ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Bình là một tỉnh nhỏ nằm trên dải đất miền Trung Trung bộ và cũng là cửa ngõ ra Bắc vào Nam của cả hai miền đất nước; nơi còn lưu giữ những nền văn hóa cổ và nhiều dấu tích của các cuộc chiến tranh ác liệt qua các thời kỳ lịch sử; nơi dừng chân của nhiều thế hệ, nhiều lớp người, nhiều dân tộc bồi đắp cho mảnh đất này một kho tàng văn hóa đa dạng. Trong đó văn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng phản ánh sinh động những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân Quảng bình từ thuở xa xưa đến nay.
Để góp phần vào việc giáo dục truyền thống quê hương và giúp các thầy, cô giáo, các em học sinh nghiên cứu, học tập vốn văn học địa phương theo chương trình giảng dạy bộ môn, tôi mạo muội “lượm lặt” một phần ít ỏi trong kho tàng văn học dân gian của quê hương làm chút “quà” nhỏ mong được hổ trợ thầy trò hiểu thêm về mảnh đất mà nhân dân ta đã từng đấu tranh, vật lộn, chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vượt qua các cuộc chiến tranh ác liệt và thử thách của cuộc sống khó khăn gian khổ để tạo dựng cho mình những giá trị văn hóa quí giá: Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim là niềm tự hào của người Quảng Bình từ xưa đến nay.
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG (phần phục vụ dạy và học) Biên soạn Nguyễn An Ninh Thân tặng các đồng nghiệp VĂN HỌC DÂN GIAN QUẢNG BÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Bình là một tỉnh nhỏ nằm trên dải đất miền Trung Trung bộ và cũng là cửa ngõ ra Bắc vào Nam của cả hai miền đất nước; nơi còn lưu giữ những nền văn hóa cổ và nhiều dấu tích của các cuộc chiến tranh ác liệt qua các thời kỳ lịch sử; nơi dừng chân của nhiều thế hệ, nhiều lớp người, nhiều dân tộcbồi đắp cho mảnh đất này một kho tàng văn hóa đa dạng. Trong đó văn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng phản ánh sinh động những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân Quảng bình từ thuở xa xưa đến nay. Để góp phần vào việc giáo dục truyền thống quê hương và giúp các thầy, cô giáo, các em học sinh nghiên cứu, học tập vốn văn học địa phương theo chương trình giảng dạy bộ môn, tôi mạo muội “lượm lặt” một phần ít ỏi trong kho tàng văn học dân gian của quê hương làm chút “quà” nhỏ mong được hổ trợ thầy trò hiểu thêm về mảnh đất mà nhân dân ta đã từng đấu tranh, vật lộn, chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vượt qua các cuộc chiến tranh ác liệt và thử thách của cuộc sống khó khăn gian khổ để tạo dựng cho mình những giá trị văn hóa quí giá: Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim là niềm tự hào của người Quảng Bình từ xưa đến nay. VÀI NÉT VỀ QUÊ HƯƠNG Ngắm nhìn non nước quê hương từ trên cao qua bản đồ: tôi bỗng nhớ những dòng thơ đầy xúc động đến ngạc nhiên của Chu Mạnh Trinh khi đến Quảng Bình: Kìa kìa non nước hữu tình Khen con tạo khéo tạc hình như vẽ “Nghiên nước” dồi dào nguồn “biển Lệ” “Bút trời” nghi ngút tháp “non Mâu”. Và cũng hiếm thấy nơi nào như ở Quảng Bình “Biển dăng một mặt, núi vây ba bề”. Mặc dù thiên nhiên không ban tặng cho Quảng Bình một khung trời mưa thuận gió hòa, không giành riêng cho mảnh đất này của ngon vật lạ, không ưu đãi tài nguyên quý hiếm, nhưng mỗi làng quê, mỗi con sông, ngọn núi, nơi nào cũng có anh linh, cũng có khí thiêng kết tụ, tựa vào nhau làm nên mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” nên ai đến Quảng Bình cũng bồi hồi lưu luyến: Đèo Ngang hai mái chân vân Người về Hà Tĩnh dạ ái ân Quảng Bình Chân vân hay chênh vênh của núi non trùng trùng, điệp điệp làm cho Quảng Bình vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng giữa trời xanh nước biếc, để cho bao lữ khách bâng khuâng, xao xuyến chân bước đi mà lòng còn ở lại: Núi non như giải lụa mềm Nhấp nhô uốn lượn bên thềm biển lam với: Cha Lo chín khúc non xanh biếc Mụ Giạ hai hàng lệ chứa chan TRUYỀN THUYẾT Trải qua những thăng trầm của lịch sử và những cuộc di dân “mở cõi”, Quảng Bình trở thành nơi giao thoa của nhiều luồng văn hóa bản địa với Đàng Trong, Đàng Ngoài; Chàm, Đại Việt: Thăng Long, Phú Xuân làm cho mảnh đất này hội tụ nhiều giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của mọi miền đất nước. Chỉ riêng sông Gianh khi chảy qua đất Quảng Bình, sau khi uốn mình len lõi giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, vượt qua hàng trăm thác dữ rồi men theo những dãy núi đá vôi xuôi ra biển, dòng sông chảy giữa đôi bờ hiền hòa, thơ mộng chở theo biết bao điều thú vị. Dọc theo những làng xóm ven sông, trong dân gian vùng đất Tuyên, Minh còn mang trong mình biết bao truyền thuyết. Chỉ cần ngược dòng sông là ngược thời gian để trở lại lịch sử vùng đất nàycó lẽ từ tiền sử, tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây một bức tranh sơn kỳ thủy tú nên ai một lần bước chân trên lưu vực sông Gianh cũng bàng hoàng trước cảnh núi non hòa với bóng nước, trời mây, khách du lịch sẽ được tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên và đắm mình trong cảm xúc văn hoá dân gianvới nhiều huyền thoại li kỳ mang yếu tố sử thi như Lèn Tiên Giới, núi Minh Cầm Tương truyền, có 100 con chim phượng hoàng bay về đây tìm chỗ đậu nhưng dãy núi làng Lệ Sơn chỉ có 99 ngọn nên không trở thành đất đế đô. Tuy nhiên làng Lệ Sơn vẫn là làng văn hóa đứng đầu trong bát danh hương xứ Quảng. Từ Lệ Sơn ngược lên Thanh Thủy, qua lèn Bảng, tích xưa kể lại ở ngọn núi này đêm đêm có tiếng học bài và ánh đèn le lói nên cứ mỗi lần xuất hiện sẽ báo hiệu nơi đây có văn nhân xuất thế. Vì vậy trên mảnh đất này đã sinh trưởng nhiều nhân vật tài hoa, nhiều danh nhân xuất chúng mãi mãi là niềm tự hào của quê hương Nếu mở rộng tìm hiểu ra toàn tỉnh, thì Quảng Bình còn có rất nhiều truyền thuyết, nhiều huyền thoại, nhiều câu chuyện độc đáo, đặc sắc góp phần không nhỏ trong việc lý giải về núi non, sông nước, con người và những sự kiện của quê hương có liên quan đến lịch sử dựng đất, dựng làng, bảo vệ tổ quốc, giữ gìn biên cương nơi phên dậu của đất nước qua các thời đại, nổi bật là: truyền thuyết sông Nhật Lệ, núi Thần Đinh, Lèn Bảng, làng Lệ Sơn, Ao trời, Bàu Rồng Truyền thuyết Bàu Rồng Ngày xửa ngày xưa, người trên thiên giới vẫn thường lên xuống trần gian. Một hôm có bảy nàng tiên đang đi dạo cảnh, bỗng phát hiện ở hạ giới có một bàu nước trong xanh, cây cối tốt tươi với nhiều hoa thơm cỏ lạ. Nàng tiên thứ bảy rủ các chị xuống bàu tắm và thưởng ngoạn cảnh đẹp ven hồ. Thuở ấy, Ngọc Hoàng giao cho Thần Rồng cai quản vùng đất này nên từ khi các nàng tiên xuống tắm ở đấy, Thần Rồng đem lòng yêu mến nàng tiên thứ bảy. Lúc đầu nàng tiên thứ bảy không hề hay biết, nhưng khi biết Thần Rồng có ý với mình thì nàng tìm cách xa lánh làm cho Thần Rồng buồn bã. Không biết làm thế nào chinh phục được nàng tiên thứ bảy, Thần Rồng liền hóa phép làm cho hạn hán kéo dài, ruộng đồng cây cỏ khô cháy tàn lụi. Ngay bàu nước trong xanh, thơ mộng trước đây giờ không còn một giọt nước. Thương cảnh bàu nước và nhân dân quanh vùng, bảy cô tiên bèn tâu với Ngọc Hoàng, xin Ngọc Hoàng cứu giúp. Ngọc Hoàng nổi cơn thịnh nộ cho gọi Thần Rồng về thượng giới trách mắng và bắt Thần Rồng phải gọi gió, gọi mưa trả lại thời tiết như xưa cho bàu nước. Đồng thời phải ở hẳn ở trần gian và quay đầu về phía bàu mà phun nước. Từ đó bàu nước trở lại trong xanh, cây cối tươi tốt, bảy nàng tiên lại xuống bơi lội thỏa thích. Về sau không hiểu vì sao bảy cô tiên không xuống tắm nữa, nhân dân quanh bàu đã đặt cho bàu là bàu Bảy Tiên hoặc bàu Đầu Rồng và quen gọi là bàu Rồng. Rồi từ đó đến nay dù nắng hạn bao nhiêu, bàu Rồng vẫn đầy nước, ven hồ còn có bảy hòn đá tương truyền đó là bảy cái ghế của bảy nàng tiên, còn ngọn đồi bên cạnh bàu được gọi là Đầu Rồng. Truyền thuyết thần nông thăm ruộng Ở chân đồi Ông Voi làng Đức Phổ (nay là Đức Ninh) có 2 tảng đá lớn, mỗi tảng có một vết khuyết hình dáng như chân người. Tương truyền rằng có một trận mưa lớn kéo dài, ruộng đồng ngập úng. Nạn đói đang đe dọa dân và các làng xung quanh đồi Ông Voi. Lúc đó nhân dân các làng đều đến các miếu thờ khấn vái xin thần linh phù hộ. Sau nhiều ngày cầu xin bỗng một đêm sấm chớp nổi lên ầm ầm ở phía đồi Ông Voi rồi trời tạnh hẳn. Sáng ra dân các làng đổ lên đồi Ông Voi và thấy trên hai tảng đá có hai vết lõm như dấu chân người nhưng rất to, người ta nói đó là dấu chân của Thần Nông hôm qua xuống thăm ruộng nên trời đang mưa gió bỗng tạnh hẳn. Năm ấy các làng không những không mất mùa mà được mùa bội thu, nhà nhà thóc chật cả lối đi. Vì vậy, các làng dâng rất nhiều lễ vật đến đồi Ông Voi tạ ơn Thần Nông cúng tế dưới hai hòn đá mang dấu chân Ngài. Sau này hễ nghe tiếng sấm ở đồi Ông Voi là người ta nhớ đến chuyện Thần Nông về thăm đồng và chắc chắn năm nay sẽ được mùa. Vì vậy dân các làng xung quanh đồi Ông Voi đều cấm trẻ con không được trèo lên hai tảng đá có vết chân Thần vì sợ Thần quở trách. TRUYỆN CỔ TÍCH Truyện cổ tích Quảng Bình đa số phản ánh những phẩm chất quí giá về lòng dũng cảm, khiêm tốn, trung thực, thủy chung, son sắt trong các quan hệ gia đình, xã hội, tình yêu nam nữ. Hoặc giải thích một số sự tích về cây trái, con vật mang hàm ý ngụ ngôn sâu sắc, răn dạy người đời “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác ”. Vì vậy thông qua những câu chuyện cổ tích, mục đích của người xưa là giáo dục con cháu coi trọng lương tri, đề cao chuẩn mực đạo đức như: Sự tích hoa Vạn thọ, tụ tỵ tù tỳ không đi cũng cực... Sự tích con đỉa, con sên, con đẻn Ngày xưa, có một mụ già hay đi rình bắt trẻ con để ăn thịt, người ta gọi là mụ Trằn. Khi trẻ con khóc, người lớn vẫn hay dọa “nín đi, không mụ Trằn ăn thịt bây giờ”. Một hôm, nhà nọ đi làm đồng vắng, sợ để con ở nhà mụ Trằn đến ăn thịt mất, bèn đưa lên tra rồi dặn: - Các con ở nhà phải ngồi trên này không được xuống đất, đứa nào xuống sẽ bị mụ Trằn ăn thịt nghe chưa! Bố mẹ lũ trẻ vừa đi khỏi nhà thì mụ Trằn đến. Thấy bọn trẻ, mụ muốn ăn thịt lắm, nhưng sàn nhà cao không làm sao trèo lên được. Mụ bèn nói: - Các cháu ơi, cho mụ lên với, mụ mang cho các cháu nhiều bánh lắm đây! Nghe vậy, mấy đứa trẻ liền thả xuống một cái dây, một đầu có thắt một nút thòng lọng và nói: - Mụ muốn lên thì chui trôốc vào đây để chúng cháu kéo lên! Mụ Trằn nghe nói tưởng thật, chui đầu vào thòng lòng. Mấy đứa trẻ ở trên liền rút dây thắt cổ. Thế là hết đời mụ Trằn! Đến tối bố mẹ lũ trẻ về, thấy mụ Trằn đã chết, liền chặt xác ra làm ba khúc. Khúc đầu vứt lên rừng, sau biến thành con Sên. Khúc giữa vứt ra đồng, sau biến thành con Đỉa. Khúc cuối vứt xuống biển biến thành con Đẻn. Con Sên, con Đỉa, con Đẻn, tuy ở ba nơi khác nhau nhưng đều giống nhau là những con vật hút máu, vì chúng là hóa thân của mụ Trằn ăn thịt người thuở xưa. Tụ tỵ tù tỳ không đi cũng cực” Ngày xưa, Quạ và Tụ Tỵ là đôi bạn thân, chúng có bộ lông trắng như bông, đi đâu cũng cặp kè có nhau. Một bữa nọ, có hội lớn, Quạ đến rủ Tụ Tỵ cùng đi. Quạ mang đến một lọ mực và một cái bút vẽ để trang điểm. Quạ nói với Tụ tỵ: - Hội này có nhiều cô nàng xinh đẹp lắm, anh với tôi phải sửa soạn lại bộ cánh cho nó tươm tất một chút. Bây giờ tôi vẽ cho anh, xong anh vẽ cho tôi, rồi chúng ta cùng đi dự hội là vừa. Tụ Tỵ vốn chẳng ưa trang điểm, nhưng nể bạn cũng đứng cho Quạ vẽ. Quạ vẽ từng ly từng tý một. Bộ lông của Tụ Tỵ lốm đốm những bông hoa rất đẹp. Vì mải chăm chút cho bạn, cho nên khi Quạ vẽ xong cho Tụ Tỵ thì cũng đã sắp đến giờ đi dự hội rồi. Nghe chúng bạn dục, lại vốn tính cẩu thả, Tụ Tỵ cầm cả lọ mực trút lên mình Quạ. Cả mình Quạ đen thui, chỉ có phẩn cổ là trắng vì lúc đó Quạ ngẩng đầu lên mực không thấm được. Quạ tức lắm, mổ lia lịa lên đầu Tụ Tỵ, vừa mổ vừa kêu: - Quá, quá lắm! Từ đó, Quạ phải mang bộ áo xấu xí suốt đời và bị gọi là Quạ Khoang. Thế là tình bạn giữa Tụ Tỵ và Quạ tan vỡ nên từ đó Tụ Tỵ không dám đi kiếm ăn ban ngày nữa mà chờ tối đến mới đi vì sợ Quạ trả thù. Ngày nay trên đầu Tụ Tỵ vẫn còn một khoảng trống không có lông, đó là dấu vết bị Quạ mổ. Vì vậy mỗi khi đi kiếm ăn Tụ Tỵ vừa đi vừa than: “Tụ tỵ tù tỳ, không đi cũng cực” cho đến mãi ngày nay. Còn Quạ thì vẫn tức, lúc nào cũng kêu: “Quá, quá lắm”, kêu mãi thành tiếng “quạ, quạ” như bây giờ. TRUYỆN CƯỜI Quảng Bình là một vùng đất mà bất kỳ ở làng xã nào cũng có cả một kho truyện cười phong phú, đang dạng ... hải (Trích)iđ xưa nhật trìkể ĐèV NHật veVddddd Khi xưa nhật trình ta đã kể ra Bây chừ dần dà ta sẽ kể vô Đèo Ngang đất Quảng lô nhô Đi vô Đá Nhảy là nơi Lý Hòa Thẳng dong một cạnh thuận đà Đi vô Động Hải ba tòa nhà cao Ở trong là ao, ở ngoài hòn Hiền lõa xõa Xưa nay thuyền bè vô ra đánh cá Đã truyền đi truyền lại câu ca Hòn Hiền là mẹ là cha Ai đi đến đó cũng là bình yên Xuôi vô ba cạnh thẳng liền Cựa Tùng nằm đó một miền đất cao Biển khơi sóng vỗ rì rào Ngài khơi kẻ lộng ra vào thảnh thơi Mụi Nam dắm hướng mặt trời Thừa Thiên nằm đó ai đi đủ đầy Phủ Thừa Thuận Hóa là đây Đồn ÔÔng cột thép thành xây Trình đồn nộp lễ coi ngày mà ra Gió Đông ba cạnh thuận đà Đi vô một đoạn đó là Lạch Ông Mênh mang nghe tiếng hò ơ Ai đi vô đó ta gởi lời thơ đi cùng CA DAO, DÂN CA, TỤC NGỮ Tuy cuộc sống nghèo khó nhưng người Quảng Bình vẫn giữ được truyền thống lâu đời của ông cha: thích hò hát, ca múa. Vì vậy không làng quê nào trên mảnh đất này không ham chuộng ca múa, hò hát. Hò hát trở thành nhu cầu tinh thần không thể thiếu được đối với người dân Quảng Bình. Cho nên bất kỳ làng nào ở Quảng Bình cũng có thầy hò, bạn hò với nhiều phường hò mọc lên làm cho lời ca tiếng hát dân ca Quảng Bình trở thành một trong những địa phương có sức sống dồi dào với nhiều nét độc đáo, đặc sắc mang đặc trưng riêng của Quảng Bình như: hò đối đáp, hò khoan, hò hụi, hò giã gạo, hò mái xắp, hò mái nện thậm chí có cả , hát dặm, ca trùcủa các tỉnh Đàng Ngoài cũng được lưu giữ truyền tụng cho đến nay. Như vậy lời ca tiếng hát dân gian của Quảng Bình rất đa dạng, phong phú. Nhưng dù thể hiện bằng làn điệu nào, hình thức nào thì lời ca, tiếng hát ấy, đều xuất phát từ ca dao hay nói cách khác ca dao là cơ sở của các làn điệu dân ca. Cho nên ca dao, dân ca Quảng Bình đều cùng chung tiếng nói cất lên từ cõi lòng sâu thẳm của những con người yêu làng, yêu quê hương tha thiết đã gắn bó họ trong cộng đồng huyết tộc, tình làng nghĩa xóm khăng khích, son sắt, thủy chung: Làng ta phong cảnh hữu tình Trường Sa, Cổ Lũy, huyết huỳnh là đây Tình yêu ấy đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi con người, dù quê hương còn khó, còn nghèo nhưng đầy tin tưởng tự hào: Ai về Võ Xá thì về Khoai côi, môn đưới, ló kề một bên hay: Ai ơi chớ phụ Cồn Hàu Làm cho hai huyện đã giàu lại sang Và không thể không lưu luyến, bồi hồi khi phải xa những làng quê ven bờ sông Gianh thơ mộng, đẹp như tranh vừa mến khách vừa mến người: Ra về lại nhớ chợ Cuồi Nhớ làng Thanh Thủy, nhớ người Lệ Sơn Hoặc: Ai về Động Hải Lý Hòa Buồm dong hai ngọn thương đà nên thương Phải chăng tình yêu quê hương, xứ sở, yêu mảnh đất này đã giúp họ vượt qua những thử thách, khắc nghiệt của thiên nhiên để “khai sơn phá thạch” biến nơi “rừng thiêng nước độc”, hoang sơ thành ruộng đồng, làng xóm trù phú, phồn thịnh: Đồn rằng Kẻ Côộc lắm cau Chợ Tréo lắm ló, chợ Hàu lắm vôi Để rồi: Ba Đồn là chợ xưa nay Tụ nhân tụ hóa mười ngày một phiên Ba Đồn trở thành vùng đất trên bến dưới thuyền, kẻ mua người bán, kẻ lên ngược, người về xuôi, thuyền bè nhộn nhịp, tấp nập không chỉ để giao lưu trao đổi hàng hóa sản vật mà còn là nơi hội tụ tiếng hò, tiếng hát và nảy nở những mối tình đẹp đẽ. Từ trên sông nước rộn rã ấy, câu ca của người lên thượng nguồn dặn người hạ bạn tha thiết đến làm sao: Ai lên Tuyên Hóa quê miềng Chè xeng mật ngọt nặng nguyền nác non Câu hò, tiếng hát theo thuyền, theo lái ngân nga, man mác giữa trời nước mênh mang như gọi, như mời như thở than, hờn dỗi. Cũng có khi trong âm thanh da diết ấy còn nặng trĩu nỗi lòng trắc trở, u sầu, nhưng sức sống của tình yêu đã chắp cánh giúp họ vượt qua tất cả Thương chắc, cắp chắc qua Lào Đói no ăn trấy cà Lào vẫn thương Câu ca dao toát lên ý chí, sắt đá và quyết tâm của đôi trai gái là “cắp chắc” qua Lào nghĩa là phải nắm chặt lấy tay nhau mà đi, phải dìu nhau, phải cõng nhau, phải níu lấy nhau. Vì đường từ Quảng Bình sang Lào khác hẳn với những nơi khác: phải trèo đèo, lội suối, phải vượt qua dốc cao, vực thẳm, có khi phải lần từ từng bước trên những đoạn đường gập gềnh chênh vênh, phải chống chọi sên vắt, thú dữ và phải ăn trấy cà Lào, một thứ cà hoang vừa chát vừa đắng, nhưng không thể nào lay chuyển được tình yêu của họ nên gian khổ như thế và có thể gian khổ hơn nữa thì họ vẫn cứ yêu nhau, thương nhau và cùng thề với nhau: Dẫu mà chiếu đắp, mền rơm Thương nhau cho trọn sớm hôm một lời Ca dao Quảng Bình chân chất, mộc mạc, mỗi âm điệu đọc lên nghe gập ghền, trắc trở, nhưng không phải không tao nhã, tế nhị: Em chèo theo anh thì chèo bương chèo bả Anh chèo em đứt cả quai chèo Anh ơi hãy buông lái, nới lèo đợi em Hay: Nước rặc anh cắm cơn sào cụt Nước lụt anh cắm cơn sào dài Vái trời cho em bậu có thai Để anh lên non đón củi, xuống bãi dài đốt than. Trái lại còn kế thừa cách nói ví von, ẩn dụ kín đáo, sâu sắc nhằm bày tỏ nỗi lòng sâu kín của tình yêu trai gái cũng không thua kém những miền quê khác: ví như Răng chừ Rú Ngựa hết cây Sông Loan hết nác tình này mới phai Hay: Răng chừ cạn lạch Lũy Thầy Sông Gianh hết nác dạ này mới hết thương hoặc: Răng chừ hết cát Truông Ngừ Mòn đàng Đá Nhảy mới từ nghĩa nhau Và: Hai ta kết ngãi lâu dài Sợ chi mói mặn, nỏ nài chanh chua. Ca dao, tục ngữ Quảng Bình cũng như mọi miền đất nước không chỉ là tiếng lòng và sự rung cảm của trái tim mà còn phản ảnh cuộc sống, sinh hoạt đa dạng phong phú giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội mà họ đã trải qua. Và từ trong thực tiễn ấy, họ đã đúc kết cho mình những kinh nghiệm sống như một bách khoa toàn thư truyền lại cho thế hệ đi sau về cách ứng xử, giao tiếp và lao động sản xuất. Nhờ vậy mà trong nghề nông người nông dân hiÓu rõ thời tiết, thời vụ để lựa chọn mỗi loại cây trồng phù hợp với thời gian trong năm: Trăng sáng được ló ruộng su Trăng lu được mùa ruộng cạn hay Chó le lại thì vại mè Chó thở è è thì mè moọc - Ló tháng mười không mưa Như Thành hoàng không miếu - Thà tra ló còn hơn tra má - Tháng bảy lôông ngọn khoai tra Tháng ba lôông ngọn khoai bưa - Giông tháng ba bá chài không kịp. Đối với người đi biển, cuộc sống lao động trên sông nước, sóng gió, bão, giông đã giúp họ rút ra những quy luật: “biển giả”, “sông gian muôn ngàn lắt léo”, hoặc cách xác định luồng lạch, xác định hướng đi ngay cả những khi mất trăng mất sao: -Ngoài Hòn Ông trong thì Hòn Lỗ Dãy Hoành Sơn lồ lộ cao phong Chạy ngang hòn núi đứng trông Kênh Hàn, ngó chộ Hòn Ông đã gần - Ngoài Hòn La trong thì Hòn Cỏ Đền Mũi Ông giữa trỗ lung linh Nước chiều chảy xiết thẳng kênh Vĩnh Sơn cát trắng quyện tình răng quên - Khi xưa nhật trình ta đã kể ra Bây chừ dần dà ta sẽ kể vô Đèo Ngang đất Quảng lô nhô Đi vô Đá Nhảy là nơi Lý Hòa Ở trong là ao, ở ngoài hòn Hiền lõa xõa Xưa nay thuyền bè vô ra đánh cá Đã truyền đi truyền lại câu ca Hòn Hiền là mẹ là cha Ai đi đến đó cũng là bình yên Kế thừa và phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của ông cha, con người Quảng Bình đã say sưa đầu tư công sức, trí tuệ trong sản xuất nhằm tạo ra những mặt hàng nổi tiếng làm phong phú và đa dạng thêm sản phẩm của quê hương. Ví dụ : Đồ đan Thọ đơn Hàng Mây Pháp Kệ Hàng chiếu Thanh Sơn Ngọa Cương đồ gốm Giấy bổi Diên Trường Nón kinh thổ Ngọa Mắm cá cảnh Dương Khương Hà thao lụa Thanh Lạng tre nứa Dao rựa Hòa Ninh Bánh tráng Lộc Điền Lạc sơn ngô, lạc Hàng quạt Trung Thuần Thuận Bài vải sợi Quả vải Lệ Sơn Bưởi bồng Minh Lệ Chum vại Ba Phường(Lộc Điền) Trầm hương Qui đạt An Xá chiếu lác Rượu bọt Thượng Sơn Rượu dâu chợ Đón Quán Hàu đồ tiện Đồ chạm Tam Tòa Thuốc Nam Hà Tĩnh Gạo nếp Lệ Thủy Tĩnh Nghệ đồ đồng Mật ong Minh Hóa Như vậy sản vật của Quảng Bình không hiếm và không thiếu thứ gì nên du khách, thương nhân thường xuyên lui tới mua bán, trao đổi, nhộn nhịp, đến mức “Chợ Đồn bán đắt cau khô”, chứng tỏ việc tiếp đón bạn bè khách khứa tới Ba Đồn chỉ bằng “miếng trầu là đầu câu chuyện” mà đông đúc tấp nập biết nhường nào. Phải chăng đó cũng là duyên kì ngộ để cho tao nhân mặc khách tụ hội về đây giao lưu bày tỏ nết người, nết đất Do tác động của nhiều luồng văn hóa nên ca dao, hò vè Quảng Bình được tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách phong phú đa dạng từ nhiều miền quê khác hợp thành. Và dù thể hiện dưới hình thức nào thì ca dao, hò vè Quảng Bình vẫn đậm chất trữ tình sâu lắng. Cũng là câu ca dao phổ thông: Chèo đò bẻ bắp bên sông Bắp chưa có trái bẻ bông mà về Nhưng khi vào Quảng Bình, câu ca dao được đặt vào hoàn cảnh mới hơn, bộc lộ tình cảm một cách chân thật hơn: Chèo đò bẻ bắp bên soi Báp chưa chắc hột, lên chòi đợi anh. Nếu như câu ca dao phổ thông mượn cảnh, muợn việc để ngụ tình để tả tâm trạng đối tượng - một đặc trưng phổ biến của ca dao - thì khi vào Quảng Bình, vẫn đối tượng đó, người chèo đò bẻ báp bên soi hoàn toàn có chủ định, họ lấy cớ chèo đò bẻ báp để “lên chòi đợi anh”. Vậy là ruộng lúa, nương ngô là nơi hò hẹn, nơi tỏ tình của đôi lứa, nơi nẩy nở tình yêu của người lao động. Câu ca dao khép lại cách giải quyết một cách chân thực, dân dã, hợp với hoàn cảnh sống của người lao động Quảng Bình nhưng vẫn chứa chan, đậm chất trữ tình. HÁT ĐỒNG DAO Cùng với vè, hát đồng dao là một loại dân ca có nội dung vui nhộn, ngộ nghĩnh được trẻ em yêu thích. Tuy là những bài hát của trẻ con nhưng có tác dụng phán ánh trung thực cuộc sống cơ cực, nghèo khổ của nhân dân lao động. Đồng thời vạch trần tố cáo những bất công tàn bạo của xã hội phong kiếnVì vậy bất kỳ ở địa phương nào ở Quảng Bình cũng như trong cả nước chúng ta cũng bắt gặp những bài hát đồng dao của trẻ em với nhiều điệu, nhiều dạng rất phong phú và hóm hỉnh. Tiếng hát mục đồng Mêbe mêmê mê Con đi rọi mạ Cá đi rọi bầy Chớ lạc bầy ai Ăn ló ăn khoai Chặt trôốc chặt tai Vày vô nồi hai Tiêu hành nác nắm Mê bẹmêmê Com chim Chích chòe Con chim Chích chòe Nó đậu côi cành Tui vác mẻ trành Tui quăng méo cổ Mần cộ ba năm Ôông thầy ăn một Bà cốt ăn hai Câỳ thủ, cấy tai Đem về kỉnh cố Cố hỏi thịt chi Thịt con ca kỳ Khoai từ khoan vạc Khoai từ khoan vạc Lạc đạc chạy về Giôông đi ngồi lê Bắc nồi lên nấu Cổ mô xấu xấu Để đèng cho giôông Cổ mô lông lông Để phần đứa ở Cổ mô nứt nở Mạ con ta ăn KẾT LUẬN Văn học dân gian Quảng Bình dồi dào phong phú đa dạng về các thể hình, thể loại. Nhưng rất tiếc với thời gian hạn chế của chương trình, chúng ta chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” tìm hiểu một phần rất nhỏ trong tài sản vô tận của quê hương nên còn bỏ sót nhiều nội dung quí giá. Mong rằng mỗi chúng ta, mỗi người một ít hãy cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu chắc chắn sẽ khám phá thêm nhiều điều thú vị, bổ ích đang lưu trữ trong sách vở và tàng ẩn trong dân nhân chưa được khai thác.
Tài liệu đính kèm: