Giới thiệu chung chủ đề:
Với chủ đề này giúp các em tìm hiểu:
+ Biến và hằng là gì?
+ Cách sử dụng biến và hằng trong chương trình
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Giúp các em hiểu chức năng, nhiệm vụ, cách khai báo, sử dụng biến và hằng trong lập trình Pascal.
- Phân biệt sự giống và khác nhau giữa biến và hằng trong lập trình Free Pascal
b./ Kĩ năng:
- Tập trung, nghiêm túc thực hiện các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Có ý thức tự giác cao và có tính thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Yêu thích môn Tin học và hình thành ý thức vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.
c./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
-Chuyên cần, chăm chỉ, hợp tác trong học tập
Ngày soạn: 10/ 10/2022 Chủ đề: SỬ DỤNG BIẾN VÀ HẰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH Tổng số tiết:5 ; từ tiết: 13 đến tiết: 16 và tiết 19 Giới thiệu chung chủ đề: Với chủ đề này giúp các em tìm hiểu: + Biến và hằng là gì? + Cách sử dụng biến và hằng trong chương trình I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Giúp các em hiểu chức năng, nhiệm vụ, cách khai báo, sử dụng biến và hằng trong lập trình Pascal. - Phân biệt sự giống và khác nhau giữa biến và hằng trong lập trình Free Pascal b./ Kĩ năng: - Tập trung, nghiêm túc thực hiện các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên - Có ý thức tự giác cao và có tính thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Yêu thích môn Tin học và hình thành ý thức vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. c./ Thái độ: -Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo. -Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi. -Chuyên cần, chăm chỉ, hợp tác trong học tập 2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: + Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: +Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống. - Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên: - Hệ thống câu hỏi, bài tập. - Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành. 2. Học sinh: - Hệ thống kiến thức cũ có liên quan. - Bảng nhóm: dùng để mô tả ngắn gọn sản phẩm của nhóm. - Chuẩn bị nội dung chủ đề mới. - Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy học Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (Dự kiến thời lượng 5’) - Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu chung các nội dung cần tìm hiểu, khơi gợi hứng thú, tìm hiểu, khám phá kiến thức Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Trình bày các hình ảnh minh họa Giới thiệu các thành phần của chủ đề: -1. Biến là công cụ trong lập trình -2. Khai báo biến -3. Sử dụng biến trong chương trình -4. Hằng Trong toán học em đã biết biến số (gọi tắt là biến) là một đại lượng có thể nhận các giá trị khác nhau và thường được sử dụng trong các biểu diễn các hàm số, các biểu thức. Ví dụ: Bài toán tính chu vi và diện tích hình tròn với bán kính R = 3 ? Kết quả tính toán như sau: Chu vi hình tròn : 2. Pi. R = 2. 3,14 . 3 Diện tích hình tròn : Pi. R2 = 3,14. 3. 3 Bán kính hình tròn R có thể được xem là một biến trong bài toán trên -Trong lập trình, biến cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. -Ta có thể viết chương trình Pascal cho phép người sử dụng nhập từ bàn phím bán kính của hình tròn, sau đó tính toán chu vi và diện tích hình tròn, thông báo quả ra màn hình như sau: Các thành phần chính của chủ đề: -1. Biến là công cụ trong lập trình -2. Khai báo biến -3. Sử dụng biến trong chương trình -4. Hằng Hoạt động II: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 85’) 1. Nội dung 1 (Dự kiến thời lượng 15’) Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Biến là công cụ trong lập trình. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Nội dung 1. Biến là công cụ trong lập trình : Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp: -Hoạt động cơ bản của máy tính là xử lí dữ liệu. Trước khi được máy tính xử lí, dữ liệu cần được lưu trong bộ nhớ của máy tính. Ví dụ tính tổng hai số: Writeln (15+5); in ra màn hình kết quả số 20 Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình rất quan trọng. Đó là biến nhớ, hay gọi ngắn gọn là biến Ta có thể sử dụng hai biến X và Y để lưu giá trị của hai số 15 và 5. Khi đó lệnh: Writeln (x+y); -> kết quả là 20. Em hãy thảo luận và trình bày về biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal * Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày *Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động. *Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau) *Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động: GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) 1. Biến là công cụ trong lập trình: HS: Quan sát Tiến hành phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và để giải quyết nội dung trên HS: Hoạt động thảo luận nhóm thảo luận theo nhóm, thống nhất kết quả và viết vào bảng nhóm. HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình (trình bày đáp án tóm tắt) -Trong lập trình, biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. -Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến. HS: Lắng nghe. *Ghi nhớ kiến thức. 2. Nội dung 2 (Dự kiến thời lượng 25) - Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Khai báo biến. -Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Nội dung 2. Khai báo biến: Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp: Em hãy nhớ lại cấu trúc chương trình gồm mấy phần? Biến cần được khai báo ở đâu? Khai báo biến gồm những gì? Trình bày cú pháp khai báo biến? * Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày *Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động. *Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau) *Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động: GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) Luyện tập: Yêu cầu học sinh nguyên cứu, thảo luận hoàn thành phiếu bài tập 1 HS thảo luận nhóm, giải đáp câu hỏi bài tập. GV. Nhận xét ,đánh giá. 2. Khai báo biến: -Các biến dùng trong chương trình cần phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình. - Việc khai báo biến gồm: *Khai báo tên biến *Khai báo kiểu dữ liệu của biến. -Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình. -Cú pháp khai báo biến: Var : ; -Var: là từ khoá dùng để khai báo biến. -Danh sách tên biến: do người lập trình đặt theo qui tắc, viết cách nhau bởi dấu phẩy “,”. -Kiểu dữ liệu: Là kiểu dữ liệu của biến sẽ nhận trong chương trình (string, integer, char, real, boolean,). Ví dụ: Var a,b: integer; S, dien_tich:real; thong_bao:string; Học sinh lắng nghe hướng và tự giác hoàn thành các yêu cầu bài tập được giao. Các nhóm hoặc cá nhân báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. So sánh, đối chiếu, nhận xét kết quả của các nhóm, cá nhân khác. Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học. -Các biến hoten và lop là kiểu chuỗi; -Biến chieucao, cannang : kiểu số thực; Khai báo biến Var hoten, lop : string ; chieucao, cannang : real ; 3. Nội dung 3 (Dự kiến thời lượng 25’) - Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu sử dụng biến trong chương trình. . Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Nội dung: 3. Sử dụng biến trong chương trình: Sau khi khai báo, ta có thể sử dụng các biến trong các câu lệnh để tính toán hoặc xử lí chúng như với các giá trị dữ liệu (số, kí tự hay xâu,). Điều phải lưu ý là để có kết quả tính toán đúng mục tiêu của chương trình, cần phải gán các giá trị dữ liệu thích hợp cho các biến Thao tác có thể thực hiện với các biến là gì? *Câu lệnh gán giá trị trong các ngôn ngữ lập trình có dạng: Tên biến Ñ Biểu thức cần gán giá trị cho biến Trong đó dấu ← biểu thị phép gán Ví dụ: x Ñ -a/b (Biến x nhận giá trị -a/b) x Ñ y (Biến x được gán giá trị của biến y) i Ñ i + 1 (Biến i nhận giá trị bằng giá trị hiện thời của i cộng thêm 5 Em hãy trình bày phép gán cho biến trong pascal? Lệnh gán giá trị cho biến? * Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày *Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động. *Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau) Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Chốt nội dung kiến thức chính. *Luyện tập: Yêu cầu học sinh nguyên cứu, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 2 Bài tập: Hướng dẫn viết chương trình nhập vào chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là 2 số nguyên. Tính và in ra màn hình chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.(Cho d = 5, r = 3) Học sinh thảo luận nhóm, giải đáp câu hỏi bài tập củng cố. GV. Nhận xét ,đánh giá. 3. Sử dụng biến trong chương trình: Các thao tác có thể thực hiện với biến là: -Gán giá trị cho biến -Tính toán với giá trị của biến. Kiểu dữ liệu của giá trị được gán cho biến phải trùng với kiểu của biến. Kí hiệu phép gán trong Pascal là dấu := := ; -Trong Pascal, lệnh để gán giá trị cho biến khi nhập từ bàn phím: Readln( ); Read( ); HS: Lắng nghe. *Ghi nhớ kiến thức: Ví dụ: Gán giá trị cho biến x: X := 12; X := y; X := (a+b)/2; X := x+1; Readln(x); Read(x); Đáp án dự kiến phiếu số 2 4. Nội dung 4 (Dự kiến thời lượng 20’) - Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu về hằng. . Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Nội dung: 4. Hằng: Trình bày cá ... biet phu cap : '); Read(pc); tl:=((bl/30)*nc*hs+pc); Writeln('+Tien luong thang : ',thang:2,', cua Ong/Ba : ' ,ten, ' la = ' ,tl:8:2); readln; Readln End. ////////////////////THEN END/////////////////////// PHIẾU HỌC TẬP 1 Lớp:., NHÓM .., Thành viên: Đánh dấu ۷ vào lựa chọn đúng hoặc sai: Khai báo Đúng Sai Var end : String; X Var a,b : Integer ; C : Real ; X Var 5ch : String ; X Var x : Char X Var m,n : Integer ; X Var chieu dai : Real; X Var bankinh, S : Real ; P , S : Integer ; X Bài tập: Hãy cho biết kiểu dữ liệu của các biến cần khai báo dùng để viết chương trình sau đây: Viết chương trình nhập vào họ tên, lớp, chiều cao, cân nặng của học sinh và in ra màn hình. Biến hoten, lop kiểu string; Chieucao, cannang kiểu real; PHIẾU HỌC TẬP 2 Bài tập: Cho biết ý nghĩa các câu lệnh sau: Lệnh trong Pascal Ý nghĩa X:= 12; Gán giá trị 12 cho biến X X:=Y; Gán giá trị của biến Y cho biến X X:=(a+b)/2; Gán giá trị (a+b) /2 cho biến X X:=X+1; Gán giá trị X+1 cho biến X Các phép gán sau có hợp lệ không? Giả xử biến A được khai báo kiểu dữ liệu số thực, biến X là kiểu dữ liệu xâu. Phép gán Hợp lệ Không hợp lệ 1. A:=30; X 2. X:=1234; X 3. A:=’25’; X 4. X:=‘lop 8H’; X 5. A:=‘Pascal’; X PHIẾU HỌC TẬP 3 Em hãy nêu cú pháp khai báo biến trong chương trình? Ví dụ? Cú pháp khai báo biến trong pascal: Var :; trong đó danh sách biến gồm tên các biến được cách nhau bởi dấu phẩy Ví dụ: Var x, y: integer; Hoten: string; Em hãy nêu cú pháp khai báo hằng trong chương trình? Ví dụ? Cú pháp khai báo hằng trong pascal: Const = ; Ví dụ: Const pi = 3.14; PHIẾU HỌC TẬP 4 Với khai báo : Const pi = 3.14; Bankinh = 2; Var Chuvi: Real; Các phép gán sau đúng hay sai ? Lệnh Đúng Sai 1) Chuvi:=2*pi*bankinh; x 2) Pi:=3.1416; x 3) bankinh:=bankinh+2; x Bài tập: Hãy chỉ ra lỗi nếu có trong chương trình sau: Var x,y,z :=integer; Const a:= 5; Begin x=45; y:=30 z:=(x+y)/5; Writeln(z); Readln End (1) Sai, thừa dấu bằng (2) Sai, dư dấu : (3)Đ (4) Sai, thiếu dấu x:=45 (5) Sai, thiếu dấu ; (6) Sai, phép chia cho kết quả kiểu số thực (7) Đ (8) Đ (9) Sai, thiếu dấu chấm kết thúc. Bài tập : Đánh dấu ۷ vào lựa chọn đúng hoặc sai : Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số thực, X là biến với kiểu dữ liệu xâu, R là hằng được khai báo R=3. Các phép gán sau đây có hợp lệ không ? Phép gán Hợp lệ Không hợp lệ A:= 5; x X:= 1212; x X:= ‘3383'; x R:=4; x A:= ‘Nguyen Du'. x PHIẾU HỌC TẬP 5 Chương trình tính tiền Ý nghĩa câu lệnh: Program Tinh_tien; Uses crt; Var Soluong: integer; dongia, thanhtien: real; thongbao:string; Const phi=10000; Begin clrscr; thongbao:= 'Tong so tien phai thanh toan : ‘; {Nhap don gia va so luong hang} write('Don gia = '); readln(dongia); write('So luong = '); readln(soluong); thanhtien:= soluong * dongia + phi; (*In ra so tien phai tra*) Writeln(Thongbao, thanhtien:10:2); readln End. PHIẾU HỌC TẬP 6 Viết chương trình nhập các số nguyên x và y, in giá trị của x và y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y. Cách 1. Sử dụng 3 biến x, y, z Program hoan_doi; Uses Crt; Var X, Y , Z : Integer; Begin Writeln( ‘ chuong trinh hoan doi gia tri’ ); Write( ‘Nhap x’ ); Readln(x); Write( ‘Nhap y’ ); Readln(y); Writeln( ‘x = ’ , x , ’y =’ , y); Z:= X; X:= Y; Y:= Z; Writeln( ‘x = ’ , x , ’y =’ , y); Readln End. Cách 2. Sử dụng 2 biến x, y Program hoan_doi; Uses Crt; Var x, y : Integer; Begin Writeln( ‘ chuong trinh hoan doi gia tri’ ); Write( ‘Nhap x’ ); Readln(x); Write( ‘Nhap y’ ); Readln(y); Writeln( ‘x = ’ , x , ‘y =’ , y); x:=x+y; y:=x-y; x:=x-y; Writeln( ‘x = ’ , x , ’y =’ , y); Readln End. PHIẾU HỌC TẬP 7 Chọn đáp án đúng Câu hỏi: Đáp án: Câu 1. Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là: a. Var = : ; c. : ; d. Var ; B Câu 2. Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách nhau bởi: a. Dấu chấm phẩy (;) b. Dấu chấm (.) c. Dấu phẩy (,) d. Dấu hai chấm (:) C Câu 3. Trong Pascal, cú pháp để nhập dữ liệu từ bàn phím là: a. write(); hay writeln(); b. read(); hay writeln(); c. write(); hay readln(); d. read(); hay readln(); D 4. Nếu biến X được khai báo bởi cú pháp Var X:integer; khi chạy chương trình giả sử ta nhập giá trị cho X là 35280 và enter, thì chương trình sẽ: a. Thông báo lỗi b. Thực hiện câu lệnh tiếp theo c. Dừng lại, đợi nhập dữ liệu d. Mời bạn nhập giá trị cho biến x A 5. Trong Pascal, nội dung chú thích đặt trong cặp dấu: a. [ và ] hoặc (* và *) b. { và } hoặc [ và ] c. { và } hoặc [* và *] d. { và } hoặc (* và *) D 6. Các chú thích được dùng để: a. Thông báo lỗi của chương trình b. Bỏ qua 1 câu lệnh nào đó c. Làm cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu d. Làm cho chương trình đẹp hơn C 7. Khai báo hằng nào trong các khai báo sau là đúng? a. Const dt= real; b. Const phi= 1000; c. Var diem= 10; d. Cont truong= ‘TQB’; B 8. Cú pháp “lệnh gán” để gán giá trị trong Pascal là gì? a. x:= 100; b. := tên biến; c. := ; d. := ; D 9. Khai báo biến nào trong các khai báo sau là đúng? a. Var dt: real; b. Var tb= real; c. Var diem: interger; d. Var R= 512; A 10. Lệnh nhập giá trị cho biến X trong Pascal là gì? a. Write(X); b. Writeln(‘X= ‘,X); c. Nhap(X); d. Readln(X); D 11. Cú pháp khai báo hằng trong Pascal là gì? a. Var = b. Const = ; c. Const : ; d. Const pi= 3.14; B 12.Lệnh nhập giá trị cho biến X trong Pascal là gì? a. Write(X); b. Writeln(‘X= ‘,X); c. Nhap(X); d. Readln(X); D 13. Bạn Lan cần tính chu vi P và diện tích S của hình tròn có bàn kính R là số nguyên cho trước thì bạn cần khai báo biến thế nào? ( R kiếu số nguyên) A./ Var R, P,S: Integer; B./ Var Var R:integer; P,S: Char; C. Var R:integer; P,S: real; D. Var R, P,S: String; C 14. Hai biến thuộc kiểu dữ liệu integer có x:=5; y:=7 Biến z cần khai báo kiểu nào để z:=x / y; A./ Kiểu Integer B./ kiểu Char C./ Kiểu String D./ Kiểu Real; D 15. Để khai báo biến X nhập chiều cao (đv: Met), bạn Nam khai báo như thế nào? A. Var X:integer B. Var X: real; C. Var X: string; D. Const X=10; B PHIẾU HỌC TẬP 8 Chọn Đúng hoặc Sai cho những câu sau: Câu hỏi Kết quả 1.Biến và hằng dùng chung 1 từ khóa Var SAI 2. Giá trị của hằng là không đổi, còn giá trị của biến là có thể thay đổi Đ 3. Const R: 2019; SAI 4. S:=a+b SAI 5. Hai biến khác kiểu dữ liệu được phép gán cho nhau SAI PHIẾU HỌC TẬP 9 Nối Cột A và Cột B để có kết quả đúng A B Đáp án: a) Hằng 1) do người lập trình đặt tuân thủ quy tắc của ngôn ngữ lập trình a)-4 b)Từ khóa 2) là những đại lượng do con người đặt tên và có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình b)-3 c)Biến 3) những tên gọi có ý nghĩa được xác định từ trước và không thể sử dụng cho mục đích khác. c)-2 d) Tên 4) là những đại lượng do con người đặt tên và có giá trị không thể thay đổi khi thực hiện chương trình d)-1 PHIẾU HỌC TẬP 10 Nối Cột A và Cột B để có kết quả đúng A B Đáp án: a) Delay(.....); 1) tạm dừng chương trình đến khi nhấn phím bất kì a)-2 b) Read(...); 2) tạm dừng chương trình trong khoảng thời gian nhất định b)-4 c) Readln; 3) thông báo kết quả ra màn hình c)-1 d) Writeln 4) Nhập dữ liệu cho biến d)-3 PHIẾU HỌC TẬP 11 Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số thực, X là biến với kiểu dữ liệu xâu. Các phép gán sau đây có hợp lệ không? Phép gán Hợp lệ Không hợp lệ A:=4; x X:=3242; x X:=‘3242’; x A:=‘Ha Noi’; x PHIẾU HỌC TẬP 12 Hãy cho biết kiểu dữ liệu của các biến cần khai báo dưới đây: Câu lệnh khai báo biến: a. Tính diện tích S của hình tròn có bán kính R. (R là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím). b. c:= a mod b; d:= a div b; (với a, b là 2 số nguyên) c. t:=a/b; (với a, b là 2 số nguyên) d. X:= ‘Ha Noi’; a. Var R: integer; S: real; b. Var a, b, c, d: integer; c. Var a, b: integer; t: real; d. Var X: string; PHIẾU HỌC TẬP 13 Câu hỏi: Đáp án: Viết chương trình nhập vào ba số nguyên a, b và c từ bàn phím. Tính và in ra màn hình: a. X= a + b + c. b. Y= (a + b)2 / c. Program Tinhgt_XY; Var a, b, c, X: integer; Y : real; Begin writeln('a= '); read(a); writeln('b= '); read(b); writeln('c= '); read(c); X:= a + b + c; Y:= (a + b)* (a + b) / c; Writeln('X = ',X); Writeln('Y = ',Y:10:2); Readln End. PHIẾU HỌC TẬP 14 Câu hỏi: Đáp án: Viết chương trình nhập từ bàn phím số nguyên dương n. Tính tổng n số tự nhiên đầu tiên theo công thức S=n(n+1)2 và in kết quả ra màn hình Program TongNsotunhiendautien; Uses crt; Var n: integer; S: real; Begin Clrscr; write(‘Ban hay nhap so tu nhien N ‘); readln(N); S:= N*(N+1) /2; Writeln(‘Tong cua N so tu nhien dau tien la = ‘, S: 10: 1); Readln End. PHIẾU HỌC TẬP 15 Câu hỏi: Đáp án: Viết chương trình tính diện tích của hình chữ nhật với độ dài các cạnh được nhập từ bàn phím. Program hinh_chu_nhat; Uses crt; Var a, b, S : integer; Begin Clrscr; Write(‘Nhap chieu dai a = ‘); readln(a); Write(‘Nhap chieu rong b = ‘); readln(b); S := a*b; Writeln(‘Dien tich hinh chu nhat la: ’ , s:10:2); Readln; End. PHIẾU HỌC TẬP 16 Câu hỏi: Đáp án: Viết chương trình tính tổng của 2 số nguyên bất kỳ, với a và b là 2 số nguyên được nhập vào từ bàn phím Program Tinh_Tong; Uses crt; Var S,a, b: integer; Begin Writeln(‘Nhap a= ‘); Readln(a); Writeln(‘Nhap b= ‘); Readln(b); S:=a+b; Writeln(‘Tong la’, S); Readln; End. PHIẾU HỌC TẬP 17 Câu hỏi: Đáp án: Viết chương trình in ra kết quả của phép toán 16 mod 3 và 16 div 3 Program VD; Uses crt; Begin Writeln(‘16 mod 3 =‘,16 mod 3); Writeln(’16 div 3 =‘,16 div 3); Readln; End. PHIẾU HỌC TẬP 18 Câu hỏi: Đáp án: Viết chương trình tính diện tích hình tròn. Program DTHTron; Uses crt; Var r, s: real; Const pi = 3.14; Begin Writeln(‘Nhap ban kinh hinh tron r: ’); readln(r); S:= r*r*pi; Writeln(‘Dien tich hinh tron la ‘, s:8:2 ); End. PHIẾU HỌC TẬP 19 Câu hỏi: Đáp án: Viết chương trình tính tiền lương công nhân viên. Program tinh_luong; Uses crt; Var Ten:String; nc,thang: Integer; bl,pc,tl,hs:Real; Begin Clrscr; Writeln('CHUONG TRINH TINH LUONG'); Writeln('-----------------------'); Writeln('-Cho biet thang : '); Readln(thang); Writeln('-Cho biet ho ten : '); Read(Ten); Writeln('-Cho biet bac luong co ban: '); Read(bl); Writeln('-Cho biet ngay cong : '); Read(nc); Writeln('-Cho biet he so : '); Read(hs); Writeln('-Cho biet phu cap : '); Read(pc); tl:=((bl/30)*nc*hs+pc); Writeln('+Tien luong thang : ',thang:2,', cua Ong/Ba : ' ,ten, ' la = ' ,tl:8:2); readln; Readln End.
Tài liệu đính kèm: