Bài soạn Đại số lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập

Bài soạn Đại số lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập

A MỤC TIÊU:

1 Kiến thức

- Học sinh được củng cố quy tắc nhân đơn thức với đa thức . quy tắc nhân đa thức với đa thức. áp dụng vào giải một số bài toán.

2 Kĩ năng

- Học sinh có kỹ năng thành thạo trong hai phép nhân trên.

3 Thái độ

- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, khoa học

B CHUẨN BỊ

+ Giáo viên: Phấn mầu, giấy bản trong, máy chiếu,bút dạ, thước thẳng.

+ Học sinh: Thước thẳng, quy tắc nhân đơn thức với đa thức và ngược lại, quy tắc nhân đa thức với đa thức giấy bản trong, bút dạ, bài tập về nhà.

C. PHƯƠNG PHÁP :

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

- Gv hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Tổ chức lớp: (1')

ổn định trật tự của lớp

ổn định sĩ số của lớp

 

doc 5 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Đại số lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 3
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Luyện tập
A Mục tiêu:
1 Kiến thức 
- Học sinh được củng cố quy tắc nhân đơn thức với đa thức . quy tắc nhân đa thức với đa thức. áp dụng vào giải một số bài toán.
2 Kĩ năng
- Học sinh có kỹ năng thành thạo trong hai phép nhân trên.
3 Thái độ 
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, khoa học
B Chuẩn bị
+ Giáo viên: Phấn mầu, giấy bản trong, máy chiếu,bút dạ, thước thẳng.
+ Học sinh: Thước thẳng, quy tắc nhân đơn thức với đa thức và ngược lại, quy tắc nhân đa thức với đa thức giấy bản trong, bút dạ, bài tập về nhà.
C. Phương pháp :
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Gv hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. 
D. Các hoạt động dạy học: 
I. Tổ chức lớp: (1')
ổn định trật tự của lớp 
ổn định sĩ số của lớp 
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu 1: Viết công thức nhân đa thức với đa thức
 áp dụng: Làm bài 8b
 Câu 2: Chứng minh rằng
	(x-1)( +x+1) = -1
	Gợi ý: Thực hiện nhân hai đa thức ở bên trái dấu bằng thu gọn sao cho giống vế bên phải dấu bằng. Hay ta có thể biến đổi sao cho vế ben phải giống vế bên trái dấu bằng
	Giới thiệu đây là một trong các cách chứng minh đẳng thức
GV nhận xét bài làm của HS . GV cho điểm 
III Bài mới .
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (5’)
GV cho học sinh nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức .
? Muốn nhân đơn thức với đa thức ta làm như thế nào ? Muốn nhân đơn thức với đa thức ta làm như thế nào
GV gọi hs trả lời tại chỗ .
 Hoạt động 2: Luyện tập(30’)
GV: yêu cầu HS làm ra vở bài tập.
GV: yêu cầu 2 HS giải bài trên bảng
GV: Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu như sau:
1? Tìm hạng tử của đa thức -2x+3 và đa thức x-5
2? Nhân với x và -5
3? Nhân 2x với x và -5
4? Nhân 3 với x và -5
+ Sau đó cộng các kết quả lại và thu gọn đa thức thu được.
+ Cách làm như vậy áp dụng cho phàn b
? Nhận xét (sửa sai nếu có) bài làm của bạn trên bảng
GV: Tổng kết lại bài làm của HS trên bảng
? Trong phần b em có nhận xét gì về bậc của mỗi đơn thức. 
? Trong phần b em có nhận xét gì về cách xắp xếp dấu của mỗi đơn thức tính từ trái qua phải
? Trong các bài toán thu gọn em có gặp bài toán nào mà sau khi thu gọn chỉ còn lại là số chưa.
GV: Trong bài toán thu gọn đa thức có những bài toán mà chỉ còn lại là số biểu thức như vậy gọi là không phụ thuộc vào biến.
? Vận dụng điều hiểu biết trên làm bài Bài 11 (SGK – Tr8) 
? Đọc bài toán
? Trình bày cách làm bài
GV: gọi 1 HS lên bảng làm bài
GV: Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
? Nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét chung kết quả, cách làm, trình bày
Lưu ý học sinh:
 Trong khi thực hiện cần chú ý xác định rõ đa thức, đơn thức nào nhân với nhau. Qua bài này ta có một cách chứng minh biểu thức không phụ thuọc vào biến
GV: yêu cầu làm Bài tập 14 (SGK – Tr8) 
? Đọc bài toán
? Nêu cách làm bài toán 
GV hướng dẫn chung.
 - Ta gọi số thứ đầu lá x (số thứ nhất). 
? Số thứ hai biểu diễn qua x như thế nào. 
? Số thứ ba biểu diễn qua x như thế nào. 
? Tích hai số đầu thể hiện bởi biểu thức nào
? Tích hai số sau thể hiện bởi biểu thức nào
? Tích hai số đầu nhỏ hơn tích hai số sau là bao nhiêu, thể hiện bởi biểu thức nào
? Thực hiện các cách biến dổi đa thức hãy tìm x.
GV: gọi 1HS lên bảng làm bài
GV: Quan sát các em làm bài. Giúp đỡ em làm bài còn yếu.
? Nhận xét bài làm của nhóm bạn
GV: Tổng kết đánh giá bài làm của hs. (chú ý cho các em tránh mắc lối nhầm dấu, nhân còn bỏ sót, thu gọn còn sai...)
- HS đứng tại chỗ nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức , nhân đa thức với đa thức .
- HS làm bài vào vở.
HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV
- 1 học sinh lên bảng làm bài. 
a) (-2x+3)(x-5)
= .x +.(-5)+(-2x). x +(-2x). (-5)+3. x+3.(-5)
=-5- +10x+ x-15 
=- 6+x-15
- 1 học sinh lên bảng làm bài. 
b) (-2xy+ ) (x-y)
= -y-2 y +2x +x - 
= -3 y +3x-
- Một học sinh nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có)
- bậc của mỗi đơn thức bằng 3
- dấu của mỗi đơn thức tính từ trái qua phải đan xen nhau bắt đầu từ ‘+’
- HS: Có học sinh trả lời có, có HS trả lời chưa.
- HS nghe giảng
1 HS đọc bài toán 
HS cả lớp nghe bạn đọc bài toán..
- Thực hiện nhân đa thức với đa thức, đơn thức với đa thức sau đó thu gọn đa thức kết quả không còn biến trong biểu thức 
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài 11 (SGK – Tr8) 
(x-5)(2x+3)-2x(x-3)+x+7
=2+3x-10x-15-2+6x+x+7
=-15+7
= -8
Vậy đa thức không phụ thuộc và biến
1 HS nhận xét kết quả,cách làm, cách trình bày (sửa sai nếu có)
- 1HS đọc bài toán
- HS cả lớp nghe bạn đọc.
- 1HS nêu cách làm bài toán
- số thứ hai số là: x+1 
- số thứ ba số là: x+2 
-Tích hai số đầu là: x(x+1)
-Tích hai số sau là:
 (x+1)(x+2)
-Tích của hai số đầu nhỏ hơn tích hai số sau là 192 nên ta có:
 (x+1)(x+2) = x(x+1)+192
1 HS trình bài giải trên bảng
- HS dưới lớp làm bài
- 1 HS nhận xét kết qủa, cách làm, trình bày bài làm (sửa sai nếu có).
I, Lý thuyết
Bài tập 10 (SGK – Tr 8)
Thực hiện phép nhân:
a) (-2x+3)(x-5)
= .x +.(-5)+(-2x). x +(-2x). (-5)+3. x+3.(-5)
=-5- +10x+ x-15 
=- 6+x-15
b) (-2xy+ ) (x-y)
= -y-2 y +2x +x - 
= -3 y +3x-
Bài 11 (SGK – Tr8) 
(x-5)(2x+3)-2x(x-3)+x+7
=2+3x-10x-15-2+6x+x+7
=-15+7
= -8
Vậy đa thức không phụ thuộc và biến
Bài tập 14 (SGK – Tr8)
Gọi số đầu là x: (xЄN)
Hai số liền sau là: x+1 ; x+2
Tích hai số đầu là: x(x+1)
Tích hai số sau là: (x+1)(x+2)
Tích của hai số đầu nhỏ hơn tích hai số sau là 192 nên ta có:
 (x+1)(x+2) = x(x+1)+192
+ 2x+x+2 = +x+192
+ 2x+x+2--x = 192
 2x+2 = 192
 2x = 192-2
 2x = 190
 x = 190:2
 x = 95
IV Củng cố(2’)
 Bài tập:
	Bài 1: Chứng minh rằng biểu thức sau không phụ thuộc vào biến
	(4x-2)(x-7)+(2x-3)(-2x+4)+16x-17
HD: áp dụng cách làm của bài 11.
Bài 2: Thay ba số tự nhiên chẵn bằng ba số tự nhiên lẻ liên tiếp vào bài 14 rồi tính
ĐS: 41; 42; 43
V. Hướng dẫn về nhà.(3’)
 1) Học thuộc cách nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức 
 2) Làm bài 15, 12 (SGK – Tr8,9)
Hướng dẫn bài 12.
	Nhân đa thức với đa thức, thu gọn đa thức tìm được sau đó thay các giá trị tương ứng của các biến vào biểu thức rồi tính.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiÕt 3.doc