Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 56: Vệ sinh thần kinh

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 56: Vệ sinh thần kinh

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người và các động vật nói chung và thú nói riêng.

- Trình bày được vai trò của tiêng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở con người.

 2. Kĩ năng : Rèn khả năng tư duy, suy luận.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, xây dựng các thói quen,nếp sống văn hóa.

II. Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị của GV : Tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết.

2.Chuẩn bị của HS: Xem nội dung bài học.

III. Hoạt động dạy học :

1. Ổn định tình hình lớp :( 1)

Nắm sĩ số và tình hình chuẩn bị của HS.

2. Hoạt động dạy học:

 a. Giới thiệu bài mới : (1)

Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện có ý nghĩa rấ lớn trong đời sống của động vật nói chung và con người nói riêng. Tuy nhiên giữa con người và các loài động vật, các phản xạ có điều kiện ít nhiều có sự khác nhau bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 56: Vệ sinh thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: .2009 
Tuần 29 
Tiết 56
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người và các động vật nói chung và thú nói riêng.
- Trình bày được vai trò của tiêng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở con người.
	2. Kĩ năng : Rèn khả năng tư duy, suy luận.
	3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, xây dựng các thói quen,nếp sống văn hóa.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của GV : Tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết.
2.Chuẩn bị của HS: Xem nội dung bài học.
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định tình hình lớp :( 1’)
Nắm sĩ số và tình hình chuẩn bị của HS.
2. Hoạt động dạy học:
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện có ý nghĩa rấ lớn trong đời sống của động vật nói chung và con người nói riêng. Tuy nhiên giữa con người và các loài động vật, các phản xạ có điều kiện ít nhiều có sự khác nhau ® bài mới.
* Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
Hoạt động 1: Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người
1. Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK.
- GV nêu câu hỏi:
+ Trẻ mới đẻ ra khi mẹ đưa vú vào miệng, nó bú sữa ngay, đây là loại phản xạ nào ?
- HS tự nghiên cứu thông tin liên hệ thực tế trả lời câu hỏi :
Cần nêu được :
+ Đây là phản xạ không điều kiện, bẩm sinh.
Do đâu có được ?
+ Trẻ 3 tháng tuổi, khi mẹ bế nó tìm vú mẹ để bú, đây là phản xạ có điều kiện, phản xạ này được hình thnàh như thế nao?
+ Mùi sữa mẹ, mùi mồ hôi mẹ, hình ảnh bầu vú  được lặp đi lặp lại nhiều lần ® phản xạ đòi bú.
+ Trẻ đang bú mẹ, nếu ta đặt trước mặt chúng một đồ chơi màu sắc sặc sỡ đưa bé sẽ có phản ứng như thế nào ? Giải thích hiện tượng này ?
+ Đứa bé ngừng bú, nhìn về phía đồ chơi, giơ tay với ® ức chế rập tắt.
- GV yêu cầu HS tìm ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa?
- HS lấy ví dụ như : học tập, xây dựng thói quen 
- Nêu vấn đề : sự thnàh lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác ở động vật ở những điểm nào ?
- Hãy cho ví dụ minh hoạ ® giáo dục HS ý thức rèn luyện, xây dựng các thói quen tốt, nếp sống có văn hoá.
- HS cần nêu được: 
+ Giống nhau về quá trình thành lập và ức chế PXCĐK và ý nghĩa của chúng đối với đời sống.
+ Khác nhau về số lượng và mức độ phức tạp của các PXCĐK.
- Sự hình thành và ức chế các PXCĐK ở người là hai quá trình thuận nghịch có liên hệ mật thiết với nhau là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết .
2. Vai trò của tiếng nói và chữ viết 
a. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin.
- GV nêu vấn đề: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong cuộc sống ?
- HS tự thu nhập thông tin ® nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết.
- Cho một số ví dụ để minh họa ?
+ Nghe kể, ngửi thấy mùi thức ăn ngon ® tiết nước bọt.
+ ĐoÏc sách, xem truyện ® vui, buồn, phẫn nộ 
_ Giúp mô tả sự vật ® đọc nghe, tưởng tượng ra được. 
+ Là kết quả của quá trình học tập ® hình thành các PXCĐK.
- GV cần lưu ý HS:
 + Giao tiếp trên toàn cầu.
 + Trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc.
 + Từ thế hệ trước truyền sang thế hệ sau.
+ Là phương tiện giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- HS cho cí dụ minh hoạ.
b. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- Cần lưu ý HS : chỉ tiếng nói mới có ý nghĩa là phương tiện giao tiếp ® giáo dục HS không phát ngôn bừa bãi, nói tục, chửi thề 
8’
Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng
3. Tư duy trừu tượng
- GV nêu ví dụ:
 + Con gà, con cá, con lợn,  có đặc điểm chung ® xây dựng khái niệm động vật.
- HS thu nhận thông tin.
+ Các con số 1, 2, 3 là sự trừu tượng hóa sự vật cụ thể : 1 con bò, 2 con bò 
+ Khái niệm trao đổi chất là sự khái quát hóa một đặc tính chung của sinh vật.
- Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hóa thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ. 
® Kết luận: Con người có khả năng tư duy trừu tượng.
® Ý nghĩa?
- HS cần nhận xét được.
- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người làm chủ được tự nhiên. 
- Đây là đặc điểm riêng của mỗi người.
- Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa ® là cơ sở tư duy trừu tượng.
6’
Hoạt động 4: Củng cố
HS trả lời 2 câu hỏi sau:
- Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sông con người ?
- Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống ?
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học tiếp theo:(2’)
- HoÏc bài, trả lời các câu hỏi trang 171-SGK.
- Ôn: chương hệ thần kinh.
- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh.
IV- Rút kinh nghiệm – bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet.56.doc