Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 5: Pháp luật và kỉ luật

Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 5: Pháp luật và kỉ luật

TUẦN 5

Tiết: 5

BÀI 5 PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT

A. Mục tiêu

 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là pháp luật, kỷ luật; mối quan hệ giữa pháp luật - kỷ luật.

 - Thấy được lợi ích của việc thực hiện pháp luật - kỷ luật.

 2. Thái độ:

 - Có ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ luật; tự giác thực hiện pháp luật, kỷ luật.

 - Biết tôn trọng người có tính kỷ luật, tôn trọng pháp luật.

 3. Kỹ năng: - Biết XD kế hoạch rèn luyện ý thức, thói quen kỷ luật.

 - Biết đánh giá hoạt động của người khác và chính mình trong việc thực hiện pháp luật, kỷ luật.

B. Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề.

 Thảo luận nhóm.

C. Phương tiện: Bảng phụ, Văn bản pháp luật

 Bản nội quy của nhà trường, tài liệu vụ án.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 5: Pháp luật và kỉ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/9/2011
Ngày dạy: 8A1, 8A2..
TUẦN 5
Tiết: 5 
BÀI 5 PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là pháp luật, kỷ luật; mối quan hệ giữa pháp luật - kỷ luật.
	- Thấy được lợi ích của việc thực hiện pháp luật - kỷ luật.	
	2. Thái độ:
	- Có ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ luật; tự giác thực hiện pháp luật, kỷ luật.
	- Biết tôn trọng người có tính kỷ luật, tôn trọng pháp luật.
	3. Kỹ năng:	- Biết XD kế hoạch rèn luyện ý thức, thói quen kỷ luật.	
	- Biết đánh giá hoạt động của người khác và chính mình trong việc thực hiện pháp luật, kỷ luật.
B. Phương pháp:	Đàm thoại, giải quyết vấn đề.
	Thảo luận nhóm.
C. Phương tiện:	Bảng phụ, Văn bản pháp luật 
 	 Bản nội quy của nhà trường, tài liệu vụ án...
D. Kĩ năng sống cơ bản: ///
E. Tiến trình 
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
	a. Theo em thế nào là giữ chữ tín? Nêu một vài ví dụ biểu hiện giữ chữ tín mà em biết?
	b. Kiểm tra bài tập một số em.
	3. Bài mới
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- GV giới thiệu 2 tình huống:	1. Vi phạm an toàn giao thông
	 2. Mang truyện đọc trong giờ, bỏ học không lý do.
	-> Em có đồng ý hay không trước hai tình huống đó.
	GV chuyển tiếp. Đầu năm lớp có thông qua nội dung nội quy trường lớp nhằm mục đích gì?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2:
Khai thác nội dung qua phần đặt vấn đề
GV: Yêu cầu HS đọc ĐVĐ
HS: đọc phần đặt vấn đề.
- Thảo luận cả lớp.
- GV: đặt câu hỏi.
1. Theo em, Vũ Xuân Trường và đồng bọn có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
2. Vi phạm đó đã gây ra hậu quả như thế nào?
3. Để chống lại những hành vi xảo quyệt đó các chiến sẽ công an cần có những phẩm chất nào?
4. Người học sinh có cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không?
- HS:hoạt động cá nhân.
Trình bày - GV nhận xét - ghi điểm.
1. Đặt vấn đề
- Nghiêm chỉnh chấp hành PL.
- Tránh xa ma tuý.
- Giúp đỡ các chính quyền có trách nhiệm...
- Có nếp sống lành mạnh...
=> Cần có. Vì kỷ luật là những quy định chung nhằm tạo nên sự thống nhất trong hành động, tạo hiệu quả cao...
Hoạt động 3:
Tìm hiểu nội dung bài học
2. Bài học
GV: Thế nào là pháp luật. Cho ví dụ minh hoạ.
- Luật GTĐB.
- Luật HNGĐ.
1) Thế nào là Pháp luật:
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
GV: Thế nào là kỷ luật? Ví dụ.
- Nội quy lớp.
- Nội quy chợ.
- Nội quy công viên.
2. Thế nào là kỉ luật: Là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
GV: So sánh pháp luật - kỷ luật?
+ Giống: Đều là những quy định -> buộc phải làm theo.
Tạo sự thống nhất trong hành động
+Khác: . Pháp luật quy định chung cho tất cả mọi người.
Do Nhà nước đặt ra, bắt buộc chung
Nhà nước đảm bảo thực hiện.
KL: quy định cho 1 nhóm người cụ thể.
Do 1 tập thể, cộng đồng đặt ra ở phạm vi hẹp hơn.
- Tại sao trong cuộc sống của chúng ta cần những quy định của pháp luật - kỷ luật?
Ví dụ minh hoạ.
3. Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật:
- Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
+ PL: quy định 18 tuổi trở lên được bầu cử.
Biết việc gì được làm, việc gì không nên làm, cấm làm...
Thể hiện ATGT -> không xảy ra tai nạn.
+ KL: Trống rào rào, ra chơi, tập TD... Thử hình dung nếu không có nó...?
- Ngoài việc xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người - pháp luật và kỷ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.
- GV giúp HS thấy cái lợi, hại của pháp luật - kỷ luật => Cần có PL - KL.
* Những quy định của kỷ luật không được trái với pháp luật, phải tuân theo pháp luật.
4. Củng cố:
HS Làm Bài Tập 1,2,3/ SGK/15
Đáp án:
BT1: Quan niệm trên là sai
Vì: là HS vẫn cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. Bởi vì nó giúp chúng ta sống tốt hơn học tập tiến bộ hơn
BT2:
Không được xem là văn bản Pháp luật bởi vì nó không do NN ban hành và cũng không được bảo đảm bằng sức mạnh của NN.
BT3: 
Chúng ta đồng tình với việc nhắc nhở, phê bình của bạn chi đội trưởng. Vì việc phê bình đó là đúng đắn.
Không đồng tình với hành vi của các bạn đến muộn. Vào đội là tự nguyện, nhưng khi gia nhập đội thì phải tuân thủ những quy định của Điều lệ đội.
5. Dặn dò 
	- Làm bài tập
	- Xem bài 6. Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
	- Đọc nội dung phần ĐVĐ
- Bài học sách giáo khoa.
- Xem nội dung bài học
- Các bài tập sách giáo khoa
- Sưu tầm những tấm gương tốt và xấu về tình bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc