Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 62: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 62: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hòa trong hoạt động nội tiết.

- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

2. Kỹ năng :

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tình hình

- Hoạt động nhóm

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức, giữ gìn sức khỏe

II. Chuẩn bị :

1.Chuẩn bị của GV :

+ Các hình vẽ SGK

2.Chuẩn bị của HS:

+ Ôn các bài đã học trong chương nội tiết

 + Xem trước bài 59

III. Hoạt động dạy học :

1. Ổn định tình hình lớp :( 1)

Kiểm tra sĩ số HS; nắm tình hình chuẩn bị của HS

2. Kiểm tra bài cũ: (5)

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 62: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: .2009 
Tuần 32
Tiết 62
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hòa trong hoạt động nội tiết.
- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.
2. Kỹ năng :
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tình hình
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức, giữ gìn sức khỏe
II. Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị của GV : 
+ Các hình vẽ SGK
2.Chuẩn bị của HS: 
+ Ôn các bài đã học trong chương nội tiết
 	+ Xem trước bài 59
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định tình hình lớp :( 1’)
Kiểm tra sĩ số HS; nắm tình hình chuẩn bị của HS
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi(HS Y)
Đáp án
Điểm 
Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng ?
- Tinh hoàn :
+ Sản sinh tinh trùng
+ Tiết hoocmôn sinh dục nam tostôstêrôn.
- Buồng trứng :
+ Sản sinh trứng
+ Tiết hoocmôn sinh dục Ơstrôgen
3. Giảng bài mới :
a. Giới thiệu bài : (1’) 
Cũng như hệ thần kinh, trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hòa để đảm bảo lượng Hoocmôn tiết ra vừa đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và cơ thể sẽ lâm vào tình trạng bệnh lý ® bài mới.
b.Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
16’
Hoạt động 1: Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết
1. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết
- GV: Yêu cầu HS kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên ?
- HS liệt kê được các tuyến nội tiết như tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến tiền thận
- GV tổng kết lại
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết ?
- 1 – 2 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung
- HS rút ra kết luận
- Tuyến yên tiết hoocmôn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết.
- Treo tranh hình 59.1 và 59.2 ® giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát.
- Đọc thông tin ở SGK
® Thảo luận nhóm: Trình bày sự điều hòa hoạt động của:
+ Tuyến giáp ?
+ Tuyến tiền thận ?
- HS quan sát kỹ hình vẽ, kết hợp nghiên cứu kỹ thông tin, nhớ lại kiến thức đã học ® thảo luận và ghi lại sự điều hòa hoạt động của từng tuyến nội tiết.
- GV hướng dẫn thảo luận:
Lưu ý HS:	(+) Tăng cường
 	 (–)Kìm hãm
- Gọi một HS lên trình bày trên hình 59.1.
- Một HS lên trình bày trên hình 59.2.
- Cả lớp nhận xét
- GV hoàn thiện kiến thức
- Nhóm 1: Trình bày điều hòa hoạt động của tuyến giáp.
- Nhóm 3: Trình bày hoạt động của vỏ tiền thận
- Nhóm 2, 4 ® nhận xét
- Sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể nhờ cơ chế nào ?
- GV cho ví dụ để minh họa
- HS nêu được cơ chế tự điều hòa nhờ các thông tin ngược
- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm sự chi phối của các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra ® đó là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược
16’
Hoạt động 2 : Sự phối hợp hoạt động của tuyến nội tiết
2. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: lượng đường trong máu tương đối ổn định là do đâu ?
- HS vận dụng kiến thức đã học về chức năng của các hoocmôn Insulin và Glucagôn của tuyến tụy để trình bày
- GV đưa thông tin:
Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh ® nhiều tuyến nội tiết khác cùng phối hợp hoạt động ® tăng đường huyết.
- Nhận xét, bổ sung (nếu cần.
- Treo tranh 59.3 ® giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát
- HS quan sát kỹ hình vẽ + nghiên cứu thông tin.
- Đọc thông tin ở SGK
® Thảo luận nhóm : Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi dường huyết giảm
- GV hướng dẫn thảo luận.
- Các nhóm thảo luận ghi lại kết quả.
- Yêu cầu nêu được sự phối hợp của:
+ Glucagôn (tuyến tụy)
+ Goctizôn (Vỏ tuyến trên thận)
- Gọi HS lên trình bày sự phối hợp này trên tranh.
- Đại diện nhóm lên trình bày trên tranh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung và giới thiệu thêm : Ađroonalin và Norađrônalin (phần tủy tuyến trên thận) ® góp phần tăng đường huyết.
- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào ? Ý nghĩa của sự phối hợp này là gì ?
- HS tự rút kết luận
- Các tuyến nội tiết có sự phối hợp hoạt động ® đảm bảo các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường
4’
Hoạt động 3: Củng cố
HS trả lời câu hỏi:
- Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.
- Lấy ví dụ nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong cơ thể .
4.Dặn dò chuẩn bị cho bài học tiếp theo (2’):
- Học bài trả lời câu hỏi trang 186 SGK.
- Ôn chương nội tiết
- Soạn các câu hỏi ôn tập chương .
- Chuẩn bị bài sau : xem nội dung bài 60 và tìm hiểu cơ quan sinh sản có cấu tạo như thế nào và chức năng quan trọng gì ? 
IV- Rút kinh nghiệm – bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet.62.doc