Xây dựng quy tắc ứng xử trường học

Xây dựng quy tắc ứng xử trường học

Trong các năm học gần đây, cùng với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, “Hai không’’,“Mỗi thầy giáo,cô giáo là một tấm gương về đạo đức,tự học và sáng tạo’’ ngày càng đi vào chiều sâu trong các nhà trường thì phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” đã và đang trở thành tiêu chí thực sự trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhân cách của học sinh trường PTCS Bãi Thơm. Ngay từ đầu năm học 2009-2010, BGH đã xây dựng bản dự thảo : “Quy tắc ứng xử trường học”, yêu cầu các lực lượng giáo dục, đặc biệt là học sinh, phụ huynh tham gia trao đổi, đóng góp, bổ sung để BGH tập hợp ý kiến và hoàn thiện“Quy tắc ứng xử” yêu cầu các lực lượng thực hiện.

Nhà trường luôn làm tốt công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng phong cách học sinh trường PTCS Bãi Thơm “Nói lời hay, làm việc tốt, mặc trang phục đẹp”. Để làm tốt công tác này, trường PTCS Bãi Thơm luôn giáo dục học học sinh thực hiện tốt các nội dung sau:

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng quy tắc ứng xử trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTCS BÃI THƠM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG
 “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN,HỌC SINH TÍCH CỰC”
BẮT ĐẦU TỪ VIỆC XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ TRƯỜNG HỌC
Trong các năm học gần đây, cùng với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, “Hai không’’,“Mỗi thầy giáo,cô giáo là một tấm gương về đạo đức,tự học và sáng tạo’’ ngày càng đi vào chiều sâu trong các nhà trường thì phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” đã và đang trở thành tiêu chí thực sự trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhân cách của học sinh trường PTCS Bãi Thơm. Ngay từ đầu năm học 2009-2010, BGH đã xây dựng bản dự thảo : “Quy tắc ứng xử trường học”, yêu cầu các lực lượng giáo dục, đặc biệt là học sinh, phụ huynh tham gia trao đổi, đóng góp, bổ sung để BGH tập hợp ý kiến và hoàn thiện“Quy tắc ứng xử” yêu cầu các lực lượng thực hiện. 
Nhà trường luôn làm tốt công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng phong cách học sinh trường PTCS Bãi Thơm “Nói lời hay, làm việc tốt, mặc trang phục đẹp”. Để làm tốt công tác này, trường PTCS Bãi Thơm luôn giáo dục học học sinh thực hiện tốt các nội dung sau:
I. VỀ NHẬN THỨC:
- Chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
- Phải hiểu biết những nét chính về Lịch sử của Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và về tiểu sử Bác Hồ. Lịch sử của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, truyền thống của địa phương, nhà trường... Nhớ tên các ngày lễ kỷ niệm chính trong năm; biết các cơ quan chính quyền, cơ quan chuyên môn, các nghề truyền thống, các nghệ nhân, những người lãnh đạo cao nhất, biết những gia đình chính sách ở địa phương mình 
- Tích cực học tập: Điều lệ Đội, Điều lệ Đoàn, nhiệm vụ, quyền hạn của học sinh. Thực hiện tốt phong trào của Đội, của Đoàn và chương trình rèn luyện Đội viên, chương trình rèn luyện đoàn viên. Thuộc các bài hát: Quốc ca, Đoàn ca, Đội ca và 1 số bài hát ca ngợi Đảng, quê hương, đất nước.
- Luôn rèn luyện đạo đức Cách mạng:
+ Trung thành: Trọn đời trung thành với nhân dân, với cách mạng, với Tổ quốc.
+ Dũng cảm: không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ", "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", ...
+ Khiêm tốn: không nên cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.
- Thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ trong Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
- Biết nhận biết một số loại cây, vật nuôi; biết ý nghĩa và tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị; hiểu biết xã hội, có kỹ năng giải quyết những vẫn đề nảy sinh trong cuộc sống và công việc. 
	II. VỀ HỌC TẬP:
Nếu muốn học tập tốt phải hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có sự cố gắng vượt bậc, phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học nữa, học mãi. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp và phải: 
1. Chăm học:
- Thực hiện các yêu cầu về học tập: đi học đều, đúng giờ (không bỏ học, không đi học muộn, vào muộn), học thuộc bài cũ, soạn đủ bài mới; phải phát huy tốt việc tự học. Học tập phải được xem là “người bạn đồng hành” trong suốt cuộc đời và việc học phải có sự tự chỉ đạo, tự điều tiết và tự quản của bản thân.
- Ở lớp: phải chăm chú nghe giảng (không mất trật tự, ngủ trong giờ học; không ra ngoài tự do, đổi chỗ tự do, làm việc riêng, đội mũ trong giờ học; phải ghi chép bài đầy đủ, không gian lận trong học tập, kiểm tra, thi). Tích cực tham gia các hoạt động: thực hành, quan sát, phát biểu ý kiến, thảo luận
- Ở nhà: đảm bảo việc tự học, sử dụng tốt các phương tiện với chất lượng cao, tập tu dưỡng, không vừa học vừa chơi (ăn, xem ti vi, nghe nhạc...)
2. Phải có phương pháp học tập tốt:
- Tập trung tư tưởng cao độ vào bài học, bài làm. Muốn vậy cần:
+ Phải có góc học tập riêng có đủ tiện nghi, bố trí hợp lý (yên tĩnh, thoáng mát, đủ ánh sáng, trang trí đẹp, gọn gàng, xếp riêng các loại sách vở một cách ngăn nắp để dễ tra cứu, dễ tìm)
+ Có thời gian biểu cố định và hợp lý nhất.
- Học tập trong trạng thái khoẻ khoắn. Muốn vậy cần: 
+ Ăn uống đảm bảo đủ no, đủ chất 
+ Đảm bảo ngủ tốt (không thức khuya, ngủ đủ giờ, năng rèn luyện thể dục thể thao, đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh để giữ gìn sức khỏe).
+ Không nên cố học khi quá mệt mỏi, buồn ngủ hoặc khó có thể tập trung. 
+ Nên tận dụng thời gian học buổi sáng (dạy sớm) và những thời gian yên tĩnh ở nhà. 
- Cần học nhóm và tranh luận nhiều. Cần đọc trước những bài học mới để tự hiểu một phần và biết những chỗ nào cần hiểu để chú ý nghe giảng trên lớp, ghi lại những điều thắc mắc để hỏi thầy, hỏi bạn. 
- Không ngừng cải tiến và thực hiện những phương pháp học tốt nhất. Biết áp dụng phương pháp học tập riêng cho từng môn học và kết quả học đạt từ Trung bình trở lên; học lý thuyết phải kết hợp với thực hành, học tập phải kết hợp với lao động, phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào sản suất, đời sống và giải hích các hiện tượng trong tự nhiên.
- Thực hành tốt: Làm đầy đủ, có chất lượng các bài tập được giao, quan sát tìm hiểu trong thực tiễn và biết vận dụng những điều đã được học trong cuộc sống hàng ngày. 
- Khi làm bài viết cần đọc nhiều lần để hiểu vấn đề; bài nào cần nháp, cần có dàn ý để định hướng thì phải thực hiện đúng, nên chọn các bài dễ làm trước để thanh toán gọn; khi trả lời miệng cần nghĩ kỹ trước khi nói. Cần tự tin không mất bình tĩnh, phải biết tư duy nhiều hơn là biết nhớ.
3. Ngoài ra cần xây dựng tình yêu, lòng say mê học tập đi tìm những tri thức cho mình, từ đó tạo nghị lực và sáng tạo vượt qua khó khăn, đạt kết quả học tập ngày càng tốt hơn.
4. Luôn nghĩ tới công lao của thầy cô, cha mẹ, thực hiện tốt nội quy của trường, luôn nghĩ tới ước mơ trở thành người công dân có ích cho xã hội. 
5. Phải có đủ sách vở, đồ dùng phục vụ cho học tập (bút, vở, máy tính...). 
III. VỀ RÈN LUYỆN VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ:
Một trong những yếu tố quan trọng để con người tồn tại và phát triển là phải biết giữ gìn bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và cho mọi người. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là nguồn hạnh phúc của nhân loại. Muốn có được sức khoẻ tốt, phải hiểu biết để giữ gìn cho mình và cho mọi người.
- Giữ vệ sinh thân thể tốt: Mắt, mũi, răng miệng, họng, tai, tóc, da, vệ sinh ăn uống, vệ sinh giấc ngủ, vệ sinh chung...Tích cực tập luyện thể dục thể thao, biết làm trọng tài một số môn thể dục thể thao, đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo lứa tuổi, giới tính. 
- Sử dụng các thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn quà vặt bán ở cổng trường và ngoài đường xá; không hút thuốc, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.
- Khám sức khỏe theo định kỳ; biết cấp cứu và xử lý chấn thương; biết cách đề phòng một số bệnh thông thường như: cảm nắng, cảm lạnh,; không mang các vật sắc nhọn, dao, chất nổ, chất độc hại và hung khí đến trường.
- Giữ vệ sinh chung: 
+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ: không có mạng nhện, giấy rác, kê bàn ghế thẳng hàng, ngay ngắn, không viết vẽ lên tường, lên bàn ghế, khắc lên cây; có đủ ánh sáng, quạt, chậu nước, khăn lau tay, khăn lau bảng, bảng phải lau sạch; không hắt nước bẩn lên tường, vào bạn; tiểu đại tiện đúng nơi quy định, ngồi đúng tư thế khi nghe giảng; tham gia lao động vệ sinh khu vực trường, sân tập luyện thể dục thể thao
+ Vệ sinh công cộng: đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không vứt rác bừa ra đường, ra trường; không nhổ bậy; khơi thông cống rãnh đề phòng bệnh tật, phát quang đường làng, ngõ xóm...
IV. VỀ LAO ĐỘNG:
- Tích cực tham gia đủ các buổi lao động của lớp, lao động giúp gia đình những việc phù hợp, lao động có chất lượng, hiệu quả, an toàn; biết tiết kiệm tiền cho bản thân, gia đình.
- Nêu gương cho các em nhỏ, hàng ngày ít nhất làm một việc tốt: giúp đỡ gia đình, giúp đỡ bạn học tập,giúp đỡ em nhỏ...
- Cần phải có chí tự lực, tự cường, tự lập. Phải có ý thức ham làm, ham hiểu biết. Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kỳ được. Việc nên làm: không chờ nhắc nhở; việc nên tránh : không đợi ai ngăn ngừa. 
- Biết trồng cây xanh, nuôi con vật có ích và biết phòng trừ các động vật có hại (muỗi, ruồi...). Không phá hoại của công, không ngồi lên cửa sổ, lên bàn; không nhảy, trèo tường, leo rào; ra khỏi lớp phải đóng các cửa sổ, cửa lớn; bảo vệ của công, tôn trọng tài sản của người khác.
V. VỀ GIAO TIẾP – ỨNG XỬ:
Học sinh trường PTCS Bãi Thơm cần biết cách giao tiếp ứng xử như thế nào cho tốt đẹp để trở thành người văn minh, lịch sự. Phải lễ phép, không vụ lợi; có lời nói và việc làm thống nhất, biết tìm cách vượt khó khăn để vươn lên.
+ Đối với gia đình:
Trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em, ngoài ra còn có họ hàng như cô, dì, chú, bác, cậu, mợ... Để trở thành người con ngoan, cần biết:
- Luôn thể hiện sự kính trọng, lễ phép thương yêu, vâng lời, quan tâm chăm sóc đến mọi người trong gia đình. Khi đi, về; lúc ăn uống cần chào mời, thưa gửi lễ phép. Khi được hỏi điều gì, phải trả lời nhẹ nhàng, rõ ràng.
- Khi có quà dù nhỏ bé, ít ỏi cũng nên dành phần biếu ông, bà, cha mẹ, anh em. Với anh em nên nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc.
- Trong gia đình có ai gặp điều gì không may như ốm đau, buồn phiền... phải biết thăm hỏi, chăm sóc, an ủi. Khi có điều vui mừng cũng nên nói chuyện để cả nhà cùng vui chung.
- Cần giúp đỡ gia đình những việc tuỳ theo sức và hoàn cảnh. Những việc như quét dọn nhà cửa, nấu ăn, rửa bát, giặt quần áo,...là việc cần làm, không để cha mẹ phải nhắc nhở.
- Có khách đến nhà phải chào hỏi lễ phép. Khi ông, bà, cha, mẹ đi vắng nếu có khách đến thăm phải tiếp khách chân tình cởi mở, chú ý lắng nghe ý kiến của khách để về nói lại với ông bà, cha mẹ.
+ Đối với hàng xóm:
Hàng xóm láng giềng là người xung quanh nơi ở, chúng ta thường gặp gỡ hàng ngày. Đây là những người "Khi tắt lửa tối đèn có nhau". Từ xưa dân ta có câu: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần". Đối với bà con hàng xóm phải biết tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần thiết.
- Gặp hàng xóm cần chào hỏi lễ phép.
- Tôn trọng họ: đừng làm ồn ào ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung của khu, xóm (như cười nói to, mở nhạc to, làm bụi bẩn...)
- Khi hàng xóm gặp khó khăn, nhất là các gia đình cô đơn, éo le, hoạn nạn nên thăm hỏi, giúp đỡ tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện của mình.
- Tránh cãi nhau, xô xát, trả thù vặt với hàng xóm hoặc sống theo lối: "Đèn nhà ai, nhà ấy rạng", "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại", đó là lối sống ích kỷ, không thể chấp nhận được.
+ Đối với bè bạn:
Tục ngữ có câu: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Với bạn bè cần "Đoàn kết thương yêu, giúp đỡ, học hỏi nhau để cùng tiến bộ mới là người bạn tốt. Các bạn của mình mỗi người một tính nết, một hoàn cảnh riêng, do đó sự quan tâm phải cụ thể:
- Với bạn gặp khó khăn về vật chất: nên giúp bạn về sách vở, dụng cụ học tập, quần áo nhưng phải tế nhị để bạn khỏi tủi thân. Vui vẻ góp quỹ "Vì bạn nghèo", “Vòng tay bạn bè” do Đội, Đoàn, nhà trường phát động.
- Với bạn có khuyết tật, ốm đau cần động viên, thăm hỏi, giúp đỡ.
- Với bạn học kém hơn phải chủ động giúp bạn.
- Với bạn mắc khuyết điểm hoặc có tính xấu không nên chê cười, xa lánh, mà phải gần gũi để giúp bạn sửa chữa. Không che giấu hoặc bắt chước khuyết điểm của bạn là hại bạn và hại cả mình. Không được nói xấu bạn.
- Nam đối với bạn nữ, hoặc nữ đối với bạn nam cần cư xử tế nhị, vui vẻ, thân mật nhưng không nên quá trớn, vô duyên, thiếu văn hoá.
- Trong xưng hô với bạn nên tìm lời lẽ thân mật, tốt nhất là xưng bạn - tôi, hoặc xưng tên.
- Tổ chức sinh nhật bạn bè tránh cầu kỳ để bố mẹ phải tốn kém, phải được bố mẹ đồng ý, đảm bảo an toàn. Đến dự sinh nhật bạn cần vui vẻ, thân tình, văn minh.
- Có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu, noi gương người tốt, việc tốt và làm việc tốt.
+ Đối với thầy, cô giáo:
- Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; khi gặp phải biết chào hỏi.
- Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
+ Ở ngoài xã hội:
- Là một thành viên trong xã hội và là một công dân. Khi đi ngoài đường, ở nơi công cộng, mọi nơi phải luôn giữ kỷ luật trật tự chung, đảm bảo an toàn, văn minh lịch sự.
- Khi đi đường tuân theo Luật lệ giao thông: đi bên phải, không chạy nhảy nô đùa, không đi hàng 3 trở lên; đi xe đạp không phóng nhanh, vượt ẩu, đuổi nhau...
- Không đánh nhau, không gây rối trật tự, giữ gìn an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Có cử chỉ đẹp khi ra đường: gặp người già, em nhỏ, người tàn tật... cần biết
biết nhường bước, giúp đỡ họ, thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi. Gặp người quen biết ân cần chào hỏi.
- Gặp khách nước ngoài em không được chỉ trỏ nhòm ngó, đùa cợt...
- Khi đi đường gặp điều gì khó khăn hãy bình tĩnh, nhờ công an hoặc người lớn giúp đỡ.
- Đến nơi công cộng cần thực hiện đúng nội quy của nơi đó.
	HIỆU TRƯỞNG
Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” bắt đầu từ việc xây dựng quy tắc ứng xử; chúng tôi tin tưởng rằng, cùng với hoạt động dạy-học trường PTCS Bãi Thơm sẽ thành công phong trào thi đua sớm hơn thời gian quy định của Bộ GD&ĐT.

Tài liệu đính kèm:

  • docquy tac ung xu ptcs bai thom.doc