Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 46 đến tiết 53

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 46 đến tiết 53

I- Mục tiêu:

 - Tiến trình thành công các TN quy định.

 - Từ các kết quả quan sát được qua TN.

 - Nêu được chức năng của tủy sống, đồng thời phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tủy sống.

 - Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống qua các hình vẽ để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.

II- Đồ dùng dạy học:

 - Ếch, bộ đồ mổ, giá treo ếch.

 DD Hcl 0,3%, cốc đựng nước lã, bông thấm, tủy sống lợn.

 

doc 17 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 46 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
TIẾT 46: THỰC HÀNH – TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TỦY SỐNG 
(Liên quan đến cấu tạo)
I- Mục tiêu: 
	- Tiến trình thành công các TN quy định.
	- Từ các kết quả quan sát được qua TN.
	- Nêu được chức năng của tủy sống, đồng thời phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tủy sống.
	- Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống qua các hình vẽ để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Ếch, bộ đồ mổ, giá treo ếch.
	DD Hcl 0,3%, cốc đựng nước lã, bông thấm, tủy sống lợn.
III- Tiến trình dạy học:
	A. Tổ chức: 8A 8B
	B. Kiểm tra:
	- Sự chuẩn bị của các tổ.
	C. Bài mới: 
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động học tập.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
GV: HD học sinh tiến hành TN theo các bước như SGK.
HS: HĐ nhóm: Tiến hành TN 1, 2, 3 trên ếch đã hủy não.
- Quan sát cách phản ứng của ếch.
HS: TLN đua ra kết quả của TN 1, 2, 3
GV: Tiến hành TN cắt ngang tủy sống của ếch.
HS: Quan sát và ghi KQTN 4, 5
- Hãy cho biết TN này nhằm mục đích gì?
- Kích thích mạnh chi sau bằng dd HCl 3%
HS: Tiếp tục quan sát kết quả TN khi hủy tủy phía trên vết cắt ngang.
GV: Nhận xét – Đưa ra kết quả đúng.
Bước 1. Tìm hiểu chức năng của tủy sống:
 Kết quả.
- TN1: Ếch co chi khi bị kích thích.
- TN2: Ếch co cả 2 chi.
 TN2: Ếch dãy dụa co toàn thân hoặc co cả 4 chi (Quăng đạp lung tung).
Bước 2.
 Tiến hành TN 4 và 5. Sau khi đã cắt ngang tủy sống.
 Kết quả: 
TN4: 2 chi sau co, 2 chi trước không co.
TN5: 
 2 chi trước co, 2 chi sau không co.
Bước 3: Hủy tủy trên vết cắt
- Kết quả TN 6, 7
 + 2 chi trước không co
 + 2 chi sau co 
* Kết luận: Tủy sống được bao bọc trong lớp màng tủy gồm màng cứng màng nhện, màng nuôi. Tủy sống bao gồm chất xám ở giữa, bao quanh là chất trắng. Chất xám là căn cứ phản xạ vận động và chất trắng là các đường dẫn truyền dọc nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và dưới não bộ.
	D. Củng cố:
	- Gv hướng dẫn HS thu dọn dụng cụ TN.
	- Nhận xét giời thực hành.
	E. HD về nhà:
	- HD học sinh cách viết thu hoạch.
	- Đọc trước bài “Dây thần kinh tủy”
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 47: DÂY THẦN KINH TỦY
I- Mục tiêu:
	- Qua phân tích dây thần kinh tủy làm cơ sở để hiểu rõ chức năng của chúng.
	- Qua phân tích kết quả của TN tưởng tượng rút ra KL về chức năng của các rễ tủy và từ đó suy ra chức năng của dây TK tủy.
II- Đồ dùng dạy học:
	Tranh phóng to H43-2, 45-2
III- Tiến trình bài dạy:
	A. Tổ chức: 8A 8B
	B. Kiểm tra:
	Gv thu bài viết thu hoạch của HS.
	C. Bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động hoạc tập.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của dây TK tủy
GV: HD học sinh quan sát H45-1. Thu nhận thông tin SGK.
HS: Tự thu nhận và xử lý thông tin, kết hợp với quan sát hình 45-1
GV: Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Trình bày cấu tạo của tủy sống.
HĐ2: Tìm hiểu chức năng của dây TK tủy:
HS: Quan sát H45-2 trong SGK và xử lý thông tin.
GV: HD học sinh cách quan sát H45-1 cách thu nhận và xử lý thông tin.
HS: TLN: Để rút ra KL về chức năng của tủy sống.
GV: Nhận xét – Gọi đại diện nhóm trình bày đáp án
 Tổng kết đưa ra đáp án đúng.
I. Cấu tạo của dây TK tủy.
- Dây TK tủy gồm 31 đôi.
- Các dây TK tủy liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau trong đó bao gồm các sợi H.Tâm: (Nối với tủy sống qua rễ sau) và các bó sợi ly tâm (Nối với tủy qua rễ trước)
II- Chức năng của dây TK tủy.
- Rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (Cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung TK cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
	D. Củng cố:
	- Gọi 2 Hs đọc phần KL trong SGK.
	1. Tại sao nói dây TK tủy là dây pha?
	2. Nêu cấu tạo của dây TK tủy?
	E. HD về nhà.
	- Về nhà học thuộc bài theo SGK.
	- Trả lời câu hỏi 1, 2 vào vở BT.
	- Đọc trước bài “Trụ não, tiểu não, não trung gian”
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
TIẾT 48: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN
I- Mục tiêu:
	- Nắm được vị trí cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian
II- Đồ dùng:
	Tranh phóng to các H46-1, 2, 3
III- Tiến trình bài dạy:
	A. Tổ chức: 8A 8B
	B. Kiểm tra:
	1. Tại sao nói dây TK tủy là dây pha?
	C. Bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động học tập.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài học
I: Cấu tạo của dây TK tủy.
HĐ1: Tìm hiểu vị trí và các thành phần của não bộ để xác định giới hạn của trụ não, tiểu não và não trung gian.
HS: Quan sát H46-1 và các ghi chú để hoàn chỉnh phần BT trong SGK.
GV: HD học sinh quan sát hình và điền vào chỗ trống.
- Gọi 2 HS nêu đáp án của mình- HS khác bổ sung.
HĐ2: Cấu tạo và chức năng của trụ não:
HS: Đọc và xử lý thông tin, quan sát H46-2
GV: (Quan sát) HD học sinh quan sát H46-2 à xử lý thông tin.
HS: TLN để TL câu hỏi:
- So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống để hoàn thành bảng 46
HS: Thu nhận và xử lý thông tin.
HĐ3: Tìm hiểu chức năng của tiểu não.
HS: Thu nhận và xử lý thông tin.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H46-3. Suy nghĩ TL câu hỏi SGK – Từ đó rút ra KL đúng.
HS: TLN đưa ra KL về chức năng.
I. Vị trí và các thành phần của não bộ.
- Tiếp theo tủy sống là não bộ, bao gồm từ dưới lên: Trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.
II. Cấu tạo và chức năng của trụ não.
1. Cấu tạo:
- Trụ não gồm: Chất trắng (ngoài), chất xám (trong).
- Chất trắng là các đường liên lạc dọc nối tủy với các phần trên của não.
- Chất xám tập chung thành nhân xám, là trung khu TK-Nơi xuất phát của 12 đôi dây TK não.
2. Chức năng:
- ĐK, điều hòa các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
- Chất trắng dẫn truyền xung TK.
III. Não trung gian:
- Nằm giữa đại não, trụ não. Gồm đồi thị và cùng dưới đồi thị.
- Chức năng: Điều khiển các QT TĐC và điều hòa thân nhiệt.
IV. Tiểu não:
- Cấu tạo: Gồm chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.
- Chức năng: 
- Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.
	D. Củng cố: 
	- Goi 2 HS đọc phần KL trong SGK
	1. Nêu cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não.
	2. So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống.
	E. HD về nhà:
	- Về nhà học thuộc bài theo SGK.
	- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 vào vở BT.
	- Đọc phần “Em có biết” - Đọc trước bài “Đại não”.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 49: ĐẠI NÃO
I- Mục tiêu:
	- Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo đại não ở người và đặc biệt là vỏ đại não (thể hiện sự tiến hóa so với ĐV thuộc lớp thú)
	- Xác định được các vùng chức năng của não người.
	- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, quan sát, mô tả.
II- Đồ dùng:
	Tranh vẽ H47-1, 4 trong SGK.
	Mẫu ngâm hoặc não lợn tươi cắt ngang.
III- Tiến trình bài dạy:
	A. Tổ chức: 8A 8B
	B. Kiểm tra: 
	1. So sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não?
	C. Bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động học tập.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hieur cấu tạo của đại não.
HS: Quan sát kỹ các H47-1,3 trong SGK. Đọc kỹ các ghi chú để hoàn thiện phần BT.
GV: HD học sinh cách quan sát, vẽ hình cùng các ghi chú.
- Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
HĐ2: Xác định vị trí các vùng chức năng trên vỏ não.
HS: Quan sát kỹ H47-4 cùng các vùng ghi chú. Nghiên cứu và xử lý thông tị trong SGK.
GV: HD học sinh cách tìm hiểu thông tin và hoàn thiện BT trong SGK.
I. Cấu tạo của đại não.
- Đại não là phần phát triển nhất ở người.
- Gồm chất xám ở ngoài → Vỏ chất xám là trung tâm của các phản xạ có điều kiện. Chất trắng ở trong là đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh.
- Trong chất trắng có các nhân nền.
- Nhờ các rãnh và khe làm cho diện tích bề mặt của vỏ não tăng lên và chia não thành các thùy và các hồi não.
II. Sự phân vùng chức năng của đại não.
- Sự phân vùng chức năng của đại não.
- Vỏ não có các vùng:
 + Vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức.
* Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung TK từ các thụ quan ngoài và các thụ quan trong nằm sau rãnh đỉnh.
* Vùng vận động nằm dưới rãnh đỉnh.
* Vùng vận động ngôn ngữ.
* Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
D. Củng cố: 
	- Gọi 2 Hs lên bảng chỉ tranh câm.
	- Gọi 2 em đọc KL trong SGK.
	- Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của đại não.
	E. HD về nhà.
	- Về học thuộc bài theo SGK.
	- Trả lời câu hỏi vào vở BT.
	- Đọc trước bài “Hệ TK sinh dưỡng”
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 50: HỆT HẦN KINH SINH DƯỠNG
I- Mục tiêu:
	- Phân biệt phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cấu trúc và chức năng.
	- Phân biệt được bộ phận giao cảm và bộ phân đối giao cảm trong hệ TK sinh dưỡng về cấu trúc và chức năng.
II- Đồ dùng thiết bị:
	Tranh vẽ các hình 48-1A
III- Tiến trình bài dạy:
	A. Tổ chức: 8A 8B
	B. Kiểm tra:
	1. Mô tả cấu tạo trong của đại não?
	2. Nêu rõ các đặc điểm chức năng của đại não người?
	C. Bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động học tập.
Các hoạt động của GV, học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động
HS: Tự thu nhận xử lý thông tin.
 TLN trả lời 2 câu hỏi SGK.
GV: HD học sinh cách quan sát H48-1 và 48-2.
- Nhận xét, Hd HS hoàn thiện trả lời 2 câu hỏi SGK.
HĐ2: So sánh cấu tạo các bọ phận giao cảm và đối giao cảm.
HS: Nghiên cứu và xử lý thông tin, kết hợp với H48-1 để TL câu hỏi SGK.
GV: HD học sinh cách quan sát H48-3 cùng các ghi chú.
- HDHS trình bày theo sơ đồ.
Hệ TK sinh dưỡng
 P.hệ GC P.hệ Đối GC
TW N.biên TW N.biên
Chuỗi hạch nằm Hạch nằm gần
gần cột sống C.quan
 Trụ não cuối tủy sống
 Nằm từ đốt lưng 1 đến thắt lưng 3
HĐ3: Tìm hiểu chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm
HS: Nghiên cứu kỹ H48-1,2 và H48-3A,B kết hợp với bảng 48-2 để hoàn thành BT - GV: Nhận xét bổ sung
I. Cung phản xạ sinh dưỡng:
- Trung khu của các phản xạ vận động, phản xạ sinh dưỡng đều nằm trong chất xám nhưng của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sườn bên của tủy sống và trụ não.
- Đường htâm của 2 phản xạ đều gồm 1 nơ ron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám. Nơ ron liên lạc tiếp xúc với nơ ron vận động ở sừng trước (Trong cung phản xạ vận động) hoặc với nơ ron trước hạch sừng bên chất xám (trong cung phản xạ sinh dưỡng).
- Đường LT của phản xạ vận động chỉ có 1 nơ ron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng, còn đường LT của phản xạ sinh dưỡng có 2 nơ ron tiếp giáp nhau trong các hạch TK sinh dưỡng
II. Cấu tạo của hệ TK sinh dưỡng.
Gồm: - Phần TK trung ương nằm trong não, tủy sống.
 - Phần TK ngoài biên là các dây TK và hạch TK.
- Hệ TK sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: Phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.
+ Phân hệ giao cảm gồm phần: trung ương nằm ở sừng bên tủy sống và ngoại biên (Các nơ ron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm → nơ ron sau hạch).
+ Phân hệ đối giao cảm: trung ương nằm ở trụ não và đốt cùng tủy sống. Ngoại biên: Các nơ ron trước hạch đi tới các đối giao cảm → nơ ron sau hạch.
III. Chức năng của hệ TK sinh dưỡng:
- Nhờ t/c đối lập của phân hệ giao cảm và đối giao cảm mà hệ TK sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng.
	D. Củng cố:
	- Gọi 2 Hs đọc phần KL trong SGK.
	1. Trình bày sự giống và khác nhau về cấu trúc, chức năng giữa 2 
 phân hệ GC và ĐGC.
	2. Trình bày phản xạ điều hòa của tim và hệ mạch trong các trường 
 hợp sau: + Lúc huyết áp tăng cao
 + Lúc hoạt động lao động.
	E. HD về nhà:
	- Về học thuộc bài theo SGK.
	- Trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK vào vở BT.
	- Đọc phần “Em có biết”.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
TIẾT 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I- Mục tiêu:
	- Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.
	- Xác định rõ các thành phần của 1 cơ quan phân tích. Từ đó phân biệt được cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích.
	- Mô tả được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác. Nêu rõ được cấu tạo của màng lưới.
II- Đồ dùng: 
	- Tranh vẽ H49-1-3 trong SGK.
	- Mô hình cấu tạo mắt.
III- Tiến trình bài giảng:
	A. Tổ chức: 8A 8B
	B. Kiểm tra:
	1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu tạo và chức năng giữa 2 phân hệ GC và ĐGC.
	C. Bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động học tập.
Hoạt động của GV, học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: Xác định các thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác, tìm hiểu cấu tạo của mắt.
HS: Tự thu nhận và xử lý thông tin.
GV: HDHS quan sát H49-1,2 trong SGK. Xđ các thành phần của 1 cơ quan phân tích.
HĐ2: Tìm hiểu tại sao ảnh rơi vào điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
HS: Quan sát H49-1,2 trong SGK
TLN hoàn chỉnh thông tin trong SGK.
GV: HD học sinh TLN, nhận xét bổ sung để có đáp án đúng.
HS: Quan sát H49-3. Sơ đồ cấu tạo của màng lưới.
TLN trả lời câu hỏi
- Tại sao ảnh của vật trên điểm vàng lại nhìn rõ.
HS: TLN trả lời câu hỏi SGK
I. Cơ quan phân tích:
 Gồm: Dây TK
 Cơ quan thụ cảm Bộ pt ở T.ương
 H tâm
II. Cơ quan phân tích thị giác gồm:
 TB thụ cảm thị giác → Dây TK thị giác → Vùng thị giác ở thùy chẩm.
1. Cấu tạo cầu mắt:
 - Các cơ vận động mắt.
 - Màng cứng.
 - Màng mạch.
 - Màng lưới.
 - TB thụ cảm thị giác.
2. Cấu tạo màng lưới:
- Tại điểm vàng tập chung nhiều TB hình nón, mỗi chi tiết ảnh được 1 TB nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng TB TK riêng rẽ.
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới:
 Vai trò của thể thủy tinh trong cấu mắt.
- Khi vật tiến lại gần mắt ta phải điều tiết để thủy tinh phồng lên kéo ảnh về phía trước cho ảnh rơi đúng trên màng lưới để ảnh trở về đúng màn ảnh cho ảnh rõ.
	D. Củng cố:
	1. Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng.
	2. Tại sao ta lại nhìn thấy vật kho có ánh sáng?
	E. HD về nhà.
	- Về nhà học thuộc bài theo SGK.
	- TL câu hỏi 1,2,3 SGK.
	- Đọc phần “Em có biết” - Đọc trước bài “Vệ sinh mắt”.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 52: VỆ SINH MẮT
I- Mục tiêu:
	- Trình bày được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị, cách phòng, khắc phục.
	- Nêu được nguyên nân của bệnh đau mắt hột.
II- Đồ dùng:
	Tranh vẽ các tật của mắt.
III- Tiến trình dạy học:
	A. Tổ chức: 8A 8B
	B. Kiểm tra:
	- Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung, cấu tạo màng lưới nói riêng.
	C. Bài mới.
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động học tập.
Các hoạt động của GV, HS
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu các tật của mắt.
HS: Đọc và xử lý thông tin, quan sát H50-1.
GV: HDHS cahcs thu nhận thông tin. Quan sát hình để trả lời câu hỏi.
- Nguyên nhân của cận thị?
- Cách khắc phục?
HS: Thu nhận và xử lý thông tin.
HĐ2: Xác định, cách phòng tránh các bệnh về mắt.
HS: Thu nhận và xử lý thông tin – SGK.
GV: HDHS cách phòng chống các bệnh về mắt.
I. Các tật của mắt.
1. Cận thị:
- Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
- Nguyên nhân:
 Do cầu mắt dài hoặc do thói quen nhìn gần làm cho thể thủy tinh phồng → ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới.
- Khắc phục:
 Đeo kính mặt lõm (Phân kỳ).
2. Viễn thị:
- Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
- Nguyên nhân:
 Do cầu mắt ngắn hoặc ở người già thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàn hồi.
II. Bệnh về mắt:
- Bệnh đau mắt hột:
 + Do 1 loại virus gây nên có trong dử mắt.
 + Cách phòng tránh: Rửa mặt bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng.
	D. Cùng cố: 
	1. Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ?
	2. Tại sao người già cần phải đeo kính lão?
	E. HD về nhà:
	- Về nhà học thuộc bài theo SGK.
	- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 vào vở BT.
	- Đọc trước bài “Cơ quan phân tích thính giác”
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 53: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I- Mục tiêu:
	- Xác định rõ các thành phân của cơ quan phân tích thính giác.
	- Mô tả được các bộ phận của tai, cấu tạo cơ quan trên tranh hoặc mô hình.
II- Đồ dùng:
	Mô hình cấu tạo tai H51-1,2
III- Tiến trình bài giảng:
	A. Tổ chức: 8A 8B
	B. Kiểm tra:
	Cận thị là do đâu? Làm thê nào để nhìn rõ?
	C. Bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Các hoạt động học tập.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của tai.
HS: Hoạt động cá nhân: Thu nhận và xử lý thông tin.
- Chuỗi xương tai có chức năng gì? (Khuếch đại âm thanh)
HS: Thu nhận và xử lý thông tin SGK.
Quan sát H51-2 và các ghi chú.
GV: Trình bày cấu tạo tai trong
HĐ2: Trình bày chức năng của tai trong
HS: Nhắc lại cấu tạo của tai trong.
GV: Trình bày chức năng thu nhận sóng âm
HĐ3: Nghiên cứu vệ sinh về tai.
HS: Nghiên cứu và xử lý thông tin.
I. Cấu tạo của tai.
 Tai gồm 3 phần: + Tai ngoài
 + Tai giữa
 + Tai trong
1. Tai ngoài 
- Gồm: Vành tai và ống tai, giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ.
2. Tai giữa: 
- Là khoang sương (Chuỗi sương tai gồm: Xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau).
- Tai giữa thông với hầu nhờ vòi nhĩ giúp cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.
3. Tai trong:
- Gồm 2 bộ phận: Tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể.
- Ốc tai gồm ốc tai xương và ốc tai màng.
- Ốc tai màng gồm màng tiền đình phía trên, màng cơ sở phía dưới. Trên màng cơ sở có cơ quan, có TB thụ cảm thính giác
II. Chức năng thu nhận sóng âm:
- Sóng âm → rung màng nhĩ → qua chuỗi xương tai gây chuyển động của ngoại dịch, nội dịch trong ốc tại màng → TB thụ cảm → phát sinh xung → vùng thính giác ở thùy thái dương.
III. Vệ sinh tai:
- Không dùng que nhọn vật sắc.
- Vệ sinh răng miệng.
- Tránh tiếng ồn ào.
	D. Củng cố:
	1. Trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào H51-2.
	2. Quá trình thu nhận của sóng âm diễn ra ntn?
	Gọi 2 HS đọc phần KL trong SGK.
	E. HD về nhà.
	- Về nhà học thuộc bài theo SGK.
	- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 vào vở BT.
	- Đọc phần “Em có biết”.
	- Đọc trước bài “Phản xạ không điều kiện”.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 tiet 46-53.doc