Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Tuần 8

Tiết 8

Bài 8

TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC

 I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu nội dung và ý nghĩa của việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.

Hiểu được biểu hiện của tôn trọng học hỏi các dân tộc khác và ý nghĩa của nó.

 2. Thái độ:

Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác. Có nhu cầu tìm hiểu, học tập những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá các dân tộc khác.

 3. Kỹ năng:

Biết tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp. Học tập và nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc.

 II. Chuẩn bị

 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại.

 Trắc nghiệm, phân tích.

 2. Phương tiện: Bảng phụ

 Tranh ảnh về thành tựu văn hoá của một số nước.

 III. Kĩ năng sống cơ bản:

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin

- Kĩ năng tư duy sáng tạo

- Kĩ năng tư duy phê phán.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/9/2011
Ngày dạy: 8A1 5/10/2011; 8A2: 8/10/2011
Tuần 8
Tiết 8 
Bài 8 
TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
Giúp HS hiểu nội dung và ý nghĩa của việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.
Hiểu được biểu hiện của tôn trọng học hỏi các dân tộc khác và ý nghĩa của nó.
	2. Thái độ: 
Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác. Có nhu cầu tìm hiểu, học tập những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá các dân tộc khác.
	3. Kỹ năng: 
Biết tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp. Học tập và nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc.
	II. Chuẩn bị
	1. Phương pháp:	Thảo luận nhóm, đàm thoại.
	Trắc nghiệm, phân tích.
	2. Phương tiện:	Bảng phụ
	Tranh ảnh về thành tựu văn hoá của một số nước.
	III. Kĩ năng sống cơ bản: 
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
Kĩ năng tư duy sáng tạo
Kĩ năng tư duy phê phán.
	IV. Tiến trình
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ: Em đã tham gia những hoạt động chính trị - xã hội nào?
	3. Bài mới
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	GV: Giới thiệu tình hình đất nước Việt Nam hiện nay đã có quan hệ với nhiều nước trên thế giới... Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã thể hiện tình hữu nghị, điều kiện với các dân tộc trên thế giới. Nhằm mục đích tôn trọng, học hỏi tinh hoa của các dân tộc.
	- Chuyển tiếp.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2:
Tìm hiểu thông tin
- HS :đọc 3 nội dung trong phần đặt vấn đề.
1. Tìm hiểu bài
GV:- Vì sao Bác Hồ được xem là danh nhân văn hoá thế giới?
- 30 năm bôn ba.
- Cống hiến cuộc đời mình...
- Yêu cầu HS gạch chân ý chính.
- GVKL: Bác Hồ là người biết tôn trọng, học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới... là bài học quý cho các nước khác.
GV:- Việt Nam đã có đóng góp gì đáng tự hào cho nền văn hoá thế giới. Ví dụ?
HS:Trả lời câu hỏi
- GV: Trải qua hàng nghìn năm... về kinh nghiệm chống ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hoá nghệ thuật...
- Lý do nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?
- GV: ... không những giúp Trung Quốc mà còn là bài học cho các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta.
- Cố đô Huế - Phong Nha
- Vịnh Hạ Long - Nhã nhạc
- Phố cổ Hội An - ẩm thực...
- Thánh địa Mỹ Sơn - áo dài
 - Cồng chiêng
GV: Qua phần tìm hiểu nội dung... các em rút ra được bài học gì?
* Bài học: Phải biết tôn trọng các dân tộc khác. Học hỏi những giá trị văn hoá của các dân tộc khác, thế giới để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 3:
GV:- Thảo luận yêu cầu của việc tôn trọng...
1. Chúng ta cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao?
1. Cần: Vì mỗi dân tộc có 1 giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có,... giúp chúng ta phát triển toàn diện. Nước ta còn nghèo...
2. Chúng ta nên học tập, tiếp thi những gì ở các dân tộc khác? Nêu VD.
3. Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Ví dụ nên và không nên.
- Không nên: + sống thực dụng, chạy theo tiền.
+ Phá hoại truyền thống dân tộc.
+ Văn hoá đồi truỵ, độc hại.
+ Chạy theo mốt...
2. Nên: Thành tựu khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, văn hoá nghệ thuệt (máy móc hiện đại, các loại VK’, viễn thông, vi tính, điện lạnh, điện tử, kiến trúc, âm nhạc...)
3. Tôn trọng, học hỏi giao lưu hợp tác, điều kiện hữu nghị với các dân tộc.
 Tôn.... các nước phát triển, đang phát triển.
Tiếp thu, chọn lọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc. Tránh bắt chước, sập khuôn máy móc, mù quáng.
Phải tự chủ, độc lập, tự tin dân tộc.
Hoạt động 4
Nội dung bài học
- GV chuyển tiếp.
2. Bài học
- Em hiểu thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?
HS: Trả lời SGK
a. Thế nào là Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác.
- Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội, của các dân tộc khác đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
GV: Hãy tìm những biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
HS: Tự tìm biểu hiện
b. Biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác:
- Tìm hiểu về lịch sử, kinh tế và văn hóa của dân tộc khác.
- Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
- Thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hóa, những thành tựu về các mặt
GV: Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác có ý nghĩa như thế nào?
HS: Trả lời.
c. Ý nghĩa:
- Giúp ta có thêm kinh nghiệm tốt
- Tìm ra hướng đi phù hợp trong sự phát triển đất nước.
- Giũ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước
Hoạt động 5:
Luyện tập
- HS làm bài tập 4 - SGK.
Đáp án: Đồng ý với Hoà: Vì ở những nước đang phát triển tuy nghèo nàn lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập.
* GVKL: Dân tộc Việt Nam tự hào với nền văn minh lúa nước, tiếp đó là uộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống đạo đức ( yêu nước, yêu lao động....).
Những phong tục tập quán lưu truyền... đã dệt nên bức tranh về nền văn hoá của dân tộc ta. Đó là niềm tự hào dân tộc, là những kinh nghiệm, những bài học cho các dân tộc trên thế giới. Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn phát huy, phát triển hơn -> Cần tôn trọng, học hỏi những giá trị văn hoá của dân tộc mình, của nhân loại.
	4. Dặn dò:
	- Làm bài tập.
	- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Học các bài sau: Giữ chữ tín, Tình bạn trong sáng lành mạnh, Pháp luật và kỉ luật, Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc