Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 19: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học

Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 19: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử quê hương, cần tham gia tìm hiểu để giữ gìn bảo vệ truyền thống di tích văn hóa lịch sử.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng hiểu biết và tham gia giữ gìn truyền thống lịch sử quê hương.

3. Thái Độ

- Tôn trọng, tu bổ, bảo vệ truyền thống di tích văn hóa lịch sử quê hương.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quan sát

II. Chuẩn bị

 

docx 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 19: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19	 NS: 10/1/2022
Tiết 19	 ND: 21/1/2022
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử quê hương, cần tham gia tìm hiểu để giữ gìn bảo vệ truyền thống di tích văn hóa lịch sử.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng hiểu biết và tham gia giữ gìn truyền thống lịch sử quê hương.
3. Thái Độ
- Tôn trọng, tu bổ, bảo vệ truyền thống di tích văn hóa lịch sử quê hương.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quan sát
II. Chuẩn bị
1- Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, SGV, soạn giáo án; 
- Soạn PPT trình chiếu
- Phần mềm day học k12 online, zalo nhóm	
2- Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài, xem và trả lời câu hỏi
III. Tiến trình dạy học
Bước 1. Ổn định tổ chức 
- Kiểm tra sĩ số, nề nếp của lớp.
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
Hãy kể tên những vị anh hùng, đền thờ, di tích văn hoá lịch sử ở địa phương
Bước 3.Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
-	Mục tiêu: Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
-	Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
-	Kĩ thuật: Động não.
-	Thời gian: 2 phút
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV cho HS xem ảnh và yêu cầu HS đoán xem đây là đâu?
GV mời HS trình bày và HS khác nhận xét
Gv nhận xét chốt đáp án: Khu Tưởng Niệm Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt
GV dẫn dắt: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và Khu Tưởng Niệm
HS lắng nghe, suy nghĩ 
Hs trình bày
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu 
- Giúp học sinh hiểu hơn về Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và Khu Tưởng Niệm
* Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận.
* Kỹ thuật: Động não, giao việc, thảo luận
* Thời gian: 25 phút.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV đặt câu hỏi: Giới thiệu sơ lượt về Khu Tưởng Niệm Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
GV mời HS trình bày và HS khác nhận xét
GV nhận xét và giới thiệu sơ lược về Khu Tưởng Niệm Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt:
Tổng diện tích hơn 1,7 ha.
Kinh phí xây dựng trên 40 tỉ đồng.
Toạ lạc: khóm 2, TT Vũng Liêm, Huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Đây là các công trình kỷ niệm 90 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23/11/1922- 23/11/2012) và 72 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa.
Công trình bao gồm các hạng mục chính là nhà trưng bày, nhà làm việc, cải tạo khu thờ, sân vườn, cảnh quan và các hạng mục phụ trợ khác. Nơi đây là khu di tích văn hóa lưu giữ những kỷ vật sinh thời, những tài liệu và hiện vật gốc trực tiếp về cuộc đời hoạt động và sự nghiệp Cách mạng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
GV đặt câu hỏi: Giới thiệu sơ lượt về Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
GV mời HS trình bày và HS khác nhận xét
GV giới thiệu:
Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008) tên thật Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng, là nhà chính trị Việt Nam. Ông làm Thủ tướng Chính phủ thứ tư (trước kia là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi Mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986,[1][2] là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi Mới.[3]
GV giới thiệu về con người vừa tài giỏi vừa tình nghĩa của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/lich-su-khong-bao-gio-quen-co-thu-tuong-vo-van-kiet-692760.html
Hs trình bày
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
* Mục tiêu
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận...
* Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
* Thời gian: 5 phút
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về con người của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
GV mời HS trình bày và HS khác nhận xét
GV nhận xét: 
Ông là người phong cách lãnh đạo sát việc, sát người, chí tình chí lý ấy của ông Kiệt bây giờ hóa ra đã thành của hiếm. Sự hiếm hoi ấy khiến cho rất nhiều người cảm thấy rất nhớ ông, rất thiếu vắng ông. Cả lúc còn sống và cả khi đã từ giã thế giới này, ông Kiệt vẫn luôn được nhiều người yêu quí, kính trọng, chứ không chỉ riêng gia đình ruột thịt – nơi ông là chồng, là cha, là ông. Ông đã sống vì mọi người bằng chính sự dấn thân, bằng tấm chân tình, bằng sự sòng phẳng và tự trọng. Ông đích thực là một - người - của - nhiều - người.
Hs trình bày
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc.
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác, bản đồ tư duy....
* Thời gian: 3 phút .
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi: Qua tấm gương về Võ Văn Kiệt, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
GV mời HS trình bày và HS khác nhận xét
GV nhận xét: Có tài phải có đức
Hs trình bày
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
Bước 4 :Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà
1. Bài cũ
- Học bài và làm vẽ tranh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội
2. Bài mới 
Chuẩn bị bài Phòng chống tệ nạn xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_19_thuc_hanh_ngoai.docx