I- Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết và hoạt động quan trọng.
- Xác định được trên hình và trình bày được bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
II- Đồ dùng thiết bị:
- Tranh phóng to H38-1 SGK.
III- Tiến trình bài giảng:
A. Tổ chức: 8A 8B
B. Kiểm tra:
C. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
- Các hoạt động học tập.
Ngày giảng: CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT TIẾT 40: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I- Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết và hoạt động quan trọng. - Xác định được trên hình và trình bày được bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. II- Đồ dùng thiết bị: - Tranh phóng to H38-1 SGK. III- Tiến trình bài giảng: A. Tổ chức: 8A 8B B. Kiểm tra: C. Bài mới: - Giới thiệu bài. - Các hoạt động học tập. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Tìm hiểu về khả năng bài tiết ở cơ thể người. HS: Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin SGK, quan sát H38-1. TLN để trả lời câu hỏi: - Các sp thải ? GV: Hd học sinh trả lời câu hỏi. - Nhận xét bổ sung. - Đại diện tổ trình bày. HĐ2: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. HS: Tự đọc thông tin SGK, quan sát hình. TLN trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. - Đại diện nhóm trình bày đáp án. GV: Hd học sinh cách trả lời đưa ra đáp án đúng. I. Bài tiết: - Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động TĐC của tế bào tạo ra hoặc 1 số chất đưa vào cơ thể quá liều gây hại cho cơ thể. II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận → ống dẫn nước tiểu →bóng đái → ống đái - Thận là cơ quan bài tiết quan trọng nhất -Thận gồm: → Phần vỏ → Phần tủy + Các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận. - Một đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận. D. Củng cố - Gọi 2 HS đọc phần KL đóng khung. 1. Bài tiết đóng vai trò quan trọng ntn đối với cơ thể sống? 2. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo ntn? 3. Bài tiết ở cơ thể người do cơ quan nào đảm nhận? E. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học tuộc bài theo SGK. - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK vào vở bài tập. - Đọc phần “Em có biết” - Đọc trước bài: “Bài tiết nước tiểu” Ngày giảng: TIẾT 41: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I- Mục tiêu bài học: - Quá trình tạo thành nước tiểu. - Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu. - Quá trình thải nước tiểu. - Chỉ ra sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và huyết tương. - Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. II- Đồ dùng: - Tranh phóng to H39-1 III- Tiến trình bài giảng: A. Tổ chức: 8A 8B B. Kiểm tra: 1. Bài tiết đóng vai trò quan trọng ntn đối với cơ thể sống? 2. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo ntn? C. Bài mới: Giới thiệu bài. Các hoạt động học tập. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu. HS: HĐ cá nhân: Tụ thu nhận và xử lý thông tin. TLN trả lời câu hỏi SGK. + Sự tạo thành nước tiểu ? + Thành phần nước tiểu ? + Nước tiểu chính thức ? GV: Hướng dẫn HS tìm ra câu trả lời đúng HĐ2: Tìm hiểu về sự thải nước tiểu. HS: Tự thu nhận và xử lý thông tin. - TLN trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày. GV: Hướng dẫn HS tòm ra câu trả lời đúng. - Sự tạo thành nước tiểu ? I. Tạo thành nước tiểu: - Sự tạo thành nước tiểu gồm: + QT lọc máu ở cầu thận. + QT hấp thu lại. + QT bài tiết tiếp ở ống thận - Thành phần nước tiểu khác với máu là không có TB máu và Protein - Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu: + Nồng độ các chất hòa tan đặc hơn. + Chứa nhiều chất cặn bã và chất độc hơn. + Gần như không còn các chất dung dịch. II. Thải nước tiểu: - Mỗi ngày cơ thể thải ra ngoài 1,5 lít nước tiểu. - Khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml sẽ làm căng bóng đái gây phản xạ buồn D. Củng cố: - Gọi 2 HS đọc phần KL đóng khung trong SGK. 1. Trình bày QT tạo thành nước tiểu ở các đv chức năng của thận. 2. Nước tiểu được bài tiết ra ngoài như thế nào? E. Hướng dẫn về nhà. - - Về nhà học tuộc bài theo SGK. - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK vào vở bài tập. - Đọc phần “Em có biết” - Đọc trước bài: “Vệ sinh bài tiết nước tiểu” Ngày giảng: TIẾT 42: VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I- Mục tiêu: - Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. - Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó. II- Đồ dùng: - Tranh phóng to H38-1, H39-1 III- Tiến trình bài dạy: A. Tổ chức: 8A 8B B. Kiểm tra: 1. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng? 2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? C. Bài mới: Giới thiệu bài. Các hoạt động học tập Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung học tập HĐ1: Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu. GV: Y/c HS đọc thông tin SGK, TLN để trả lời 3 câu hỏi trong SGK. HS: Nghiên cứu thông tin trong SGK, TLN để trả lời câu hỏi. - Khi các cầu thận bị viêm ? - Khi các TB ống thận ? - Khi đường dẫn nước tiểu ? HĐ2: Tìm hiểu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại. GV: Y/c HS nghiên cứu bảng 40 để điền cột trống cho thích hợp. HS: Tự NC SGK để điền cột trống bảng 40 TLN để thống nhất câu trả lời. Đại diện tổ trình bày đáp án I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu. - Các chất độc có trong thức ăn, đồ uống. - Khẩu phần ăn uống không hợp lý. - Các vi trùng gây bệnh II. Cần xác định các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại. - Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh. - Không để thận làm việc quá nhiều, hạn chế khả năng tạo sỏi. - Hạn chế tác hại của chất độc. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục. D. Củng cố: - Gọi 2 Hs đọc phần đóng khung trong SGK. 1. Làm thế nào để hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh? 2. Muốn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục ta phải làm gì? E. Hướng dẫn về nhà: - Về học thuộc bài theo SGK. - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 vào vở BT. - Đọc phần “Em có biết” - Đọc trước bài: “Cấu tạo và chức năng của da” Ngày giảng: CHƯƠNG VIII: DA TIẾT 43: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA I- Mục tiêu bài học: - Hs mô tả được cấu tạo của da chứng minh được mqh giữa cấu tạo và chức năng của da. II- Đồ dùng: Tranh cấu tạo da. Mô hình cấu tạo da. III- Tiến trình bài giảng: A. Tổ chức: 8A 8B B. Kiểm tra: 1. Trong các thói quen sống khoa học, để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào? C. Bài mới: Giới thiệu bài. Các hoạt động học tập. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của da. GV: Yêu cầu HS quan sát tranh hoặc H41-SGK. Đọc thông tin để trả lời các câu hỏi SGK. HS: Đọc thông tin SGK, quan sát tranh hoặc H41-TLN để thống nhất câu hỏi trả lời. Đại diện nhóm trình bày. GV: Nhận xét – bổ sung HĐ2: Tìm hiểu chức năng của da. GV: Y/c HS đọc SGK để tự trả lời các câu hỏi. HS: NC thông tin – TLN để trả lời các câu hỏi. GV: Tóm tắt các chức năng của da. I. Cấu tạo da: - Lớp TB ngoài cùng của da hóa sừng và chết. - Vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt với nhau trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn. - Da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút TB thần kinh giúp da nhận biết nóng lạnh. - Khi trời nóng mao mạch dưới da giãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều, trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co. - Lớp dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường. II. Chức năng của da: - Bảo vệ cơ thể. - Cảm giác. - Bài tiết. - Điều hòa thân nhiệt. D. Củng cố: - Gọi 2 HS đọc phần KL trong SGK. 1. Da có cấu tạo ntn? 2. Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da thực hiện những chức năng đó? E. Hướng dẫn về nhà: - Về học thuộc bài theo SGK. - Trả lời các câu hỏi 1, 2 vào vở BT. - Đọc phần “Em có biết” - Đọc trước bài: “Vệ sinh da” Ngày giảng: TIẾT 44: VỆ SINH DA I- Mục tiêu bài học: - Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da để chống các bệnh ngoài da. Từ đó vận dụng vào đời sống, có thái độ và hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh công đồng. II- Đồ dùng: Tranh về bệnh ngoài da. III- Tiến trình bài giảng: A. Tổ chức: 8A 8B B. Kiểm tra: 1. Da có cấu tạo ntn? Có nên trang điểm bằng cách dùng lạm dụng kem, phấn không 2. Da có những chức năng gì? C. Bài mới: - Giới thiệu bài. - Các hoạt động học tập. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung bài học HĐ1: Vì sao cần bảo vệ da? HS: Đọc thông tin, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - TLN – Thống nhất câu trả lời đúng. - Đại diện nhóm trình bày. + Da bẩn có hại ntn? + Da bị xây xát có hại ntn? GV: Hướng dẫn HS tìm câu trả lời đúng. HĐ2: Tìm hiểu các nguyên tắc và phương pháp rèn luyện da. GV: Phân tích giải thích mqh giữa rèn luyện thân thể và rèn luyện da. HS: Thu nhận và xử lý thông tin SGK – TLN để xác định hình thức rèn luyện da phù hợp. HĐ3: Tìm hiểu biện pháp phòng chống bệnh ngoài da. HS: Thực hiện ghi các bệnh ngoài da vào bảng 42-2 GV: Gọi 1 số em báo cáo KQ đánh giá và hướng dẫn 1 số biện pháp phòng chống các bệnh ngoài da. HS: Qua sát tranh về bệnh ngoài da I. Bảo vệ da: - Da bẩn là môi trường phát sinh, phát triển bệnh ngoài da. - Da xây xát dễ nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván. - Vì vậy cần giữ gìn da sạch, bảo vệ da không bị xây xát. II. Rèn luyện da: - Cơ thể là một khối đồng nhất vì vậy rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da. - Tắm nắng từ 8-9h sáng. - Tập chạy buổi sáng. - Tham gia TDTT buổi chiều. - Xoa bóp. - Lao động chân tay vừa sức. III. Phòng chống bệnh ngoài da. - Thường xuyên tắm rửa, giữ da sạch sẽ. - Tránh da bị xây xát, vệ sinh nguồn nước. - Bị bỏng do nước sôi phải sơ cứu ngay bằng cách ngâm vào nước lạnh và sạch sau đó bôi thuốc mỡ. Bỏng nặng phải đưa đi bệnh viện. D. Củng cố: - Gọi 2 HS đọc phần KL trong SGK. 1. Vì sao phải bảo vệ da và giữ vệ sinh da? 2. Rèn luyện da bằng cách nào? 3. Vì sao nói giữ gìn môi trường sạch đẹp cũng là bảo vệ da? E. Hướng dẫn về nhà. - Về học thuộc bài theo SGK. - Trả lời các câu hỏi 1, 2 vào vở BT. - Đọc phần “Em có biết” - Đọc trước bài: “Giới thiệu chung hệ thần kinh” Ngày giảng: CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN TIẾT 45: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH I- Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron đồng thời xác định rõ nơ ron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh. - Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh. - Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ TK sinh dưỡng II- Đố dùng: Tranh phóng to H43-1,2 III- Tiến trình bài dạy: A. Tổ chức: 8A 8B B. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ học. C. Bài mới: - Giới thiệu bài. - Các hoạt động học tập. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nôi dung kiến thức HĐ1: Nhắc lại cấu tạo và chức năng của nơ ron. GV: Gọi 2 HS nhắc lại cấu tạo của nơ ron. HS: Suy nghĩ kết hợp với H43-1 Trả lời câu hỏi. - Mô tả cấu tạo và nêu rõ chức năng của ruột non? HĐ2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ TK. HS: Quan sát H43-2, suy nghĩ để làm bài tập. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập – Gọi 2 HS đọc đáp án của mình. - Các HS khác điều chỉnh, bổ sung. HS: Đọc lại trước lớp thông tin đã hoàn chỉnh. GV: Nhận xét, tổng kết. I. Nơ ron – Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. * Cấu tạo: - Gồm thân chứa nhân. - Các sợi nhánh và sợi trục trong đó sợi trục có bao mielin bao ngoài. Các bao mielin được ngăn cách bằng các eo ran vê * Chức năng của Nơ ron: 1. Cấu tạo: Hệ TK gồm: - Bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. + Bộ phận trung ương gồm: não và tủy sống. + Bộ phận ngoại biên gồm: Các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động 2. Chức năng: Hệ TK được phân biệt thành: + Hệ TK vận động (cơ sương) liên quan đến hoạt động của các cơ vân và hoạt động có ý thức. + Hệ TK sinh dưỡng điều hòa hoạt động các cơ quan sinh dưỡng, hoạt động không có ý thức. D. Củng cố: - Gọi 2 HS đọc phần KL trong SGK. 1. Trình bày các bộ phận của hệ TK và các thành phần cấu tạo của chúng dười hình thức sơ đồ. E. Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn HS cách viết thu hoạch. - Đọc trước bài: “Dây TK tủy”
Tài liệu đính kèm: