21 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 8 (Có đáp án)

21 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 8 (Có đáp án)

Câu 1: (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 “Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.”

 (Theo Ngữ Văn 8, Tập I)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của thán từ trong đoạn văn.

3. Theo em, bức tranh chiếc lá thường xuân mà họa sĩ già trong văn bản có đoạn trích trên vẽ có xứng đáng là kiệt tác không? Vì sao? Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả?

 

docx 50 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "21 Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
1. Đọc – hiểu văn bản (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5 :
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc
	 (Ngữ Văn 8 - tập 1, trang 41,42)
	Câu 1. Đoạn trích được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?
	Câu 2. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích ? Nêu tác dụng ?
	Câu 3. “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít” Phân tích cấu tạo của câu ghép ? Nêu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?
	Câu 4. Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc khi bán chó qua đoạn trích trên ?
	Câu 5. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không ? Vì sao ?
	2. Tạo lập văn bản. (5,0 điểm).
	Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
- HẾT -
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 8
 	1. Đọc – hiểu văn bản. (5.0 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
1
Trích từ văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. 
1,0
2
- Từ tượng hình : Móm mém
- Từ tượng thanh : Hu hu
- Tác dụng : Mô phỏng hình dáng miệng lão Hạc khi khóc và tiếng khóc của lão qua đó gợi lên sự đau khổ của lão Hạc sau khi bán chó.
0,25
0,25
0,5
3
- Câu ghép : Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên và cái miệng/ móm mém 
 CN VN CN VN
của lão khóc mếu như con nít.
- Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ đồng thời
0,5
0,5
4
Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng : Buồn, đau khổ, hối hận khi bán chó. 
1,0
5
- Đáp án : Nên bán hay không nên bán đều được chấp nhận.
- Giải thích lý do nên bán hay không nên bán (GV tùy vào tính hợp lý, cách lập luận để giải thích mà ghi điểm).
0,5
0,5
2. Tạo lập văn bản. (5,0 điểm)
	Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
 Tiêu chí đánh giá
Điểm
* Yêu cầu chung :
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài tự sự.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác kể, biểu cảm.

* Yêu cầu cụ thể :
 a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự : Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài : nêu được vấn đề; phần thân bài : biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau; phần kết bài : nêu cảm xúc 

0,5
 b. Xác định đúng vấn đề tự sự : Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng
0,25
c. Triển khai vấn đề cần tự sự : Nên sử dụng phương pháp kể kết hợp với yếu tố biểu cảm (tâm trạng, cảm xúc của em khi giúp đỡ người đó và cả cảm xúc, suy nghĩ của bản thân em, tâm trạng bố mẹ em). Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý.

c1. Đó là việc gì ?
0,5
c2. Thời gian, địa điểm ?
0,5
c3. Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ? Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến không ?
0,5
c4. Người được em giúp có cảm xúc như thế nào ? Điều đó làm em xúc động ra sao ? Bố mẹ em vui như thế nào ?
1,0
c5. Những điều em suy nghĩ.
1,0
d. Sáng tạo : Có cách diễn đạt mới mẻ, bài viết với cảm xúc chân thành, sinh động, hấp dẫn người đọc.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25

ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút

I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc kĩ các câu sau và trả lời bằng cách chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Tác giả của văn bản “Trong lòng mẹ” (Ngữ văn 8 - Tập 1) là ai?
A. Nam Cao.
B. Ngô Tất Tố.
C. Thanh Tịnh.
D. Nguyên Hồng.
Câu 2: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố) được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí.
B. Tùy bút.
C. Tiểu thuyết.
D. Truyện ngắn.
Câu 3: Qua sự miêu tả của nhà văn Ngô Tất Tố, tên cai lệ và người nhà lí trưởng trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” có điểm gì giống nhau về mặt nhân cách?
A. Cùng bất nhân tàn ác.
B. Cùng làm tay sai.
C. Cùng là nông dân.
D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, tha thiết” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
A. Tôi đi học.
B. Tức nước vỡ bờ.
C. Lão Hạc.
D. Trong lòng mẹ.
Câu 5: Trong văn bản “Cô bé bán diêm” của An - đéc - xen, các mộng tưởng mất đi khi nào?
A. Khi các que diêm tắt.
B. Khi em bé nghĩ về sẽ bị cha mắng.
C. Khi bà nội em hiện ra.
D. Khi trời sắp sáng.
Câu 6: Theo tác giả bài viết “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” (Ngữ văn 8-Tập 1), vấn đề sử dụng bao ni lông nguy hiểm nhất là gì?
A. Vứt xuống cống rãnh.
B. Thải ra biển.
C. Đốt cháy.
D. Đựng thực phẩm.
Câu 7: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Tôi mải mốt chạy sang.
B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Câu 8: Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
Văn bản tóm tắt phải sáng tạo hơn nội dung của văn bản gốc.
Văn bản tóm tắt phải dài hơn nội dung của văn bản gốc.
Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn và trung thành với nội dung của văn bản gốc.
Phải phân tích nội dung nghệ thuật của văn bản gốc.
II. Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm). Đọc phần trích sau: 
...“Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.” (“Lão Hạc”- Nam Cao)
 a) Nêu nội dung nghệ thuật của văn bản “Lão Hạc” – Nam Cao?
 b) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người trong đoạn trích trên?
 c) Xác định từ tượng hình, tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên? Phân tích tác dụng của từ tựng hình, tượng thanh đó?
Câu 2: (5 điểm). Em hãy thuyết minh về cái phích nước.
ĐÁP ÁN
I . Phần trắc nghiệm: (2 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu
Mức tối đa
Mức không đạt
1
D
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
2
C
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
3
A
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
4
D
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
5
A
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
6
C
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
7
B
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
8
C
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
II. Phần tự luận: (8 điểm) .
Câu 1: (3 điểm).
a) Học sinh nêu đúng nội dung, nghệ thuật của văn bản “Lão Hạc” : (1 điểm).
	- Nội dung: Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nông dân.
	- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện đặc sắc.
b) Học sinh tìm được đúng các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người: đầu, tóc, mắt, mép.(0,5 điểm)
c) - Học sinh xác định đúng các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn. (0,5 điểm).
	+ Từ tượng hình: xồng xộc, vật vã, xộc xệch, rũ rượi, long sòng sòng.
	+ Từ tượng thanh: xôn xao, tru tréo.
 - Học sinh phân tích được tác dụng: (1 điểm).
 	Gợi tả một cách cụ thể, chân thực và cảm động về cái chết vô cùng đau đớn, dữ dội, thê thảm của lão Hạc. 
Câu 2: (5 điểm).
* Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài văn ba phần rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Cần giới thiệu về cái phích nước. Cụ thể như sau:
Mở bài: 
Giới thiệu về cái phích nước là một đồ dùng quen thuộc trong mỗi gia đình, có nhiều cộng dụng đối với đời sống con người.
Thân bài:
1. Hình dáng: Phích nước thông thường có hình trụ cao khoảng 35 – 45cm. Gần đây, các nhà sản xuất tạo ra phích nước với hình dáng khác nhau, mẫu đẹp hơn.
2. Cấu tạo: 
* Cấu tạo bên ngoài:
- Vỏ phích thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại, bề ngoài có hoa văn đẹp mắt. Vỏ phích có tác dụng bảo quản ruột phích. Phần trên vỏ phích có cấu tạo nhỏ hơn ( bộ phận này thường gọi là cổ phích) làm giảm sự truyền nhiệt ra ngoài. 
- Nắp phích: ở phần trên nhất của phích được chia làm hai bộ phận: Nắp dưới ( còn gọi là nút phích) có cấu tạo bằng loại gỗ xốp nhẹ, bọc vải trắng hoặc làm bằng chất dẻo dùng nắp vào phần trên ruột phích. Nắp trên được gắn với nắp dưới thường được làm bằng nhựa giúp người sử dụng khi cầm, xoay đóng nắp phích dễ dàng.
 - Quai phích bằng kim loại hoặc bằng nhựa giúp người di chuyển, sử dụng thuận tiện hơn.
- Đế phích hình tròn bằng nhựa hoặc sắt để đỡ lấy ruột phích.
* Cấu tạo bên trong:
- Ruột phích được coi là bộ phận quan trọng nhất của phích nước được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa hai lớp thủy tinh là một khoảng chân không có tác dụng làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong ruột phích được tráng bạc để giữ nhiệt. 
- Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân.
3. Công dụng:
- Phích có công dụng giữ cho nước trong phích luôn nóng: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ. 
4. Cách sử dụng và bảo quản:
- Khi mua phích mới cần kiểm tra các bộ phận của phích thật kĩ.
- Phích mới không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột phích dễ bị nứt vỡ. Nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào trước 30 phút sau đó đổ đi rồi mới cho nước sôi vào.
- Muốn nước nóng lâu không nên cho đầy nước mà để một khoảng trống trên để cách nhiệt
- Cần đổ hêt nước cũ ra, tráng sạch hết cặn rồi mới rót nước sôi vào.
- Để phích nơi khô, tránh xa tầm tay trẻ em.
C. Kết bài: 
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phích nước trong đời sống con người.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: (5 điểm): Học sinh trình bày được đầy đủ các ý trên, diễn đạt tốt.
- Mức chưa tối đa: (3,5 – 4,75 điểm): Học sinh trình bày đầy đủ các ý trên, diễn đạt có thể mắc vài lỗi nhỏ.
- Mức chưa tối đa: (2 - 3 điểm): Học sinh trình bày được tương đối đầy đủ các ý trên, bố cục bài viết rõ ràng. Còn mắc lỗi diễn đạt.
- Mức chưa tối đa: (1- 1,75 điểm): Học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, diễn đạt một cách chung chung, trình bày cẩu thả.
- Mức không đạt: (0 điểm): Không làm bài hoặc sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
Chú ý: Trên đây là những gợi ý, giáo viên chấm bài cần linh hoạt, đánh giá một cách tổng quát bài làm của học sinh. Cần khuyến khích những bài có chất văn.
ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút



PHẦN I (4 điểm)
“Hôm sau lão Hạc sang  ... đông vui náo nhiệt trên sân trường.
 + Các hoạt động diễn ra trong lễ khai giảng
 + Ấn tượng, cảm xúc của em về ngôi trường
- Tâm trạng của em khi ngồi trong lớp học.
 Ấn tượng về thầy (cô) giáo, về bạn bè như thế nào?
* Cách cho điểm:
- Điểm 3,5 - 4: Đảm bảo tốt tất cả các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 2,5 - 3: Lựa chọn được các sự việc, các hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, văn có cảm xúc nhưng đôi chỗ diễn đạt chưa thật hay.
- Điểm 2: Đảm bảo một nửa số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu
- Điểm 1 – 1,5: Nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/3 số ý, chưa biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,5: Đảm bảo một vài sự việc nhưng đơn điệu, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.

4,0
c. Kết bài:
*Yêu cầu: Nêu ấn tượng sâu sắc, cảm xúc, suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đến trường.
*Cách cho điểm:
- Điểm 0,25: đảm bảo yêu cầu
- Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
* Chú ý: 
1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh, không đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc, diễn đạt tốt.
2. Chỉ để điểm lẻ thập phân ở mức 0,5

0,25

ĐỀ 20
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4).
 “ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
 - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
 - Cụ bán rồi?
 - Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
 Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện:
 - Thế nó cho bắt à?
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
 (Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1.1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào:
A. Lão Hạc. B. Tôi đi học. C. Trong lòng mẹ. D. Hai cây Phong.
Câu 1.2. Đoạn trích trên thuộc thể loại:
A. Nghị luận. B. Thuyết minh. C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết.
Câu 1.3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để:
A. Báo trước lời đối thoại. B. Báo trước phần giải thích.
C. Báo trước phần thuyết minh. D. Báo trước lời dẫn trực tiếp.
Câu 1.4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:
 A. Miêu tả. B. Tự Sự.
 C. Biểu cảm. D. Nghị luận. 
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2.1 đến câu 2.3).
''Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ''.
(Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 2.1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể:
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. 
C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ tư.
Câu 2.2. Câu nào là câu ghép trong các câu sau:
A. Ta khó mà ở cho vừa ý họ.
B. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
C. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.
D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu 2.3. Câu ghép trong đoạn trích trên các vế được nối với nhau bằng cách nào:
A. Dấu phẩy + quan hệ từ.
B. Dấu chấm.
C. Dấu hai chấm.
D. Dấu hỏi chấm.
Phần II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 3. (2,0 điểm) 
Xác định nội dung chính của đoạn trích ở câu 1. Qua nhân vật Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu).
Câu 4. (6,0 điểm) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.
- Hết –
Lưu ý: Giám thị coi thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm
 
Câu 1

1.1
1.2
1.3
1.4
A
C
A
A, B


1,0
Câu 2
2.1
2.2
2.3
A
D
A


1,0
Tự luận
Câu 3

- Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xót xa, ân hận của lão Hạc khi bán con chó vàng.
- Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng ông lại có những phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là sự chăm chỉ, hiền lành, nhân hậu, giàu lòng vị tha, và có tình thương yêu con tha thiết.
Nhưng cuối cùng con người bất hạnh đó đã phải lựa chọn cho mình một cái chết thật đau đớn. Cái chết đó là sự lên án sâu sắc thực tại xã hội phong kiến, đã đẩy những người nông dân vào bước đường cùng.
- Mức tối đa. HS nêu được đầy đủ ý trên
- Mức chưa tối đa.
- Trả lời được 1 ý, và các ý còn lại chưa đầy đủ, chưa chính xác.
- Mức không đạt 
+ HS nêu sai nội dung, không đúng ý nào (không đúng yêu cầu câu hỏi)
+ Học sinh không trả lời/ Học sinh không làm bài. 
1,0
1,0
0,25- 0,75
0
Câu 4

- Hình thức: Viết đảm bảo hình thức văn bản thuyết minh, đúng kiểu câu, chính tả, trình bày sạch sẽ.
- Về nội dung: Học sinh có thể lập ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được đặc điểm cấu tạo, công dụng của đồ dùng đó.
 Cụ thể: đảm bảo cơ bản theo dàn ý sau
 - Mở bài:
+ Định nghĩa khái quát về đối tượng thuyết minh.
- Thân bài:
+ Giới thiệu về hình dạng của đối tượng thuyết minh.
+ Giới thiệu về màu sắc, chất liệu của đối tượng thuyết minh.
+ Cấu tạo của đối tượng thuyết minh gồm mấy phần, chất liệu, màu sắc, công dụng của mỗi phần
+ Công dụng chung của đối tượng thuyết minh.
 + Nhưng lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản.
- Kết bài:
+ Giá trị của đối tượng thuyết minh trong hiện tại và tương lai
*Lưu ý: 
- Khuyến khích các bài viết sáng tạo.
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm không đảm bảo bố cục bài văn tự sự là 1,0 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết chưa biết vận dụng tối đa về ngôi kể 0,5 điểm 
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt là 0,25 điểm 
0,5
0,5
0,5
1,0
1,5
1,0
1,0
0,5

ĐỀ 21
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4)
“Cai lệ giọng vẫn hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc sảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.”
(Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1.1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào:
A. Lão Hạc. B. Tôi đi học. C. Tức nước vỡ bờ. D. Hai cây Phong.
Câu 1.2. Đoạn trích trên thuộc thể loại:
A. Nghị luận. B. Thuyết minh. C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết.
Câu 1.3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để:
A. Báo trước lời dẫn trực tiếp. B. Báo trước phần giải thích.
C. Báo trước phần thuyết minh. D. Báo trước lời đối thoại. 
Câu 1.4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:
 A. Miêu tả. B. Nghị luận. 
 C. Biểu cảm. D. Tự Sự.
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2.1 đến câu 2.3).
..."Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: 
Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!"...
(Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 2.1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể:
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. 
C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ tư.
Câu 2.2. Câu nào là câu ghép trong các câu sau:
A.Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch
B. Sấn đến để trói anh Dậu.
C. Hình như tức quá không thể chịu được.
D. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Câu 2.3. Câu ghép trong đoạn trích trên các vế được nối với nhau bằng cách nào:
A. Dấu phẩy. B. Dấu chấm.
C. Dấu hai chấm. D. Dấu hỏi chấm.
Phần II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 3. (2,0 điểm) 
Xác định nội dung chính của đoạn trích ở câu 1. Qua nhân vật chị Dậu, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu).
Câu 4. (6,0 điểm) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.
- Hết-
 Lưu ý: Giám thị coi thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm

Câu 1

1.1
1.2
1.3
1.4
C
D
D
A, D


1,0
Câu 2
2.1
2.2
2.3
C
D
A


1,0
Tự luận
Câu 3

- Đoạn trích thể hiện hành động hung hăng, hống hách, không có tình thương của bọn tay sai và hoàn cảnh khốn khổ của gia đình chị Dậu.
- Chị Dậu là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng chị lại có những phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là sự chăm chỉ, hiền lành, đảm đang tháo vát, giàu đức hi sinh, và có tình thương yêu chồng con tha thiết. Ở con người chị toát lên sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Chị dám đứng lên để bảo vệ chồng, dù có thể phải tù tội. Chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới xã hội phong kiến 
- Mức tối đa. HS nêu được đầy đủ ý trên
- Mức chưa tối đa.
- Trả lời được 1 ý, và các ý còn lại chưa đầy đủ, chưa chính xác.
- Mức không đạt 
+ HS nêu sai nội dung, không đúng ý nào (không đúng yêu cầu câu hỏi)
+ Học sinh không trả lời/ Học sinh không làm bài.
1,0
0,25- 0,75
0
Câu 4

- Hình thức: Viết đảm bảo hình thức văn bản thuyết minh, đúng kiểu câu, chính tả, trình bày sạch sẽ.
- Về nội dung: Học sinh có thể lập ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được đặc điểm cấu tạo, công dụng của đồ vật đó.
 Cụ thể: đảm bảo cơ bản theo dàn ý sau
 - Mở bài:
+ Định nghĩa khái quát về đối tượng thuyết minh.
- Thân bài:
+ Giới thiệu về hình dạng của đối tượng thuyết minh.
+ Giới thiệu về màu sắc, chất liệu của đối tượng thuyết minh.
+ Cấu tạo của đối tượng thuyết minh gồm mấy phần, chất liệu, màu sắc, công dụng của mỗi phần
+ Công dụng chung của đối tượng thuyết minh.
 + Nhưng lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản.
- Kết bài:
+ Giá trị của đối tượng thuyết minh trong hiện tại và tương lai
*Lưu ý: 
- Khuyến khích các bài viết sáng tạo.
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm không đảm bảo bố cục bài văn tự sự là 1,0 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết chưa biết vận dụng tối đa về ngôi kể 0,5 điểm 
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt là 0,25 điểm 
0,5
0,5
0,5
1,0
1,5
1,0
1,0
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docx21_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx