Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm

A. MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lúc Sinh thời, Bác Hồ dạy chúng ta:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Giáo dục một con người toàn diện là phải giáo dục cả đức lẫn tài. Bác chỉ rõ “Người có tài mà không có đức thì chẳng làm được gì cả”. Điều đó chứng tỏ việc giáo dục đạo đức cho một con người từ lúc nhỏ là rất quan trọng và cần thiết; thế nhưng việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do sự phát triển của xã hội làm học sinh bị ảnh hưởng từ nhiều tác động khác nhau như phim ảnh, âm nhạc, game online, truy cập Internet, các tệ nạn xã hội, . . . Trong khi đó thì phần lớn các bậc phụ huynh phải lo làm ăn vất vã suốt ngày, ít có thời gian lo lắng dạy dỗ và giáo dục con em mình nên họ thường “bù đắp” lại bằng cách tỏ ra chìu chuộng đòi hỏi gì là đáp ứng điều đó và phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường, cho thầy cô. Vì lẽ đó nên học sinh hiện nay có biểu hiện sa sút về mặc đạo đức ngày càng nhiều . . Trước tình hình đó trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường mà trước tiên là của giáo viên chủ nhiệm đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Với thời gian tối đa từ 4 đến 5 giờ được gặp học sinh mỗi ngày ở trường, ngoài việc truyền thụ các kiến thức thì giáo viên còn rất ít thời gian tiếp xúc để giáo dục đạo đức cho học sinh mà việc giáo dục chủ yếu được thực hiện vào giờ sinh hoạt cờ đầu tuần, giờ hoạt động ngoài giờ, giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Như vậy với những điều kiện cho phép, làm thế nào để công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường mang lại hiệu quả cao nhất?

Sau nhiều năm được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi mạnh dạn trình bày ra đây những kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình làm chủ nhiệm. Đó là “Giải pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm”

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2670Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
 TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH
 *** @&? ***
GV: TRẦN HIẾU HẠNH
Tổ: Sử-Địa-Ngoại Ngữ
 Năm học:2011-2012
@&?
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lúc Sinh thời, Bác Hồ dạy chúng ta:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Giáo dục một con người toàn diện là phải giáo dục cả đức lẫn tài. Bác chỉ rõ “Người có tài mà không có đức thì chẳng làm được gì cả”. Điều đó chứng tỏ việc giáo dục đạo đức cho một con người từ lúc nhỏ là rất quan trọng và cần thiết; thế nhưng việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do sự phát triển của xã hội làm học sinh bị ảnh hưởng từ nhiều tác động khác nhau như phim ảnh, âm nhạc, game online, truy cập Internet, các tệ nạn xã hội, . . . Trong khi đó thì phần lớn các bậc phụ huynh phải lo làm ăn vất vã suốt ngày, ít có thời gian lo lắng dạy dỗ và giáo dục con em mình nên họ thường “bù đắp” lại bằng cách tỏ ra chìu chuộng đòi hỏi gì là đáp ứng điều đó và phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường, cho thầy cô. Vì lẽ đó nên học sinh hiện nay có biểu hiện sa sút về mặc đạo đức ngày càng nhiều . . Trước tình hình đó trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường mà trước tiên là của giáo viên chủ nhiệm đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Với thời gian tối đa từ 4 đến 5 giờ được gặp học sinh mỗi ngày ở trường, ngoài việc truyền thụ các kiến thức thì giáo viên còn rất ít thời gian tiếp xúc để giáo dục đạo đức cho học sinh mà việc giáo dục chủ yếu được thực hiện vào giờ sinh hoạt cờ đầu tuần, giờ hoạt động ngoài giờ, giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Như vậy với những điều kiện cho phép, làm thế nào để công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường mang lại hiệu quả cao nhất?
Sau nhiều năm được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi mạnh dạn trình bày ra đây những kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình làm chủ nhiệm. Đó là “Giải pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm”
Với giải pháp này, tôi mong muốn rằng tất cả những học sinh mà mình chủ nhiệm đạt được những chuẩn mực đạo đức cần thiết theo quy định của Điều lệ trường trung học, thể hiện qua việc không có em nào bị xếp loại hạnh kiểm cuối học kì và cuối năm từ mức trung bình trở xuống nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và chủ trương “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Các con đường, các cách giúp tôi tìm hiểu nguyên nhân làm học sinh có những biểu hiện chưa tốt về mặc đạo đức.
 - Các biện pháp tác động tích cực đến học sinh nhằm điều chỉnh đúng hướng các biểu hiện sai lệch của học sinh về đạo đức.
 - Học sinh lớp 7A1 năm học 2011-2012.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Học sinh lớp 7A1 năm học 2011-2012 của trường THCS Bình Thạnh Huyện Cao Lãnh-Đồng Tháp.
- Tập thể giáo viên chủ nhiệm của của trường THCS Bình Thạnh Huyện Cao Lãnh-Đồng Tháp trong năm học 2011-2012.
IV. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
* Mục đích:
Nghiên cứu và tìm hiểu việc giáo dục đạo đức học sinh Trường THCS Bình Thạnh Huyện Cao Lãnh-Đồng Tháp
* Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Ø Phương pháp quan sát
Ø Phương pháp thực nghiệm giáo dục
Ø Phương pháp trò chuyện, trưng cầu ý kiến
Ø Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
B. NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Xã hội nào cũng cần phải có những người đủ tư cách, năng lực và phẩm chất đạo đức để quản lí và lãnh đạo, xây dựng và bảo vệ. Vì vậy nếu như công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường được chú trọng và quan tâm đúng mức thì sản phẩm mà ngành giáo dục tạo ra hoàn toàn có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó. Ngược lại, nếu như công tác này bị bỏ lơ hoặc ít quan tâm thì bộ phận lớn học sinh sẽ ngày càng xuống cấp và sa sút hơn về mặc đạo đức để rồi đến một lúc nào đó các em không tự ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện ở trường, các em tự ý bỏ trường bỏ lớp hoặc bị buột rời khỏi trường do mắc phải một số lỗi nào đó vượt quá quyền hạn xử lí của nhà trường. . . Tiếp sau đó các em trở thành một phần gánh nặng cho xã hội.
- Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực là chủ trương rất đúng đắn của ngành giáo dục và đào tạo rất phù hợp với yêu cầu của một xã hội hiện đại. Trường học thân thiện thu hút sự thích thú và niềm đam mê học tập của học sinh; ở đó học sinh được tạo điều kiện tốt nhất để học tập, lao động và rèn luyện tích cực, độc lập và sáng tạo nhằm mục đích cuối cùng là đào tạo ra một thế hệ trẻ có đầy đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến đến đưa đất nước Việt Nam ta sánh vai cùng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. 
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đạo đức của một bộ phận lớn học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng đang trên đà giảm sút có tính nghiêm trọng bởi do:
- Hiện nay đa phần các gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con nên phần lớn các bậc phụ huynh rất thương yêu và và lo lắng cho con mình, các em được cưng chìu hơn bị rầy la trách mắng. Hơn nữa do bận việc làm ăn suốt cả ngày nên có rất ít phụ huynh dành thời gian thỏa đáng cho việc quản lí, theo dõi và giáo dục con em mình.
- Xã hội ngày càng phát triển mạnh, mức sống của người dân ngày được nâng cao nên việc học sinh được phụ huynh chu cấp tiền cũng khá nhiều nhưng rất ít các em dùng nó vào những việc hữu ích như ăn uống bồi bổ cơ thể hoặc mua các đồ dùng, dụng cụ học tập mà chủ yếu là các em mua các thứ đồ chơi hoặc dùng để trả tiền giờ cho các tiệm internet, . . .
- Học sinh, chủ yếu là nam ở lứa tuổi THCS do rất háo thắng nên rất dễ bị xúi giục, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội hoặc các em kéo bè phái, lập băng nhóm gây gỗ đánh nhau, . . .. Phần lớn các em trong nhà trường ít khi cúi đầu chào một cách lịch sự và lễ phép (không chỉ với những người từ ngoài vào trường mà ngay cả đối với giáo viên), có thể nói hình ảnh một học trò ngoan hiền, kêu dạ bảo vâng ngày xưa đã bị phai nhạt đến nỗi rất khó nhìn thấy và nhận ra.
- Giáo viên thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” của ngành là không vi phạm đạo đức nhà giáo (không la mắng, phạt đòn học sinh,...). Bên cạnh đó vẫn còn phụ huynh đến trường gây khó dễ cho giáo viên khi con mình bị phạt một hình thức mà nào đó mà họ chưa hài lòng cho nên giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng không còn cách nào khác để xử lí và giáo dục học sinh ngoài biện pháp giáo dục thuyết phục. Nhưng đôi lúc các giáo viên này cũng phải “xuôi tay, bỏ mặc” với một vài học sinh nào đó khi giáo dục thuyết phục các em không thành công. 
Theo tôi, có thể nói tất cả những cơ sở được xác định ở đây là những nguyên nhân chính góp phần làm suy giảm phẩm đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS. Vì thế nếu có hệ thống những biện pháp, giải pháp phù hợp điều chỉnh và khắc phục kịp thời có hiệu quả những nguyên nhân này thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường THCS có thể sẽ mang lại hiệu quả mang tính tích cực và thiết thực nhất. Xuất phát từ nhận thức đó, tôi đã thành công trong việc giáo dục đạo đức của học sinh mình chủ nhiệm trong năm học 2011-2012 với “Giải pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm”
THỰC TRẠNG: 
Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sắc của Ban Giám Hiệu nhà trường, đề ra kế hoạch cụ thể hàng tháng, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.
- Sự kết hợp, hỗ trợ kịp thời của đoàn đội, của ban thi đua trong nhà trường.
- Sự cộng tác chặt chẽ từ phía giáo viên bộ môn cùng tôi quản lí lớp. Sự quan tâm từ phía điạ phương và chính quyền.
- Đa số học sinh lớp ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức.
- Các em trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp.
Khó khăn:
- Học sinh lớp 7 là lứa tuổi dậy thì nên thay đổi về tâm sinh lý: thường chú trọng về dáng vẻ bên ngoài hơn, ích lo đến việc học, ham vui
- Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Một số học sinh thiếu thốn tình cảm ( chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi)
- Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn lịch sử số giờ trực tiếp đứng trước lớp dạy chỉ có một đến hai tiết trên một tuần nên thời gian tiếp xúc các em còn hạn chế.
- Gần trường có nhiều tụ điểm vui chơi hấp dẫn học sinh: bida, game, đánh banh bàngây ảnh hưởng không tốt đối với học sinh.
CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Sau nhiều năm với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 7, tôi đã đầu tư để tìm ra cho mình những giải pháp cụ thể và đã áp dụng thành công như sau:
1. Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị
a) Tìm hiểu sơ bộ tình hình lớp:
@ Xem qua lý lịch để có được nhận xét sơ bộ hoàn cảnh gia đình của từng em và nhất là nghề nghiệp của phụ huynh các em để phần nào thuận lợi khi tiếp xúc với các em sau này.
@ Xem qua sổ điểm và học bạ của năm học trước để biết được kết quả học tập và rèn luyện của từng em trong năm học vừa qua. Ở đây tôi quan tâm nhiều hơn tới các em học sinh cá biệt (nếu có) và ghi riêng ra một quyển tập mà tôi gọi đó là “sổ tay của giáo viên chủ nhiệm”; trong sổ này tôi dành riêng cho mỗi em một trang để tôi ghi nhận về đặc điểm tâm lý, tính tình, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình. . . của em đó để làm cơ sở điều chỉnh hành vi và phương pháp làm việc với em này trong thời gian tới. Trong một số trường  ... t biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả. Đến nhà thì có khi được phụ huynh niềm nở đón tiếp, có phụ huynh thì tỏ vẽ không cần sự quan tâm của tôi vì họ cho rằng không học được phổ thông thì đi học phổ cập; học phổ thông phải tốn nhiều khoản tiền còn học phổ cập thì “được lo từ A tới Z” nên họ “bỏ phế” việc học tập và rèn luyện của con em mình. Khi đó, tôi sẳn sàng giải thích cho họ hiểu mọi vấn đề để cùng tôi góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Trong khi làm việc với phụ huynh học sinh, tôi đặc biệt lưu ý đến tâm lí của phụ huynh, tránh trường hợp dùng lời lẽ nặng nề gây mặc cảm, tự ái cho họ. Phải làm cho họ thấy được sự cần thiết của việc học tập và rèn luyện của con em họ. Phải biết nêu gương tốt cho các em noi theo.
: Email (thư điện tử) hoặc sổ liên lạc điện tử: Đây là một hình thức liên lạc hiện đại nhưng trong điều kiện hiện nay thì chỉ có vài PHHS liên hệ với tôi bằng phương thức này vì nó chỉ phù hợp với các phụ huynh có sự hiểu biết về máy tính và biết sử dụng Internet hoặc nhà có máy vi tính nối mạng Internet. Qua Đại hội PHHS đầu năm, tôi ngoài việc cho số điện thoại, địa chỉ cho PHHS tôi còn cho họ cả địa chỉ Email của mình để các phụ huynh có thể liên hệ với tôi bằng cách gửi email cho tôi. Mỗi tuần tôi check mail 2 lần để thu thập các thông tin đó.
6. Giải pháp thứ sáu: Khen thưởng
Khi đặt ra một yêu cầu mà muốn yêu cầu đó được thực hiện nghiêm túc nhằm mang lại hiệu quả cao thì yêu cầu đó phải kèm theo các hình thức thưởng phạt. Theo tôi, khen thưởng giúp gây lòng tự trọng và lòng tự tin của học sinh nên tôi xây dựng cho mình một quy trình khen thưởng như sau:
a. Một số nguyên tắc tôi lấy làm cơ sở cho việc xem xét khen thưởng:
- Khen thưởng nên dựa trên nền tảng tình cảm, phải công bằng, không thiên vị để làm gương tốt cho các em. 
- Đối với một học sinh, việc được khen nhiều hơn chê, thưởng hiều hơn phạt sẽ thúc đẩy công tác giáo dục đạo đức học sinh này đạt hiệu quả hơn vì đôi khi hình phạt chỉ không giải quyết được nguyên nhân mà chỉ giải quyết được hiện tượng.
- Khen những gì mà các em hơn bạn mình và khen những cố gắng của các em
- Nên tập trung vào khen các hành động có ý thức trách nhiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
- Khen trước tập thể có ý nghĩa hơn khen riêng cho cá nhân vì các em thỏa mãn tinh thần do được bạn bè biết đến khả năng và các thanh công của mình; qua đó các em tiếp tục phấn đấu để đạt được nhiều hơn thế nữa.
b. Hình thức khen thưởng:
Khi các em đạt được kết quả cao trong việc thực hiện các yêu cầu đặt ra thì việc cần phải có một hình thức khen thưởng tương xứng là rất cần thiết nhằm để động viên và kích thích cho các yêu cầu sau đó cũng đạt được hiệu quả cao.
Có nhiều hình thức khen thưởng mà tôi thường sử dụng là: khen bằng lời, khen bằng cách tặng các tràn pháo tay, khen bằng các món quà tinh thần như kể chuyện, ca một bài nhạc, thưởng vật chất nhỏ phục vụ học tập như: vở, bút, thước, giấy khen. . . hay những phần thưởng mang tính chất kỷ niệm như đề nghị với Tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu khen trong giờ sinh hoạt dưới cờ.
c. Tiến hành khen thưởng:
- Chọn không gian và thời gian để khen cho phù hợp để việc khen thưởng không bị đơn điệu và hình thức.
- Khen trước tập thể là tốt nhất vì học sinh được khen sẽ có thêm sự tự hào trước bạn bè; điều này vừa kích thích em được khen thưởng cố gắng hơn nữa, mặc khác còn kích thích những em chứng kiến khen thưởng cố gắng nỗ lực nhiều hơn để được khen.
- Cố gắng làm sao cho học sinh được khen có những ấn tượng tốt.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Tôi ra trường nay đã được 9 năm, trong thời gian này có đến 5 năm tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp. Lần đầu tiên nhận nhiệm vụ, tôi rất lo lắng vì mình chưa có kinh nghiệm, chưa từng quản lí và chịu trách nhiệm về sự quản lí của mình; trong khi đó công tác chủ nhiệm không được đào tạo bài bản khi được học ở trường Sư phạm, phần lớn là dựa vào kinh nghiệm và năng khiếu của cá nhân. Thời gian hai năm đầu do chưa có kinh nghiệm nên tôi tự động viên mình việc chủ nhiệm chỉ là thay nhà trường quản lí lớp, phổ biến các quy định, các thông báo của nhà trường đến lớp còn việc giáo dục đạo đức của các em chủ yếu là do cha mẹ vì học sinh có đến gần 5/6 thời gian ở nhà cùng gia đình. Nhưng do yêu cầu khách quan và do sự phát triển của xã hội, việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường ngày càng trở nên cấp bách, để công tác chủ nhiệm của mình đạt được hiệu quả cao, tôi đã tiến hành đầu tư nghiên cứu, tôi đã tìm ra được giải pháp hữu hiệu giúp tôi hoàn thành tốt việc giáo dục đạo đức học sinh năm học 2011-2012 đạt kết quả như sau:
* Đầu năm học: lớp 7A1 (tổng số 43 học sinh) :
Xếp Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Học Lực
5
11.6
17
39.6
9
20.9
9
20.9
3
7.0
Hạnh kiểm
39
90.7
4
9.3
00
00
00
00
00
00
* Học Kì I: lớp 7A1 (tổng số 43 học sinh) :
Xếp Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Học Lực
11
25.6
24
55.8
8
18.6
00
00
00
00
Hạnh kiểm
43
100
00
00
00
00
00
00
00
00
 ðNhận xét: Một căn cứ nữa minh chứng hiệu quả của giải pháp là năm nay lớp tôi thường xuyên được Liên đội nhà trường xếp hạng cao toàn trường trong thi đua tuần.
	- Nhìn lại kết quả trên, bản thân tơi rất vui vì mình đã thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp tơi phụ trách.
	- Đối với học sinh: Đã tạo niềm tin nơi các em, em nào cũng ham thích học tập, gắn bĩ với trường lớp hơn.
	- Đối với trường, ngành: Gĩp phần cùng cấp trên làm phong phú thêm kinh nghiệm cơng tác chủ nhiệm giảm thiểu tình trạng học sinh suy thối về đạo đức.
C. KẾT LUẬN
 Là học sinh trung học, các em được tu dưỡng đạo đức tốt, tiếp thu kiến thức cần thiết để cĩ cách lựa chọn cho tương lai của mình đúng đắn và phù hợp. Bởi vậy, giáo viên cần hướng cho các em xác định thái độ đúng đắn trong học tập, cĩ hồi bảo trở thành nhân tài trong thời kì cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, luơn học tập và rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ, cĩ quyết tâm là con ngoan, trị giỏi xứng đáng là Đồn viên ưu tú, là cơng dân tốt sau này.
 I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua thực tế tôi nhận thấy rằng: giáo dục đạo đức học sinh thành công hay thất bại điều phụ thuộc vào yếu tố khác nửa. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bấc kỳ một phương pháp giáo dục tiên tiến nào, bởi lẽ sản phẩm nay chính là “con người”.
 Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,
 Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục can phải có sự phối hợp tốt chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội sẽ giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng.
 Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp-một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn đó chính là “lớp trưởng”.
 II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI:
 Ø Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
 Sau khi hoàn thành đề tài này ở góc độ cá nhân tôi, tôi sẽ trình qua Ban giám hiệu xem xét và đưa ra Hội đồng sư phạm nhà trường, nhất là các giáo viên làm công tác chủ nhiệm nghiên cứu cho ý kiến đóng góp và chỉnh sửa để áp dụng cho toàn đơn vị.
 Ø Hướng nghiên cứu áp dụng đề tài
 Nhà trường THCS có đến bốn khối lớp 6,7,8,9; nếu đề tài chỉ được nghiên cứu và vận dụng ở lớp 7 thôi thì hoàn toàn chưa thể thực hiện được mục tiên giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường. Hơn nữa, giáo dục đạo đức học sinh lớp 7 là một vấn đề khá rộng, một vấn đề có rất nhiều khía cạnh khác nhau, diễn biến về hành vi đạo đức của từng em trong từng giai đoạn cũng khác nhau. Do đó, vào thời gian tới với điều kiện cho phép, tôi sẽ tiến hành nghiên cứu vận dụng đề tài với những giải pháp đã có, đồng thời cập nhật bổ sung thêm các giải pháp mới mà trong đề tài này tôi chưa thể hiện được nhằm để mở rộng và phát triển đề tài này thành đề tài “Giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm cấp THCS làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh”.
 III. ĐỀ XUẤT:
 -Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp,hình thức tổ chức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực.
 - Việc khen thưởng, phê bình đảm bảo tính công bằng, công khai. Khen thưởng kịp thời đối với những học sinh học yếu kém có tiến bộ qua từng tháng điểm.
 - BGH trường nên phát phần thưởng cho HS sau khi kết thúc tháng điểm hoặc học kì: giấy khen, tập..tạo hứng thú cho các em học tốt hơn, đồng thời những HS chậm tiến noi gương.
 ? Trên đây là một số “Giải pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm”mong muốn chia sẽ với quí thầy cơ. Khi trình bày chắc chắn sẽ khơng khỏi cĩ những thiếu sĩt, và những nhận định chủ quan, rất mong quí đồng nghiệp đĩng gĩp ý kiến để tơi cĩ thêm những kinh nghiệm quí báo trong công tác chủ nhiệm lớp những năm học tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
 Bình Thạn, Ngày 12 tháng 03 năm 2012
	 Người viết
	Trần Hiếu Hạnh
* Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH TRƯỜNG:
..
* Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP TRÊN:
..
MỤC LỤC
 Trang
A. Mở đầu:	1
I. Lí do chọn đề tài	1 
II. Đối tượng nghiên cứu	2
III. Phạm vi nghiên cứu	2
IV. Mục đích và phương pháp nghiên cứu	2
B. Nội dung:	2 
I. Cơ sở lí luận	2
II. Cơ sở thực tiễn	3
III. Thực trạng	4
IV. Các biện pháp giải quyết	4
V. Kết quả nghiên cứu	14
C. Kết luận	15
I. Bài học kinh nghiệm	15
II. Hướng phát triển đề tài	16
III. Đề xuất	16

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phaup giauo duc ao uc hoc sinh loup chunhiem.doc