Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Chiềng Ly

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Chiềng Ly

Tiết 1

 Bài 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải;

- Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải.

- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

 2. Kỹ năng:

 - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

 - Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.

 - Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

 3. Thái độ:

 - Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội.

 - Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 1. Giáo viên :

 - SGK, SGV, TLTK

 - Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải.

 2. Học sinh:

 - Nghiên cứu bài học.

 

doc 209 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Chiềng Ly", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:. Ngày dạy:.. Dạy lớp.
  .
  .
Tiết 1 
 Bài 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải; 
- Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải.
- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
 2. Kỹ năng:
 - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
 - Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
 - Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.	
 3. Thái độ:
 - Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội.
 - Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải.	
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	 1. Giáo viên : 
 - SGK, SGV, TLTK 
 - Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải.
	 2. Học sinh: 
 - Nghiên cứu bài học.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ (5’ )
	- Kiểm tra sự chuẩn bị về sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh.
	- GV: Nhận xét.
 *. Đặt vấn đề :
Cho cho học sinh theo dõi tiểu phẩm
Phân vai:	 Lớp trưởng: Lan
Tổ trưởng tổ 1: Mai
Tổ trưởng tổ 2: Lâm 
Tổ trưởng tổ 3: Thắng
Tổ trưởng tổ 4: Mạnh
(Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp)
Lan(LT): Ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục, đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Có ai có ý kiến về vấn đề này?
Mai(T1): Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do miễn là đẹp.
Lâm(T2): Theo mình năm nay nên đổi mới. Các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặc quần bò, áo phông để cho nó hiện đại và mốt.
Mạnh(T4): Mình không đồng ý với ý kiến của Mai và Lâm. Chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng.
Lan: Giờ còn bạn Thắng cho biết ý kiến.
Thắng(T3): Theo mình ý kiến của Mạnh là đúng. Chúng ta đang tuổi HS THCS nên mặc đúng quy định của nhà trường mới tốt nhất.
Lớp trưởng: Vừa rồi cúng ta đã phát biểu ý kiến của mình. Bây giờ mình xin kết luận: Chúng ta mặc đồng phục trong lễ khai giảng.
(Các bạn đều vỗ tay đồng ý vui vẻ)
GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì?
HS bày tỏ quan điểm cá nhân.
GV: Việc làm của Mạnh, Thắng, Lan thể hiện đức tính gì?
HS: Trả lời.
GV: Để hiểu thêm về việc làm thể hiện đức tính của các bạn. Chúng ta học bài học hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV
GV
 ?
 ?
 ?
 ?
GV
 ?
 ?
 ?
GV
GV
 ?
GV
 ?
GV
GV
 ?
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
GV
 ?
 ?
GV
 ?
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
 Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề.
 Mời 2 bạn có giọng đọc tốt đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hóa - Nguyễn Quang Bích.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì ?
Trước sự việc đó quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã làm gì ?
Việc làm của quan tuần phủ thể hiện ông là người như thế nào?
Ghi nhanh ý kiến lên bảng
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm liên hệ thực tế bằng câu hỏi sau : ( Chia lớp làm 3 nhóm ) ( Gv treo bảng phụ )
 Nhóm 1
Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử lí như thế nào?
 Nhóm 2
Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
 Nhóm 3
Tình huống 3: Theo em trong các trường hợp tình huống 1, 2 hành động thế nào được coi là phù hợp, đúng đắn?
 Hướng dẫn các nhóm thảo luận.
 Nhận xét. Kết luận
Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội ? điều đó thể hiện đức tính gì ?
 Hoạt động 2
 Tìm hiểu nội dung bài học
Qua phần tìm hiểu chuyện và phần liên hệ thực tế chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. 
Vậy theo em thế nào là lẽ phải ?
Chốt lại, ghi bảng nội dung bài học 1 ( yêu cầu HS đọc bài học 1 SGK - 4 )
Đưa ra một số ví dụ, yêu cầu HS giải thích.
 *Đối với những việc làm như :
-Vi phạm luật giao thông đường bộ .
-Vi phạm nội quy ở trường lớp.
-Làm trái các qui định của pháp luật .
Đó có phải là lẽ phải không ? Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ?
Vậy thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
Chốt lại nội dung bài học 1 ( SGk-4 ) yêu cầu HS đọc và ghi vở.
Theo em như thế nào là biểu hiện về tôn trọng lẽ phải? 
Nhận xét , chốt lại ý đúng lên bảng
Vậy qua phần tìm hiểu trên theo em tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
Chốt lại nội dung bài học 2 ( SGK-4 ) yêu cầu HS đọc
 Cho học sinh liên hệ các hành vi tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.( chia lớp thành 2 đội cho HS thảo luận 3 phút )
GV kẻ bảng làm đôi và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn”.Mỗi đội từ 5-7 em .
Đội 1 : Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ?
Đội 2 : Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ?
Nhận xét , bổ sung và kết luận 
Xung quanh chúng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải song cũng có nhiều hành vi không tôn trọng lẽ phải, chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải, biết bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ và bảo vệ chân lý, lẽ phải
Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?
Nhận xét, chốt lại một số biện pháp rèn luyện ( Ghi bảng ) 
 Hoạt động 3:
 Hướng dẫn giải bài tập SGK
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, (Trang 4,5-SGK)
. Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 SGK.
Yêu cầu học sinh cả lớp cùng suy nghĩ 
Nhận xét.
Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 2 , 3( SGK- 5 )
Nhận xét, kết luận
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.( 10’)
HS theo dõi bạn đọc
HS trao đổi, trả lời cá nhân
-> Ăn hối lộ của tên nhà giàu.
- Ức hiếp dân nghèo.
- Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”.
-> Xin tha cho tri huyện.
-> Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân.
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp.
- Cắt chức Tri huyện Thanh Ba.
- Không nể nang, đồng lõa việc xấu.
->Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm , trung thực dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái.
Luôn bảo vệ chân lý, tin tưởng lẽ phải 
 Thảo luận nhóm
Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý kiến gcử đại diện lên trình bày.
HS nhóm 1 có thể đưa ra ý kiến :
Tình huống 1: Trong trường hợp trên, nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lí.
HS nhóm 2 trả lời :
Tình huống 2: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy.
HS nhóm 3 có thể trả lời :
Tình huống 3: Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái.
HS các nhóm trình bày ý kiến
HS trả lời cá nhân
=>Cả 3 cách xử sự trên đều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội .Đó là biểu hiện của lẽ phải .
II. NỘI DUNG BÀI HỌC (15’)
HS trả lời rút ra nội dung bài học 1
1. Khái niệm:
- Lẽ phải : Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
HS trả lời : Không phải là lẽ phải
-> Không chấp nhận và không làm những việc sai trái -> đó là sự tôn trọng lẽ phải.
HS nhận định và tả lời
- Tôn trọng lẽ phải : Là công nhận, ủng hộ và tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn , biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
1 HS đọc , cả lớp ghi bài học
HS trao đổi, trả lời cá nhân.
- Biểu hiện: Thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động, ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn của con người.
HS ghi vở
HS trả lời rút ra nội dung bài học 2
 2. Ý nghĩa:
 - Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
1 HS đọc , cả lớp ghi vở
HS đại diện mỗi đội 5 bạn thảo luận viết đáp án vào cột
Đội 1 có thể đưa ra các đáp án
- Tôn trọng lẽ phải.
+ Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc .
+ Phê phán việc làm sai trái.
+ Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích , đánh giá ý kiến hợp lý.
+ Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra .
 Đội 2 có thể đưa ra các đáp án
- Không tôn trọng lẽ phải.
+ Làm trái quy định của pháp luật 
+ Vi phạm nội quy trường học 
+ Thích việc gì thì làm 
+ Không dám đưa ra ý kiến của mình 
+ Không muốn mất lòng ai gió chiều nào che chiều ấy.
HS trả lời tự do
 * Biện pháp rèn luyện
+ Chấp hành nội quy trường, lớp
+ Bảo vệ môi trường 
+ Chấp hành luật lệ giao thông
+ Phòng chống tệ nạn xã hội
+ Giữ gìn phẩm chất đạo đức
HS ghi vở
III. BÀI TẬP (8’)
- HS: Đọc yêu cầu BT 1, 2, .
- HS: Trình bày BT.
 1- Bài tập 1 ( SGK -4 ).. 
Cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời :.
- Đáp án: Chọn đáp án C vì trước đó chúng ta cần tôn trọng bạn là lắng nghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cần đồng tình, ủng hộ và đồng thời phân tích cho các bạn khác cùng hiểu . Đây là hành vi biết tôn trọng lẽ phải.
2. Bài tập 2 (SGK – 5 ). 
HS suy nghĩ, trả lời :
- Đáp án. Chọn phương án C, vì một người bạn tốt là người chỉ cho ta thấy những khuyết điểm của mình . Trong tình huống này , nếu ta buông xuôI thì bạn càng lún sâu vào khuyết điểm . Vì vậy ta cần giúp bạn bằng cách góp ý chân thành với bạn để bạn tiến bộ.
 3 Bài tập 3 ( SGK – 5 ).
 - Đáp án : a, c, e
 3. Củng cố , luyện tập ( 6’)
GV : - Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài học
 - Yêu cầu học sinh đọc nhanh một tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. Và giải thích câu: Gió chiều nào theo chiều ấy.
 HS trình bày.
 GV kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, nếu ai càng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt những quy định chung của gia đình, nhà trường, cộng đồng thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
 4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà (1’)
 - Học thuộc nội dung bài học 
 - Làm các bài tập còn lại SGK ( Bài 4,5 ,6 )
 - Đọc, chuẩn bị bài : Liêm khiết
 */ Tài liệu tham khảo
	Truyện đọc: 	Vụ án "Trái đất quay"
	Tục ngữ: 	- Gió chiều nào xoay chiều ấy
	- Dĩ hoà vi quý
	- Nói phải củ cải cũng nghe
 Danh ngôn:
"Người ta sống trong một ngày, có được nghe câu nói phải, trông thấy được một điều phải,
 làm được một việc làm phải, ngày ấy mới không hư sinh"
	 Trần My Công	
 	"Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"
 Descartes
***********************************************************************
 Ngày soạn:.. Ngày dạy:.. Dạy lớp :..
 Tiết 2:
 Bài 2: 	LIÊM KHIẾT
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết  ... ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.
Nêu một số câu hỏi cho HS tự tìm hiểu và trả lời
1. Nước có vai trò quan trọng trong đời sống con người như thế nào ?
Nhận xét , bổ sung :
 Học sinh, sinh viên cần tuyên truyền cho mọi người biết tầm quan trong của nước trong sinh hoạt, đời sống... qua đó thuyết phục, vận động mọi người giữ gìn trong sạch nguồn nước, tránh xả rác bừa bãi nơi sông suối...
2.Vì sao chúng ta phải bảo vệ cây xanh và tài nguyên rừng? 
3. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường
4. Nêu biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ?
Nhận xét, kết luận
Tổ chức cho HS liên hệ thực tế về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương
 1- TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (15’)
HS theo dõi, lắng nghe
HS trao đổi đưa ra nhận xét
HS trao đổi và nêu lên những ảnh hưởng 
 II- TÌM HIỂU VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG 
HS trao đổi và đưa ra kết luận
->Riêng đối với cuộc sống của con người. nước có một vai trò hết sức đặc biệt.Đối với cơ thể con người nước không phải là một chất dinh dưỡng nhưng chúng ta có thể nhịn ăn thậm chí 1 tuần nhưng không thể nhịn không uống nước trong vòng 3-5 ngày được..
->Vai trò của cây xanh : Cây xanh đóng góp lớn trong việc bảo vệ bầu khí quyển, bởi lượng lớn CO2 mà cây xanh hấp thụ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng đã góp phần vào việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.Điều hòa khí hậu và giảm thiểu tiếng ồn là vai trò chính trong bảo vệ môi trường,ngăn chặn lũ lụt. Ngoài ra, cây xanh còn tham gia vào chuỗi thức ăn vì nó là thành phần chính tổng hợp chất dinh dưỡng, cung cấp cho hệ sinh thái.
* Nguyên nhân :
- Do khói bụi thải ra từ các nhà máy
- Do sử dụng các chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi.
- Do phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
- Do các khí độc hại từ các loại xe có động cơ thải ra khí đốt nhiên liệu. - Bụi - Tiếng ồn
- Do lượng rác thải
 * Biện pháp khắc phục
- Xử lí rác thải, nước thải đúng quy trình
- Nâng cao ý thức của mỗi người dân
- Bảo vệ nguồn nước và tài nguyên rừng 
- Tăng cường việc trồng cây xanh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. 
- Bảo vệ động, thực vật quý hiếm
HS viết bài thu hoạch về tình hình môi trường ở địa phương.
 3- Củng cố
GV : Tổ chức cho HS thi hái hoa dân chủ và vẽ tranh với chủ đề về môi trường ( Chia lớp thành 3 đội
 Phần 1 : Thi hái hoa dân chủ
- GV: Chuẩn bị và trưng bày một cây hoa có gắn các câu hỏi và tình huống.
- GV: Chọn 3 HS làm giám khảo ( BGK chuẩn bị phần đáp án của các câu hỏi và tình huống).
- GV: Chọn 1 HS làm người dẫn chương trình.
* Cách chơi: - Người dẫn chương trình điều khiển cuộc chơi.
- HS lần lượt xung phong lên hái hoa, trả lời câu hỏi, xử lí tình huống hoặc sắm vai theo tình huống.
- Ban giám khảo nhận xét, bổ sung, đánh giá.
 Các câu hỏi:
1. Bạn hãy kể một vài việc làm của con người ảnh hưởng xấu đến môi trường?
2. Hãy kể những hoạt động về bảo vệ môi trường mà bạn và nhà trường đã tham gia.
3. Vì sao nói: rừng là vệ sĩ của loài người.
4.Theo em, phá rừng nguy hiểm ntn?
5. Vì sao trong thành phố, sân trường không thể thiếu cây xanh, hoa cỏ?.
6.Vì sao cần yêu mến, bảo vệ các loài chim?.
7. Vì sao khi ăn trái cây phải rửa thật sạch?.
8. Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề bảo vệ môi trường.
9. Bạn hiểu thế nào về câu tục ngữ: Rừng vàng, biển bạc.
10. Cạnh nhà bạn có một gia đình chuyên nuôi lợn. Mùi phân lợn bốc lên rất khó chịu.
Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó.
 Phần 2 : Thi vẽ tranh
GV : Yêu cầu trong thời gian là 10’ mỗi đội phải vẽ được một bức tranh nói về môi trường.
HS : Thi giữa các tổ, bình xét về nội dung tranh
GV : Nhận xét, khích lệ HS
GV : Kết luận : Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rồi.
 4- Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà
- Tìm hiểu về tình hình môi trường tại địa phương
- Làm bài tập thu hoạch sau :
Câu 1 : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người ? Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em ?
Câu 2 : Theo em ,vì sao trong những năm gần đây hiện tượng mưa bão, lũ lụt, hạn hán, thường xuyên xảy ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới ? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người ?
- Đọc và tìm hiểu trước bài : Sống và làm việc có kế hoạch.
.
Tiết 35 : THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức :
 - Cung cấp cho HS nắm được những vấn đề nổi bật diễn ra ở địa phương hiện nay đó là tệ nạn xã hội
 - Học sinh nắm được những chủ trương của địa phương trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội.
 2. Kỹ năng :
 - Biết đánh giá thái độ ,hành vi của bản thân đối với vấn đề tệ nạn xã hội đó.
 3. Thái độ :
 - Có thái độ đúng đắn với các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương mình. Vận động người thân trong gia đình và mọi người xung quanh không sa vào tệ nạn xã hội .
 II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1. Giáo viên :
 - Tài liệu : Phòng chống tệ nạn xã hội của chi cục phòng chống tệ nạn xã hội của sở thương binh và xã hội tỉnh Sơn La.
 - Phiếu thảo luận, tranh ảnh tư liệu về tệ nạn xã hội.
 2. Học sinh :
 - Số liệu thông kê về số người mắc tệ nạn xã hội tại thôn , bản, làng , xã nơi đang cư trú.
 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. ổn định tổ chức : 
 - GV phân công nhóm, tổ
 - Chuẩn bị phiếu học tập có sẵn câu hỏi
 2. Nội dung ngoại khóa
 GV : Lần lượt tổ chức cho HS thực hiện qua các phần thi sau
*/ PHẦN I : TÌM HIỂU VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2010 (5’)
 GV : Đọc cho HS nghe tài liệu thống kê về tệ nạn ma túy và mại dâm trong toàn tỉnh
 Sơn La là một trong những trọng điểm ma túy của toàn quốc. Toàn tỉnh có hơn 1 vạn người nghiện ma túy, đứng thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng so với số người nghiện trên số dân thì Sơn La đứng đầu trên cả nước. Cho nên số người nghiện tăng đã trở thành vấn đề bức xúc và mối quan tâm của toàn dân và của các cấp lãnh đạo.
 Thực hiện quyết định số 49 QĐ/ TTG ngày 10/ 03/ 2005 của Thủ tướng chính phủ về “kế hoạch tổng thể về phòng chống ma túy đến năm 2010 ” Ban thường vụ tỉnh ủy Sơn La đã quyết định thành lập ban chỉ đạo 03 của tỉnh để chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống ma túy.
 Với khẩu hiệu hành động : Toàn dân đoàn kết xây dựng bản làng, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, gia đình không có ma túy, với phương châm là : Tập trung, thống nhất, toàn dân, toàn diện , kiên trì phòng chống ma túy. Toàn tỉnh đã thành lập 256 tổ cai nghiện với 1.912 người tham gia rong đó có 76 Bác sĩ, 429 Y sĩ, Y tá.
 Tính đến hết ngày 30 / 12/ 2008 toàn tỉnh đã hỗ trợ cắt cơn nghiện cho hơn 14.900 người nghiện tại gia đình và cộng đồng. Cùng với công tác tuyên truyền hố trợ cắt cơn nghiện, công tác đấu tranh phá các ổ nhóm, tụ điểm sử dụng ma túy đã tiến hành quyết liệt.
 Từ ngày 17/ 03/ 2006 đến hết ngày 30/ 12/2008 bắt giữ 1. 437 vụ gồm các tang vật như : Hê rô in. thuốc phiện, viên ma túy tổng hợp, viên nén thuốc tổng hợp, viên nén thuốc tân dược gây nghiện Khởi tố ,điều tra 953 vụ án, 1.045 bị can phạm tội về ma túy do Tòa án nhân dân các cấp xét xử lưu động tại các huyện, thị xã, phường.
 *. Một số chủ trương mới tăng cường phòng chống ma túy
 Ngày 06/ 07/ 2006 Ban chấp hànhĐảng bộ tỉnh đã có kết luận số 69/ KL-TU về một số chủ trương mới tăng cường công tác phòng chống ma túy, tiếp tục cuộc vận động 03 của tỉnh ủy với nội dung :
Bỏ bước xét nghiệm sàng lọc kết luận người nghiện ma túy bằng test thử. Từ ngày 01/ 07/ 2006, tập trung quy trình tư vấn chính sách để người mắc nghiện ma túy tự nhận, ký cam kết theo mẫu máu xét nghiệm các thông số cần thuyết phục cho công tác cai nghiện
Để động viên cán bộ xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố làm tốt công tác tư vấn giúp người nghiện ma túy tự nhận và xin cai nghiện ( không phải xét nghiệm ), hỗ trợ cắt cơn nghiện bằng thuốc hương trầm
Quản lí sau cai nghiện cho tất cả những người đã mắc nghiện mà chưa được cai nghiện, hỗ trợ bằng thuốc hương trầm tại cơ sở và tại gia đình.
Yêu cầu bắt buộc mọi công dân phải kí cam kết “ Không sử dụng buôn bán chất ma túy”
 */ PHẦN II : THI TÌM HIỂU VỀ MA TÚY. (20’)
 GV : Tổ chức cho HS thực hiện phần thi này bằng trò chơi “ Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi sau :
Vì sao Sơn La lại đưa ra quyết tâm bài trừ tệ nạn ma túy ?
Đối tượng người nghiện ma túy tập trung nhiều nhất ở độ tuổi nào ?
Nguyên nhân nào dẫn đến người đã cai nghiện khi trở về lại tái nghiện ?
Người nghiện ma túy sẽ gây ra hậu quả gì ?
Hãy thống kê số liệu về người mắc tệ nạn ma túy tại địa bàn nơi em cư trú ?
Em hãy nêu ý kiến của mình để làm cách nào đẩy xa được tệ nạn xã hội hiện nay ? đặc biệt là tệ nạn ma túy.
 HS : Trả lời bằng cách xin tín hiệu và trình bày trên phiếu học tập.
 GV : Nhận xét , đánh giá câu trả lời , cho điểm
 */ PHẦN III : THI ĐÓNG TIỂU PHẨM NGẮN (20’)
 GV : Đưa ra 1 tình huống, yêu cầu HS tự viết kịch bản tại chỗ và phân vai thể hiện tiểu phẩm – GV cử ra 1 ban giám khảo chấm điểm cho các đội.
 Tình huống : Một kẻ nghiện ma túy bị gia đình ruồng bỏ dẫn đến trộm cướp rồi bị bắt vào tù . Sau 3 năm tù giam quay trở về với gia đình, ăn năn hối cải trở thành người hữu ích.
 HS : Các nhóm lên thể hiện tiểu phẩm
 BGK : Theo dõi, nhận xét, đánh giá nội dung diễn xuất kịch bản và cho điểm
 3. Tổng kết
 GV : Nhận xét ,đánh giá từng phần thi của các đội
Công bố điểm
Trao giải
 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà
 - Ôn tập toàn bộ các bài đã học 
 - Tìm hiểu các vấn đề của địa phương trong mọi lĩnh vực
 - Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội tại địa bàn đang cư trú.
 *************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8 Hay tuyet.doc