6 Đề kiểm tra 1 tiết chương I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

6 Đề kiểm tra 1 tiết chương I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Câu 9. Hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất có công thức hóa học là SO3 là

 A. IV B. II C. VI D. V

Câu 10. Số .là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

 A. Electron B. Notron

 C. Notron và electron D. Proton

Câu 11. Dãy biểu diễn chất là:

 A. Cơ thể người, nước, xoong nồi. B. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox.

 C. Thủy tinh, nước, inox, nhựa. D. Thủy tinh, inox, xoong nồi.

Câu 12. Phân tử khối của axit nitric biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O là

 A. 32 B. 62 C. 63 D. 31

doc 15 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "6 Đề kiểm tra 1 tiết chương I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Hóa học lớp 8
Đề số 1
TRƯỜNG THCS
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I 
Môn Hóa học Lớp 8
Năm học: 2019 - 2020
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm) Hãy chọn những từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống :
1.  dùng để biểu diễn chất gồm 1 kí hiệu hoá học ( đơn chất) hay hai, ba ,kí hiệu hoá học ( hợp chất) và  ở chân mỗi kí hiệu.
2. Nguyên tử có cấu tạo từ ba loại hạt cơ bản là : , electron, 
Câu 2 (1,5 điểm) Hãy chọn mỗi khái niệm ở cột (I) sao cho phù hợp với một câu tương ứng ở cột (II)
Cột (I)
Cột (II)
1. Hợp chất 
2. Nguyên tử
3. Nguyên tố hoá học
4. Nguyên tử khối là
5. Phân tử khối là 
6. Đơn chất là 
a. Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân
b. Tập hợp nhiều chất trộn lẫn
c. Hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
d. những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
e) khối lượng của phân tử tích bằng đvC
f) những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
g) khối lượng của nguyên tử được tính bằng đvC
Đáp án : 1 ; 2 . ; 3 	; 4  ; 5  ; 6 
Câu 3 (0.5 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D ứng với một kết luận đúng 
 Phân tử khối của hợp chất N2O5 là :
A. 30 đvC	B. 44 đvC	C. 108 đvC	D. 94 đvC
II/ TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM)	
Câu 4 ( 3 điểm) Lập công thức hoá học theo các bước và tính phân tử khối của các hợp chất.
a) Hợp chất gồm sắt ( Fe) có hoá trị III và nhóm Sunfat (SO4) có hoá trị II
b) Hợp chất gồm lưu huỳnh ( S) có hoá trị VI và nguyên tố oxi ( O) có hoá trị II
Câu 5 (3 điểm)	Một hợp chất gồm có nguyên tố R và nguyên tố Oxi có công thức hoá học dạng R2O3
a) Tính hoá trị của nguyên tố R
b) Biết rằng phân tử R2O3 nặng hợn nguyên tử Canxi 4 lần. Tìm tên nguyên tố R, kí hiệu ?
( Cho biết nguyên tử khối : S =32, H = 1, Fe = 56, O = 16, Ca = 40, N =14)
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 ĐIỂM)
Câu 1: Điền mỗi từ đúng 0,5 đ : 	4 x 0,5 = 2 điểm
Lần lượt : 	1) Công thức hoá học , chỉ số
2) Proton , nơtron 
Câu 2 : Mỗi ý chọn đúng được 0,25 đ 	6 x 0,25 = 1,5 điểm
1- d	; 2- c ; 3 a ; 4 – g ; 5 – e ; 6 - f
Câu 3 : Chọn đúng được 0,5 điểm - C 
II/ TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM)	
Câu 4: 
a) Đặt công thức tổng quát : 	0,25đ
Biểu thức của quy tắc hoá trị : x . III = y . II	0,25đ
Lập tỉ lệ : 	Chọn : x = 2 ; y = 3	0,25đ
Công thức hoá học : Fe2(SO4)3	0,25đ
Phân tử khối của Fe2(SO4)3 : 2 . 56 + 3 ( 32 + 64) = 400 đvC	 0,5đ
b) Đặt công thức tổng quát : 	0,25đ
Biểu thức của quy tắc hoá trị : x . VI = y . II	0,25đ
Lập tỉ lệ : Chọn : x = 1 ; y = 3	0,25đ
Công thức hoá học : SO3	0,25đ
Phân tử khối của SO3 : 32 + 3 . 16 = 80 đvC	0,5đ
Câu 5 :
Hoá trị của nguyên tố R : 	1 đ
Theo quy tắc hoá trị : 2 . a = 3 . II =>	0,5đ
b) Phân tử khối của R2O3 là : 40 . 4 = 160 đvC	0,5đ
Nguyên tử khối của R là : 
 	0,5đ
Vậy R là Sắt : KHHH là Fe	0,5đ
Đề số 2
TRƯỜNG THCS
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I 
Môn Hóa học Lớp 8
Năm học: 2019 - 2020
(Học sinh trả lời bằng cách điền vào bảng sau.)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12




























PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
	A. Fe	B. Cu	C. K	D. Na
Câu 2. Một nguyên tử có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17, số electron và số nơtron lần lượt là:
	A. 18 và 17.	B. 17 và 18.	C. 16 và 19.	D. 19 và 16.
Câu 3. Kí hiệu hóa học của kim loại kẽm là
	A. Al.	B. Zn.	C. Ca.	D. Cu.
Câu 4. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết? 
	A. Nước cất.	B. Nước suối.	C. Nước mưa.	D. Nước khoáng.
Câu 5. Đơn chất cacbon là một chất rắn màu đen, các đơn chất hiđrô và ôxi là những khí không màu. Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, ôxi, hiđrô. Như vậy rượu nguyên chất phải là
	A. Một hỗn hợp	B. Một phân tử	C. Một dung dịch	D. Một hợp chất
Câu 6. Cho biết 1đvC = 1,6605.10-24g. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử natri?
	A. 38,20.10-23g	B. 3,82.10-23g	C. 1,83.10-23g	D. 18,27.10-24g
Câu 7. Để chỉ hai phân tử hiđro ta viết: 
	A. 2H2	B. 2H2SO4	C. 2H	D. 2HCl
Câu 8. Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al :
	A. II	B. I	C. IV	D. III
Câu 9. Hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất có công thức hóa học là SO3 là
	A. IV	B. II	C. VI	D. V
Câu 10. Số..là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
	A. Electron	B. Notron
	C. Notron và electron	D. Proton
Câu 11. Dãy biểu diễn chất là:
	A. Cơ thể người, nước, xoong nồi.	B. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox.
	C. Thủy tinh, nước, inox, nhựa.	D. Thủy tinh, inox, xoong nồi.
Câu 12. Phân tử khối của axit nitric biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O là
	A. 32	B. 62	C. 63	D. 31
PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 13. (2 điểm)
a/ Các cách viết sau chỉ ý gì: 5Cu, 3 Cl2
b/ Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Hai phân tử nước, sáu nguyên tử nhôm.
c/ Thế nào là đơn chất, hợp chất mỗi loại lấy 1 ví dụ minh họa?
Câu 14. (2 điểm)
Có 1 hỗn hợp rắn gồm: Bột nhôm, muối ăn, bột sắt. Hãy nêu phương pháp tách hỗn hợp trên và thu mỗi chất ở trạng thái riêng biệt (dụng cụ hóa chất coi như đầy đủ).
Câu 15. ( 2 điểm) Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất gồm
a) K (I) và O(II)
b) Ca(II) và nhóm PO4 (III)
Câu 16. (1 điểm) Một hợp chất có công thức hóa học là RO2 nặng bằng 32 lần phân tử hidro. Hãy tìm R, cho biết tên và kí hiệu hóa học của R?
Đề số 3
TRƯỜNG THCS
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I 
Môn Hóa học Lớp 8
Năm học: 2019 - 2020
Câu 1:
a) Lập công thức hóa học của các hợp chất hai nguyên tố sau: Ca và O, Al và Cl.
b) Tính khối lượng mol của các chất sau: H2O, Al2O3, Mg3(PO4)2, Ca(OH)2.
Câu 2: Xác định số prôton trong hạt nhân nguyên tử, số electron ở lớp vỏ nguyên tử, số lớp electron và số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho.
Câu 3: Một kim loại M tạo muối sunfat có dang M2(SO4)3. Hãy xác định công thức muói nitrat của kim loại M.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:
Gọi công thức tổng quát của Ca và O có dạng CaxOy
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
II x x = II x y => x/y= 2/2= 1/1 => x = y = 1
Vậy công thức hóa học là CaO.
Tương tự câu a) => Công thức hóa học là: AlCl3
Câu 2:
Số proton là : 15
Số electron là: 15
Số lớp electron là: 3
Số electron lớp ngoài cùng là: 5
Câu 3: Từ công thức M2(SO4)3 => M có hóa trị III.
Mà gốc NO3̄ có hóa trị I => công thức muối nitrat của kim loại M là M(NO3)2.
Đề số 4
TRƯỜNG THCS
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I 
Môn Hóa học Lớp 8
Năm học: 2019 - 2020

Câu 1: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố hóa học là 40; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số nơtron trong nguyên tử trên.
Câu 2: Tính hóa trị của nguyên tố Mn, S, Fe, Cu, N trong mỗi công thức hóa học sau: CuCl, Fe2(SO4)3, Cu(NO3)2, NO2, FeCl2, N2O3, MnSO4, SO3, H2S. (Chỉ tính từng bước cho một công thức, còn các công thức sau chỉ ghi kết quả).
Câu 3: Nêu ý nghĩa của các công thức hóa học sau:
a) Fe2(SO4)3 b) O3 c) CuSO4
Câu 4: Lập công thức hóa học, tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi (công thức đầu gji đủ các bước, các công thức sau chỉ ghi kết quả):
a) Nguyên tố sắt(III) với nguyên tố Cl (I); nhóm SO4 (II); nhóm NO3 (I); nhóm PO4 (III); nhóm OH (I).
b) Nguyên tố S (II) với nguyên tố H; nguyên tố S (IV) với nguyên tố O; nguyên tố S (VI) với nguyên tố O.
c) Biết:
- Hợp chất giữa nguyên tố X với nhóm SO4 là X2(SO4)3.
- Hợp chất giữa nguyên tố Y với nguyên tố H là H3Y.
Hãy xác định công thức hóa học giữa X và Y (không tính phân tử khối).
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Gọi p, n, e lần lượt là số proton, nơtron và electron.
Theo đề bài, ta có: p + n + e = 40 (1)
Vì p = e nên (1) => 2p + n = 40 (*)
Mà: 2p – n = 12 (**)
Từ (*) và (**) => n = 14
Câu 2: Hóa trị của mỗi nguyên tố trong mỗi công thức là: CuCl (Cu hóa trị I); Fe2(SO4)3 (Fe hóa trị III); Cu(NO3)2 (Cu hóa trị II); NO2 (N hóa ttrị IV); FeCl2 (Fe hóa trị II); N2O3 (N hóa trị III); MnSO4 (Mn hóa trị II); SO3 (S hóa trị VI); H2S (S hóa trị II).
Câu 3:
Công thức Fe2(SO4)3 cho biết:
Hợp chất trên gồm 3 nguyên tố: Fe, S và O tạo nên.
Có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử S và 12 nguyên tử O trong phân tử.
Phân tử khối bằng: 56.2 + 3.32 + 16.12 = 400 (đvC).
Công thức O3 cho biết:
Khí ozon do nguyên tố oxi tạo nên
Có 3 nguyên tử oxi trong một phân tử
Phân tử khối bằng: 16.3 = 48 (đvC)
Học sinh tự làm.
Câu 4:
– Fe(III) và Cl(I).
Công thức chung có dạng:
Theo quy tắc hóa trị, ta có: III.x = I.y => x/y= I/III
Công thưucs hóa học là: FeCl3
– Fe2(SO4)3, Fe(NO3)3, FePO4, Fe(OH)3.
H2S, SO2, SO3.
Trong X2(SO4)3, nguyên tử X có hóa trị III. Trong H3Y, nguyên tử Y có hóa trị III.
Vậy công thức hóa học giữa X và Y là XY.
Đề số 5
TRƯỜNG THCS
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I 
Môn Hóa học Lớp 8
Năm học: 2019 - 2020

Câu 1: Biết số proton trong hạt nhân của oxi là 8, kali là 19, clo là 17, silic là 14, canxi 20, nhôm là 13, lưu huỳnh là 16. Phân tử nào sau đây có số electron nhiều nhất?
A. SiO2
B. Al2O3
C. CaCl2
D. KCl
Câu 2: Biết 1đvC = 1,66.10-24 gam. Nguyên tử (Z) nặng 5,312.10-23 gam. Xác định tên và kí hiệu của nguyên tố (Z).
Câu 3: Hãy biểu diễn các ý sau:
a) Bốn nguyên tử nhôm
b) Mười phân tử clo
c) Bảy nguyên tử oxi
d) Chín phân tử muối ăn (NaCl)
Câu 4: Tính hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong các công thức hóa học sau: AlCl3, CuSO4, N2O5, NO2, Fe(OH)3, SO2, Fe(NO3)2.
Câu 5: Một hợp chất (X) có tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố là: mMg : mC : mO = 2 : 1 : 4, biết MX = 84 đvC. Xác định hóa trị của Mg trong hợp chất (X) vừa lập.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: chọn C
Số electron của CaCl2 là: 20 + 17 x 2 = 54 electron.
Câu 2: NTK(Z) = 5,312.10-23/1,66.10-24 = 32 (đvC): lưu huỳnh (S).
Câu 3: a) 4Al b) 10Cl2 c) 7O d) 9NaCl
Câu 4: Gọi hóa trị của Al trong AlCl3 là x
Ta có: x.1 = I.3 => x = 3.
Tương tự hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong hợp chất lần lượt là: Cu(II), N(V), N(IV), Fe(III), S(IV), Fe(II).
Câu 5: Lập tỉ lệ: x : y : z = 2/24:1/12:4/16= 1/3 ∶ 1/3 ∶1 = 1: 1: 3.
Công thức nguyên (X): (MgCO3)n
Mà MX = (24 + 12 + 48)n = 84 => n = 1 => CTHH: MgCO3
Áp dụng quy tắc hóa trị => Mg có trị II.
Đề số 6
TRƯỜNG THCS
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I 
Môn Hóa học Lớp 8
Năm học: 2019 - 2020

Câu 1 : Biết 1/4 nguyển tử (X) nặng bằng 1/2 nguyên tử silic. Hãy tìm tên và kí hiệu của nguyên tố (X).
Câu 2 : Một hợp chất (X) có chứa 94,118% lưu huỳnh và còn lại là hidro. Xác định tỉ lệ số nguyên tử S và H trong phân tử hợp chất (X).
Câu 3 : Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố sau : O ( Z=8) , N ( Z=14) , K ( Z=19) , P ( Z=15).
Câu 4 : Hãy tính phân tử khối của các hợp chất sau : Al2O3 ; Al2(SO4)3 ; Fe(NO3)3 ; Na3PO4 ; Ca(H2PO4)2 ; Ba3(PO4)2 ; ZnSO4 ; AgCl ; NaBr.
Câu 5 : Electron trong nguyên tử hidro chuyển động xung quanh hạt nhân bên trong một khối cầu có bán kính lớn hơn bán kính hạt nhân là 10000 lần. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6cm thì bán kính khối cầu tức là bán kính nguyên tử sẽ là bao nhiêu mét?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1 : Theo đề bài ta có :
1/4 MX= 1/2 MSi  MX = 4/2 MSi = 4/2 . 28 = 56 : Sắt (Fe)
Câu 2 : Theo đề : %S = 94,118% => %H = 100% - 94,118% = 5,882%
Công thức tổng quát có dạng : HxSy
Lập tỉ lệ : x : y = 5,82/1 : 94,118/32 = 2 : 1
Câu 3 : O ( Z = 8) : 2 6 N ( Z = 14) : 2 8 4
K (Z = 19) : 2 8 8 1 P ( Z = 15) : 2 8 5
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố đực gạch chân.
Câu 4 : “Phân tử khối bằng tổng khối lượng của các nguyên tửu trong phân tử”
Al2O3 (M = 27.2 + 16.3 = 102 đvC)
Al2(SO4)3 (M = 342 đvC) Fe(NO3)3 ( M = 242 đvC)
Na3PO4 (M = 164 đvC) Ca(H2PO4)2 ( M = 234 đvC)
Ba3(PO4)2 (M = 601 đvC) ZnSO4 ( M = 161 đvC)
AgCl (M = 143,5 đvC) NaBr ( M = 103 đvC)
Câu 5 : Bán kính của hạt nhân bằng 6/2 = 3 (cm). Bán kính của nguyên tử là : 3 x 10000 = 30000 (cm) = 300 (m).

Tài liệu đính kèm:

  • doc6_de_kiem_tra_1_tiet_chuong_i_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2019.doc