Thống kiến thức và bài tập Tiếng Việt ngữ văn 8 hệ – học kỳ II

Thống kiến thức và bài tập Tiếng Việt ngữ văn 8 hệ – học kỳ II

A./ CÂU NGHI VẤN

 I) KIẾN THỨC CƠ BẢN

 1) Có những từ nghi vấn : ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) .không, (đã) chưa,

 2) Có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn.

 3) Có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).

 *Chú ý : X cũng = X là từ phiếm định không phải từ nghi vấn.

Ví dụ : ai cũng, sao cũng, gì cũng, nào cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng  mang ý nghĩa tuyệt đối.

4) Bên cạnh chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,. và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

5) Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bắng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

*Chú ý : Câu cầu khiến với hình thức có chủ ngữ và không có chủ ngữ thể hiện các sắc thái khác nhau.

 Thông thường, khi nói với người lớn tuổi ; hoặc khi mời mọc, nhờ vả, khuyên nhủ ; hoặc để tỏ thái độ lịch sự, phải dùng câu cầu khiến có chủ ngữ (bằng từ xưng hô phù hợp với quan hệ với người nghe)

 Các từ xưng hô (cùng với những từ ngữ khác và ngữ điệu) trong câu cầu khiến khác nhau thể hiện quan hệ tình cảm khác nhau.

 Ví dụ : Cách nói của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng

 

docx 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thống kiến thức và bài tập Tiếng Việt ngữ văn 8 hệ – học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỐNG KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
NGỮ VĂN 8 HỆ – HỌC KỲ II
A./ CÂU NGHI VẤN
	I) KIẾN THỨC CƠ BẢN
	1) Có những từ nghi vấn : ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có).không, (đã)chưa,
	2) Có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn.
	3) Có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).
	*Chú ý : X cũng = X là từ phiếm định không phải từ nghi vấn.
Ví dụ : ai cũng, sao cũng, gì cũng, nào cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng è mang ý nghĩa tuyệt đối.
4) Bên cạnh chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,.. và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
5) Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bắng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
*Chú ý : Câu cầu khiến với hình thức có chủ ngữ và không có chủ ngữ thể hiện các sắc thái khác nhau.
	Thông thường, khi nói với người lớn tuổi ; hoặc khi mời mọc, nhờ vả, khuyên nhủ ; hoặc để tỏ thái độ lịch sự, phải dùng câu cầu khiến có chủ ngữ (bằng từ xưng hô phù hợp với quan hệ với người nghe)
	Các từ xưng hô (cùng với những từ ngữ khác và ngữ điệu) trong câu cầu khiến khác nhau thể hiện quan hệ tình cảm khác nhau.
	Ví dụ : Cách nói của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng
II./ BÀI TẬP : 
*Hs làm tất cả bài tập trong SGK trang 11, 12, 13, 22, 23, 24 tập 2
*Bài tập bổ sung :
1/ Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn :
a/ Tôi hỏi cho có chuyện :
	-Thế nó cho bắt à ?
	(Nam Cao)	
b) – Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt :
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
	(Nguyên Hồng)
c) Vua hỏi : “Còn nàng út đâu ?”. Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
	(Truyền thuyết Hùng Vương)
d) Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không ?
	(Tạ Duy Anh)
e) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
	(Nam Cao)
- Giấy đỏ buồn không thắm ;
 Mực đọng trong nghiên sấu
- Lá vàng rơi trên giấy ;
 Ngoài giời mưa bụi bay.
	Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ?
	2/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn (in đậm) sau :
	(Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi :)
- Con có nhận ra con không ?
//
Con đã nhận ra con chưa ? (Mẹ vẫn hồi hộp.)
(Tạ Duy Anh)
3/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau :
Hôm nào lớp cậu đi píc-níc ?
Lớp cậu đi píc-níc hôm nào ?
4/ Các câu sau có phải là câu nghi vấn không ? Hãy điền dấu câu thích hợp vào cuối câu.
Vua hỏi :
-Còn nàng út đâu ( )
	b) Vua hỏi nàng út đâu ( )
5) Cho biết sự khác nhau giữa các đại từ in đậm trong các câu sau :
	a/ - Ai đấy ?
 - Anh cần ai thì anh gọi người ấy.
	b/ - Cái này giá bao nhiêu ?
	 - Anh cần bao nhiêu, tôi sẽ đưa anh bấy nhiêu.
	c/ - Mai, anh đi đâu ?
	 - Mai, anh đi đâu, tôi theo đấy.
	d/ - Anh cần cái nào ?
	 - Anh cần cái nào, tôi đưa anh cái ấy.
6) Câu in đậm dưới đây được đánh dấu câu có đúng với kiểu câu phân loại theo mục đích nói không ? Hãy giải thích cách đánh dấu câu của tác giả.
Một hôm, tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo :
-Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế !
	(Tô Hoài)
7) Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây, chỉ ra các đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn đó và cho biết chúng được dùng với mục đích gì.
a/ Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy a ? Nộp tiền sưu ! Mau !
	(Ngô Tất Tố)
b/ Tôi quắc mắt :
- Sợ gì ? [] Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !
	(Tô Hoài)
c/ Nào tôi đâu biết cơ sự ra nông nỗi này ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ?
	(Tô Hoài)
d/	 Cháu nằm trên lúa
 	 Tay nắm chặt bông
 	 Lúa thơm mùi sữa
 	 Hồn bay giữa đồng
 	 Lượm ơi còn không ?
 (Tố Hữu)
e/ 	Thân gầy guộc, lá mong manh
	Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
	(Nguyễn Duy)
g/ - Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác
 - Việc gì còn phải chờ khi khác ?...Không bao giờ nên hoãn sư sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Toi làm nhanh lắm
	(Nam Cao)
h/ Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao ?
	(Sọ Dừa)
i/ Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào ? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ !
	(Em bé thông minh)
k/ Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nói :
	-Biển này sao không có cá nhỉ ?
	(Cây bút thần)
l/ Đồ ngốc ! Sao lại không bắt con cá đền cái gì ? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à ?
	(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
8) Hãy đặt các câu nghi vấn nhằm các mục đích su (mỗi mục đích một câu)
	a/ Nhờ bạn đèo về nhà.
	b/ Mượn bạn một cái bút.
	c/ Bộc lộ cảm xúc trước một bức tranh đẹp.
9) Hãy đặt một số câu nghi vấn thường dùng để chào. Đặt một tình huống cụ thể để sử dụng một trong số những câu đó.
10) Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu hỏi tu từ.
B./ CÂU CẦU KHIẾN
I) KIẾN THỨC CƠ BẢN
	1) Câu cầu khiến chứa các phụ từ đứng trước động từ : hãy, đừng, chớ,..
	2) Câu cầu khiến chứa các từ đúng sau động từ : đi, thôi, nào,
	3) Câu cầu khiến chứa các từ đứng trước và các từ đứng sau động từ
	(Thôi hãy về đi.)
	4) Câu cầu khiến không chứa các từ đi trước và đi sau động từ nhưng được đánh dấu bằng ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,
	5) Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)
II) BÀI TẬP
	*Hs làm tất cả các bài tập trong SGK trang 31, 32, 33 Ngữ văn 8, tập 2.	*Bài tập bổ sung
1/ Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó :
Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !
	(Cây bút thần)
Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chế. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
	(Thạch Sanh)
Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào ? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ !
	(Em bé thông minh)
 Bưởi ơi nghe ta gọi
 Đừng làm cao
 Đừng trốn tránh
 Lên với tao
 Vui tiếp nào!
	(Chuyện Lương Thế Vinh)
Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.
(Sự tích Hồ Gươm)
2) Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó không có chủ ngữ.
	a) Ừ, được ! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
	(Sọ Dừa)
Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !
(Cây bút thần)
Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? Nộp tiền sưu ! Mau !
(Ngô Tất tố)
3) Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau đây. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi thì có được không ?
	a) Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói :
	-Mẹ ra mời sứ giả vào đây.
	(Thánh Gióng)
	b) Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
	(Em bé thông minh)
4) Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong các câu cầu khiến sau :
	a) Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu ? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất
	(Ngô Tất Tố)
b) Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !
	(Ngô Tất Tố)
5) Chỉ ra sự khác nhau về hình thức câu cầu khiến và sự thay đổi quan hệ giữa người nói và người nghe trong các câu sau (trích từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) :
	a) Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muốn làm nữ hoàng kia.
	b) Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.
6) Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến sau để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài).
(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra :
	-Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
(2) Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
(3) Lằng nhằng mãi. Chia ra ! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
7) Đặt các câu cầu khiến để :
	a) Nói với bác hàng xóm cho mượn cái thang.
	b) Nói với mẹ để xin ít tiền mua sách.
	c) Nói với bạn để mượn quyển vở.
Chỉ ra các từ ngữ biểu thị những sắc thái khác nhau làm cho câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với quan hệ giữa người nói và người người nghe.
C/ CÂU CẢM THÁN
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN
	1) Câu cảm thán là câu có chứa các đặc điểm hình thức của mục đích nói năng đích thực là bộc lộ cảm xúc của người nói trước sự việc, hiện tượng nào đó.
2) Các đặc điểm hình thức của câu cảm thán thường được nhắc đến là: 
a) Câu cảm thán chứa các từ ngữ cảm thán : ôi, ô hay, ôi chao, chao ôi, ối giời ơi, trời đất ơi, than ôi, làng nước ơi, cha mẹ ơi, thay, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, lạ, thật, ghê,dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) ; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
b) Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bắng dấu chấm than (!)
c) Có một số cấu trúc thường gặp của câu cảm thán :
	-Thật là + tính từ (Thật là dễ chịu !)
	-X ơi là X (Buồn ơi là buồn !)
	-Sao mà + tính từ / cụm C – V + thế (Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế !)
	-Còn gì + tính từ + hơn (hơn thế, hơn thế nữa) (Còn gì đẹp trên đời hơn thế !)
3) Các thán từ biểu thị cảm xúc có thể được tách thành câu riêng (câu đặc biệt)
	Ví dụ : 
	Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
4) Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc rất phong phú, đa dạng : tự hào, sung sướng, vui mừng, thán phục,đau đớn, đau khổ, hối hận, tiếc nuối, thương xót, trách móc, than vãn, mỉa mai,Việc xác định cảm xúc cho câu cảm thán một mặt, phải căn cứ vào từ ngữ cảm thán ; mặt khác, phải căn cứ vào các từ ngữ, câu biểu thị nội dung – nguyên nhân gây ra cảm xúc.
II/ BÀI TẬP 
*Hs thực hiện tất cả các bài tập trong SGK trang 44, 45 Ngữ văn 8, tập 2
*Bài tập bổ sung
1) Tìm các câu cảm thán trong các câu sau. Chỉ ra những dấu hiệu của câu cảm thán.
a) 	Ôi quê hương ! Mối tình tha thiết
	Cả một đời gắn chặt với quê hương.
	(Tế Hanh)
b) Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! Ôi thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
	(Tô Hoài)
c) Con gớm thật !
	(Nguyên Hồng)
d) Ôi ! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này !
	(Buổi học cuối cùng)
e) Chao ôi ! Cũng mang tiếng là ghế mây !....Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không  ... người hội thoại với mình thấy được lời nói đã hết, đã ngừng mà bắt cho kịp lời.
Những dấu hiệu thường gặp khi kết thúc lượt lời là :
	-Các từ ngữ dứt câu như : à, ư, nhỉ, nhé,
	-Ngữ điệu
	-Im lặng,
II/ BÀI TẬP
*Hs thực hiện tất cả bài tập trong SGK trang 94, 95 Ngữ văn 8, tập 2.
*Bài tập bổ sung
1) Nhớ lại nội dung văn bản Dế Mèn phiêu lưu kí (Bài học đường đời đầu tiên)(Ngữ văn 6, tập 2) và đọc đoạn trích sau :
[] – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế ! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngô có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi ! Này thử xem : khi chú chui vào tổ, lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên vệ cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! Ôi thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
[] – Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế nàySong anh có cho phép nói em mới dám nói
[] – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Xác định vai XH giữa Dế Mèn và Dế Choắt qua đoạn hội thoại trên.
Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt khi Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau (“Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi”) ? Hằng ngày, khi giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, em nói năng thế nào ?
Vai XH giữa Dế Mèn và Dế Choắt thay đổi thế nào ở đoạn cuối văn bản ?
[] – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái thói ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ?
[] – Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng khi nhắm mắt tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
2) Nhận xét về cách nói năng của người vợ trong câu sau :
	Đồ ngu ! Đòi một cái máng thật à ? Một cái máng thì thấm vào đâu ! Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.
	(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
3) Hãy chỉ ra vai XH của những người tham gia trong đoạn hội thoại sau :
	-Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi !
	-Đê vỡ rồi !...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ?...Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
	-Dạ, bẩm
	-Đuổi cổ nó ra !
Ngày quay mặt vào, lại hỏi thầy đề :
	-Thầy bốc quân gì thế ?
	-Dạ, bẩm, con chưa bốc.
	-Thì bốc đi chứ !
4) Đọc và chỉ ra sự khác nhau trong quan hệ giữa hai anh em ở hai đoạn hội thoại sau :
	a) (Dìu em vào trong nhà, tôi bảo :)
	-Không phải chia nữa, anh cho em tất.
	-Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
	(Khánh Hoài)
	b) (Mèo rất hay lục lọi đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.)
	-Này, em không để chúng nó yên được à ?
	-Mèo mà lại ! Em không phá là được
	(Tạ Duy Anh)
5) Đọc mẫu chuyện sau :
	Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư” vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm với bác Hai :
	-Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
	Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói :
	-Tiệm của bác hổng có bơm thuê.
	-Vậy mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
	-Bơm của bác bị hư, cháu chịu khó dắt đến tiệm khác vậy.
	Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào tíu tít chào hỏi :
	-Cháu chào bác Hai ạ ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hỏng biết sao nó cứ xì hơi hoài.
	-Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm !
	-Cháu cảm ơn bác nhiều.
	(Theo Thành Long)
Hãy nhận xét về cách nói năng của hai bạn Hùng và Hoa.
6) Đoạn hội thoại sau có bao nhiêu lượt lời của vua, bao nhiêu lượt lời của em bé ? Chỉ ra những dấu hiệu dừng lời trong mỗi lượt lời.
	-Thằng bé kia, mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?
	-Tâu đức vua, [] mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
[] – Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được !
[] – Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua ? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ !
[] – Ta thử đấy thôi mà ! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à ?
	-Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
	(Em bé thông minh)
7) Chỉ ra sự vi phạm về lượt lời trong đoạn hội thoại sau. Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy sự vi phạm đó ?
	a) – Đê vỡ rồi !...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ?...Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
	-Dạ, bẩm
	-Đuổi cổ nó ra !
	(Phạm Duy Tốn)
	b) – Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang
	(Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng : )
	-Hức ! Thông ngách sang nhà ta ? Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết !
	(Tô Hoài)
8) Tự liên hệ bản thân, trong giao tiếp hằng ngày, có bao giờ em cắt lời người khác không ? Như thế có lịch sự không ? Cần phải rút kinh nghiệm thế nào ?
K/ LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN
	1) Trật tự từ có vai trò quan trọng trong việc diễn đạt đúng ý nghĩa của câu. Các từ được sắp xếp theo những trật tự khác nhau có thể làm cho ý nghĩa của câu khác nhau.
	2) Trong văn bản, việc lựa chọn trật tự từ trong câu còn có tác dụng làm cho văn bản có tình mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
	Thông thường, việc lựa chọn trật tự từ trong câu thường nhằm đến các mục đích sau :
Thể hiện trình tự nhất định của sự việc, hiện tượng, hoạt động, tính chất,(theo mức độ quan trong, theo trình tự thời gian, theo trật tự quan sát, trật tự nhận thức,)
Nhấn mạnh đặc điểm, tính chất, khía cạnh,của sự vật, hiện tượng.
Tạo sự liên kết với những câu khác.
Tạo sư hài hòa về âm thanh
	3)Trật tự sắp xếp các từ ngữ, đặc biệt trong chuỗi liệt kê, còn có giá trị thể hiện mối quan hệ giữa các đặc điểm, tính chất.
	a) Tăng dần
	b) Giảm dần
II/ BÀI TẬP
*Hs thực hiện tất cả các bài tập trong SGK trang 112, 113, 122, 123, 124 Ngữ văn 8, tập 2.
*Bài tập bổ sung
1) Giải thích lí do lựa chọn trật tự các từ ngữ in đậm trong những câu sau :
	a) Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách []	
	(Truyện dân gian Việt Nam)
	b) Trước Cách mạng, ông (Nguyên Hồng) sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp túc bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
	(Ngữ văn 8, tập một)
	c)	Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
	Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
	Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
	Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
	(Tế Hanh)
	d)	Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
	Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng.
	(Thế Lữ)	
2) Có thể đổi trật tự hai vế câu trong câu sau được không ? Tại sao ?
	Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ they62 làm cho bài văn tế.
	(Truyện dân gian Việt Nam)
3) Viết hai đoạn văn ngắn, mỗi đoạn dùng một câu sau :
	-Con chó cắn con mèo.
	-Con mèo bị con chó cắn
(Lưu ý có thể thêm bớt, thay đổi từ ngữ, nhưng giữ được trật tự từ)
4) Giải thích sự khác nhau giữa các cặp cụm từ sau :
	a) ăn ít – ít ăn
	b) tay mát – mát tay
5) Giải thích lí do cách sắp xếp trật tự các từ in đậm trong các câu sau :
	a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.	
	(Tô Hoài)
	b) Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
	(Vũ Tú Nam)
c) Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
	(Lòng yêu nước)
d) Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được.
	(Nam Cao)	
3) So sánh trật tự từ ngữ trong những câu sau với trật tự từ ngữ trong lời nói bình thường hằng ngày và cho biết giá trị diễn đạt của trật tự đó.
	a)	Đã tan tác những bóng thù hắc ám
	Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
	(Tố Hữu)
	b)	Từ những năm đau thương chiến đấu
	Đã ngời lên nét mặt quê hương,
	Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu,
	Đã bật lên tiếng thét căm hờn.
	(Nguyễn Đình Thi)
	c)	Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
	Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
	(Hồ Xuân Hương)
4) Hãy giải thích tại sao tác giả lại đưa những từ ngữ in đậm sau lên đầu câu.
	a) Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành.
	(Ngô Tất Tố)
	b) Cái hình ảnh ngu dại của tôi ngày trước, hôm nào tôi cũng thấy trong tòa báo hai buổi.
	(Nguyễn Công Hoan)
5) So sánh trật tự từ ngữ trong hai câu sau. Hãy viết hai đoạn văn, mỗi đoạn dùng một câu.
	-Trên ngấn biển nhô dần lên một chiến hạm tàu.
	(Nguyễn Tuân)
	-Một chiến hạm tàu nhô dần lên trên ngấn biển.
L/ CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (Lỗi lô-gic)
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN
	1) Khi viết câu, ngoài việc phải chú ý viết đúng ngữ pháp, còn cần chú ý đến mối quan hệ lô-gic giữa các thành phần câu và các từ ngữ trong câu.
	2) Về mặt lô-gic, HS cần chú ý tránh một số lỗi sau :
	a) Lỗi mâu thuẫn lô-gic giữa chủ ngữ và vị ngữ 
	(Cái bàn tròn này vuông)
	b) Lỗi liệt kê không đồng loại
	(Em rất thích ăn bún, phở và học nhiều môn khác)
	c) Quan hệ giữa các vế câu không lô-gic.
	(Vì trời mưa nên em vẫn đi học)
II/ BÀI TẬP
*Hs thực hiện tất cả bài tập trong SGK trang 127, 127 Ngữ văn 8, tập 2
*Bài tập bổ sung
1) Phát hiện lỗi lô-gic trong các câu sau. Chữa lại các lỗi đó.
	a) Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác.
	b) Nếu không tin bạn thì sao em lại cố tình không nói những bí mật của em.
	c) Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào nó cũng đi học muộn.
	d) Trời đã bắt đầu tối nên em nhìn rõ bạn Nam đang vẫy em ở đầu phố.
2) Những câu sau mắc những lỗi lô-gic nào ? Hãy chữa lại các lỗi đó.
	a) Em hứa sẽ học tốt các môn Toán, Lí, Hóa và các môn khoa học xã hội khác.
	b) Em thích mua xe hay xe đạp ?
	c) Trong việc học tập nói chung và lao động nói riêng, bạn Nam đều rất gương mẫu.
HẾT
CHÚC CÁC HỌC TRÒ CỦA THẦY LUÔN HỌC GIỎI !

Tài liệu đính kèm:

  • docxon lai kien thuc di ban oi.docx