Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 29: Tiêu hóa ở ruột non

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 29: Tiêu hóa ở ruột non

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức:

 - HS trình bày được quá trình tiêu hóa ở ruột non gồm các hoạt động:

- Các hoạt động: biến đổi lí học và biến đổi hóa học

- Cơ quan hoặc tế bào thực hiện

- Tác dụng và kết quả của các hoạt động

2 . Kỹ năng :

- Hoạt động độc lập với sgk, hoạt động nhóm.

- Tư duy dự đoán.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh phóng to H28.1,2 sgk.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 29: Tiêu hóa ở ruột non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND :9.12.2008 
Tuần 15 
Tiết 29 
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức: 
 	- HS trình bày được quá trình tiêu hóa ở ruột non gồm các hoạt động:
- Các hoạt động: biến đổi lí học và biến đổi hóa học
- Cơ quan hoặc tế bào thực hiện
- Tác dụng và kết quả của các hoạt động
2 . Kỹ năng : 
- Hoạt động độc lập với sgk, hoạt động nhóm.
- Tư duy dự đoán.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
II. Chuẩn bị : 
- GV : Tranh phóng to H28.1,2 sgk.
 Bảng phụ kẻ sẳn nội dung: tiêu hóa ở ruột non, nội dung phiếu học tập :
Biến đổi thức ăn ở ruột
Hoạt động tham gia
Cơ quan, tế bào thực hiện
T dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
Biến đổi hóa học
- HS : Tìm hiểu trước nội dung bài học, liên hệ việc ăn uống của bản thân, soạn bài trong vở bài tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ôån định lớp : (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1- Biến đổi hoá học trong khoang miệng và dạ dày diễn ra như thế nào ?
2- Thử giải thích: P trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng P của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ không bị phân huỷ?
1- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzym amilaza trong nước bọt.
- Tác dụng: Biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantô.
- Biến đổi hoá học :Hoạt động của enzim pesin 
- Tác dụng: Phân cắt protein chuỗi dài thành thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin
2- Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng P có lớp niêm mạc dạ dày lại đứơc bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất này đước tiết ra từ các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị. Các chất nhầy phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
2
1
2
1
4
3. Bài mới : (1’)	
ĐVĐ : Khi chúng ta ăn, chỉ có tinh bột và protit được tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày à như vậy quá trình tiêu hóa thức ăn phải được diễn ra ở ruột non? 
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
10’
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của ruột non
* Mục tiêu : HS chỉ rõ cấu tạo của ruột non, đặc biệt là lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiêu hóa phù hợp cho sự biến đổi hóa học.
- Gọi 1 hs đọc £/I và yêu cầu hs thảo luận 2 câu hỏi sau:
? Ruột non có cấu tạo như thếù nào?
? Dự đoán xem ở ruột non có hoạt động tiêu hóa nào?
- GV ghi điều dự đoán của các nhóm lên bảng và hỏi:
? Tại sao lại dự đoán như vậy?
à GV chuyển ý: để xem điều dự đoán đó có đúng không? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần II
- 1 HS đọc £, tiến hành thảo luận nhóm , t/lời:
-HSTB: Thành ruột có 4 lớp mỏng
+ Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng
+ Lớp niêm mạc sau tá tràng, có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhầy
- HS dự đoán và lí giải theo dự đoán của nhóm
à ghi nhớ phần cấu tạo và khẳng định ở phần II
Ruột non :
Thành ruột có 4 lớp nhưng mỏng
+ Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng
+ Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột, tiết dịch ruột và chất nhầy.
25’
* Họat động 2: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở ruột non
* Mục tiêu: HS chỉ ra được các thành phần tham gia vào các hoạt động tiêu hóa 
và tác dụng của nó trong sự tiêu hóa thức ăn.
- GV phát phiếu học tập à yêu cầu hs các nhóm hoàn thành nội dung bảng các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non
- Yêu cầu đại diện 1 vài nhóm đọc kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV treo bảng phụ đã hoàn chỉnh nội dung yêu cầu hs đối chiếu, sửa chữa nếu cần
? Vậy điều dự đoán ban đầu là đúng hay sai
- GV y/c hs ghi nội dung trong bảng vào vở học.
- Cá nhân hs tự n/c £, ghi nhớ kiến thức à thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện 1 vài nhóm đọc kết quả à nhóm khác nhận xét bổ sung
à đối chiếu với kết quả của GV à tự sửa chữa nếu sai
- HS so sánh nội dung trong bảng với điều dự đoán ban đầu 
à ghi nội dung vào vở học
II. Tiêu hóa ở ruột non
Biến đổi thức ăn ở ruột non
Các hoạt động tham gia
Cơ quan, tế bào thực hiện
Tác dụng của hoạt động
Sự biến đổi lí học
- Sự tiết dịch 
- Muối mật tách lipit thành giọt nhỏ biệt lập, tạo nhũ tương hóa.
Tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột
- Thức ăn hòa loãng trộn đều dịch 
- Phân nhỏ thức ăn
Sự biến đổi hóa học
- Tinh bột, protein chịu tác dụng của enzim 
- Lipit chịu tác dụng của dịch mật và enzim
-Tuyến nước bọt (enzim amilaza)
- Enzim pépsin, tripsin, eripsin
 - Muối mật, lipaza
- Biến đổi tinh bột thành đường đơn
- Protein à axit amin
- Lipit à glyxerin + axit béo
- GV tiếp tục đvđ:
? Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu còn thì biểu hiện như thế nào?
? Sự biến đổi ở ruột non thực hiện đối với loại chất nào trong thức ăn?
? Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
? Nếu ở ruột non mà thức ăn không được biến đổi thì sao?
? Làm thế nào để khi chúng ta thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng (đường đơn, glyxerin, ) mà cơ thể có thể hấp thu được?
à Bổ sung,cho hs ghi nhớ
- Thảo luận nhóm và t/lời:
-HSTB: Thức ăn xuống ruột non vẫn còn chịu sự biến đổi lí học nhưng không đáng kể; biểu hiện là:
 + T/ăn được hòa loãng và trộn đều dịch tiêu hóa.
+ Các khối lipit được muối mật len lõi vào và tách chúng thành những giọt lipit biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hóa.
-HSY: Ruột non có đủ các enzim để tiêu hóa hết các loại thức ăn 
-HSTB: Nhào trộn t/ăn ngấm đều dịch tiêu hóa, tạo lực đẩy t/ăn xuống các phần tiếp theo của ruột.
-HSY: Nếu không tiêu hóa hết thì sẽ thải ra ngoài
à HSTB có thể bổ sung.
-HSG: + Nhai kỹ ở miệng à dạ dày đỡ phải co bóp nhiều
+ T/ăn nghiền nhỏ à thấm đều dịch tiêu hóa à biến đổi hóa học dễ dàng à t/ăn được tiêu hóa hết à no lâu hơn.
3’
* Hoạt động 3 Củng cố
1/ Các chất nào trong thức ăn được biến đổi hoàn toàn ở ruột non?
2/ Ở ruột non, sự biến đổi thức ăn chủ yếu là gì?
- HS dựa vào phiếu học tập hs nêu được : đó là: G, L, P
-HSY: Quá trình biến đổi hóa học diễn ra là chủ yếu.
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài kỹ, trả lời câu hỏi SGK. Đọc phần “Em có biết”
- Chuẩn bị cho bài sau:Tìm hiểu về sự hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân như thế nào để tiết sau học.
- Kẻ bảng SGK vào vở học.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet .29.doc