(Bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê.)
(1917 - 1951)
* Tên khai sinh: Trần Hữu Tri, sinh ngày 29-10-1917. Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Hy sinh ngày 30-11-1951, tại Hoàng Đan (Ninh Bình).
* Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu. Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc và là thư ký tòa soạn tạp chí Tiên Phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam Tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc, cùng phụ trách báo Cứu quốc và là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hy sinh.
Tiểu sử nhà văn Nam Cao (Bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê...) (1917 - 1951) * Tên khai sinh: Trần Hữu Tri, sinh ngày 29-10-1917. Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Hy sinh ngày 30-11-1951, tại Hoàng Đan (Ninh Bình). * Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu... Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc và là thư ký tòa soạn tạp chí Tiên Phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam Tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc, cùng phụ trách báo Cứu quốc và là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hy sinh. * Tác phẩm đã xuất bản: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); ở rừng (nhật ký, 1948); Truyện biên giới (1951); Đôi mắt (truyện ngắn, 1954); Sống mòn (truyện dài, 1956, 1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1957); Truyện ngắn Nam Cao (truyện ngắn, 1960); Một đám cưới (truyện ngắn, 1963); Tác phẩm Nam Cao (tuyển, 1964); Nam Cao tác phẩm (tập I: 1976, tập II: 1977); Tuyển tập Nam Cao (tập I: 1987, tập II: 1993); Những cánh hoa tàn (truyện ngắn, 1988); Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn (1995); Nam Cao truyện ngắn (chọn lọc, 1996). Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 1951) và biên soạn sách địa lý cùng với Văn Tân Địa dư các nước châu Âu (1948); Địa dư các nước châu á, châu Phi (1949); Địa dư Việt Nam (1951). - Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1, 1996). 1. Cái chết của con Mực Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn ấy là cái khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. Thoạt tiên người ta định ngày chết cho nó vào dịp Thanh Minh. May cho nó hôm ấy bà chủ nhà bị ốm. Rồi thì là Tết tháng năm. Bỗng nhiên đứa con út của bà ươn mình: bà phải kiêng để lấy sữa lành cho con bú. Sau cùng người ta nhất định thịt nó vào rằm tháng bảy ai ốm mặc. Nhưng lần nầy Mực vẫn còn thoát nạn là vì nhờ có Du. Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳng bao lâu sẽ về. Bà mẹ mừng như tìm được một vật quý bị rơi và bà nhất định lùi ngày xử con Mực lại. Bây giờ thì Du về rồi. Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đúng thẳng hơn lên để chào chàng. Rồi đến lũ em ầm ỹ đẩy mành chạy òa ra, và bà mẹ mừng quá cười và khóc. Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực. Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Du. Bà mẹ thét lên và lũ em chửi những câu thô tục. Du bỡ ngỡ nhìn mọi người. - Hình như mẹ không được khoẻ, ồ các em đã lớn cả rồi: Thanh, Tú, đứa nào đây? à, Thảo con chuột nhắt, trông Thảo xinh quá nhỉ? À! Con Mực, vẫn con chó ngày ấy đấy à?... trông nó già đi tệ!... Con chó đã nhận ra người chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ương ướt nhìn đất như tủi phận. Du thương hại: đó là người bạn lặng lẽ thui thủi bên chàng những năm xưa khi đêm vắng, chàng ngồi nhìn trăng mà oơ mộng. Chàng muốn cúi xuống vuốt ve. Nhưng nó bẩn ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa. Dáng điệu thì già nua, có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực. Du thấy lòng nằng nặng. Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ. Và tức khắc nó vặn vẹo mình và rít lên một tiếng ngắn và to; đứa em tưởng anh đá hụt trả thù cho anh bằng một cái đá mạnh vào sườn con vật. Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa. Du trách em: - Sao Tú ác thế? - Cần gì, đến mai giết thịt cho anh ăn đấy. Du thấy cái vui đoàn tụ giảm hẳn đi một nửa. Hình ảnh con chó ghẻ với cái buồn mơ hồ cứ lảng vảng trong óc chàng mãi mãi. Sáng hôm sau lúc ăn cơm chàng thoáng thấy nó đi qua, đầu cúi mắt nhìn nghiêng như những người giả trá. Chàng muốn gọi nó vào kẹp nó vào giữa hai bàn chân và vừa ăn vừa vẩy cho nó miếng cơm chung một bát. Nhưng mà không thể được: dịu dàng quá là yếu tâm hòn, và ai hiểu được rằng mình lại có thể yêu thương một con chó bẩn ghê gớm như thế được? Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như để rồi xếp bát. Thấy được ăn, tất cả thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậy. Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm nhìn và đợi. Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngay. Miếng chưa qua cổ thì cái thúng đã chụp quanh trên mình. Nó rít lên, vùng mạnh; nhưng Hoa đã tì cả người lên cái thúng rồi, và con Mực bị thu gọn ở trong vừa vặn đến nỗi không còn giẫy và kêu được. Lũ trẻ con réo ầm lên. Người ta lấy sẵn dao thớt và dây để trói. Phần mở thứng đã đành phải về Du: ông chủ đi vắng, cả nhà chỉ có chàng là đàn ông, mà không lẽ đi mượn hàng xóm trói giùm một con chó đã úp gọn gàng chỉ việc hơi hé cạp thúng lên, hễ chó thò đầu ra thì một đứa em đặt gậy lên cổ nó để chân chàng dận xuống. Nhưng tay chàng thấy run run. Và khi con chó vừa thò đầu ra thì nó quẫy luôn một cái mạnh, vùng ra được. Con Hoa tủm tỉm cười. Lũ em ngơ ngác nhìn theo con chó vừa ẳng ẳng vừa chạy ở ngoài vườn. Còn Du thì mặt đỏ như gấc chín. Chàng thấy mình yếu tay hơn cả con Hoa. Có lẽ nào chàng lại dịu lòng hơn cả một người con gái. Và tự nhiên chàng giận con Mực. Người ta còn lo con Mực sợ hãi mà đi mất. Quả nhiên suốt ngày hôm ấy nó không về. Nó vẩn vơ vườn hàng xóm, lẩn lút như một con chó trước khi hóa dại. Người ta tưởng đã mất toi. Nhưng tối hôm ấy nó lần vào gầm giường rồi Du lại nghe thấy cái thứ tiếng gà gáy của nó rít lên ở phía ngõ. Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy mất. Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỹ niệm khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn chồn và vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn. Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sực bình tĩnh của tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập? Sự do dự đã hết rồi. Khi có một ý định thì ý định ấy chóng thành mạnh mẽ. Du thấy lòng cứng cỏi. Ðã có lúc chàng tưởng đến cái thú dí con dao vào súc thịt giẫy lên đành đạch để máu ấm phọt vào tay. Và chiều hôm ấy khi thấy con chó ở vườn thì chàng gần như mừng rỡ. Con vật khốn nạn đói và sợ đã mệt lử đi rồi. Nó hiện ngủ bên bờ giậu. Du cầm cái gậy to rón rén lại gần. Nhưng giơ gậy lên chàng bỗng thấy tim run một cái. Chàng tưởng như ngạt thở và ngừng lại một giây để nhìn con chó. Giấc ngủ của nó có lẽ đầy ác mộng vì thỉnh thoảng khắp mình nó lại giật lên. Du thấy lòng qủa quyết tiêu tán hết. Nhưng con chó bỗng giật mình. Du hoảng hốt thẳng cánh vụt mạnh trên mình nó, bụng nó thót hẳn vào rồi lại phình ra như một khối cao su. Nó rống lên gượng dậy loạng choạng mấy vòng rồi chui bừa qua giậu trong khi Du vụt cuống cuồng theo xuống đất... Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa. Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa san để đến nỗi bị Hoa úp được. Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu. - Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy! Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước, chân sau và buộc mõm rồ thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa. Du nghẹn ngào nén khóc... 2. Một đám cưới Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Ðêm tháng chạp, trời lâu sáng. Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần còn lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao: Dần chưa tỉnh hẳn ra, Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh. Rồi thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiếng gáy cộc lốc của anh gà trụi trong chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang ở thời kỳ tập gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang động lắm. ấy là một con gà có sức. Dần phác lại trong tưởng tượng cái hình dung lộc ngộc của nó, lấc cấc và vụng dại như một anh con trai mười sáu tuổi, đôi chân cao, cái cổ trần ngất nghểu, cái mào đỏ khè mới hơi nhu nhú, cái đuôi cụt ngủn. Anh chàng rất hay sang nhà nó tãi gio, tãi rác, khiến nó bực mình đã mấy lần toan vụt chết. Dần nhỏm dậy. Nó sờ soạng ra khỏi cái ổ rơm rồi đi thẳng ra ngoài. Bên ngoài mịt mù sương. Khí lạnh sắc như dao. Dần rùng mình và hắt hơi mấy cái luôn. Nó thấy cần phải động đậy ngay, cần phải làm ngay một việc gì cho nóng người: đã rét mà lại còn đứng co ro thì chỉ càng tổ rét. Nó mải mốt vơ lấy cái chổi để quét sân, quét ngõ. Việc quét tước ấy chẳng sáng nào nó quên làm, dù sân nhà có bẩn hay không. ấy là một thói quen cũng như cái thói quen dậy từ lúc hãy còn đêm. Nết chăm chỉ ấy, nó học được mấy năm đi ở. Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai cái trái đào. Nó mới biết cầm vững cái chổi để quét nhà và thổi một niêu cơm con con không sống, không khê. Mẹ nó vốn nghèo ... Có khi đôi mắt thầy ươn ướt vì cảm động. Thầy nắm tay Hồng, nhắc Hồng sang ghế của thầy, ôm Hồng trong lòng, vuốt ve tóc và hôn. Không! Thầy có ghét Hồng đâu? Trái lại, thầy rất yêu Hồng. Cả u cũng thế. Thường thường thầy u chỉ ăn cơm với tương mắm mà thôi. Nhưng bao giờ u cũng mua cho Hồng một thức ăn riêng: thịt, cá, trứng hay là đậu. U cũng không để Hồng phải thèm quà bánh. Hồng ao ước thức gì hôm trước, chỉ hôm sau, lúc u đi chợ về đã có thức ấy trong thúng của u rồi. U nói với Hồng rất nhẹ nhàng. Năm thì mười họa mới có một lần u quở mắng Hồng: ấy là những khi Hồng nghịch dại, làm bẩn người và quần áo. Bây giờ thì khác hẳn, Hồng bị mắng luôn luôn. Động một tí gì u cũng mắng. Nói một mình, mắng! Vấp ngã, mắng! Đi chậm, mắng! Bữa ăn, không có thức ăn, ngả ngốn không ăn được: mắng!... Như vậy kể cũng còn đáng tội. Nhưng lại còn những cái không phải tội Hồng: thí dụ như nhà bẩn, nhà lắm ruồi vào, con chó bới vườn trầu, hay thằng Thiên ngã, thằng Thiên khóc... đâu có phải tại Hồng. Hồng làm sao cho không thế được? Ấy thế mà u cũng cứ Hồng mà mắng. Hồng mếu mếu suốt ngày vì phải mắng. Nhưng Hồng không dám khóc, Hồng chỉ cố tránh thầy u, lẩn lút ra vườn, chơi một mình. Chơi một mình, buồn lắm. Hồng ngơ ngẩn. Hồng tiếc những ngày xưa cũ quá. Những ngày xưa cũ chỉ cách đây hơn nửa tháng. Chị Thảo chưa về. Chị Thảo bế em Thiên. Hồng lẽo đẽo theo sau. Chúng đi chơi khắp xóm. Ngày ấy, Hồng có biết bao nhiêu là bạn! Thằng Hỉ đỏ mũi, thằng Hân cởi truồng, thằng Tảo đầu trọc như quả bưởi và mắt trố như hai con ốc nhồi, với cái Như, cái Mùi, cái Vót... Chúng chơi với nhau vui lắm, vui lắm! Bây giờ Hồng chỉ còn được chơi với cây soan, cây chuối, cây cam. Hồng gọi chúng là bác soan, bác chuối, bác cam. Hồng lấy bẹ mèo chuối xúc cát làm gạo bán cho chúng nó. Hồng hỏi rồi lại tự trả lời, cùng một lúc là mình và là tất cả. Nhưng coi chừng đấy! Nếu u nghe thấy, u sẽ mắng: Hồng điên! Bởi vì theo ý u, có điên mới lảm nhảm nói một mình. Và nếu u biết Hồng nghịch cát thì chết! Thế nào u cũng đánh. Nghịch cát, bẩn quần áo, bẩn cả đầu tóc, mặt mũi chân tay. Ai rỗi mà tắm giặt cho Hồng được? Mà tiền đâu mà mua xà phòng? Xà phòng thì đắt như nhân sâm, vàng cốm... U sẽ gào lên thế. U sẽ bảo: Hồng làm khổ u, Hồng tưởng u còn sướng lắm nên phải làm tội, làm nợ cho bớt đi một chút. U sẽ bắt Hồng ngồi ro ró ở trong nhà, không được ra đến ngoài. Bước chân ra khỏi cửa là chặt chân! Chặt chân! Hơi một tí là chặt chân! Hồng cũng chẳng hiểu tại sao u bỗng nhiên sinh khó tính như thế vậy. Chỉ biết: đã ít lâu nay, cả thầy lẫn u đều có vẻ không vui. Thầy lúc nào cũng cau có đăm chiêu, nhất là sau khi đọc nhật trình. Có lần buông tờ báo xuống bàn, thầy lắc đầu một cách chán nản bảo u: - Tình hình nguy lắm rồi, mình ạ. Tôi sợ khó mà được hết năm nay. - Sao vậy? - Giấy khan lắm! Việc in, việc xuất bản bị hạn chết rất gắt gao. - Với lại cái lúc khó khăn thế này, việc gì mà chả khó. Thầy thở dài. U thở dài. Trán thầy tối như trời lúc sắp mưa. U cười gượng, bảo: - Nhưng thây kệ! Hơi đâu mà lo trước? Đến đâu hay đến đấy. Thời buổi này, khổ đến đâu mà không phải chịu? Vả lại nhà mình khổ mãi, quen đi rồi. Tìm được no, ăn no; tìm được đói, ăn đói. Chẳng tội gì mà lo mình ạ. - Đã đành thế nhưng còn nợ? - Thì ta ì ra đấy. Thịt người có ăn được đâu mà sợ! Thầy cười chua chát. U cũng cười. Một lúc sau, u lại bảo: - Nói đùa vậy, chứ nợ thì thế nào cũng phải trả. Mình không phải là hạng người lì được. Bán gì thì bán, cũng phải bán đi mà trả. - Còn gì mà bán? - Cái nhà! Mình công nợ cũng vì làm nhà. Nay không còn làm gì trả nợ được, thì lại bán nhà đi mà trả, có khó gì đâu? - Đến nước ấy thì đẹp mặt! - Ai cười thì cũng đành chịu vậy, chứ biết làm sao bây giờ? Thầy lại lầm lì không nói. Nhưng thỉnh thoảng, mắt thầy lóe ra một tia dữ tợn. Trông mặt thầy sợ lắm. U bấm Hồng, khẽ bảo: 'Đi chơi đi!' Rồi thì u cũng lảng ra. U dắt Hồng sang nhà hàng xóm chơi, bởi sợ thầy gây sự... Những mẩu chuyện na ná như trên, nhắc đi nhắc lại nhiều lần lắm. Hồng chẳng hiểu gì. Nhưng Hồng cũng lờ mờ thấy một sự sụp đổ gì sắp tới. Một nỗi lo lắng lảng vảng trong nhà Hồng. Thầy làm việc nhiều hơn. Tận lúc tối không còn trông thấy chữ, thầy mới ở trong phòng làm việc đi ra. Thầy mải suy nghĩ gì, quên cả việc gọi Hồng. Hồng quen lệ, đứng đợi thầy ở sân, chạy lại bám lấy thầy. Nhưng thầy khẽ gạt ra, và hơi cau mặt bảo: - Đi chơi! Để cho thầy nghỉ! Thầy hơi nhức đầu. Một hôm, thầy nhận được một bức thư. Không phải thư của bác Hòa. Hồng biết vậy lúc đọc thầy không mỉm cười. Thầy sầm mặt. Rồi mặt thầy hơi tái đi một chút. U nhìn thầy, lo lắng hỏi: - Thư của ai đấy, hở mình? Thầy có vẻ không nghe thấy, bởi thầy không đáp lại. U sợ thầy gắt, không hỏi nữa. Một lúc sau, đột nhiên thầy bảo: - Nay mai mình tính công cái Thảo, trả cho nó, rồi cho nó về. Cái Hồng ngót năm tuổi rồi, chẳng còn bé bỏng gì, trao cho nó giữ em. Ngày mai đi chợ, nhớ mua một củ nâu. Bao nhiêu quần áo trắng của tôi, của chúng nói nhuộm tất cả đi, cho bền và đỡ tốn xà phòng. Còn ba chục thùng thóc, mình phải liệu chia ra; làm thế nào cho đủ ăn từ nay đến tết. Ăn ít chứ! Miễn không chết người thì thôi. Quà bánh cho chúng nó thì bỏ đi. Những huấn lệnh của thầy được đem ra thi hành đúng từng chữ một. Chị Thảo về, Hồng phải giữ em và đánh vật với nó suốt ngày vẫn không xong! Nó vẫn ngã, vẫn khóc, vẫn đập phá, khiến Hồng phải mắng. Quần áo của cả nhà đều nhuộm nâu. Những khi u đi chợ về muộn, thầy làm bếp. Thầy u ăn mỗi ngày có một bữa trưa. Mỗi trưa u cất đi một bát cơm, để dành cho Hồng ăn bữa tối. Trừ hai bữa cơm. Hồng chẳng còn được ăn quà bánh gì. Mà u luôn luôn sai làm việc nọ, việc kia, mà hơi lóng ngóng là mắng ngay. * - Cái Hồng đi đâu rồi? Hồng tái mét mặt, chạy về sân: - Con đây ạ! - Lại lẻn đi chơi đấy, phải không? Con này chơi quen rồi! Về ngay đây, tao bảo! Giọng u gắt gỏng. Hồng lóp ngóp trèo lên cái đầu hè cao đến ngực, rồi lạch bạch chạy vào nhà. Nó mở to đôi mắt trong trẻo nhìn u... - Mày nhìn gì tao? Thử nhìn cái nhà xem! Bẩn thế mà mày không quét... Hễ mẹ cất lấy em một cái là chạy mất. Hồng mải mốt chạy lại một só nhà, lấy chổi. Cái cuống chổi to quá, bàn tay nhỏ bé của Hồng cầm rất khó. Nó lúng túng chuyển từ tay phải sang tay trái, rồi lại từ tay trái sang tay phải. Tay nào cầm cũng ngượng. Người mẹ quát: - Mày luống cuống gì mãi thế? Cái tay trông đẹp nhỉ? Lớn đầu bằng ấy mà không biết cầm cái chổi! Chỉ ăn là nhẹn thôi!... Được rồi. Quét đi! Hồng quét. Nhưng nó ấn cái chổi xuống thềm nhà quá. Cái chổi không đưa đi được. Hồng cố đẩy. Cái chổi bật lên và buột khỏi tay Hồng. Người mẹ nghiến chặt hai hàm răng lại, rít lên: - Giời ơi là giời! Con với cái! Chơi quen rồi! Hồng nghẹn cổ. Nó ngừng quét, ngước lên mẹ, đôi mắt ầng ậc nước. Mồm nó mím lại, toan méo xệch. Mẹ nó càng điên tiết. Thị vùng đứng dậy, chỉ vào mặt nó: - Mày đứng đấy à? Mày có quét ngay, không thì chết với tao bây giờ. Quét đi! Hồng sợ hãi, lại vội vàng vơ lấy chổi. Trong lúc lính quýnh, cái chổi lại buột tay lần nữa. Người mẹ giơ tay lên chực tát. Hồng đưa một tay đỡ, tay kia hấp tấp nhặt cái chổi. Người mẹ ngăn kịp giận, để rơi bàn tay xuống. Hồng nắm cái cuống chổi bằng hai tay. Nó ì ạch vần cái chổi, như người ta vần cái cối đá nhất. Trông thật là ngứa mắt! Người mẹ cố nén giận, cầm lấy tay nó mà dắt, dạy quét như mấy ông đồ dạy viết... - Người ta phải đưa ngang cái chổi thế này, thế này... Đó! Không cần ấn mạnh, nó chạy làm sao được? Mà cứ dịch dần đi: Một nhát chỗ này, một nhát chỗ này, rồi chỗ này, chỗ này... thế, thế! Hồng bị mẹ kéo đi xềnh xệch. Những nhát chổi, tay mẹ đưa rộng quá, tay con bị giật theo, cả người đi. Con bé gần chúi đầu xuống đất. Nước mắt nó tuôn ra mờ cả mắt. Nhưng nó vẫn mím chặt môi, không dám khóc... Người mẹ hăm hở làm một lúc, rồi buông tay ra, đứng thẳng người lên, vừa thở vừa bảo con: - Đấy! Cứ thế... Bây giờ mày quét đi, tao xem nào! Hồng quét. Nhưng nó vẫn lờ rờ, lúng túng. Cái chổi ngập ngừng trên mặt đất, không biết nên đi lối nào cho phải. Người mẹ thấy khắp người ngứa ngáy. Thị không còn nhịn được, nước mắt thị ứa ra một chút. Thị tức tối đập vào mình đánh đét. Hồng giật mình, đánh rơi cả chổi. Ấy thế là đét!... thêm tiếng nữa. Lần này thì cái bàn tay dán vào một bên má cúp bê của con bé từ trước đến nay chỉ nhận được những cái tát yêu của bố. Nó chúi người đi một cái và òa lên khóc. Người mẹ sửng sốt như chợt nhận ra cái cử chỉ vô lý và tàn nhẫn quá. Thị đứng ngây người ra một chút. Rồi thị vồ lấy cái chổi, quét như điên, như dại. Mặt thị co rúm lại chực khóc. Nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng xuống đất. Thị vừa quét vừa rên nho nhỏ. - Giời ơi! Giời ơi!... Giời làm khổ tôi thế này! Người bố chỉ lẳng lặng nhìn tất cả tấn bi kịch đang diễn ra trước mắt. Y thấy lòng đau quằn quặn. Có một lúc, đứa con gái ngước đôi mắt giàn giụa nước mắt, nhìn bố, như cầu cứu. Y quay mặt đi, giả tảng như không nhận thấy. Nhưng suốt buổi chiều hôm ấy, y buồn bã. Y cũng vào phòng viết, ngồi như thường lệ, nhưng y không viết được. Y nhìn qua cửa sổ. Cái nhìn của y, len lét theo dõi trong một góc vườn, đứa con gái thẩn thơ giữa những cây chuối, cây xoan, cây bưởi... Nó có vẻ buồn bã thêm. Ba bốn lượt, nước mắt y rỏ xuống... * Tối hôm ấy, sau khi đã uể oải ăn xong bữa cơm nguội rắc vừng, Hồng uống nước rồi lẳng lặng vào giường ngủ. Một lát sau, người bố vào, nằm bên con, quạt cho con. Một bàn tay y vuốt ve những sợi tóc mềm như tơ. Con bé nhắm nghiền đôi mắt, không dẫy dọn. Nhưng nó chưa ngủ hẳn... Bỗng nó nghe thấy mẹ khẽ bảo: - Hôm nay, tôi tức quá, tát cái Hồng một cái, rồi thương đứt ruột. Suốt hôm, nghĩ đến lúc nào, tôi lại khóc. Không biết tôi điên hay sao ấy. Thầy Hồng bảo: - Đấy là mình lo lắng quá. Tôi cũng vậy: lắm lúc tôi biết mình mắng nó bất công mà cứ mắng; tại ruột mình lúc nào cũng nóng như lửa đốt; hơi một tí là mình cáu. - Ấy tôi cũng thế... - Nhưng chúng mình phải coi chừng! Tôi thấy nó ít lâu nay chậm chạp và ngơ ngẩn lắm, không được nhanh nhẹn, ngộ nghĩnh như trước. Đừng mắng lắm, nó mụ người đi đấy. Mà mình bắt nó làm vừa chứ! Nó còn non tuổi lắm: Đến tháng chín này mới đầy năm tuổi. Đã làm, làm sao được? - Thì ai chả biết! Hồng nó thì làm gì được? Có mà còn phải hầu nó chán. - Thế sao mình cứ bắt làm? Mà nó làm không được thì lại đánh? - Thì đã bảo: điên mà lại! Con bé thật có nết. Chỉ vì mình túng cho nên nó khổ... Mẹ nó! Ấy thế mà ngủ ù ỉ như lợn rồi đấy!... Thật ra thì Hồng có ngủ đâu. Nó nghe thấy tất. Tự nhiên nó thấy nước mắt giàn giụa chảy ra đầy má. Nó không dám chùi, sợ thầy nó biết. Nhưng bỗng thầy nó quay vào, ôm lấy nó, áp môi vào má nó, ngạc nhiên một thoáng rồi bùi ngùi bảo: - Tội nghiệp con tôi! Đang khóc mê đây này... Tiểu thuyết thứ bảy số 473 (7-8-1943)
Tài liệu đính kèm: