Tự học và tự bồi dưỡng Ngữ văn 8

Tự học và tự bồi dưỡng Ngữ văn 8

Cách giới thiệu bài dạy học ngữ văn 8

Từ khi thực hiện chương trình SGK mới dạy và học đã thực sự gặt hái được nhiều kết quả. Học sinh học tập tự giác chủ động tích cực sáng tạo đạt được kết quả đó là do sự đổi mới quan niệm dạy - học. Đổi mới mục tiêu phương pháp, phương tiện dạy học việc đa dạng hoá các hình thức học tập khá phong phú trong đó có việc đa dạng hoá cách giới thiệu bài .

Giới thiệu bài không phải là một vấn đề mới song chúng ta cũng không nên xem nhẹ hoặc xem đó là hoạt động của môn vănn còn tiếng việt, tập làm văn ít chú ý .

Giới thiệu bài sẽ gây chú ý, hứng thú cho học sinh, nếu giới thiệu bài tốt sẽ là một thành công nhỏ của đổi mới dạy học hiện nay. Hướnh học sinh vào học tập chủ động, tích cực ngay từ phút ban đầu của bài học

Giới thiệu bài sẽ tạo một tâm thế nhập cuộc cho học sinh đi vào tìm hiểu chiếm lĩnh nội dung - kiến thức của bài học

Lời giới thiệu càng hấp dẫn mới mẻ, sáng tạo càng có khả năng nhanh chóng XĐtâm thế sư phạm cho học sinh tập chung và hứng thú cá nhân vào bài học

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 663Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tự học và tự bồi dưỡng Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tự học và tự bồi dưỡng
 Ngữ văn 8 ( 2006- 2007)
Kế hoạch học tập
Nội dung bồi dưỡng
Số tiết
Thời gian TH
HT Tổ chức
1 Những điều cần lưu ý khi giảng dạy ngữ văn 8
( Cách giới thiệu bài,tiết trả bài,hoạt động nhóm,tiết ôn tập...)
2 Dạy các văn bản theo phương thức tự sự
3 Dạy các văn bản theo phương thức trữ tình
4 Dạy các văn bản theo phương thức nghị luận
5 Chương trình địa phương
8 tiết
8 tiết
8 tiết
8 tiết
4 tiết
Tháng 9 +10
Tháng 11+12
Tháng 1+2
Tháng 3+4
Tháng 5
Tự học
 Tự học
Tự học
Tự học
Tự học
Chương trình ngữ văn 8 được nâng lên từ chương trình ngữ văn 6,7. Khi giảng dạy cần bám sát chương trình góp phần giúp các em nắm nội dung kiến thức, rèn luyện nâng cao kỹ năng cần thiết trong học tập môn ngữ văn
Cách giới thiệu bài dạy học ngữ văn 8
Từ khi thực hiện chương trình SGK mới dạy và học đã thực sự gặt hái được nhiều kết quả. Học sinh học tập tự giác chủ động tích cực sáng tạo đạt được kết quả đó là do sự đổi mới quan niệm dạy - học. Đổi mới mục tiêu phương pháp, phương tiện dạy học việc đa dạng hoá các hình thức học tập khá phong phú trong đó có việc đa dạng hoá cách giới thiệu bài .
Giới thiệu bài không phải là một vấn đề mới song chúng ta cũng không nên xem nhẹ hoặc xem đó là hoạt động của môn vănn còn tiếng việt, tập làm văn ít chú ý .
Giới thiệu bài sẽ gây chú ý, hứng thú cho học sinh, nếu giới thiệu bài tốt sẽ là một thành công nhỏ của đổi mới dạy học hiện nay. Hướnh học sinh vào học tập chủ động, tích cực ngay từ phút ban đầu của bài học 
Giới thiệu bài sẽ tạo một tâm thế nhập cuộc cho học sinh đi vào tìm hiểu chiếm lĩnh nội dung - kiến thức của bài học 
Lời giới thiệu càng hấp dẫn mới mẻ, sáng tạo càng có khả năng nhanh chóng XĐtâm thế sư phạm cho học sinh tập chung và hứng thú cá nhân vào bài học 
GV dạy cần chú ý nếu không có lời giới thiệu bài hoặc lời giới thiệu bài đơn điệu thì khó mà có cảm xúc, cảm hứng để đi vào bài dạy 
Giới thiệu bài có 2 cách 
1 Giới thiệi bài trực tiếp
2 Giới thiệu bài gián tiếp 
Khi giảng dạy có thể vận dụng 1 số cách giới thiệu bài sau 
* Nêu xuất xứ - Dựa vào SGK + Tài liệu tham khảo 
* Nêu câu hỏi tình huống có vấn đề 
* Hình thức câu hỏi trắc nghiệm 
* Xem tranh ảnh 
* Kết hợp kiểm tra bài cũ 
* Lời kể sáng tạo 
Giáo viên cần lưu ý Giới thiệu bài cần đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau quan hệ thầy- trò Giáo viên luôn tự đánh giá hiệu quả của giới thiệu bài nhằm rút kinh nghiệm điếu chỉnh cách giới thiệu không nên lặp lại một cách cứng nhắc cần phải linh hoạt, đa dạng, sáng tạo. 
 Thế giới quanh ta- Năm 2006
Để dạy tốt một tiết trả bài tập làm văn8
Tiết trả bài làm văn không chỉ đơn thuần là trả bài lấy điểm mà nó phải đạt tới yêu cầu rèn sửa kỹ năng cho học sinh. Bởi vậy mà tất cả các khâu đều phải được chuẩn bị một cácg chu đáo 
 + Trước hết khâu chấm bài cần phải chấm nghiêm túc, kỹ càng chính xác - khi chấm bài giáo viên nên dùng bút đỏ đánh dấu ưu và nhược điểm ngay trên bài của học sinh nhưng không sửa cụ thể. Chẳng hạn khi học sinh dùng một hình ảnh hay, một cách lập luận hay giáo viên gạch chân và phê lời diễn đạt, lỗi dùng từ ....
 + Trên lớp cần hướng dẫn học sinh lập được dàn ý hoàn chỉnh 
 + Trả bài cho học sinh 
 + Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của học sinh 
 + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và sửa bài cho nhau, theo các đối tượng học sinh giỏi, học sinh yếu học sinh khá với học sinh trung bình 
 + giáo viên yêu càu báo cáo nhanh kết quả và kiểm tra nên làm mẫu 1 vài nhóm - Như vậy các em có thể tự sửa lỗi cho bạn và tự rút ra bài học cho mình. 
Làm sao tiết trả bài cũng gây được sự hứng thú cho học sinh như những tiết ngữ văn khác 
 Thế giới quanh ta - 2006 
Các loại câu hỏi trong dạy học 
ngữ văn8
 Dạy học ngữ văn hiện nay là hướng học sinh học sinh học tập một cách tự giác, chủ động và sáng tạo. Dạy học ngữ văn phải tích cực, tích hợp gắn đời sống do vậy khi dạy giáo viên cần chú ý đến câu hỏi là vấn đề hết sức quan trọng .
 - Hệ thống câu hỏi phải được thiết kế theo tinh thần đề cao hoạt động học tập,đậc ra các tình huống và khuyến khích học sinh tìm cách giải quyết các tình huống bằng cách thức khác nhau. Đặc biệt tăngn cường hệ thống câu hỏi mở, câu hỏi sáng tạo, hạn chế câu hỏi tái hiện nhằm hình thành tính năng động và góp phần phân hoá trình độ học sinh.
 Khi giảng dạy cần vận dụng một số câu hỏi sau 
 	1 Câu hỏi tái hiện 
 2 Câu hỏi kích thích tư duy liên tưởng tưởng tượng hay phân tích đánh giá 
 	 3 Câu hỏi khái quát tổng kết các vấn đề 
 	 4 Câu hỏi nêu tình huống có vấn đề 
 	5 Câu hỏi trắc nghiệm 
Loai câu hỏi này có nhiều hình thức 
 - Đánh dấu x hoặc khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất 
 - Đán dấu x vào ô trống thích hợp trong bảng 
 - Đánh dấu x vào ô đúng, sai 
 - Đánh số thích hợp vào ô trống 
 - Sắp xếp các nội dung thích hợp, đánh dấu mũi tên hợp lý 
 - Câu hỏi điền khuyết 
 - Câu hỏi kết nối 
 - Câu hỏi lập bảng mẫu sơ đồ 
 6 Câu hỏi thảo luận 
loại câu hỏi này đi vào những vấn đề khái quát, tổng kết không nên quá vụn vặt 
* 1 số lưu ý 
a Cau hỏi phải thường xuyên đặt trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau 
b Nhiều lúc giáo viên không cần hỏi mà cần đưa học sinh vào trạng thái ngồi im lặng, tập trung suy tư (1 khoảng thời gian nhất định )
c Dạy học ngữ văn bên cạnh hệ thống câu hỏi cũng cần thuyết giảng và bình
d Câu hỏi cố gắng thể hiện tính tích hợp (Tích hợp trong tích hợp ngoài )
 Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, hợplý, sáng tạo, vận dụng NTN để đạt hiệu quả cao nhất điều cơ bản là học sinh được suy nghĩ được thực hành vào thực tế đời sống.
Đa dạng hoá các hình thức 
hoạt động ngoại khoá ngữ văn
Dạy học mới là dạy cách dạy, học cách học, dạy NTN học NTN để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất. Muốn thế phải đổi mới phương pháp - biện pháp dạy và học. Muốn thế phải tổ chức đa dạng phong phú các hình thức hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học làm sao giáo viên phải hướng học sinh học tập tự giác, chủ động, tích cực sáng tạo và vận dụng vào cuộc sống của các em 
 Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá ngữ văn là nhằm làm cho các em say mê, yêu thích môn học, nâng cao tư tưởng tình cảm rèn luyện nhân cách cho các em, các em tự thể hiện mình trước tập thể củng cố bổ sung thêm kiến thức đã học. Điều quan trọng giúp học sinh chủ động, tìm tòi, sáng tạo, học gắn với đời sống thực tiễn .
 * 1 số hình thức ngoại khoá 
1 Thi làm thơ, bình thơ, sáng tác truyện hội vui học tập sưu tầm văn thơ, xem băng hình, tổ chức đêm thơ, hoạt cảnh, kể truyện, trình bày ca nhạc, vẽ hoạ.
 VD : _ Tổ chức đêm thơ Bác Hồ kính yêu 
 - Diễn kịch nỗi oan hại chồng - Quan âm thị kính 
Hình thức trên có thể tổ chức vào các ngày lễ ...
2 Tổ chức các tiết đọc thơ, văn, bình 
 Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học 
Có thể tổ chức vào các buổi chào cờ đầu tuần, cuối các buổi ngoại khoá 
* Lưu ý để buổi ngoại khoá đạt hiệu quả 
-Các giáo viên trong tổ phải tham gia tích cực 
- Nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ 
- Trong khi tổ chức phải kiểm tra đánh giá thành lập ban giám khảo đánh giá khen thưởng cho học sinh 
- Các buổi ngoai khóa tốt sẽ giúp ích không nhỏ cho việc dạy học chính khoá và hơn hết là học sinh thích học môn ngữ văn học sinh- học- vui - học cùng ngữ văn.
 ( Thế giới quanh ta- 2006 )
Để dạy bài ôn tập đạt hiêu quả
''Ôn tập '' là một loài bài có trong mọi môn học của chương trình phổ thông có thể nói rằng đây là loại bài khó dạy nhất bởi số tiết của loại bài này có rất ít trong chương trình 
 Chính vì vậy để giờ dạy đạt hiệu quả. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự ôn tập và làm đề cương chu đáo thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập. 
 Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại kiến thức mà cố gắng tìm ra được sợi dây liên kết các kiến thức với nhau theo nhiều hình thức cụ thể là :
 a - Phần giới thiệu bài 
GV nêu ra yêu cầu của tiết học chú ý làm nổi bật mối quan hệ giữa các nội dung 
 b - Hướng dẫn ôn tập lý thuyết 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi thực hiện bài tập củng cố lý thuyết bằng các biện pháp sau - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của câu hỏi hoặc bài tập 
 - Đọc thầm trình bày lại yêu cầu 
 - Giáo viên giải thích rõ thêm yêu cầu 
 - Tổ chức học sinh thực hiện làm mẫu 1 phần của câu hỏi hoặc bài tập 
 - Tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi hoặc thực hiên bài tập - làm việc cá nhân hoặc theo nhóm 
 - Báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau trao đổi với học sinh - Sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý cho nhau trong quá trình làm bài 
 Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh 
 c Hướng dẫn luyện tập 
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành như phần lý thuyết 
* Lưu ý qua bài tập, luyện tập giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức phát huy tính tích cực sáng tạo của mọi học sinh .
 ( Thế giới quanh ta - 2006 )
Phạm hương giang- trường TH cơ sở tân bình
Để hoạt động nhóm có hiệu quả
Hoạt động nhóm là một hình thức hoạt động giúp các emtích cực hơn với vai trò cá nhân của mình để chủ động nắm bắt kiến thức. Chính vì vậy để hoạt động nhóm có hiệu quả thầy trò cần thực hiện thao tác sau 
 + Giáo viên chia nhóm 
 + Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm 
 + Các nhóm thực hiện nhiệm vụ 
 + Giáo viên bao quát hoạt động của từng nhóm 
 + Giáo viên tổ chức cho từng nhóm báo cáo kết quả hoạt động 
 + Giáo viên - học sinh nhận xét đánh giá kết quả 
Muốn hoạt động nhóm đạt hiệu quả thì giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng cần phải 
- Định hình các nhóm 
- Tập huấn cho nhóm trưởng về cách điều khiển các hoạt động của nhóm biết cách phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhhóm cho các bạn điều được tham gia 
- Biết thay đổi linh hoạt vai trò các thành viên trong nhóm 
- Biết động viên khích lệ bạn còn thực hiện chưa nhanh tay, nhanh mắt 
* giáo viên cần đánh giá cởi mở, linh hoạt khích lệ kịp thời đối với các bạn còn chưa thực hiện nhanh nhưng được cử ghi chép báo cáo .
TRước mục tiêu của giáo dục, trong giảng dạy người giáo viên là người tổ chức cho học sinh hoạt đông, học sinh tự rút ra kiến thức tự chiếm lĩnh kiến thức 
Lưu ý : 
+ Câu hỏi thảo luận phải ngắn gọn, rõ ràng phù hợp với kiến thức của học sinh , huy động vốn kiến thức của học sinh 
+ Cách chia nhóm phải hết sức linh hoạt các nhóm đồng đèu trình độ - Thành phần các nhóm phải được thay đổi để các em được tiếp súc giao lưu với các bạn ttrong lớp 
+ Nhiệm vụ thư ký , nhóm trưởng phải được luân phiên nhau.....
+ Trong khi các nhóm thảo luận giáo viên cần quan sát theo dõi tiến chuyển của hoạt động gợi ý kịp thời khi học sinh thắc mắc 
+ Kết quả thảo luận đượ thảo luận được các nhóm báo cáo công khai bằng những hình thức để học sinh dễ quan sát và ghi nhớ 
+ Cần có kết luận tóm tắt và những điều đã bàn bạc và có kế hoạch tiếp theo .
Mẹo nh ... c sinh giải đáp. Mỗi ô chữ là một sự kiện lịch sử trong các bài đã học. Ô chữ hàng dọc là bài học lịch sử cần nhấn mạnh. Cũng có thể mỗi ô chữ hàng ngang có một chữ cá chìa kháo sau đó yêu cầu HS đoán những chữ cái bí ẩn có nội dung là gì 
 2 Giải mật mã lịch sử 
Giáo viên cho các dữ kiện lịch sử, yêu cầu HS nêu những hiểu biết về các dữ kiện đó sau đó đoán xem những dữ kiện đó nói về dữ kiện lịch sử nào 
 3 Thi trả lời nhanh 
Chia lớp học thành các đội chơi, phổ biến luật chơi. Trong 1 khoảng thời gian ấn định trước, mỗi đội trả lời nhanh 5 hoặc 10 câu hỏi , mỗi câu trả lời đúng được 1 thẻ điểm 
 4 Thi ghi nhớ lịch sử 
Chia lớp thành các đội chơi, giáo viên chuẩn bị sẵn bảng viết, trong 1 khoảng thời gian nhất định các đội cử đại diện lên viết các mốc lịch sử các nhân vật lịch sử theo yêu cầu của giáo viên. đội thắng cuộc là đội ghi được nhiều hơn 
5 Thi sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử 
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm sưu tầm các tranh ảnh lịch sử và thuyết minh các tranh ảnh đó. Đầu giờ và cuối giờ giáo viên tổ chức trò chơi. Đại diện các nhóm lên giới thiệu và thuyết minh bức tranh lịch sử mà nhóm mìmh sưu tầm được .
Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi nữa.....Tổ chức các trò chơi yêu cầu người giáo viên phổ biến rõ luật chơi, thành phần tham gia, thời gian .....Các trò chơi có thể váo đầu giờ học để dẫn dắt vào bài hay ở cuôí giờ học để củng cố bài. các câu hỏi cho mỗi trò chơi đều tập trung vào các đơn vị kiến thức cần ghi nhớ. hình thức trình bày cho mỗi trò chơi cần đẹp, hấp dẫn, thu hút song không ảnh hưởng tới nội dung bài giảng người giáo viên cần chuẩn bị kỹ càng công phu .
Người giáo viên nên thường xuyên tổ chức các trò chơi linh hoạt qua mỗi giờ để tạo được hứng thú học tập cho HS và đạt được những hiệu quả nhất định .
 (Thế giới quanh ta - CĐ 44)
Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy
đối với bộ môn ngữ văn
I Cách ra đề 
Đảm bảo theo tinh thần đổi mới khách quan kết hợp tự luận - Nội dung kiểm tra phải toàn diện được nhiều kiến thức phân loại được đối tượng học sinh 
II Hình thức kiểm tra 
Kiểm tra miệng - Kiểm tra 15 phút - Kiểm tra 1 tiết - Kiểm tra định kỳ - Kiểm tra học kỳ chú ý kiểm tra miệng để kiểm tra kỹ năng nói của học sinh . Linh hoạt hơn trong việc lấy điểm 15 phút 
III Yêu cầu cần đạt 
* Kiểm tra vấn đáp 
Sử dụng thường xuyên hơn trong suốt quá trình dạy,, học nhằm thu được ngay lập tức những thông tin về sự nắm vững kiến thức kỹ năng từ phiá học sinh nhận ra thành công và hạn chế thông qua những câu trả lờiddoois thoại trực tiếp 
_ Góp phần phần phát triển kỹ năng nói đúng vấn đề, đọc đúng chính tả, chính âm, thuyết phục người nghe 
- Mỗi câu hỏi vấn đáp nên có ngữ cảnh giao tiếp cụ thể để học sinh trả lời ngắn gọn 
* Kiểm tra 15 phút 
- Được vận dụng nhắm thu thập thông tin về sự nắm kiến thức, kỹ năng của học sinh sau khi học song một bài hoặc cụm bài thôn g qua 1 đoạn 1 bài viết ngắn đơn giản
- Khi kiểm tra giáo viên nên ra những câu hỏi, bài tập có tính tích hợp sâu chuỗi được tất cả kiến thức, kỹ năng. Đồng thời đánh giá năng lực trình bày bằng ngôn ngữ qua đọan, bài viết.
* Kiểm tra viết 
Được vận dụng nhằm thu thập thông tin về việc nấm vững kỹ năng của học sinh sau khi học song 1 cụm bài lớn hoặc 1 mạch nội dung tương đối lớn. Qua hình thức trình bày một vấn đề bằng một bài viết phức tạp hơn dung lượng dài hơn so với bài 15 phút 
- Bài kiểm tra phải có tính chất đánh giá tổng hợp năng lực của học sinh qua một giai đoạn nhất định 
- Đề kiểm tra phải có sự phối hợp giữa các dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận các câu hỏi và bài tập nên nhằm vào các vấn đề khác nhau trong nội dung học tập 
* Kiểm tra học kỳ 
- Nhằm kiểm tra kiến thức kỹ năng của học sinh sau khi học song 1 học kỳ có ôn tập trước để kiểm tra 
- Đề kiểm tra có sự phối hợp giữa các dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận - các câu hỏi va bài tập nhằm vào nhiều phần khác nhau của học kỳ
- Để đảm bảo việc phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập.
Dạy văn bản tự sự
Lão Hạc - Nam Cao
Khác với các văn bản trữ tình đã học khi dạy văn bản tự sự cần cho học sinh thấy rõ tác giả Nam Cao có điểm nhìn : Không phản ánh trực diện hiện thực nông thôn trên bình diện xung đột giai cấp . không dựng lên bức tranh xã hội rộng lớn , không có những hình tượng điển hình phản diện về tầng lớp thống trị mà đi vào đề tài thời sự , đời tư, đời thường.
 Cũng như Ngô Tất Tố , Nam Cao viết về đề tài nông dân chủ yếu với cảm hứng vach khổ, bênh vực ,quyền sống , nhân phẩm của họ .
 Nam Cao có khám phá mới về số phận , tính cách , nhân phẩm của người nông dân .
 Nam Cao tỏ ra quan tâm , day dứt đau đớn với nhân vật .
Nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao nhiều khi bị đặt trong tình thế phải lựa chọn, hoặc phải từ bỏ nhân phẩm để tồn tại , hoặc phải bỏ cuộc sống để giữ nhân phẩm hoặc bản tính lương thiện ( Chí Phèo)
Nam Cao không vạch mặt địa chủ , cường hào 1 cách cụ thể nhưng đã kết án toàn bộ xã hội không cho con đường sống hạnh phúc mà tự vùi dập nhân phẩm của mình...
	Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - 2004
Những điểm cần lưu ý khi dạy tiết luyện tập tóm tắt văn bản tự sự 
Khi dạy tiết luyện tập TTVBTS giáo viên trước hết hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học vào việc tóm tắt văn bản
* Nội dung kiến thức cần nắm
Tóm tắt là 1 thao tác , 1 kỹ năng được sử dụng phổ biến dưới 2 hình thức nói và viết . Thao tác này trình bày ngắn gọn . Văn bản tóm tấưt bao giờ cũng ngắn hơn so với văn bản gốc . Do đó giáo viên khi hướng dẫn học sinh tóm tắt phải biết lựa chọn thông tin chính , giữ lại nội dung gốc 
* Người tóm tắt phải dùng lời văn của mình giới thiệu 1 cách ngắn gọn nội dung chính ( Bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật chính) 
* Cách tóm tắt Chú ý cho học sinh 5 bước tóm tắt văn bản tự sự.
Dùng trò chơi ô chữ để tổng kết một giờ dậy học văn ở THCS
* Dạy học văn là 1 khoa học và là 1 nghệ thuật. Để dạy tốt 1 văn bản văn chương không chỉ là sự mở đầu dẫn dắt sinh động và quá trình học tập diễn ra thông suốt liên tục mà còn là sự kết thúc bài có sức nặng . Vấn đề là làm thế nào để khi kết thúc giờ dạy , học sinh thấy thích thú, thoả mãn và giữ mãi dư vị ngân vang của tác phẩm trong tâm hồn các em. Điều đó đòi hỏi 1 nghệ thuật và 1 sự tìm tòi sáng tạo của người ngữ GV ngữ văn. Thực tế cho thấy nhiều khi giáo viên vì say mê giảng bài mà phần tổng két, củng cố luôn làm tắt, qua loa đại khái, hoặc là nhắc nhở học sinh tự tổng kết và học phần ghi nhớ SGK . Cách tổng kết ấy đã làm cho giờ dạy văn thêm xơ cứng và như 1 lối mòn . Chính vì vậy , nhiều giờ dạy văn chưa hoàn thiện , chưa đạt yêu cầu không đọng lại phần tinh tuúy nhất cho học sinh , khiến linh hồn của tác phẩm chưa được học sinh thấm thấu 1 cách tích cực
* Có nhiều cách để tổng kết và củng cố bài dạy học ngữ văn có khi GV nêu câu hỏi học sinh trả lời, có khi GV treo bảng phụ hoặc đèn chiếu bài tập trắc nghiệm để học sinh lựa chọn đáp án hay tổng kết bài bằng cách chơi trò chơi ô chữ. Trò chơi ô chữ bí ẩn với phương châm học mà chơi, chơi mà học sẽ tạo được tâm lý thoả mãi cho HS , toạ được không khí hoà đồng giữa GV với HS , và sẽ được nhiều em tham gia.
Trò chơi ô chữ với ít nhất là 5 ô trở lên sẽ tổng kết được nhiều vấn đề từ tác giả, tác phẩm , thể loại phong cách..Để giờ dạy bằng trò chơi ô chữ , GV phải đầu tư nghiên cứu tìm tòi lựa chọn ô chữ bí ẩn hàng dọc và o chữ hàng ngang, GV phải chuẩn bị trước bảng phụ , đèn chiếu, phải biết phối hợp thời gian hợp lý.
* Cách tiến hành
+ Chuẩn bị ô chữ 
Ngay khi soạn bài, Gv phải có ý thức lựa chọn ô chữ bí ẩn hàng dọc và các ô chữ hàng ngang phù hợp sao cho ô chữ ấy khái quát được linh hồn của văn bản. Sau đó tự sắp xếp theo 1 hàng dọc. Tiếp sau đó tìm ô chữ hàng ngang tương ứng từ những nội dung về tác phẩm, tác giả , sao cho phù hợp với chữ cái cố định của hàng dọc, khi lựa chọn hàng ngang đồi hỏi Gv phải tư duy hợp lý và sắp xếp khéo léo để khi trình bày lên bảng phụ sao cho cân đối hài hoà. Cuối cùng Gv trình bày lên bảng phu dùng phấn màu vẽ ô chữ hàng dọc 
Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong
thuế máu - văn 8
* Thuế máu là chương 1 của bản án chế độ TDP tác phẩm được xuất bản 1925 ở Pa Ri với nội dung tố cáo và lên án tố cáo tội ác man rợ của TDP về mọi mặt..
Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm cần chú ý khai thác trên các phương diện sau.
1 Mâu thuẫn trào phúng.
 GV Cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu mâu thuẫn trào phúng cơ bản của đối tượng trào phúng trong thuế máu , đối tượng trào phúng chính là TDP , mâu thuẫn trào phúng là mâu thuẫn giữa bản chất tàn ác, dã man và những lời lẽ thủ đoạn giả nhân giả nghĩa của chúng. Bọn thực dân Pháp che đậy bộ mặt thật của việc thẳng tay đàn áp và ném hàng chục vạn người dân thuộc địa vào lò lửa của chiến tranh , bằng nhữn lời bịp bợm ...
Mâu thuẫn càng được đẩy cao hơn ở mục 2 . Đó là mâu thuẫn giữa cảnh tróc nã bắt lĩnh cưỡng bức với thủ đoạn mánh khoé hết sức tàn nhẫn và lời tuyên bố trịnh trọng . GV Cần dẫn dắt giải thích cho HS thấy 2 tiếng tình nguyện , gợi lên bản chất bịm bợm của TDP.
2 Ngôn ngữ,giọng điệu,trào phúng.
 Tác giả đã sử dụng thành công ngôn từ giễu nhại ,mỉa mai nhằm thể hiên tính chất châm biếm - GV cần hướng dẫn HS tìm và phát hiện những từ ngữ hình ảnh trong văn bản- khi viết về cuộc chiến tranh tác giả đã nói rõ bước thăng cấp thật đột ngột bằng giọng điệu mỉa mai ..
GV Cần nhấn mạnh đằng sau những từ ngữ , hình ảnh như đùa cợt này chính là noic đau to lớn của tác giả trước cái chết thương tâm hết sức vô nghĩa của đồng bào ở ngững nơi xa lạ , đến lúc chết không hiểu rõ tại sao phải chết thê thảm như vậy. Ngôn từ giễu nhại , giọng điệu giễu cợt , mỉa mai được tác giả sử dụng thật đắc địa , cười cái đáng ra phải khóc . Đây chính là phong crào phúng rất sâu sắc thâm thuý sâu sắc của NAQ.
3 . Hình ảnh sinh động , giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo.
 Nghệ thuật chấm biếm trào phúng cả tác giả còn được thể hiện thông qua cách sử dụng những hình ảnh xát thực , khách quan không thể chối cãi. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những hình ảnh sát thực , phản ánh chính xác tình trạng thưc tế trong văn bản. Học sinh thấy được t ác giả dùng phương pháp gậy ông đập lưng ông để vạch trần những luận điệu giả rối được che đậy bằng những điều hoa mỹ đường 
mật.Thếu máu là 1 ẩn dụ làm người đọc liên tưởng đến 1 thứ thuế phải đổi bằng tính mạng của con người. Thuế máu đã tạo lên 1 hình ảnh vừa khủng khiếp vừa mỉa mai về 1 thứ thuế đắt nhất và cay đắng nhất của người bạn xứ.... Như vậy để tiếp cận với thuế máu theo đúng đặc trưng thể loại nghị luận và góp phần thành công trong dạy học tác phẩm mới và khó này, GV có thể hướng dẫn học sinh khám phá, thẩm thấu nét nghệ thuật trào phúng đặc sắc của thuế máu ở các phương diện trên.
 Biên soạn - Đoàn Thị Kim Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi dung tu hoc tu boi duong van 8.doc