Bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt 8 (từ tuần 1 – tuần 14)

Bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt 8 (từ tuần 1 – tuần 14)

2. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây:học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ:

A. Con người B. Môn học C. Nghề nghiệp D. Tính cách.

3. Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. (Trong lòng mẹ)

A. Cảm xúc của con người B. Suy nghĩ của con người

C. Thái độ của con người D. Hoạt động của con người

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt 8 (từ tuần 1 – tuần 14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập kiến thức tiếng Việt (từ tuần 1 – tuần 14)
I. Trắc nghiệm:
1. Nối nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để hoàn chỉnh định nghĩa:
1. Trợ từ
Là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
2. Tình thái từ
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
3. Thán từ
Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong từ ngữ đó.
4. Biệt ngữ xã hội
Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
5. Từ địa phương
Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
2. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây:học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ:
A. Con người	B. Môn học	C. Nghề nghiệp	D. Tính cách.
3. Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.	(Trong lòng mẹ)
A. Cảm xúc của con người	B. Suy nghĩ của con người
C. Thái độ của con người	D. Hoạt động của con người
4. Trong những từ in đậm trong các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?
A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
B. Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng 
C. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
D. Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
5. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng tình thái từ?
A. Những tên khổng lồ nào cơ?	B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư!
C. Giúp tôi với, lạy Chúa!	D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
6. Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào?
a. Bác trai đã khá rồi chứ?	b. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
c. U bán con thật đấy ư?	d. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
A. Cầu khiến	B. Nghi vấn 	C. Cảm thán	D. biểu thị sắc thái tình cảm
7. Khi xem xét và phân loại câu ghép, chủ yếu dựa vào quan hệ mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa	B. Quan hệ về mặt ngữ pháp
C. Quan hệ về mặt ngữ âm	D. Quan hệ về mặt từ loại
8. Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng nối các vế trong câu ghép?
A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân	B. Quan hệ từ chỉ cách thức
C. Quan hệ từ chỉ điều kiện	D. Quan hệ từ chỉ ý nhượng bộ
E. Quan hệ từ chỉ mục đích.
9. ý nào nói đúng nhất về câu văn sau:
	Giá những cổ tục đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.	(Trong lòng mẹ)
A. Câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân	B. Câu ghép có quan hệ từ chỉ điều kiện
C. Câu ghép có quan hệ từ chỉ ý nhượng bộ	D. Câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích.
10. Điền các hiểu biết về từ tượng hình và từ tượng thanh vào hai dòng sau:
* Từ tượng hình là những từ 
.
* Từ tượng thanh là những từ ..
.
* Chúng có tác dụng ..
trong văn 
II. Trong câu ca dao: “Bao giờ trạch đẻ ngọn đa – Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”, tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ nào? Nhận xét ngắn gọn về tác dụng diễn đạt của biện pháp nghệ thuật đó.
.
III. Trong hai câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi – Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nhận xét ngắn gọn về hiệu quả nghệ thuật của cách diễn đạt ấy?
IV. Viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) giới thiệu về ngày 22- 12, Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó sử dụng các loại dấu câu đã học: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và có ít nhất hai câu ghép.

Tài liệu đính kèm:

  • docde luyen tap tieng viet.doc