Bài soạn Hình học 8 tiết 23: Ôn tập Chương I

Bài soạn Hình học 8 tiết 23: Ôn tập Chương I

Tiết 23

ÔN TẬP CHƯƠNG I

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Hệ thống các kiến thức cơ bản trong chương I

2.Kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức đó để rèn luyện kĩ năng nhận biết hình, chứng minh, tính toán, tìm điều kiện để thoả mãn một hình nào đó?

- Rèn luyện tư duy cho HS

3.Thái độ : Học sinh có thái độ tập trung để hệ thống hóa các kiến thức đã học

II.CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ .

- HS: Giấy trong, bút dạ. Ôn lại định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình tứ giác .

 

doc 4 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1035Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học 8 tiết 23: Ôn tập Chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2010 Ngày dạy :4/11 /2010
Tiết 23
ôn tập chương I
I. Mục tiêu
1.Kiến thức 
- Hệ thống các kiến thức cơ bản trong chương I
2.Kĩ năng 
- Vận dụng những kiến thức đó để rèn luyện kĩ năng nhận biết hình, chứng minh, tính toán, tìm điều kiện để thoả mãn một hình nào đó? 
- Rèn luyện tư duy cho HS 
3.Thái độ : Học sinh có thái độ tập trung để hệ thống hóa các kiến thức đã học
II.Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ .
- HS: Giấy trong, bút dạ. Ôn lại định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình tứ giác . 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng 
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
1.ổn định lớp 
GV: Nhắc nhở học sinh chuẩn bị sách vở và dụng cụ học tập để chuẩn bị cho tiết học 
GV yêu cầu: Điền vào chỗ còn thiếu trong bảng sau:
Hình
ĐN
T/c góc
T/c đường chéo
Tâm đối xứng
Trục đối xứng
Tứ giác
Hình thang
Hình thoi
Hình vuông
Hình thang cân
GV nhận xét và cho điểm 
HS điền vào bảng phụ 
Các HS khác làm vào vở bài tập 
HS nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2
ôn tập (35ph)
GV: Nhắc lại cho thầy định nghiĩa về các hình đã 
học 
HS : HS điền các kí hiệu vào sơ đồ trên bảng phụ theo các mũi tên 
GV : Cho HS q/s
Sơ đồ nhận biết tứ giác 
đã chuẩn bị 
trên bảng phụ 
I.Lý thuyết 
1. Định nghĩa
GV: từ định nghĩa hình vuông em hãy cho biết hình vuông có tính chất gì?
+ hãy nêu các tính chất về đường chéo của hình vuông?
HS : Trả lời các câu hỏi của GV
GV: Đưa các tính chất ra bảng phụ để HS theo dõi 
GV: Từ định nghĩa và tính chất của hình vuông hãy rút ra dấu hiệu nhận biết hình vuông ABCD ?
GV: Nhắc lại các dấu hiệu nhậ biết hình vuông 
Đưa ra dấu hiệu dưới dạng bảng phụ để HS theo dõi 
Cho hình chữ nhật ABCD có thêm điều kiện gì để ABCD là hình vuông?
Cho hình thoi ABCD có thêm điều kiện gì để ABCD là hình vuông?
Chốt lại theo kí hiệu hình vẽ 
2. Tính chất 
Hình vuông có đầy đủ tính chất của hình thoi và hình chữ nhật 
HS : Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường, bằng nhau, vuông góc vơi nhau là tia phân giác của góc.
HS theo dõi 
3. Dấu hiệu nhận biết 
a. ABCD là hình chữ nhật và AB = BC
b. ABCD là hình chữ nhật và AC ^ BD
c. ABCD là hình chữ nhật và AC hoặc BD là phân giác 1 góc. 
d. ABCD là hình thoi và gócA = 1V
e. ABCD là hình thoi và AC = BD
HS theo dõi dấu hiệu
HS : đ/k: AB = BC hoặc AC ^ BD hoặc AC hay BD là phân giác 1 góc.
HS: đ/k: góc A=1V hoặc AC = BD.
GV: nghiên cứu BT 89/111 ở bảng phụ?
+ Vẽ hình ghi GT - KL của bài toán
GV: hướng dẫn học sinh chứngminh như sau 
để Chứng minh điểm E đối xứng với điểm M qua AB ta càn hứng minh điều gì ? 
+Chữa và chốt p/ pháp phần b 
+ Cho BC =4cm. Muốn tính chu vi tứ giác AEBM ta tìm ntn?
GV hướng dẫn HS về nhà phần này. Sau đó chữa và chốt phương pháp
II. Bài tập 
Bài tập 89/111
A E
 C M B
D
AB là trung trực của EM
a) ta có:
ED =DM (gt) (1)
MB =MC (gt) (1’)
=> DM//AC A = 1V => MD^AB (2)
Từ (1) và (2) => AB là trung trực của EM Vậy điểm E đối xứng với điểm M qua AB
b) Từ (1) và (1’) =>DM là đường trung bình của DABC => DM=1/2AC. 
Mà DE =DM (gt), EM =AC Và EM//AC
=> AEBC là hình bình hành 
Chứng minh tương tự AEBM là hình bình hành, AB ^ME (cmt) => AEBM là hình thoi
Hoạt động 3
Củng cố (8 phút)
- Xem kĩ lại quan hệ giữa các tứ giác đặc biệt để biết vận dụng t/c của tứ giác này cho trường hợp đặc biệt * Bài tập trắc nghiệm :
Điền( Đ) ,(S ) vào chỗ trống (...)
1. Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau (...)
2. Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình thang cân (...)
3. Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường (...)
4. Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường (...)
5. Hình vuông có 2 đường chéo bằng nhau , vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường (...)
6. Hình bình hành có tâm đối xứng và có trục đối xứng (...)
7. Hình chữ nhật có 1 tâm đối xứng , có 2 trục đối xứng (...)
8. Hình thoi có1 tâm đối xứng và có 1 trục đối xứng...
9. Hình vuông có 1 tâm đối xứng và có 4 trục đối xứng (...)
10. Hai hình đối xứng với nhau qua 1 điểm thì có chu vi bằng nhau(...)
11. Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi (...)
- HS ghi nhớ GV dặn dò.
HS làm ra phiếu học tập . GV đưa ra đáp án cho HS chấm chéo , yêu cầu giải thích .
Đáp án :
1. S
2. S
3. Đ
4. Đ
5. Đ
6. S
7. Đ
8. S
9. Đ
10. Đ
11. Đ
IV.Hướng dẫn về nhà 
	- Học thuộc lí thuyết về tứ giác. Xem lại cách vận dụng các kiến thức vào bài tập.
	- BTVN: 88,90/111,112-SGJK
	* Hướng dẫn bài 89c/SGK: BC=4cm => BM =2cm. Vậy P AEBM = 4BM =.....
	- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 23 - HINH 8.doc