Tiết: 27
BÀI 19 QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận.
- HS hiểu quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước về quyền tự do ngôn luận
2. Kĩ Năng:
- Phân biệt được uyền tự do ngôn luận đúng đắn với quyền tự do ngôn luận để làm việc xấu
- Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận
3. Thái độ
- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người
- Phê phán những việc làm vi phạm quyền tự do ngôn luận.
II. CHUẨN BỊ:
- Các phương tiện tổ chức đàm thoại.
- Sưu tầm một số câu chuyện có liên quan.
- Hiến pháp 1992 - Luật báo chí.
III. Kĩ Năng sống cơ bản: Kĩ năng tư duy phê phán, Kĩ năng ra quyết định
Ngày soạn: 5/3/2012 Ngày dạy: 8a1: 14/3/2012; 8a2: 14/3/2012 Tuần 28 Tiết: 27 BÀI 19 QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận. - HS hiểu quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước về quyền tự do ngôn luận 2. Kĩ Năng: - Phân biệt được uyền tự do ngôn luận đúng đắn với quyền tự do ngôn luận để làm việc xấu - Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận 3. Thái độ - Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người - Phê phán những việc làm vi phạm quyền tự do ngôn luận. II. CHUẨN BỊ: - Các phương tiện tổ chức đàm thoại. - Sưu tầm một số câu chuyện có liên quan. - Hiến pháp 1992 - Luật báo chí. III. Kĩ Năng sống cơ bản: Kĩ năng tư duy phê phán, Kĩ năng ra quyết định IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ( Đã kiểm tra một tiết ) 3. Bài mới. I. Đặt vấn đề Hoạt động của GV - HS Nội dung GV: Chia lớp thảo luận nội dung trong phần đặt vấn đề. Theo câu hỏi SGK 1. Trong các việc làm bên dưới, việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận? Việc làm nào không phải quyền tự do ngôn luận? - Việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận a, b, d. - Tình huống c thuộc quyền khiếu nại, tố cáo, lợi dung tự do ngôn luận để phục vụ mục đích cá nhân, mục đích xấu. 2. Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận? HS: Tự do trả lời 3. Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? Trong giờ sinh hoạt, phát biểu ý kiến với giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hội họp GV: Dựa trên cơ sở nào để phân biệt tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu? - Mục đích xấu: lợi dụng, phục vụ cho mình, phục vụ lợi ích cá nhân. Nói xấu người khác II. Bài học: GV: Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận? HS: Trả lời GV yêu cầu HS nhắc lại và ghi tập 1. Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. GV: PL quy định quyền tự do ngôn luận như thế nào? HS Trình bày cá nhân GV: Giải thích từng ý bên cho học sinh năm GV: Chốt nội dung bài học theo chuẩn kiến thức. HS: Ghi những ý chính vào tập 2. Những quy định của Pháp luật về quyền tự do ngôn luận? - Cung cấp thông tin theo quy định của PL. - Tự do báo chí - Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, thông tin đại chúng - Kiến nghị với ĐBQH, ĐBHĐND. - Góp ý vào các dự thảo luật Tóm lại sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Liên hệ thực tế Em đã sử dụng quyền tự do ngôn luận bao giờ chưa? Trong hoàn cảnh nào? HS: Suy nghĩ trả lời ? Nhà nước đã làm gì để giúp công dân thực hiện đúng quyền này? HS đưa ra NDBH (Điều 2 luật báo chí) 4. Củng cố: 3. Trách nhiệm của NN? Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. III. Bài tập củng cố BT1: HS: Trả lời Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân b, d. BT2: Có thể: trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật. Viết thư đóng góp ý kiến. BT3: Đọc truyện xưa kể lại, hộp thư bạn xem đài, hộp thư bạn nghe đài * Dặn dò: - Về nhà học thuộc NDBH. Chuẩn bị bài 20. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xem phần đặt vấn đề Đọc kỉ điều 65, 146 HP nước CHXHCNVN Điều 6 luật BVCSVAGDTE Điều 2 luật HNGĐ Trả lời gợi ý Xem phần tư liệu tham khảo và bài tập.
Tài liệu đính kèm: