Trắc nghiệm Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 6 - Võ Khắc Nguyên

Trắc nghiệm Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 6 - Võ Khắc Nguyên

Câu 2: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 3: Dạng chuyển động của quả bom được thả ra từ máy bay ném bom B52 là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 4: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 5: Dạng chuyển động của tuabin nước trong nhà máy thủy điện Sông Đà là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 6: Dạng chuyển động của đầu van xe đạp khi xe đạp chạy trên đường là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 7: Một hành khách đang ngồi trên xe buýt đi từ Thủy phù lên Huế, hành khách này chuyển động so với:

I/ Tài xế II/ Một hành khách khác

III/Một người đi xe đạp trên đường IV/ Cột mốc

A. III B. II, III và IV C. Cả I, II, III và IV D. III và IV

Câu 8: Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với.(1).nhưng lại đứng yên so với.(2).

A. Chim con/con mồi B. Con mồi/chim con

C. Chim con/ tổ D. Tổ/chim con

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 6 - Võ Khắc Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:	Chuyển động cơ học
Câu 1: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
Người soát vé đang đi lại trên xe
Tài xế
Trạm thu phí Thủy Phù
Khu công nghiệm Phú Bài
Câu 2: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là:
Chuyển động thẳng
Chuyển động cong
Chuyển động tròn
Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 3: Dạng chuyển động của quả bom được thả ra từ máy bay ném bom B52 là:
Chuyển động thẳng
Chuyển động cong
Chuyển động tròn
Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 4: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:
Chuyển động thẳng
Chuyển động cong
Chuyển động tròn
Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 5: Dạng chuyển động của tuabin nước trong nhà máy thủy điện Sông Đà là:
Chuyển động thẳng
Chuyển động cong
Chuyển động tròn
Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 6: Dạng chuyển động của đầu van xe đạp khi xe đạp chạy trên đường là:
Chuyển động thẳng
Chuyển động cong
Chuyển động tròn
Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 7: Một hành khách đang ngồi trên xe buýt đi từ Thủy phù lên Huế, hành khách này chuyển động so với:
I/ Tài xế	II/ Một hành khách khác 	
III/Một người đi xe đạp trên đường	IV/ Cột mốc
A. III	B. II, III và IV	C. Cả I, II, III và IV	D. III và IV
Câu 8: Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)...nhưng lại đứng yên so với..(2)....
A. Chim con/con mồi	B. Con mồi/chim con
C. Chim con/ tổ	D. Tổ/chim con
Câu 9: Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với:
A. Ván lướt	B. Canô	C. Khán giả	D. Tài xế canô
Câu 10: Hai bạn A và B cùng ngồi trên hai mô tô chạy nhanh như nhau, cùng chiều. Đến giữa đường gặp bạn C đang ngồi sửa xe đạp đang bị tuột xích. Phát biểu nào sau đây đúng?
A chuyển động so với B
A đứng yên so với B
A đứng yên so với C
B đứng yên so với C
Bài 2	 Vận tốc
Câu 1: Dựa vào bảng sau, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên
Quãng đường
Thời gian 
Trần Ổi
100m
10
Nguyễn Đào
100m
11
Ngô Khế
100m
9
Lê Mít
100m
12
Trần Ổi
Nguyễn Đào
Ngô Khế
Lê Mít
Câu 2: Công thức tính vận tốc là:
Câu 3: Vận tốc cho biết gì?
Tính nhanh hay chậm của chuyển động
Quãng đường đi được
Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
Tác dụng của vật này lên vật khác
A. I; II và III	B. II; III và IV	C. Cả I; II; III và IV	D. I và III
Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. m/s	B. km/h	C. kg/m3	D. m/phút
Câu 5: 15m/s = ... km/h
A. 36km/h	B.0,015 km/h	C. 72 km/h 	D. 54 km/h
Câu 6: 108 km/h = ...m/s
A. 30 m/s	B. 20 m/s	C. 15m/s	D. 10 m/s
Câu 7: Nhà Lan cách trường 2 km, Lan đạp xe từ nhà tới trường mất 10 phút. Vận tốc đạp xe của Lan là:
A. 0,2 km/h	B. 200m/s	C. 3,33 m/s	D. 2km/h
Câu 8: Mai đi bộ tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Mai đi từ nhà tới trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Mai tới trường là:
A. 1000m	B. 6 km	C. 3,75 km	D. 3600m
Câu 9 Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34.000m/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là
A. tàu hỏa – ô tô – xe máy.	B. ô tô – tàu hỏa – xe máy.
C. ô tô – xe máy – tàu hỏa.	D. xe máy – ô tô – tàu hỏa.
* Câu 10: Hùng thả một hòn đá từ sân thượng của khách sạn Morin xuống sân, sau 2 giây kể từ khi ném Hùng nghe thấy tiếng va chạm của hòn đá. Hỏi chiều cao của sân thượng khách sạn Morin? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s. 
A. 660 m	B. 330 m	C. 115 m	D. 55m
* Câu 11: Lúc 5h sáng Tân chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang. Biết từ nhà ra cầu Đại Giang dài 2,5 km. Tân chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi Tân về tới nhà lúc mấy giờ.
A. 5h 30phút	B. 6giờ	C. 1 giờ	D. 0,5 giờ
* Câu 12: Lúc 5h sáng Cường chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang. Biết từ nhà ra cầu Đại Giang dài 2,5 km. Cường chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi thời gian để Cường chạy về tới nhà là bao nhiêu.
A. 5h 30phút	B. 6giờ	C. 1 giờ	D. 0,5 giờ
* Câu 13: Tay đua xe đạp Trịnh Phát Đạt trong đợt đua tại thành phố Huế (từ cầu Tràng Tiền đến đường Trần Hưng Đạo qua cầu Phú Xuân về đường Lê Lợi) 1 vòng dài 4 km. Trịnh Phát Đạt đua 15 vòng mất thời gian là 1,2 giờ. Hỏi vận tốc của tay đua Trịnh Phát Đạt trong đợt đua đó?
A. 50 km/h	B. 48km/h	C. 60km/h	D. 15m/s
v(m/s)
t(s)
0
A
v(m/s)
t(s)
0
B
v(m/s)
t(s)
0
C
v(m/s)
t(s)
0
D
*** Câu 14: Đồ thị nào sau đây diễn tả sự phụ thuộc của đường đi theo vận tốc và thời gian :
A
B
C
108km
67,5km
Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 14, 15
Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa 
điểm A và B, cùng đi về C (hình vẽ). Biết vận 
tốc xe đi từ A là 40 km/h. 
*** Câu 15: Để hai xe cùng đến C một lúc thì vận tốc của xe đi từ B là:
A. 40,5km/h	B. 2,7h	C. 25km/h	D. 25m/s
*** Câu 16: Khoảng cách giữa hai xe sau khi chuyển động 3h là: 
A. 5,5 km	B. 45 km	C. 0km	D. 40,5km
*** Câu 17 Hòa và Vẽ cùng đạp xe từ cầu Phú Bài lên trường ĐHSP dài 18km. Hòa đạp liên tục không nghỉ với vận tốc 18km/h. Vẽ đi sớm hơn Hòa 15 phút nhưng dọc đường nghỉ chân uống cafê mất 30 phút. Hỏi Vẽ phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Hòa.
A. 16km/h	B. 18km/h	C. 24km/h	D. 20km/h
Bài 3 	Chuyển động đều - Chuyển động không đều
A
B
C
Câu 1: Thả viên bi trên máng nghiêng như hình vẽ.
Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác
Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B
Viên bi chuyển động chậm dần từ B đến C
Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C
Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC
Câu 2: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là:
Câu 3: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
Chuyển động của đầu cách quạt
Cả B và C đúng
Câu 4: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:
A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s	 B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s	C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s	D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s
Câu 5: Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn?
A. 3000km	B.1080km	C. 1000km	D. 1333km
Câu 6: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?
A. 1s	B. 36s	C. 1,5s	D. 3,6s
Câu 7: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s	B. 8m/s	C. 4,67m/s	D. 3m/s
Câu 8 : Một học sinh vô định trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là 	A. 40m/s.	B. 8m/s.	C. 4,88m/s.	D. 120m/s.
Câu 9: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là
A. 24km/h.	B. 32km/h.	C. 21,33km/h.	D. 16km/h.
*** Câu 10: Một xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường?
A. 25km/h	B. 24 km/h	C. 50km/h	D. 10km/h
*** Câu 11: Một ô tô đi từ Huế vào Đà Nẵng với vận tốc trung bình 48km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc 40 km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?
A. 50km/h	B. 44 km/h	C. 60km/h	D. 68km/h
*** Câu 12: Bắn một viên bi lên một máng nghiêng, sau đó viên bi lăn xuống với vận tốc 6 cm/s. Biết vận tốc trung bình của viên bi cả đi lên và đi xuống là 4 cm/s. Hỏi vận tốc của viên bi khi đi lên?
A. 3cm/s	B. 3m/s	C. 5cm/s	D. 5m/s
*** Câu 13 Một tàu hỏa đi từ ga Hà Nội và ga Huế. Nửa thời gian đầu tàu đi với vận tốc 70km/h.
Nửa thời gian còn lại tàu đi với vận tốc v2. Biết vận tốc trung bình của tàu hoả trên cả quãng đường là 60 km/h. Tính v2.
A. 60 km/h	B. 50km/h	C. 58,33 km/h	D. 55km/h
**** Câu 14: Hai bến sông A và B cách nhau 24 km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.
A. 1h30phút	B. 1h15 phút	C. 2h	D. 2,5h
**** Câu 15: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 400m. Nửa quãng đường đầu, xe đi với vận tốc v1, nửa quãng đường sau xe đi trên cát nên vận tốc v2 chỉ bằng nửa vận tốc v1. Hãy tính v1 để người đó đi từ A đến B trong 1 phút.
A. 5m/s	B. 40km/h	C. 7,5 m/s	D. 36km/h
***** Câu 16: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc v1=20km/h. Trong nửa thời gian còn lại người đó đi với vận tốc v2=10km/h, nửa cuối cùng đi với vận tốc v3=5km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.
A. 10,9kkm/h	B. 11,67km/h	C. 7,5 km/h	D. 15km/h
***** Câu 17: Một chiếc canô đi dọc một con sông từ A đến B mất hết 2h và đi ngược hết 3h. Hỏi người đó tắt máy để cho ca nô trôi theo dòng nước từ A đến B mất bao lâu.
A. 5h	B.6h	C. 12h	D. Không thể tính được
G
10N
Hình 1
Bài 4,5 	Biểu diễn lực. Lực cân bằng. Quán tính
Câu 1: Khi có lực tác dụng lên một vật thì... Chọn phát biểu đúng.
Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động nhanh lên
Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động chậm lại
Lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng
Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật
Cả C và D đúng
Câu 2: Sử dụng hình vẽ 1 sau (minh họa cho trường hớp kéo gàu nước từ dưới giếng lên.) Hãy chọn phát biểu chưa chính xác
Lực kéo có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên, độ lớn 40N
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, độ lớn 30N
Lực kéo và trọng lực cùng phương
Khối lượng của gàu nước là 30kg
1
2
3
4
Hình 2
Câu 3: Khi ném một quả bóng lên cao (bỏ qua mọi ma sát), hình vẽ nào sau đây diễn tả đúng các lực tác dụng lên quả bóng.
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
F1
F2
F3
F4
Hình 3
Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực:
Cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng tác dụng lên một vật, khác phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
D. Cùng tác dụng lên một vật, khác phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
Câu 5: Quan sát hình vẽ 3, cặp lực cân bằng là:
A. F1 và F3	B. F1 và F4	C. F4 và F3	D. A và B đúng
Câu 6: Khi hai lực cân bằng tác dụng lên một vật thì:
A. Vật tiếp tục đúng yên	B. Vật tiếp tục chuyển động đều
C. Vật tốc vật không thay đổi	D. Vật tốc vật sẽ thay đổi
Câu 7: Có ba lực cùng tác dụng lên một vật như hình vẽ 4. Lực tổng hợp tác dụng lên vật là 
25N
Hình 4
A. 75N	B. 125N	C. 25N	D. 50N
Câu 8: Một người ngồi trên xe buýt thấy người bị dồn về 
phía trước. Điều đó cho ta biết xe:
A. Đột ngột rẽ trái	B. Đột ngột rẽ phải
C. Đột ngột tăng tốc	D. Đột ngột dừng lại
Câu 9: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg.
2N
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
A. Hình 1	B. Hình 2	C. Hình 3	D. Hình 4
Câu 10: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
A. 0,5 N	B. Nhỏ hơn 0,5 N	C. 5N	D. Nhỏ hơn 5N
Câu 11: Trong thí nghiệm về máy Atút, hệ thống chuyển động thẳng đều khi nào?
A. Sau khi đi qua vòng K	B. Khi mới thêm gia trọng C (vật C)
Hình 5
C. Ngay trước khi đi qua vòng K	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12. Một vật nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng (hình vẽ 5),
 lực cân bằng với trọng lực P là:
A. F1	 	 B. N 
C. Cả A, B đều đúng 	 D. Cả A, B đều sai	
Bài 6 Lực ma sát
Câu 1: Trong các trường hợp xuất hiện lực sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên cát
Lực xuất hiện để giữ cho hộp phấn nằm yên trên mặt phẳng nghiêng
Lực xuất hiện khi kéo hòm đồ trên sàn
Lực làm cho quả dừa rơi từ trên cao xuống
Câu 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt
Viên bi lăn trên cát
Bánh xe đạp chạy trên đường
Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động
Khi viết phấn trên bảng
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
Ma sát khi đánh diêm
Ma sát tay cầm quả bóng
Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ
Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
Quả dừa rơi từ trên cao xuống
Chuyển động của cành cây khi gió thổi
Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
Câu 6: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc 
Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 7. Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là:
500N
Lớn hơn 500N
Nhỏ hơn 500N
Chưa thể tính được
Câu 8: Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là:
20000N
Lớn hơn 20000N
Nhỏ hơn 20000N
Không thể tính được
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là thiếu chính xác?
Lực ma sát cùng phương với chuyển động
Khi nén lò xo bút bi làm xuất hiện ma sát trượt
Lực ma sát nghỉ giúp ta cầm nắm được mọi vật
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật đang nằm yên
Bài 7 Áp suất

Tài liệu đính kèm:

  • docKho_trac_nghiem_(day_them).doc