổ đã học ở lớp 6.
‚ Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Giới thiệu : Ở lớp dưới ta đã gặp các bài toán tìm x, dạng như :
Tìm x, biết: 3x + 4 = 2x – 7 
* Ta gọi 3x + 4 = 2x – 7 là một phương trình với ẩn số x (hay ẩn x)
* HS chú ý theo dỏi.
* Bài tập ?1 / SGK 
1) Phương trình một ẩn :
 Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng biến x.
VD1: 2x + 1 = x là phương trình với ẩn x
 3z – 5 = 6z + 1 là phương trình với ẩn z
* VD2 : Cho phương trình 
 3x – 7 = 2(x + 3)
 Hãy tính giá trị mỗi vế của pt trên khi x = 13.
* Khi x = 13, ta thấy giá trị ở 2 vế của phương trình có bằng nhau không ?
 à Ta nói : x = 13 là một nghiệm của pt 3x – 7 = 2(x + 3)
* Giải : Với x = 13 thì :
3x – 7 = 3.13 – 7 = 32
2(x + 3) = 2.(13 + 3) 2.16 = 32 .
* Khi x = 13 thì 2 vế của pt có giá trị bằng nhau.
* Bài tập ?3 / SGK 
VD2 : Cho phương trình 3x – 7 = 2(x + 3)
 Hãy tính giá trị mỗi vế của pt trên khi x = 13.
Giải : Với x = 13 thì :
3x – 7 = 3.13 – 7 = 32
2(x + 3) = 2.(13 + 3) 2.16 = 32
Ä Khi x = 13, hai vế của pt có giá trị bằng nhau. Ta nói : x = 13 là một nghiệm của phương trình 3x – 7 = 2(x +3)
e CHÚ Ý : 
a) Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
b) Một phương trình có thể có một nghiệm , hai nghiệm, ba nghiệm, ... có vô số nghiệm, nhưng cũng có thể không có nghiệm nào.
 Phương trình không có nghiệm nào gọi là phương trình vô nghiệm.
Giáo Viên
Học Sinh
Trình Bày Bảng
* Số nào bình phương lên bằng 4?
* Bình phương của một số luôn luôn như thế nào?
* 2 và -2 
* Bình phương của một số luôn luôn dương.
VD3 : 
Phương trình x2 = 4 có hai nghiệm là 
x = 2 và x = -2 
Phương trình x2 = -1 vô nghiệm.
* GV giới thiệu như SGK.
* Khi yêu cầu giải phương trình, ta phải tìm tất cả các nghhiệm (tập hợp nghiệm) của pt đó.
* HS xem SGK 
* Bài tập ?4 / SGK
2) Giải phương trình :
Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình thường được kí hiệu là: S
* Hày tìm tập hợp nghiệm của các pt sau: 
x = 2 và x – 2 = 0
* Hai pt trên có cùng một tập hợp nghiệm không?
à kn hai pt tương đương.
* Tập hợp nghiệm của phương trình x = 2 là: S1 = {2} 
* Tập hợp nghiệm của phương trình x – 2 = 0 là: S2 = {2}
* Hai pt trên có cùng một tập hợp nghiệm là { 2}
3) Phương trinh tương đương :
Hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm gọi là hai phương trình tương đương.
Để chỉ hai pt tương đương ta dùng kí hiệu “ ”.
VD: x – 2 = 0 x = 2 vì có cùng một tập hợp nghiệm là { 2}
ƒ Củng cố : 
	Ä Bài tập 1 trang 6 SGK.	
	„ Lời dặn : 
	e Xem thật kỉ bài vừa học để nắm vững các kn : pt, nghiệm và số nghiệm của một pt, cách giải pt, 2 pt tương đương.
	e BTVN : 2, 3, 4, 5/ 6 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docDS8_Tiet 41.doc