TRÒ CHƠI DÂN GIAN
THẢ DIỀU
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là bạn sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới là đam mê của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, bạn cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều bạn định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây:nếu là diều to bạn phải có daay to, nếu không bạn sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; sáo(chỉ để lắp cho diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người.Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế mà bạn hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất, và mời bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây:
TRÒ CHƠI DÂN GIAN THẢ DIỀU Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là bạn sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới là đam mê của người chơi thả diều. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, bạn cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều bạn định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây:nếu là diều to bạn phải có daay to, nếu không bạn sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; sáo(chỉ để lắp cho diều to). Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người....Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế mà bạn hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất, và mời bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây: Đầu tiên bạn phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ bạn nên chuẩn bịhai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Bạn phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này bạn nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, bạn phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là bạn đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản: Đầu: Bạn chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn. Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa. Khi đã có khung cả rồi thì bạn mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì bạn phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự. Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Bạn phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của bạn sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là bạn đã có một con quạ giấy rồi. Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, bạn đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo bạn sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc. RỒNG RẮN LÊN MÂY TRò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng nó hầu đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lạị một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây. Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một bạn đóng vai thầy thuốc sẽ ngồi cố định một chỗ, coi đó như là nhà của thầy. Một bạn đóng vai đầu rồng rắn, các bạn còn lại làm mình và một bạn làm đuôi rồng rắn. Các bạn ôm chặt bụng của người phái trước, vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây, Có câu xúc xắc, có nhà điểm binh, Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không ?”. Bạn đóng vai thầy thuốc sẽ trả lời là có hoặc không có nhà. Lần đầu thì nên nói là “Thầy thuốc đi vắng”. Thế là rồng rắn lại tiếp tục đi và hát lại câu “Rồng rắn lên mây...”. Được đôi ba bận như thế, thầy thuốc sẽ nói là có ở nhà. Sau đó thầy thuốc hỏi: “Rồng rắn đến đây có việc gì?”. Rồng rắn trẻ lời: “Xin thuốc cho con”. Thầy thuốc hỏi: Con lên mấy? Con lên một! Chưa ngon! Con lên hai! Chưa ngon! Con lên ba! Chưa ngon! - ..... Con lên tám! Dòn dòn! Con lên chín! Đà ngon! Con lên mười! Thật ngon Tiếp đó thầy thuốc nói: “Cho xin khúc đầu!”. Rồng rắn đáp: “Đầy xương đầy xẩu”. Thầy thuốc: “Cho xin khúc giữa!”. Rồng rắn đáp: “Đầy máu đầy me !”. Thầy thuốc nói: “Cho xin khúc đuôi !”. Rồng rắn đáp: “Tha hồ thầy đuổi!”. Thầy thuốc hỏi: “Nhà mày ở đâu?”. Rồng rắn đáp: “Nhà tôi ở bãi cát!”. Rồng rắn nói: “Mày hát tao nghe!” “Tò tí te !”. Sau khi rồng rắn hát “Tò tí te ! Tò tí te!” thì thầy thuốc bắt đầu đuổi. Đầu rồng rắn sẽ dang rộng hai tay không cho thầy thuốc chạm vào bạn làm đuôi. Khi thầy thuốc chạm được vào đuôi thì bạn đó bị “chết” và lên làm thay thầy thuốc và cuộc chơi lại bắt đầu... Thật là vui phải không các bạn? Trò chơi này sẽ giúp các bạn nhanh nhẹn hơn, thư giãn đầu óc. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai! Chúng ta hãy tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi thoải mái!”
Tài liệu đính kèm: