Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 54: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 54: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

I. Mục tiêu

1. Kiến thức :

- Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện

- Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ, nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện .

- Nêu rõ ý nghĩa của phạn xạ có điều kiện đối với đời sống

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích tình hình

- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế

- Hoạt động nhóm

3. Thái độ : Giáo dục thái độ linh hoạt, óc trừu tượng.

II. Chuẩn bị

1.Chuẩn bị của GV :

+ Các hình vẽ ở SGK

 + Bảng phụ ghi nội dung các bảng 52.1 và 52.2

2.Chuẩn bị của HS:

+ Xem trước nội dung bài học

 + Kẻ các bảng ở SGK vào vở bài tập

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 54: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: .2009 
Tuần 28 
Tiết 54
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện 
- Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ, nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện .
- Nêu rõ ý nghĩa của phạn xạ có điều kiện đối với đời sống 
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích tình hình 
- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế 
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ : Giáo dục thái độ linh hoạt, óc trừu tượng.
II. Chuẩn bị 
1.Chuẩn bị của GV :	
+ Các hình vẽ ở SGK
	 	+ Bảng phụ ghi nội dung các bảng 52.1 và 52.2
2.Chuẩn bị của HS:	
+ Xem trước nội dung bài học 
 	+ Kẻ các bảng ở SGK vào vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định tình hình lớp :( 1’)
Nắm sĩ số và tình hình chuẩn bị của HS
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1. Trình bày cấu tạo của ốc tai ?
2. Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm ?
1. Nêu được :
- Ốc tai xương ở ngoài, ốc tai ngoài ở trong 
- Màng tiền đình ở trên, màng cơ sở ở dưới, trên màng 
- Cơ sở có cơ quan Cooti chứa tế bào thụ cảm thính giác
2. Nêu được : 
Sóng âm ® màng nhĩ ® chuỗi sương tai ® cửa bầu ® chuyển đọng ngoại dịch và nội dịch ® sung màng cơ sở ® kích thích cơ quan Cooti ® xuất hiện xung thần kinh ® vùng thính giác ® nhận biết âm thanh
4đ
6đ
3. Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài : (1’) 
GV cho HS nhắc lại khái niệm phản xạ ® bài mới.
* Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện
1.Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 52.1
- HS đọc kỹ nội dung của bảng 52.1
không có điều kiện
- Yêu cầu HS xác định xem trong các ví dụ, đâu là phản xạ không điều kiện, đâu là phản xạ có đièu kiện và đánh dấu (v) vào cột tương ứng.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, thống nhất đáp án 
- Gọi HS nêu kết quả ® GV ghi kết quả vào bảng phụ 
- Cho HS nhận xét 
- GV công bố đáp án :
+ Phản xạ không điều kiện: 1, 2, 4
+ Phản xạ có điều kiện: 3, 5, 6
- Các nhóm báo cáo lại kết quả thảo luận 
- Nhận xét, sửa chữa (nếu cần)
- HS hoàn thành trong vở bài tập 
- Yêu cầu HS tìm 1 vài ví dụ cho mỗi loại phản xạ ?
- HS cho ví dụ 
- Các nhóm có ý kiến bổ sung, điều chỉnh 
- Yêu cầu HS đọc thông tin ® phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ?
- GV điều chỉnh bổ sung 
- HS nêu được sự khác nhau giữa 2 loại phản xạ: không điều kiện và có điều kiện.
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
15’
Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện
2. Sự hình thành phản xạ có điều kiện
- GV treo tranh 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm của nhà sinh lý học người Nga : Ivan 
Petrovich Paplôp
- HS quan sát và nghiên cứu các hình vẽ ở SGK, đọc phần chú thích 
a. Hình thành phản xạ có điều kiện
® Trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt đối với ánh đèn (ở chó).
- Thảo luận nhóm ® nêu được các bước tiến hành thí nghiệm.
- Gọi một HS lên trình bày thí nghiệm.
- HS trình bày dựa vào tranh vẽ.
- GV kết luận 
- Nhận xét, bổ sung 
- Qua thí nghiệm : cho HS thảo luận :
+ Để thành lập được phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì ?
+ Thực chất có việc thành lập
- Thảo luận nhóm :
+ Nêu được các điều để thành lập phản xạ có điều kiện 
+ Thực chất là quá trình học
- Điều kiện để thành lập phản xạ có:
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện
+ Quá trình kết kợp đó phải
có điều kiện là gì ? 
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận. 
- GV nhận xét , kết luận
- GV lưu ý HS : có thể thay kích thích có điều kiện (ánh đèn) bằng 1 kích thích bất kỳ khác (tiếng chuông) ® cũng có kết quả tương tự. 
tập, rèn luyện 
- HS báo cáo kết quả
- Nhận xet, bổ sung 
- HS thu nhận thông tin 
được lập đi lập lại nhiều lần. 
- Thực chất có việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tậm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau 
- GV có thể liên hệ thực tế ® tạo thói quen tốt.
- GV nêu vấn đề :
Trong thí nghiệm trên, nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
- HS dựa vào thông tin ® nêu được : chó sẽ không tiết nước bọt khi có ánh đèn nữa.
b. Ức chế phản xạ có điều kiện :
- GV liên hệ : đường liên hệ tạm thời giống như : bãi cỏ nếu ta đi thường xuyên ® sẽ có đường mòn, nếu ta không đi nữa ® cỏ sẽ lấp kín 
- Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố ® phản xạ mất dần (ức chế tắt dần)
- Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống ?
- HS nêu ý nghĩa ® giúp thích nghi 
- Ý nghĩa : Đảm bảo sự thích nghi với sự thay đổi của môi trường 
- Liên hệ thực tế : Loại bỏ các thói quen xấu như cai nghiện ma tuý 
- GV có thể nêu trường hợp : Sau khi đã hình thành phản xạ có điều kiệntiết nước bọt với ánh đèn, ta dùng một gậy tre giơ cao ® có hiện tượng gì xảy ra ? Vì sao?
- HS nêu được: 
Chó ngừng tiết nước bọt, bỏ chạy, do đường liên hệ tạm thời bị đứt.
- GV kết luận: Ức chế, rập tắt
- Nêu ý nghĩa của việc ức chế rập tắt ?
® Bảo vệ 
10’
Hoạt động 3: So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện 
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 52.2(SGK) 
- HS nghiên cứu nội dung bảng 
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng so sánh tính chất của phản xa có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
- Hoàn thành bài tập so sánh (thảo luận nhóm).
- Gọi HS nêu kết quả.
- HS báo cáo kết quả.
- GV ghi kết quả lên bảng phụ.
- Nhận xét, bổ sung 
- Nhận xét, công bố đáp án đúng 
+ Phản xạ không điều kiện 
- HS ghi kết quả đúng vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng 52.2
- Nội dung bảng 52.2 
3. Bền vững 
5. Số lượng hạn chế 
+ Phản xạ có điều kiện :
2’: Hình thành trong đời sống qua học tập, rèn luyện 
4’: Có tính chất cá thể không di truyền 
7’: Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não 
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK ® xác định mối liên hệ giữa 2 loại phản xạ có đk và không điều kiện ?
- GV bổ sung và kết luận 
- HS nghiên cứu O 
® Nêu được mối liên hệ giữa 2 loại phản xạ 
- Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
- Phải có sự kết hợp một kích thích có điều kiện với một kích thích không điều kiện.
2’
Hoạt động 4: Củng cố
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện 
- Nêu rõ ý nghĩa của sự thành lập và sự ức chế phản xạ có đk đối với đời sống con người và động vật.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học tiếp theo:(2’)
- Học bài trả lừi các câu hỏi trang 168. SGK
- Xem mục “ Em có biết “
- Giải thích ví dụ sau 
+ Tại sao mèo rình chuột ở một nơi, sau một thời gian nào đó ?
+ Xiếc thú : Chó đếm được 1, 2, 3, 4 bằng tiếng sủa khi trông thấy số 1, 2, 3. Hiện tượng này giải thích như thế nào ?
- Chuẩn bị bài sau :
+ Ôân tập kỹ kiến thức từ tiết 37 đến tiết 54
+ Chuẩn bị tiết 55 : Kiểm tra 45’
IV- Rút kinh nghiệm – bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet .54.doc