Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết: Thân nhiệt

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết: Thân nhiệt

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và cơ chế điều hoà thân nhiệt .

 - Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống.

 - Các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nắng, cảm lạnh.

 2. Kĩ năng:

 - Tư duy tổng hợp, khái quát.

 - Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi.

II. Chuẩn bị:

1. GV : Một số tài liệu có liên quan.

2. HS: Xem trước nội dung bài học.

III. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định lớp :( 1) Nắm sĩ số HS, tình hình lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ : (4phút)

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết: Thân nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: 12.2008 
Tuần 17 
Tiết 33 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và cơ chế điều hoà thân nhiệt .
 	- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống.
 	- Các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nắng, cảm lạnh.
 	2. Kĩ năng:
 	- Tư duy tổng hợp, khái quát.
 	- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
 	3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi.
II. Chuẩn bị:
1. GV : Một số tài liệu có liên quan.
2. HS: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp :( 1’) Nắm sĩ số HS, tình hình lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ : (4phút)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1. Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lương ?
2. Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa ?
1. (HS : Tb)
 Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa trong tế bào.
- Mọi hoạt động của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hóa trong tế bào.
2. trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết , khí CO2 để thải ra môi trường . Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lương cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất ,... . Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời .
5đ
5đ
3. Bài mới :
ĐVĐ : Năng lượng sản sinh trong quá trình dị hoá được cơ thể sử dụng như thế nào ? Nhiệt do dị hoá giải phóng được bù vào phần đã mất, tức là điều hoà thân nhiệt . Thân nhiệt là gì ? Cơ thể có những biện pháp nào để điều hoà thân nhiệt ? -> bài mới .
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
*HĐ1: Tìm hiểu thân nhiệt
I. Thân nhiệt :
- GV nêu câu hỏi:
? Thân nhiệt là gì?
? Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin để trả lời các câu hỏi .
-Yêu cầu nêu được: 
+ Thân nhiệt ổn định do cơ chế điều hoà .
+ Quá trình chuyển hoá sinh ra nhiệt .
- Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.
? Ở người khoẻ mạnh, thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay là lạnh ?
- GV bổ sung và giảng giải thêm: ở người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc vào môi trường do cơ chế điều hoà .
- Thân nhiệt luôn ổn định là 37oC do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
-Thu nhận và ghi nhớ 
- Cần lưu ý HS: Tại sao khi sốt nhiệt độ tăng và không tăng quá 42oC ?
20’
*HĐ2: Tìm hiểu sự điều hoà thân nhiệt .
II.Sự điều hoà thân nhiệt 
1. Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi ở phần Đ 
-Các nhóm tiến hành thảo luận thống nhất ý kiến để trả lời.
? Nhiệt do cơ thể hoạt động sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
- Cần nêu được :
+ Nhiệt sinh ra được máu phân phối khắp cơ thể và toả ra môi trường 
? Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
- Toát mồ hôi, mặt đỏ, da hồng (do mao mạch)
- Da có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt .
+ Vì sao vào mùa hè da người ta hồng hào, còn mùa đông nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
- Muà hè da hồng vì mao mạch ở da giãn, lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện toả nhiệt .
Mùa rét , mao mạch co lại, máu qua da ít ® da tím tái, cơ chân lông co -> sởn gai ốc -> giảm tỏa nhiệt 
- Khi trời nóng, lao động nặng, mao mạch ở da giãn à toả nhiệt tăng tiết mồ hôi.
- Khi trời rét: mao mạch co lại, cơ chân lông co® giảm tỏa nhiệt, tăng sinh nhiệt (run)
+ Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (oi bức ) cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào ?
-Mồ hôi ra nhiều, khó bay hơi, toả nhiệt khó khăn -> bức bối và khó chịu.
+ Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt ?
- Gọi các nhóm lần lượt nêu kết quả.
- Nêu kết quả cả nhóm. 
- GV bổ sung và kết luận .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- Có thể nêu thêm:
?Tại sao khi tức giận mặt đỏ, nóng lên? Sợ hãi, mặt tái run?
-Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK
-Tìm hiểu: Vai trò của hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt 
- Cá nhân HS tự nghiên cứu SGK để trả lời.
2.Vai trò của hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt: 
 Giữ vai trò chủ đạo, điều khiển.
như thế nào?
- GV tổng kết cơ chế điều hoà thân nhiệt: Tăng hoặc giảm sinh nhiệt hoặc toả nhiệt.
10
*HĐ3: Tìm hiểu các phương pháp phòng chống nóng lạnh.
III. Tìm hiểu các phương pháp phòng chống nóng lạnh.
-Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, kết hợp với liên hệ thực tế.
- HS nghiên cứu thông tin ở SGK và thực tế. 
- Thảo luận nhóm:
- Cần nêu được:
+ Chế độ ăn uống vào mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? 
+ Ăn uống phù hợp theo mùa.
+ Vào mùa hè chúng ta cần phải làm gì để chống nóng?
+ Quần áo, phương tiện phù hợp.
- Mùa hè: đội mũ khi ra đường, lao động.
+ Để chống rét , chúng ta cần phải làm gì?
- Mùa đông: Giữ ấm cổ, ngực, chân. Ăn thức ăn nóng, nhiều mỡ
+ Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh?
- Rèn luyện thân thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Việc xây nhà ở, công sở,  cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
+ Nhà thoáng mát mùa hè, ấm cúng mùa đông.
- Nơi ở và làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và lạnh.
+ Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
- Trồng nhiều cây xanh-> tăng bóng mát, O2
Trồng nhiều cây xanh.
- Chỉ định lần lượt các nhóm nêu kết quả .
-HS nêu kết quả thảo luận .
- GV bổ sung và kết luận về các phương pháp phòng chống nóng lạnh.
- Nhận xét, bổ sung 
Liên hệ thực tế.
+ Em đã có hình thức rèn luyện nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể ?
- HS có thể nêu một số hình thức luyện tập.
+ Giải thích câu “mùa nóng chống khát, trời mát thì chống đói”?
-Thử giải thích dựa vào sự hiểu biết của mình?
+ Tại sao mùa rét càng đói, càng thấy rét?
à Giáo dục HS ý thức tự rèn luyện, bảo vệ sức khỏe.
4’
* HĐ4: Củng cố.
-GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức bài học à trả lời câu hỏi :
? Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định?
? Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt khi trời nóng lạnh?
- GV nhận xét, bổ sung.
-HS vận dụng kiến thức bài học à trả lời.
 4. Dặn dò (1’)
- Học kĩ bài theo SGK và trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Đọc và tìm hiểu mục “Em có biết”
- Ôn tập theo đề cương chuẩn bị cho ôn tập học kì I
IV. Rút kinh nghiệm – bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet .34.doc