Giáo án dạy buổi 2 Hóa học 8 - Tiết 1 đến tiết 70

Giáo án dạy buổi 2 Hóa học 8 - Tiết 1 đến tiết 70

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 -Học sinh hiểu hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là bộ môn quan trọng bổ ích.

 -Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống, do đó cần phải biết kiến thức về hoá học về các chất và cách sử dụng chúng trong đời sống .

2. Kỹ năng: Quan sát, làm thí nghiệm

3. Thái độ:

 -Bước đầu các em biết làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải hứng thú, say mê, ham thích đọc sách, có ý thức rèn luyện tư duy sáng tạo.

II. Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học:

- GV: + SGK, SGV, giáo án

 + Dụng cụ : ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ

 + Hoá chất: Dung dịch NaOH, CuSO4, HCl, đinh sắt.

- HS: Xem trước nội dung bài mới.

 

doc 150 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy buổi 2 Hóa học 8 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A:	 	8B: 	8C: 
Tiết 1: Mở đầu môn Hoá học
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 -Học sinh hiểu hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là bộ môn quan trọng bổ ích.
 -Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống, do đó cần phải biết kiến thức về hoá học về các chất và cách sử dụng chúng trong đời sống .
2. Kỹ năng: quan sát, làm thí nghiệm
3. Thái độ:
 -Bước đầu các em biết làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải hứng thú, say mê, ham thích đọc sách, có ý thức rèn luyện tư duy sáng tạo. 
II. Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học:
- GV: + SGK, SGV, giáo án
 + Dụng cụ : ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ
 + Hoá chất: Dung dịch NaOH, CuSO4, HCl, đinh sắt. 
- HS: Xem trước nội dung bài mới.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. ổn định tổ chức: 8A:	8B: 8C:	
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 	 3. Dạy bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
1. Hoạt động 1:
- Gv: làm thí nghiệm: Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4.
-Học sinh quan sát màu sắc dung dịch trước phản ứng và sau khi phản ứng xảy ra. Nhận xét hiện tượng.
- Gv: cho học sinh làm thí nghiệm thả đinh sắt vào dung dịch HCl.
-Học sinh quan sát hiện tượng rút ra nhận xét.
 -Hs: Em hãy rút ra nhận xét về 2 thí nghiệm trên ?
-Hoặc vd: Đốt cháy đường thành than...
- Gv: Từ 2 TN trên, em hiểu Hoá học là gì ?
2. Hoạt động 2:
- Hs: đọc 3 câu hỏi trong sgk trang 4.
- Học sinh thảo luận nhóm cho ví dụ .
- Gv: Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống.
-Khi sản xuất hoá chất và sử dụng hoá chất có cần lưu ý vấn đề gì ? 
3. Hoạt động 3:
- Hs: Đọc thông tin sgk
- Gv: tổ chức cho HS thảo luận.
- Gv: Khi học tập hoá học các em cần chú ý thực hiện những hoạt động gì ? 
- Gv: Để học tập tốt môn hoá học cần áp dụng những phương pháp nào ?
I. Hoá học là gì?
* Thí nghiệm 1:
Dung dịch NaOH không màu.
Dung dịch CuSO4 màu xanh.
 Tạo ra chất mới kết tủa.
*Thí nghiệm 2:
Thả đinh sắt vào dung dịch HCl. Có hiện tượng đinh sắt tan dần và tạo ra chất khí sủi bọt trong lòng chất lỏng.
* Nhận xét:
- Có sự biến đổi tạo thành chất mới khi các chất tác dụng với nhau .
* Kết luận: (Sgk)
- Nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất....
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
- Tạo ra các đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động...
- Các sản phẩm hoá học cho công nghiệp, phục vụ học tập,thuốc chữa bệnh. 
-Phân bón hoá học.
 Hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống.
* Lưu ý:Trong sản xuất và sử dụng cần tránh ô nhiễm.
III. Các em cần làm gì để học tốt môn hoá học: 
1. Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá học:
-Thu thập tìm hiểu kiến thức .
-Xử lý thông tin.
-Vận dụng.
-Ghi nhớ.
2. Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt:
- Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
- Biết làm TN, quan sát, lòng say mê học tập, chủ động, đọc thêm sách tham khảo và nhớ một cách chọn lọc.
4. Củng cố: 
- GV khắc sâu lại nội dung kiến thức vừa học.
- GV cho HS liên hệ thực tế và lấy ví dụ về vai trò của hóa học trong đời sống.
- Cho HS trả lời câu hỏi: Hoá học là gì? Các em cần làm gì để học tốt môn hoá học?
	5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
	- Học bài. Liên hệ hóa học trong thực tiễn cuộc sống.
	- Xem trước nội dung bài mới: Chất.
____________________________________________________________________
Ngày giảng: 8A:	 	8B: 	8C: 
Chương 1: chất- nguyên tử- phân tử.
Tiết 2: Chất (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 - Học sinh phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo, vật liệu và chất, biết được ở đâu có có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể có trong tự nhiên được hình thành từ chất, vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
2. Kỹ năng:
 - Học sinh biết cách quan sát, làm thí nghiệm đề ra tính chất của chất.
3. Thái độ:
 - Biết mỗi chất được sử dụng tuỳ tính chất của nó, biết giữ an toàn khi sử dụng hoá chất. 
II. Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học:
 - GV: + SGK, SGV, giáo án
+ Dụng cụ : Dụng cụ thử tính dẫn điện 
 - HS: Chuẩn bị một số mẫu vật liên quan đến chất.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. ổn định tổ chức: 8A:	8B: 8C:	
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoá học là gì? Hoá học có vai trò gì trong đời sống?
3. Dạy bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
1.Hoạt động 1:
HS: đọc SGK 
 - Gv: Hóy kể tờn những vật thể xung quanh ta ?
 Chia làm hai loại chính: Tự nhiờn và nhõn tạo
-Thụng bỏo cỏc vật thể tự nhiờn và nhõn tạo
-GVgiới thiệu chất có ở đâu :
-Thông báo thành phần các vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
-Gv: Kể các vật thể tự nhiên, các vật thể nhân tạo?
- Phân tích các chất tạo nên các vật thể tự nhiên. Cho VD ?
- Vật thể nhân tạo làm bằng gì ?
- Vật liệu làm bằng gì ?
*GV hướng dẫn học sinh tìm các Vd trong đời sống.
2. Hoạt động 2:
- Hs: Đọc thông tin sgk Tr 8.
-Gv: Tính chất của chất có thể chia làm mấy loại chính ? Những tính chất nào là tính chất vật lý, tính chất nào là tính chất hoá học ?
-Gv: hướng dẫn hs quan sát phân biệt một số chất dựa vào tính chất vật lí, hoá học.
- Muốn xác định tính chất của chất ta làm như thế nào?
-Gv: Biết tính chất của chất có tác dụng gì? Cho vài VD thực tiễn trong đời sống sx: cao su không thấm khí làm săm xe, không thấm nước áo mưa, bao đựng chất lỏng và có tính đàn hồi, chịu sự mài mòn tốt lốp ôtô, xe máy...
I.Chất có ở đâu?
Vật Thể
Tự nhiên
Nhân tạo
(Gồm cú một số chất) (Làm từ vật liệu)
(Mọi vật liệu đều là chất hay hổn hợp một số chất)
- Các vật thể tự nhiên: Người, dộng vật, cây cỏ, sông suối.
- Các vật thể nhân tạo: Nhà ở, xe đạp, bàn, ghế...
- Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.
- Vật thể nhân tạo làm bằng vật liệu.
- Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất
VD: (Sgk)
*Kết luận: ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
II . Tính chất của chất:
1. Mỗi chất có tính chất nhất định:
- Tính chất vật lí: Thể- Trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan hay không tan, tonc, tos, D, ánh kim, độ dẫn điện, dẫn nhiệt...
- Tính chất hoá học: Sự biến đổi chất này thành chất khác.Vd: Sắt bị oxi hoá thành gỉ.
* Làm thế nào để xác định tính chất của chất:
a. Quan sát: nhận ra một số tính chất bề ngoài của nó như thể, màu sắc, ánh kim...
b. Dùng dụng cụ đo: mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi...của chất.
c. Làm thí nghiệm: biết được tính tan hay không tan, dẫn điện hay không...của chất.
2.Biết tính chất của chất có lợi gì?
-Phân biệt chất.
-Biết cách sử dụng chất.
-Biết cách sản xuất và ứng dụng chất thích hợp.
4. Củng cố: 
- GV khắc sâu lại nội dung kiến thức vừa học.
- GV cho HS liên hệ thực tế và lấy ví dụ về vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
- Cho HS trả lời câu hỏi: Hóy kể tờn những vật thể xung quanh ta ? Làm thế nào để xác định tính chất của chất
	5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
	- Học bài. Làm bài tập 1, 2, 3, 5/ 11 SGK.
	- Xem trước nội dung bài mới: Mục III/ 9,10 SGK.	
_____________________________________________________________________________________________________
Ngày giảng: 8A:	 	8B: 	8C: 
Tiết 3: chất (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 - Học sinh phân biệt được chất nguyên chất và hỗn hợp.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp, làm thí nghiệm, quan sát, nhận biết chất, rút ra kết luận.
 - Biết sử dụng hoá chất an toàn, hiệu quả trong làm thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc và say mê học tập
II. Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học:
 - GV: + SGK, SGV, giáo án
	 + Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, đũa thủy tinh, đèn cồn.
 + Hoá chất: muối ăn, nước
 - HS: Chai nước khoáng, ống nước cất
 III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. ổn định tổ chức: 8A:	8B: 8C:	
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 	1. Học sinh 1: Làm bài tập 1 (sgk).
 	2. Học sinh 2: Làm bài tập 3 (sgk)
3. Dạy bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
1.Hoạt động 1:
-Hs: Đọc sgk, quan sát chai nước khoáng, ống nước cất và cho biết chúng có những tính chất gì giống nhau ?
-Gv: Vì sao nước sông Hồng có màu hồng, nước sông Lam có màu xanh lam, nước biển có vị mặn ?
-Vì sao nói nước tự nhiên là một hỗn hợp ?
-Vậy em hiểu thế nào là hỗn hợp ?
-Tính chất của hỗn hợp thay đổi tuỳ theo thành phần các chất trong hỗn hợp.
2. Hoạt động 2:
* Cho học sinh quan sát chưng cất nước như H1.4a và nhiệt độ sôi 1.4b, ống nước cất rồi nhận xét.
-Gv: Làm thế nào khẳng định nước cất là chất tinh khiết? (Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, D).
-Gv: giới thiệu chất tinh khiết có những tính chất nhất định.
- Vậy chất tinh khiết là gì?
3. Hoạt động 3:
-Gv: Tách chất ra khỏi hỗn hợp nhằm mục đích thu được chất tinh khiết.
- Có một hỗn hợp nước muối, ta làm sao tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước?
-Ta đã dựa vào tính chất nào của muối để tách được muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước?
- Hs: tìm các phương pháp tách chất ra khỏi hỗp hợp ngoài phương pháp trên.
-HS cho ví dụ .
III. Chất tinh khiết:
1. Hỗn hợp:
- Nước khoáng, nước tự nhiên là hỗn hợp: Vì có lẫn các chất khác.
* Vậy 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp.
- Hỗn hợp có tính chất thay đổi ,tuỳ thuộc vào thành phần các chất trong hỗn hợp.
- Chất tinh khiết: nước cất...
2. Chất tinh khiết:
- Nước cất là chất tinh khiết.
- Chất tinh khiết có tính chất nhất định. 
VD: nước cất có nhiệt độ nóng chảy: 0oC, nhiệt độ sôi: 100oC; D= 1g/ml...
* Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
* Ta có thể dựa vào tính chất vật lý của chất như nhiệt độ sôi khác, D, tính tan nhau của các chất để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp bằng các phương pháp sau: 
- Phương pháp cô cạn.
- Phương pháp chưng cất.
- Phương pháp lọc.
- Phương pháp lắng.
4. Củng cố: 
- GV khắc sâu lại nội dung kiến thức vừa học.
- Cho HS trả lời câu hỏi: Vì sao nói nước tự nhiên là một hỗn hợp? Thế nào là hỗn hợp ?
- Cho học sinh làm bài tập 4, bài tập 7(a,b).
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
	- Học bài. Làm bài tập 6, 8 / 11 SGK.
	- Xem lại các cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.
	- Xem trước nội dung bài mới: Bài thực hành 1 SGK.
	- Chuẩn bị giờ sau thực hành.	
_____________________________________________________________________________________________________
Ngày giảng: 8A:	 	8B: 	8C: 
Tiết 4: bài Thực hành 1
tính chất nóng chảy của chất
tách chất từ hỗn hợp
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm. HS nắm các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- So sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kỹ năng: 
- Làm và quan sát thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính cẩn t ... m.
 - HS: Đồ dùng học tập cho kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức: 8A:	8B: 8C:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Dạy bài mới:
đề kiểm tra học kì ii
(Đề + đáp án của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc) 
4. Củng cố:
	GV thu bài và nhận xét ý thức làm bài của HS
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức trong chương trinh hoá học 8 làm cơ sở kiến thức cho năm sau
____________________________________________________________________
I. phần trắc nghiệm: (3 điểm)
	Khoanh tròn vào một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước đáp án đúng trong mỗi câu sau. 
Câu 1. Oxit là hợp chất gồm...trong đó có một nguyên tố là oxi
A. 2 nguyên tố. B. 3 nguyên tố. 	C. 1 nguyên tố. 	D. 4 nguyên tố
Câu 2. Tổng hệ số của PTHH : 4P + 5O2 2P2O5 là : 
A. 10	B. 11	C. 12	D. 13
Câu 3. Dung dịch bazơ làm chuyển màu quỳ tím thành:
A. Vàng	B. Xanh	C. Đỏ	D. Nâu
Câu 4. Dung dịch axit làm chuyển màu quỳ tím thành:
A. Vàng	B. Xanh	C. Đỏ	D. Nâu
Câu 5. Hợp chất Fe(OH)3 có tên gọi là:
A. Sắt (II) hiđroxit	B. Sắt (III) hiđroxit	
C. Sắt hiđroxit	D. Sắt oxit	
Câu 6. Công thức xác định khối lượng chất là:
A. V = n . 22,4	B. m = n . M	
C. 	D. 
II. phần tự luận : (7 điểm)
Câu 1. Hoàn thành các PƯHH sau ( ghi rõ điều kiện nếu có ) và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? 
 a, KMnO4 -------> K2MnO4 + MnO2 + O2
 b, CaCO3 -------> CaO + CO2
 c, HgO -------> Hg + O2
 d, Cu(OH)2 -------> CuO + H2O
 e, H2O + CaO -------> Ca(OH)2
 f, H2O + P2O5 -------> H3PO4
Câu 2. Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí Hidro (H2). Hãy:
a, Viết PTHH xảy ra?
b, Tính số gam đồng kim loại ( Cu ) thu được?
c, Tính thể tích khí H2 ở đktc cần dùng?
d, Tính khối lượng nước ( H2O ) thu được?
(Cho biết : Cu = 64; O = 16; H = 1 )
đáp án – thang điểm
I. phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
đáp án
A
B
B
C
B
B
Biểu điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
II. phần tự luận : (7 điểm)
Câu
đáp án
Biểu điểm
Câu 1. (3đ)
a, 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
( Phản ứng phân hủy)
b, CaCO3 CaO + CO2
( Phản ứng phân hủy)
c, 2HgO 2Hg + O2
( Phản ứng phân hủy) 
d, Cu(OH)2 CuO + H2O
( Phản ứng phân hủy)
e, H2O + CaO Ca(OH)2
 ( Phản ứng hóa hợp)
f, 3H2O + P2O5 2H3PO4
 ( Phản ứng hóa hợp)
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2.
(4đ)
 a, PTHH: CuO + H2 Cu + H2O
80(g) 22,4 (lít) 64(g) 18(g)
48(g) y=? ( lít) x=?(g) z=?(g)
b, x = =38,4(g)
c, y = =13,44 (lít)
d, z = =10,8(g)
 0,5 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Ghi chú: Học sinh giải theo cách khác nếu đúng và thì vẫn được điểm tối đa.
4. Củng cố:
	- Nhắc học sinh xem lại bài. 
	- Chuẩn bị thu bài.
	- GV nhận xét tinh thần và thái độ làm bài của học sinh.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
- Ôn tập lại kiến thức đã học trong chương trình hóa học 8.
- Tổng kết chương trình hóa học 8.
_________________________________________________________________________
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 -2011
Mụn: Húa học 8
I. Mục tiờu đề kiểm tra: 
1. Kiến thức:
- Chủ đề 1: Tính chṍt hóa học của oxi, điờ̀u chờ́ oxi trong phòng thí nghiợ̀m.
- Chủ đề 2: oxit, loại phản ứng hóa học.	
- Chủ đề 3: Dung dịch và nụ̀ng đụ̣ dung dịch.
- Chủ đề 4: Viờ́t phương trình hóa học 
- Chủ đề 5: Bài toán định lượng tính theo phương trình hóa học.
2. Kĩ năng:
- Giải bài tập trắc nghiệm khỏch quan.
- Viết phương trỡnh húa học và phõn loại chṍt.
- Tớnh nồng độ dung dịch, thờ̉ tích chṍt khí (ở đktc) và khối lượng chất theo phương trỡnh húa học.
 3. Thỏi độ
- Học sinh có cái nhìn tụ̉ng quát hơn vờ̀ kiờ́n thức hóa học của mình từ đó có ý thức học tọ̃p, rèn luyợ̀n hơn đụ́i bụ̣ mụn hóa.
- Rốn tớnh cẩn thận, nghiờm tỳc trong kiểm tra
	II. Hỡnh thức đề kiểm tra
Kết hợp hai hỡnh thức: TNKQ (40%) và TL (60%)
III. Ma trận đề kiểm tra:
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. oxi - khụng khí
- Biờ́t phương phỏp điều chế oxi trong phũng thớ nghiệm. 
Số cõu
1
1
Sụ́ điểm
0,5 đ
0,5 đ (5%)
2. oxit, loại phản ứng hóa học.
- Biờ́t nhọ̃n ra chṍt khử, chṍt oxi hóa.
Số cõu
1
1
Sụ́ điểm
0,5 đ
0,5 đ (5%)
3. Hidro, nước, phản ứng thờ́, phõn loại hợp chṍt bazo
- Biờ́t xác định được hợp chṍt bazo
- Tính thờ̉ tích khí H2 (đktc)
Số cõu
2
1
3
Sụ́ điểm
1 đ
0,5 đ
1,5 đ (15%)
4. Dung dịch và nụ̀ng đụ̣ dung dịch.
- Biờ́t xác định chṍt tan, dung mụi
- Biờ́t tính nụ̀ng đụ̣ C%, CM.
Số cõu
1
1
1
3
Sụ́ điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,5 đ (10%)
5. Viờ́t phương trình hóa học
- Viờ́t được các PTHH cơ bản
Số cõu
1
1
Sụ́ điểm
2,0
2 đ (20%)
6. Bài toán định lượng tính theo phương trình hóa học
- Biờ́t viờ́t PTHH
- Tính lượng chṍt tham gia phản ứng và thờ̉ tích chṍt khí tạo thành ở đktc
- Tách chṍt ra khỏi hụ̃n hợp
Số cõu
1
1
1
3
Sụ́ điểm
1 đ
2,0 đ
1 đ
4 đ (40%)
Tụ̉ng hợp chung
Sụ́ cõu
2
1
3
1
2
1
1
1
15
Sụ́ điờ̉m
1 đ
1 đ
1,5 đ
2,0
1 đ
2 đ
0,5 đ
1 đ
10đ
Tụ̉ng sụ́ cõu
Tụ̉ng sụ́ điờ̉m
Tụ̉ng %
2 cõu
1 điờ̉m
10%
1 cõu
1 điờ̉m
10%
3 cõu
1,5 đ
15%
1 cõu
2 điờ̉m
20%
2 cõu
1 điờ̉m
10%
1 cõu
2 điờ̉m
20%
1 cõu
0,5 đ
5%
1 cõu
1 điờ̉m
10%
12 cõu
1 0điờ̉m
100%
MA TRẬN KHễNG GHI CHUẨN
Nội dung
Mức độ
Tổng điểm
Biết
Hiểu
V.Dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. oxi - khụng khí
1(0,5 đ)
0,5 điờ̉m
2. oxit, loại phản ứng hóa học.
1(0,5 đ)
0,5 điờ̉m
3. Hidro, nước, phõn loại hợp chṍt bazo
2 (1,0 đ)
1 (0,5 đ)
1,5 điờ̉m
4. Dung dịch và nụ̀ng đụ̣ dung dịch.
1(0,5 đ)
1(0,5 đ)
1(0,5 đ)
1,5 điờ̉m
5. Viờ́t phương trình hóa học
1(2,0 đ)
2,0 điờ̉m
6. Bài toán định lượng tính theo phương trình hóa học
1(1,0 đ)
2 (3 đ)
4,0 điờ̉m
Tổng 
2 (1 đ)
1 (1 đ)
4 (2,0 đ)
1(2 đ)
2 (1,0 đ)
2 (3 đ)
10 điờ̉m
3 cõu ( 2,0 điờ̉m)
5 cõu (4,0 điờ̉m)
4 cõu( 4,0 điờ̉m)
12 cõu( 10 đ)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC Kè II NĂM HỌC 2010 – 2011 
 HUYậ́N ................ Mụn: Húa học lớp 8 
 Thời gian làm bài: 45 phỳt (khụng kể thời gian giao đờ̀) 
 Đấ̀ CHÍNH THỨC
Phần A. Trắc nghiệm(4 điểm) 
Cõu I. Lựa chọn đỏp ỏn đỳng bằng cách khoanh tròn vào mụ̣t trong các chữ A, B, C hoặc D trong cỏc cõu sau:
1. Sự oxi hoỏ chậm là:
A. Sự oxi hoỏ mà khụng toả nhiệt.	 B. Sự oxi hoỏ mà khụng phỏt sỏng.
C. Sự oxi hoỏ toả nhiệt mà khụng phỏt sỏng.	 D. Sự tự bốc chỏy.
2. Phản ứng nào dưới đõy thuụ̣c loại phản ứng thế ?
A. CO2 + Ca(OH)2 t0 CaCO3 + H2O B. CaO + H2O t0 Ca(OH)2
C. 2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 D. CuO + H2 t0 Cu + H2O 
3. Cho phản ứng oxi hoỏ khử sau: CuO + H2 Cu + H2O. Chỉ ra chất oxi hoỏ, chất khử trong phản ứng trờn:
	A. CuO chất oxi hoỏ, H2 chất khử.	B. CuO chất khử, H2 chất oxi hoỏ.
	C. H2O chất khử, CuO chất oxi hoỏ.	D. H2 chất khử, Cu chất oxi hoỏ.
4. Khử 12g sắt (III) oxit bằng khớ hiđro ở nhiệt độ cao. Thể tớch khớ hiđro(ở đktc) cần dựng là:
	A. 5,04 lớt	 B. 7,56 lớt	 	 C. 10,08 lớt	 D. 8,2 lớt
5. Nhúm cỏc chất nào sau đõy đều là bazơ ?
A. NaOH, HCl, Ca(OH)2, NaCl 	 B. Ca(OH)2, Al2O3, H2SO4, NaOH
C. Mg(OH)2, NaOH, KOH, Ca(OH)2	 D. NaOH, Ca(OH)2, MgO, K2O 
6. Khi hũa tan NaCl vào nước thỡ
A. NaCl là dung mụi. B. nước là dung dịch.
nước là chất tan. D. NaCl là chất tan.
7. Hũa tan hoàn toàn 50gam muối ăn (NaCl) vào 200g nước ta thu được dung dịch cú nồng độ là
A. 15% 	 	C. 25%
B. 20% 	D. 28%
8. Trộn 2 lớt dung dịch HCl 4M vào 4 lớt dung dịch HCl 0,25M. Nồng độ mol của dung dịch mới là:
 A. 1,5M B. 2,5M C. 2,0M D. 3,5M
Phõ̀n B. Tự luận: (6 điểm)
Cõu II. Hoàn thành cỏc phương trỡnh húa học sau:
 KClO3 (1) O2 (2) Fe3O4 (3) Fe (4) FeSO4
Cõu III. Khử hoàn toàn một hợp chất sắt(III) oxit bằng một lượng khớ cacbon oxit (dư) nung núng. Thu được khớ cacbon đioxit và 33,6 gam sắt.
a. Viết phương trỡnh húa học xảy ra.
b. Tớnh lượng sắt(III) oxit cần dựng và thể tớch khớ cacbon đioxit sinh ra ở điều kiện tiờu chuẩn.
c. Làm thế nào để thu khớ cacbon đioxit tinh khiờ́t có trong hụ̃n hợp khí cacbon oxit và cacbon đioxit.
Cho biết: Fe= 56; O= 16; H =1; C= 12; Cu =64; Zn =65; Cl= 35,5.
...................Cỏn bộ coi thi khụng giải thớch gỡ thờm....................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC Kè II NĂM HỌC 2010 – 2011 
 HUYậ́N ................ Mụn: Húa học lớp 8 
 Thời gian làm bài: 45 phỳt (khụng kể thời gian giao đờ̀) 
 Đấ̀ CHÍNH THỨC
Điểm toàn bài thi là: 10 điểm
Cõu
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
Cõu I
(4 điểm)
Lựa chon đỏp ỏn đỳng nhất trong cỏc cõu:
1. Đáp án đúng : ý C. Sự oxi hoỏ toả nhiệt mà khụng phỏt sỏng
0,5 điờ̉m
2. Đáp án đúng : ý D. CuO + H2 t0 Cu + H2O
0,5 điờ̉m
3. Đáp án đúng : ý A. CuO chất oxi hoỏ, H2 chất khử.
0,5 điờ̉m
4. 
0,5 điờ̉m
5. Đáp án đúng : ý C. Mg(OH)2, NaOH, KOH, Ca(OH)2
0,5 điờ̉m
6. Đáp án đúng : ý D. NaCl là chất tan.
0,5 điờ̉m
7. Đáp án đúng : ý B. 20% 
0,5 điờ̉m
8. Đáp án đúng : ý A. 1,5M 
0,5 điờ̉m
Cõu II
(2 điểm)
KClO3 (1) O2 (2) Fe3O4 (3) Fe (4) FeSO4
 2KClO3 -> 2KCl + 3O2
0,5 điờ̉m
 2O2 + 3Fe -> Fe3O4
0,5 điờ̉m
 Fe3O4 + 4H2 -> 3 Fe + 4H2O
0,5 điờ̉m
 Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
0,5 điờ̉m
Cõu III
(4 điểm)
a. Viờ́t PTHH: Fe2O3 + 3H2 t0 2 Fe + 3 H2O (*)
1, 0 điờ̉m
b. – Sụ́ mol Fe = 0,6 mol
 - Theo PTHH (*) ta có: 
 Sụ́ mol Fe2O3 = ẵ sụ́ mol Fe = 0,3 mol.
=> Khụ́i lượng Fe2O3 cõ̀n dùng là: 160 . 0,3 = 48 gam.
0,5 điờ̉m
0,5 điờ̉m
Sụ́ mol H2 = 15 sụ́ mol Fe = 0,45 mol.
=> Thờ̉ tích khí H2 ở đktc là: 0,45 . 22,4 = 10,08 lít
0,5 điờ̉m
0,5 điờ̉m
c. - Dõ̃n hụ̃n hợp khí trờn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, CO2 có phản ứng, CO khụng phản ứng. 
 - Lọc lṍy kờ́t tủa đem nung nóng tới khụ́i lượng khụng đụ̉i(trong điờ̀u kiợ̀n khụng có khụng khí) ta thu được CO2.
PTHH: CO + Ca(OH)2 -> Khong phản ứng.
 CO + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
 CaCO3 t0 CaO + CO2
0,25 điờ̉m
0,25 điờ̉m
0,25 điờ̉m
0,25 điờ̉m
Chỳ ý: 
- Học sinh cú thể làm cỏch khỏc nếu đỳng và lập luận đỳng vẫn cho điểm tối đa. Trong khi tớnh toỏn, nếu HS làm nhầm lẫn một ý nào đú dẫn đến KQ sai thỡ trừ 50% số điểm của ý đú. Nếu tiếp tục dựng KQ sai đú để giải cỏc vấn đề tiếp sau thỡ khụng tớnh điểm cho phần sai sau đú.
 - Đối với phản ứng mà cõn bằng hệ số sai hoặc thiếu điều kiện thỡ trừ 50% số điểm dành cho ý đú. Trong một phương trỡnh nếu viết sai cụng thức húa học thỡ phương trỡnh đú khụng được tớnh điểm.
 - Điểm của toàn bài thi được làm trũn tới 0,5.
 Vớ dụ: Nếu phần thập phõn là 0, 25 thỡ làm trũn thành 0, 5
 Nếu phần thập phõn là 0,75 thỡ làm trũn thành 1,0 
	 Nếu phần thập phõn là 0,5 thỡ giữ nguyờn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA hoa 8 ca nam2cotchuan theo chuong trinh moi.doc