Bài dự thi tìm hiểu 125 năm lịch sử tinh hoa Hòa Bình

Bài dự thi tìm hiểu 125 năm lịch sử tinh hoa Hòa Bình

Câu 1. Bạn hiểu về “Nền văn hoá Hoà Bình” như thế nào? “Mo Mường”, “ẳm ệt” là sử thi của dân tộc nào ở tỉnh Hoà Bình?

Tháng giêng năm 1932, tại Hội nghị Tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội, những luận điểm khoa học của M. Colani đề xuất đã được các nhà khảo cổ học thế giới tham dự Hội nghị thảo luận và thông qua nghị quyết, công nhận thuật ngữ “Văn hoá Hoà Bình” là thuật ngữ để chỉ một nền văn hoá cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên địa phận nước Việt tiền sử, cách đây vài ba vạn năm.

Từ năm 1963 đến nay, với sự ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam, công tác nghiên cứu văn hoá Hoà Bình đã bước vào giai đoạn mới. Cùng với việc kiểm tra, khảo sát lại các di tích, di vật mà người Pháp đã khai quật và để lại, tính đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành tìm kiếm, phát hiện trên 130 địa điểm văn hoá Hoà Bình, trong đó, riêng địa phận tỉnh Hoà Bình đã có trên 70 địa điểm được khảo sát và tiến hành nghiên cứu. Văn hoá Hoà Bình không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn xuất hiện và tồn tại ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á; kéo dài từ phía Nam Trung Quốc đến đảo Sumatra của Indonexia theo chiều dọc, từ Thái Lan qua Đông Dương sang tận Philippin theo chiều ngang và tồn tại trong khoảng thời gian dài từ cuối kỳ Pleistocene đến giữ kỳ Holocene, cách ngày nay khoảng 30.000 – 40.000 năm.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi tìm hiểu 125 năm lịch sử tinh hoa Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Bạn hiểu về “Nền văn hoá Hoà Bình” như thế nào? “Mo Mường”, “ẳm ệt” là sử thi của dân tộc nào ở tỉnh Hoà Bình?
Tháng giêng năm 1932, tại Hội nghị Tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội, những luận điểm khoa học của M. Colani đề xuất đã được các nhà khảo cổ học thế giới tham dự Hội nghị thảo luận và thông qua nghị quyết, công nhận thuật ngữ “Văn hoá Hoà Bình” là thuật ngữ để chỉ một nền văn hoá cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên địa phận nước Việt tiền sử, cách đây vài ba vạn năm.
Từ năm 1963 đến nay, với sự ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam, công tác nghiên cứu văn hoá Hoà Bình đã bước vào giai đoạn mới. Cùng với việc kiểm tra, khảo sát lại các di tích, di vật mà người Pháp đã khai quật và để lại, tính đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành tìm kiếm, phát hiện trên 130 địa điểm văn hoá Hoà Bình, trong đó, riêng địa phận tỉnh Hoà Bình đã có trên 70 địa điểm được khảo sát và tiến hành nghiên cứu. Văn hoá Hoà Bình không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn xuất hiện và tồn tại ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á; kéo dài từ phía Nam Trung Quốc đến đảo Sumatra của Indonexia theo chiều dọc, từ Thái Lan qua Đông Dương sang tận Philippin theo chiều ngang và tồn tại trong khoảng thời gian dài từ cuối kỳ Pleistocene đến giữ kỳ Holocene, cách ngày nay khoảng 30.000 – 40.000 năm.
Tại Việt Nam, các di tích văn hoá Hoà Bình phân bố không đều, tập trung nhiều nhất tại hai tỉnh: Hoà Bình (72 điểm) và Thanh Hoá (32 điểm). Số còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị. Các di tích chủ yếu tập trung ở các vùng núi đá vôi tại các thung lũng hoặc các hang động, mái đá.
Ngày nay, trên cơ sở những cứ liệu khoa học mới được phát hiện, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học hiện đại, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tạm thống nhất đưa ra một phác đồ về khung niên đại của nền văn hoá Hoà Bình tại Việt Nam nhe sau:
– Niên đại mở đầu của nền văn hoá Hoà Bình là khoảng từ 16.470 ± 80 năm (di chỉ Làng Vành – Lạc Sơn) đến 18.420 ± 50 năm cách ngày nay (di chỉ hang Xóm Trại – Lạc Sơn).
- Niên đại kết thúc của nền văn hoá Hoà Bình là 7.500 năm cách ngày nay (lấy niên đại C14 ở di chỉ Hang Đắng làm tiêu điểm)
Tóm lại, sự hiện diệncủa nền văn hoá Hoà Bình không chỉ là một minh chứng khảng định Việt Nam là một địa điểm nằm trong khu vực được xác định là chiếc nôi của loài người, mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, các nhà khoa học, các nhà nhân chủng học trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hoá sinh học từ người vượn tiền sử Homoeretus tiến lên người hiện đại Homosapiens, về phương thức kiếm sống và canh tác với nền kinh tế trồng trọt phát triển hơn kinh tế chăn nuôi; về tổ chức xã hội, khi con người ở đây đã tiến từ giai đoạn “ bầy người” tới tổ chức bộ lạc nguyên thuỷ.
“Mo Mường” trước hết là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Mường để đoàn kết người sống trước sự ra đi của một thành viên trong cộng đồng. Đây là dịp những người sống, với sự có mặt của tất cả mọi thế hệ, cũng tập hợp nhau lại để chia tay vĩnh viễn người chết. Sự tập hợp của cộng đồng trong giờ phút thiêng liêng này như một sợi dây tình cảm gắn bó chặt chẽ họ với nhau. Bằng những đêm mo, người ta nhắc nhở lại lịch sử nguồn gốc của người Mường, truyền dạy cho nhau những kinh nghiệm, những tri thức của cuộc sống, những phong tục tập quán. Họ truyền dạy bằng thực tế những công việc khi có người chết, cách tổ chức đám tang, cách ăn mặc trang phục, cách làm lễ vật dâng cũng cho hồn và những thái độ ứng xử tinh thần, sắp xếp thứ bậc trong lúc có đám Từ đó, người đã được biết rồi thì khẳng định, ghi nhớ thêm điều mình đã biết; kẻ chưa biết thì qua đó mà biết, nghe đó mà nhớ. Cứ như vậy, năm này qua năm khác, thế hệ này đến thế hệ kia, những tri thức, kinh nghiệm, phong tục của dân tộc được lưu truyền, khẳng định và ghi nhớ vào tâm trí mỗi người.
Thần thoại của ngýời Thái chứa đựng trong pho sử thi “Ẳm Ệt” ở Mai Châu. Trong đó, Ẳm Ệt Luông kể về chuyện sinh ra những cái lớn: vũ trụ, trời đất, còn Ẳm Ệt Nọi kể về việc sinh ra cái nhỏ: lúa.
Thần thoại về vũ trụ của ngýời Thái bắt đầu từ hỗn mang tăm tối, rồi Tạo Ính và nàng On có trýớc trời và đất ăn nằm với nhau đẻ ra mây gió. Tạo Ính chõi với nàng gió sinh ra mảnh đất bằng lá đa, mảnh trời bằng vẩy ốc. Mọi vật lần lượt được sinh ra, được hình thành trải qua những cuộc sinh nở thần kỳ... Nạn hồng thuỷ xảy ra do sự giận dữ của Then làm cho mọi vật bị tiêu huỷ. Chỉ có Tạo Cặp, nàng Kè kịp chạy vào hang đá mà thoát chết và cũng sau bao gian nan, vất vả và thử thách đôi trai, gái ấy mới trở về được Mường Trần mà tạo nên sự sống cho muôn loài trên mặt đất. Cuộc sống ở trần gian bắt đầu với bao nhiêu cuộc đấu tranh vật lộn để xây dựng xã hội các mường, các dân tộc như bây giờ. Lời kể của mo trong cộng đồng say sưa, có đầu có cuối để người ta nhờ rồi lại truyền lại cho đời sau
Câu 2. Bạn hãy nêu những sự kiện tiêu biểu trong lịch sử 125 năm và những thay đổi về địa giới hành chính của tỉnh Hoà Bình?
Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm (thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ). Tháng 4 năm 1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do Công sứ Pháp cai trị. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yên Châu (tháng 7 năm 1888 cắt 3 châu này để nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau này thuộc Sơn La), cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10 năm 1888 cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).
Ngày 18 tháng 3 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Phương Lâm thành tỉnh Hòa Bình với 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu (châu Mai) và Đà Bắc.
Ngày 24 tháng 10 năm 1908, châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam, và đến ngày 1 tháng 12 năm 1924, một số xã của Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình.
Năm 1939, hợp nhất châu Mai (tức Mai Châu) và châu Đà Bắc thành châu Mai Đà.
Trong kháng chiến chống Pháp, Hòa Bình có 4 huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà, riêng huyện Lạc Thủy vẫn thuộc tỉnh Hà Nam, sau này mới trả về Hòa Bình. Ba huyện của Hòa Bình (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn) thuộc Liên khu 3, trong khi huyện Mai Đà lại thuộc Liên khu Việt Bắc từ tháng 11 năm 1949 cho đến ngày 9 tháng 8 năm 1950 mới trả về Liên khu 3.
Ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà.
Ngày 15/10/1957 huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc.
Ngày 17/4/1959 huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi.
Ngày 17/8/1964 huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm 1 thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.
Tháng 12 năm 2001 huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong.
Từ 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung, đều nằm ở phía Bắc của huyện Lương Sơn, được tách ra và sát nhập vào Thành phố Hà Nội.
Câu 3. Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được thành lập vào thời điểm nào? ở đâu? Tỉnh Hoà Bình có bao nhiêu di tích lịch sử cách mạng được xếp hạng cấp quốc gia?

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI DU THI TIM HIEU 125 NAM LICH SU TINH HOA BINH.doc