Thục hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lý Lớp 8

Thục hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lý Lớp 8

 - Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A,B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su. Khi đổ nước vào bình ta thấy, màng cao su bị phồng lên, tức là nước đã tác dụng lực lên các màng cao su. Chứng tỏ, nước có áp suất.

Hình

- Nhấn chìm quả bóng bàn vào trong nước, dầu, xăng hay một chất lỏng nào đó, ta thấy có một lực tác dụng lên quả bóng, khi thả ra quả bóng sẽ nổi lên. Chứng tỏ chất lỏng có áp suất.

 Vậy : Khi chất lỏng để trong bình thì nó gây áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.

- Công thức tính áp suất chất lỏng : p = d.h

trong đó : p là áp suất ở đáy cột chất lỏng ;

 d là trọng lượng riêng của chất lỏng ;

 h là chiều cao của cột chất lỏng.

- Từ công thức ta thấy :

+ Trong cùng một chất lỏng, áp suất tại những điểm có cùng một độ cao thì bằng nhau.

+ Trọng lượng riêng của chất lỏng không thay đổi, cho nên áp suất của cột chất lỏng phụ thuộc vào chiều cao h của cột chất lỏng.

- Bình thông nhau gồm hai hay nhiều nhánh được nối thông đáy với nhau.

- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao.

- Cấu tạo của máy nén thủy lực : Gồm 2 pít tông A, B có diện tích s và S, được nối thông với nhau bằng một chất lỏng.

- Nguyên tắc hoạt động được dựa trên nguyên lí Paxcan : Nếu chất lỏng chứa trong một bình kín thì chất lỏng đó có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó tới mọi nơi trong lòng chất lỏng.

Khi ta tăng áp suất chất lỏng ở pít-tông A bằng cách nén pít-tông A, thì độ tăng áp suất này truyền nguyên vẹn qua chất lỏng đến pít tông B, làm pít-tông B chuyển động đi lên.

Hình

 

doc 21 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thục hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN
Thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình của chương trình, 
sách giáo khoa phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo QĐ số ....../2008/QĐ – BGĐT
ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 Vật lí lớp 8
A. CƠ HỌC 
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Chuyển động cơ
a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ
b) Tính tương đối của chuyển động cơ
c) Tốc độ
Kiến thức
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức v = 
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
 Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí theo thời gian của một vật so với vật mốc.
2. Lực cơ
a) Lực. Biểu diễn lực
b) Quán tính của vật
c) Lực ma sát
Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì. 
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
Kĩ năng
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
3. Áp suất
a) Khái niệm áp suất
b) Áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực
c) Áp suất khí quyển
d) Lực đẩy 
Ác-si-mét . Vật nổi, vật chìm
Kiến thức
- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng 
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét .
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Không yêu cầu tính toán định lượng đối với máy nén thuỷ lực.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức p = .
- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd. 
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.
4. Cơ năng 
a) Công và công suất
b) Định luật bảo toàn công
c) Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng
Kiến thức
- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
- Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.
- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
Số ghi công suất trên một thiết bị cho biết công suất định mức của thiết bị đó, tức là công suất sản ra hoặc tiêu thụ của thiết bị này khi nó hoạt động bình thường.
 Thế năng của vật được xác định đối với một mốc đã chọn.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức A = F.s.
- Vận dụng được công thức P = .
II. HƯÓNG DẪN THỰC HIỆN 
1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
(cấp mức độ)
1
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (hay chuyển động). Một số chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
- Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
Nhận biết
2
Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
Ví dụ : Đoàn tàu rời ga, nếu lấy nhà ga làm mốc thì vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga. Ta nói, đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. Ngược lại, nếu lấy đoàn tàu làm mốc thì vị trí của nhà ga thay đổi so với đoàn tàu. Ta nói, nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
Thông hiểu
3
Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Chuyển động và đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói, chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
Người ta thường chọn những vật gắn với Trái đất làm vật mốc.
Nhận biết
4
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga :
+ Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga.
 + Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
Thông hiểu
2. VẬN TỐC
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú
 (cấp mức độ)
1
Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Nhận biết
2
Viết được công thức tính tốc độ
Công thức tính tốc độ : ,
trong đó :
 v là tốc độ của vật ;
 s là quãng đường đi được ;
 t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Nhận biết
HS đã biết ở Tiểu học.
3
Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
- Đơn vị của tốc độ là : mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h).
- Đổi đơn vị tốc độ :
 m/s
 km/h
Thông hiểu
HS đã biết ở Tiểu học.
4
Vận dụng được công thức tính tốc độ .
Làm được các bài tập áp dụng công thức , khi biết trước hai trong ba đại lượng và tìm đại lượng còn lại.
Vận dụng 1
Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỂU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú
(cấp mức độ)
1
Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
- Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Thông hiểu
2
Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm
- Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức ,
 trong đó : vtb là tốc độ trung bình ; 
 s là quãng đường đi được ;
 t là thời gian để đi hết quãng đường.
Tiến hành thí nghiệm : Cho một vật chuyển động trên quãng đường s. Đo s và đo thời gian t trong đó vật đi hết quãng đường. Tính 
Nhận biết
Vận dụng 2
3
 Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều.
Giải được bài tập áp dụng công thức để tính tốc độ trung bình của vật chuyển động không đều, trên từng quãng đường hay cả hành trình chuyển động. 
Vận dụng 1
Bài 4. BIỂU DIỄN LỰC
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
(cấp mức độ)
1
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
Ví dụ : Khi quả bóng bay đến mặt vợt, nó chịu lực tác dụng của vợt nên bị biến dạng, đồng thời nó bị dừng lại và đổi hướng chuyển động bật trở lại.
Thông hiểu
2
Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
Một đại lượng véctơ là đại lượng có độ lớn, phương và chiều, nên lực là đại lượng véctơ.
Nhận biết
3
Biểu diễn được lực bằng véc tơ
- Ta biểu diễn véctơ lực bằng một mũi tên có :
+ Gốc là điểm đặt của lực tác dụng lên vật.
+ Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
 + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. 
- Kí hiệu véctơ lực là , cường độ lực là F.
- Biểu diễn được một số lực đã học như trọng lực, lực đàn hồi.
Vận dụng 1
5. SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú
(cấp mức độ)
1
Nêu được hai lực cân bằng là gì ?
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm tên cùng một đường thẳng, chiều ngược chiều.
Nhận biết
HS đã biết ở lớp 6
2
Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
 - Ví dụ : 
+ Một vật nặng treo trên một sợi dây, ta thấy vật nặng đứng yên. Lúc này vật nặng chịu tác dụng của hai lực cân bằng : lực căng của sợi dây và lực hút của Trái Đất. 
+ Ôtô (xe máy) chuyển động trên đường thẳng nếu ta thấy đồng hồ đo tốc độ chỉ một số nhất định, thì ôtô (xe máy) đang chuyển động thẳng đều và chúng chịu tác dụng của hai lực cân bằng : lực đẩy của động cơ và lực cản trở chuyển động. 
- Vậy : Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều, chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. 
Thông hiểu
3
Nêu được quán tính của một vật là gì ?
- Quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ, phương. chiều của chuyển động của các vật.
- Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi tốc độ đột ngột vì có quán tính. 
Nhận biết
4
Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
Giải thích được : 
1. Tại sao người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô đột ngột rẽ phải thì hành khách trên xe bị nghiêng mạnh về bên trái ? 
2. Tại sao xe máy đang đứng yên nếu đột ngột cho xe chuyển động thì người ngồi trên xe bị ngả về phía sau ?
3. Tại sao người ta phải làm đường băng dài để cho máy bay cất cất và hạ cánh ? 
Vận dụng 1
 6. LỰC MA SÁT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
(cấp mức độ)
1
Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.
 Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ : Khi xe đạp đang chuyển ... ản.
Nhiệt năng là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật.
Chỉ yêu cầu HS giải các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt giữa tối đa là ba vật.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
18. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ?
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
 Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là những hạt chất nhỏ nhất được cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron chuyển động xung quanh hạt nhân. Phân tử bao gồm một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
Nhận biết
2
Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
Nhận biết
3
Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách
- Hiện tượng, khi thả một thìa đường vào một cốc nước rồi khuấy đều thì đường tan và nước có vị ngọt.
- Giải thích : Khi thả thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, thì đường sẽ tan ra trong nước. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên các phân tử đường sẽ chuyển động qua những khoảng cách đó để đến khắp nơi của nước ở trong cốc. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường. 
Vận dụng 1
19. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ?
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng
-Chuyển động Bơ-rao :
+ Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, Bơ-rao đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
+ Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Trong khi chuyển dộng các phân tử nước đã va chạm với các hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nhau và làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.
Nhận biết
2
Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
- Trong thí nghiệm Bơ-rao nếu tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh, chứng tỏ các phân tử nước chuyển động nhanh hơn và va đập mạnh hơn vào các phân tử phấn hoa.
- Vậy : Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Nhận biết
3
Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chuyển động không ngừng. 
Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
- Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động không ngừng của các phân tử, nguyên tử.
- Ví dụ : Khi đổ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat có màu xanh, ban đầu nước nổi lên trên, sau một thời gian cả bình hoàn toàn có màu xanh.
Giải thích : Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyể động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước cũng chuyển động xuống dưới và xen vào khoảng cách giữa các phân tử của đồng sunfat. Vì thế, sau một thời gian ta nhìn thấy cả bình hoàn toàn là một màu xanh. 
Vận dụng 1 Hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất rắn, lỏng và khí.
20. NHIỆT NĂNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú
 (cấp mức độ)
1
Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng .
Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Đơn vị nhiệt năng là jun (J).
- Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Thông hiểu
2
Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách : Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 
Cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
- Ví dụ :
+ Thực hiện công : Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng.
+ Truyền nhiệt : Cho miếng đồng đang ở nhiệt độ bình thường tiếp xúc với một miếng sắt đã được nung nóng, khi đó miếng đồng sẽ nóng lên, nhiệt năng của nó tăng, còn miếng sắt thì nguội đi, nhiệt năng của nó giảm. Như vậy, miếng sắt đã truyền một phần nhiệt năng của nó cho miếng đồng.
Thông hiểu
3
Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 
- Nhiệt lượng được kí hiệu bằng chữ Q.
- Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J).
Thông hiểu
21. DẪN NHIỆT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú (cấp mức độ)
Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt
Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Dẫn nhiệt là một hình thức của sự truyền nhiệt.
 Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Ví dụ : 
+ Thả một phần chiếc thìa kim loại vào một cốc nước nóng, sau một thời gian thì phần cán thìa ở trong không khí nóng lên. Tại sao ? 
 Giải thích  : Phần thìa ngập trong nước nhận được nhiệt năng của nước truyền cho, sau đó nó dẫn nhiệt đến cán thìa và làm cán thìa nóng lên.
+ Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ ?
Giải thích : Kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi hay xoong thường làm bằng kim loại để dễ dàng truyền nhiệt đến thức ăn cần đun nấu. Sứ dẫn nhiệt kém nên bát hay đĩa thường làm bằng sứ để giữ nhiệt cho thức ăn được lâu hơn.
Thông hiểu và vận dụng 1
22. ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
- Ví dụ: 
+ Khi đun nước ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình.
+ Các ngôi nhà thường có cửa sổ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối lưu trong không khí.
Thông hiểu
2
 Lấy được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiêt
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. 
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng mạnh.
- Ví dụ :
+ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
+ Cảm giác nóng khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng
Thông hiểu
3
Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Về mùa Hè mặc áo màu trắng sẽ mát hơn mặc áo tối màu. Vì, áo sáng màu ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời còn áo tối màu hấp thụ mạnh. 
- Mùa Đông ta mặc nhiều áo mỏng sẽ ấm hơn mặc một áo dày. Vì, mặc nhiều áo mỏng sẽ ngăn cản sự đối lưu của không khí phía trong ra ngoài áo, như vậy sẽ giữ được nhiệt độ cho cơ thể.
Vận dụng 1
23. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú 
(cấp mức độ)
1
Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật
 Nhiệt lượng mà một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố : khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
- Ví dụ 1 : 
Hai lượng nước khác nhau và ở cùng một nhiệt độ. Nếu đem đun sôi ở cùng một nguồn nhiệt, thì thời gian để đun sôi chúng cũng khác nhau. Chứng tỏ, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào khối lượng của nước.
- Ví dụ 2 : Khi ta đun ở cùng một nguồn nhiệt hai lượng nước như nhau trong cùng hai cốc thuỷ tinh giống nhau và đều ở cùng một nhiệt độ ban đầu. Nếu đun cốc thứ nhất thời gian dài hơn (chưa đến nhiệt độ sôi) thì độ tăng nhiệt độ của nó sẽ lớn hơn cốc thứ hai. Như vậy, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ.
- Ví dụ 3 : Dùng cùng một nguồn nhiệt để đun hai chất khác nhau nhwng có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ ban đầu. Để chúng tăng lên đến cùng một nhiệt độ, thì thời gian cung cấp nhiệt cho chúng cũng khác nhau. Nhuư vậy, nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật. 
Thông hiểu
Thí nghiệm ở (Hình 24.1, 24.2, 24.3 – SGK) 
2
Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.
- Công thức tính nhiệt lượng :
Q = m.c.Dto, trong đó :
 Q là nhiệt lượng vật thu vào có đơn vị là J ;
 M là khối lượng của vật có đơn vị là kg ;
 c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K ;
 Dto = to2 - to1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC) hoặc độ Kenvin (K).
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.
- Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo. 
 1 calo = 4,2 jun.
Thông hiểu
Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 gam nước ở 4oC nóng lên thêm 1oC.
3
Vận dụng công thức 
Q = m.c.Dt
Vận dụng được công thức Q = m.c.Dto để giải được một số bài khi biết giá trị của ba đại lượng, tính đaạilượng còn lại.
Vận dụng 1
24. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì : 
 + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
 + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Ví dụ : Một miếng đồng đã được nung nóng, nếu đem thả vào cốc nước thì cốc nước sẽ nóng lên còn miếng đồng sẽ nguội đi, cho đến khi nhiệt độ của chúng bằng nhau.
Thông hiểu
2
Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
 - Phương trình cân bằng nhiệt :
Qtoả ra = Qthu vào
trong đó : Qtoả ra = m.c.Dto ; Dto = to1 – to2 
Nhận biết
3
Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
Giải được các bài tập dạng : Hai vật thực hiện trao đổi nhiệt hoàn toàn, vật thứ nhất cho biết m1, c1, t1 ; vật thứ hai biết c2, t2 ; nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t. Tính m2. 
Vận dụng 1

Tài liệu đính kèm:

  • docHD Chuan KTKN Vat li 8.doc