I: Mục tiêu:
1: Kiến thức
Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.
Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
2:Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát so sánh.
3: Thái độ.
II: Phương tiện:
Giáo viên:
Tranh phóng to hình 1.1.
Học sinh:
III: Tổ chức hoạt động dạy học.
1: ổn định tổ chức.
2:Kiểm tra bài cũ.
Tiết 1. Ngày soạn: Ngày giảng: bài mở đầu. I: Mục tiêu: 1: Kiến thức Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học. Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên. Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học. 2:Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát so sánh. 3: Thái độ. II: Phương tiện: Giáo viên: Tranh phóng to hình 1.1. Học sinh: III: Tổ chức hoạt động dạy học. 1: ổn định tổ chức. 2:Kiểm tra bài cũ. 3: Bài mới. Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu hS đọc SGK để trả lời các câu hỏi của lệnh. ?Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì? GV phân tích và chỉnh lý để HS nêu đáp án. HS hoạt động các nhân thực hiện lệnh và trả lời câu hỏi. 1 HS báo cáo các HS khác nhận xét và bổ sung. KL: Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là: Sự phân hoá của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng hai chân. Nhờ có lao động , con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. Có tiếng nói , chữ viết , có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. Não phát triển, sọ lớn hơn mặt. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ môn cơ thể người và vệ sinh. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Gv cho HS n/c SGK để trả lời câu hỏi. ?Mục đích của môn học :'' Cơ thể người và vệ sinh '' là gì? GV cho HS quan sát hình 1.1 đ 1.3 để trả lời câu hỏi trong phần lệnh. GV nhận xét và xác định nội dung trả lời đúng. HS thảo luận nhóm và cử đại diện để trả lời câu hỏi. KL: Môn học này cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. Một vài hS trả lời , các HS khác nhận xét và bổ sung. KL: Những hiểu biết về cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến nhiều ngành khoa học ; Y học, giáo dục, TDTT, hội hoạ, thời trang... Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu hS đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi: ?Dựa vào đặc điểm và nhiệm vụ cua môn học , hãy đề xuất các phương pháp để học tốt môn học? GV nhận xét và nêu các phương pháp hiệu quả . HS đọc thông tin , thảo luận nhóm nhỏ và trả lời. KL: để học tốt môn học cần áp dụng các phương pháp: Quan sát: tranh vẽ, mô hình, mẫu ngâm.. Làm thí nghiệm: Vận dụng kiến thức vào thực tế. IV: Củng cố: HS đọc phần tóm tắt. V: Hướng dẫn học bài: Học bài và trả lời các câu hỏi. Chuẩn bị nội dung bài 2. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2 . Ngày soạn: Ngày giảng: Chương I : Khái quát về cơ thể người. Cấu tạo cơ thể người. I: Mục tiêu: 1: Kiến thức Nêu được vị trí các cơ quan trong cơ thể người. Nêu vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong điều hoà hoạt động của các cơ quan. 2:Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát , so sánh thông qua các hoạt động học tập. 3: Thái độ. II: Phương tiện: Giáo viên: Trang phóng to hình 2.1 đ 3. Học sinh: III: Tổ chức hoạt động dạy học. 1: ổn định tổ chức. 2:Kiểm tra bài cũ. HS1: trình bày những đặc điểm phân biệt người và động vật? 3: Bài mới. Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.1 để thực hiện lệnh. ?Cơ thể người được bao bọc bởi cơ quan nào, cơ thể được chia làm mấy phần? Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách nhau bởi cơ quan nào? Hãy kể tên các cơ quan nằm trong khoang ngực và khoang bụng? GV nhận xét và chốt kiến thức. GV thông báo: Cơ thể người có nhiều hệ cơ quan. GV treo bảng phụ 2. Gọi một HS lên bảng điền , yêu cầu HS dưới lớp nhận xét. 1:Các phân cơ thể. HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. KL: Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như: lông , móng, tóc... Cơ thể được chia làm 3 phần: đầu , ngực , bụng. Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách nhau bởi cơ hoành. Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, tuỵ, thận, bóng đái, và cơ quan sinh dục. Khoang ngực chứa: Tim và phổi. 2:Các hệ cơ quan. HS đọc phần thông tin và dựa vào hiểu biết để thực hiện lệnh. Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan Hệ vận động Cơ và xương Vận động cơ thể Hệ tiêu hoá ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. Tiếp nhận, biến đổi thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới tế bào, và thải chất cặn bã , CO2 tới cơ quan bài tiết. Hệ hô hấp Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. TĐK giữa cơ thể với môi trường Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Bài tiết nước tiểu Hệ thần kinh Não , tuỷ sống và dây thần kinh Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường , điều hoà hoạt động của các cơ quan. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu hS trả lời các câu hỏi : ?Ngoài các hệ cơ quan nêu trên , cơ thể người còn có các hệ cơ quan nào? GV nhận xét và xác nhận nội dụng đúng. HS trả lời: KL; Cơ thể còn có các hệ cơ quan khác : Hệ nội tiết , các giác quan, da, hệ sinh dục. Hoạt động 2. Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu HS dựa vào thông tin để thực hiện lệnh trong SGK. GV Phân tích hình 2.3 để HS rút ra nhận xét về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. GV nhấn mạnh: Các cơ quan trong cơ thể phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ , đảm bảo tính thống nhất của cơ thể. Sự thống nhất đó được thực hiện bằng cơ chế thần kinh và thể dịch. HS thực hiện lệnh và trả lời câu hỏi. KL: Các mũi tên nói lên sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể người dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và hệ nội tiết. IV: Củng cố. HS trả lời các câu hỏi trong SGK. V: Hướng dẫn học bài: Học bài theo câu hỏi và n/c bài 3. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết3 . Ngày soạn: Ngày giảng: Tế bào. I: Mục tiêu: 1: Kiến thức Trình bày được các thành phần cấu trúc của tế bào:màng sinh chất, chất tế bào(lưới nội chất, ri bô xôm, ti thể, bộ máy Gôn gi, trung thể), nhân( NST, nhân con). Phân biệt được chức năng của từng thành phần trong cấu trúc tế bào. Nêu được tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng của cơ thể. 2:Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích và so sánh. 3: Thái độ. II: Phương tiện: Giáo viên: Tranh phóng to hình 3.1 đ 3.2. Học sinh: III: Tổ chức hoạt động dạy học. 1: ổn định tổ chức. 2:Kiểm tra bài cũ. HS1: Cơ thể người gồm có mấy phần , là những phần nào? Phần thân chứa những cơ quan nào? 3: Bài mới. Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo tế bào. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK. GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận. GV mở rộng kiến thức:Màng sinh chất có các lỗ nhỏ đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào với máu và nước mô. Chất tế bào chứa nhiều bào quan: lưới nội chất ( trên lưới nội chất có nhiều ri bô xôm) bộ máy Gôn gi, trung thể... Trong nhân có NST( chủ yếu là ADN) ADN có thành phần cấu trúc Prôtêin đặc trưng cho loài. HS quan sát tranh phóng to hình 3.1SGK và nêu thành phần cấu trúc tế bào. KL: Thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào gồm: Màng sinh chất, chất tế bào, và nhân. Hoạt động 2. Tìm hiểu chức năng của các bộ phận trong tế bào. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu HS đọc bảng 3.1 SGK và nêu những chức năng cho từng bào quan trong tế bào. GV giải thích thêm và chính xác hoá kiến thức(như bảng 3.1.). GV cho HS thực hiện lệnh SGK . GV nhận xét và yêu cầu HS đưa ra đáp án đúng. HS đọc bảng 3.1, một HS trảa lời câu hỏi , HS khác nhân xét. KL: Màng sinh chất điều chỉnh sự vận chuyển chất vào và ra tế bào để cung cấp nguyên liệu và loại bỏ chất thải. Chất tế bào thực hiện các hoạt động trao đổi chất . Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Hoạt động 3. Tìm hiểu hành phần hoá học của tế bào. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu HS n/c thông tin để trả lờ câu hỏi: Tế bào bao gồm những thành phầnhoá học nào? GV nhận xét và chính xác hoá kiến thức. ?Em có nhận xét gì về thành phần hoá học trong tế bào và các nguyên tố hoá học trong tự nhiên. Qua đó nói lên điều gì? GV nhận xét và yêu cầu HS đưa ra đáp án chính xác. HS thực hiện lệnh và trả lời câu hỏi. KL: Thành phần hoá học của tế bào gồm: Chất hữu cơ: lipit, prôtêin, gluxit... Chất vô cơ: can xi, kali, natri, sắt , đồng... HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. KL: Các NTHH có trong tế bào cũng chính là các NTHH có ngoài tự nhiên ịgiữa cơ thể và môi trường có mối liên hệ mật thiết. Hoạt động 4. Tìm hiểu sự hoạt động sống của tế bào. Thời gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. GV yêu cầu hS thực hiệ lệnh trong SGK. GV gợi ý: ?Các hoạt động sống của tế bào là gì? ?Tế bào có phải là đơn vị chức năng của cơ thể không? GV chỉnh lý và đưa ra đáp án. HS thực hiện lệnh và đưa ra câu trả lời. KL: TB tham gia vào các hđ sống là:TĐC, sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng. TB là đơn vị chức năng của cơ thể vì: TB thực hiện TĐC với môt trường trong của cơ thể. Đó cũng là cơ sở để thực hiện TĐC với môi trường ngoài. Sự sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng của tế bào cũng là cơ sở cho sự sinh trưởng , sinh sản và cảm ứng của cơ thể. IV: Củng cố: HS đọc phần ghi nhớ. HS trả lời các câu hỏi cuối bài. V:Hướng dẫn học bài: Vẽ và chú thích cấu tạo hiển vi của tế bào. Đọc mục : Em có biết. N/c bài 4: mô. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 4. Ngày soạn: Ngày giảng: mô. I: Mục tiêu: 1: Kiến thức Nêu được khái niệm mô. Phân biệt được các loại mô và chức năng của ... tổ.Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì 14 ngày sau khi trứng rụng thể vàng bị tiêu giảm nên bong ra từng mảng , thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhày. IV: Củng cố. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài. V: Hướng dẫn học ở nhà. GV yêu cầu HS học bài và nghiên cứu bài mới. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 66. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. I:Mục tiêu: 1:Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình. Thấy được nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên. Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai , từ đó xác định được các nguyên tắc tránh thai. II:Phương tiện dạy học: Bảng phụ ghi phiếu học tập( bảng 63 trong SGK). Một số dụng cụ tránh thai. III:Tổ chức hoạt động dạy học: 1:ổn định tổ chức: 2: Bài mới. GV giới thiệu bài. Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai. Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu hS thực hiện lệnh trong SGK. GV phân tích cho hS hiểu được : đối với người ở tuổi vị thành niên ( 10 - 19 tuổi) nguy cơ tử vong do sinh đẻ lớn gấp 3 lần so với độ tuổi 20 - 24 tuổi và nguy cơ chết con lớn hơn 80% so với người sing con ở tuổi 20-24 do đẻ khó , đẻ thiếu tháng. HS thảo luận nhóm , cử đại diẹn phát biểu ý kiến. Các nhóm khác nhận xét và xây dựng đáp án đúng. KL: * Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho mỗi gia đình có những hiểu biết và thực hiện sinh đẻ có kế hoạch ( chỉ nên có 1 - 2 con) . Trên cơ sở đó , có điều kiện nuôi dạy con tốt , phát triển được kinh tế gia đình và xã hội * Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách không kết hôn sớm , một cặp vợ chồng chỉ nên có từu 1 đến 2 con. Do đó cần phải áp dụng biện pháp tránh thai. * Nếu có thai ở độ tuổi còn đi học , sẽ gặp nhiều khó khăn ( sẽ tìm hiểu ở mục 2). Hoạt động 2. Tìm hiểu những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên. Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV cho HS đọc SGK để trả lời các câu hỏi: ?Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh nạo phá thai ở tuổi vị thành niên?. GV theo dõi HS trả lời , chỉnh lý , bổ sung và nêu đáp án. Đại diện HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét và bổ sung. KL: * Mang thai ở tuổi vị thành niên có nguy cơ tử vong cao vì: -Dễ xảy thai, đẻ non. -Nếu nạo thai , dễ dẫn đến vô sinh vì dễ dính tử cung , tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. * Có nguy cơ phải bỏ học , ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Hoạt động 3. Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu hS dựa vào kiến thức đã học để trả lờii các câu hỏi trong lệnh ở SGK. GV lưu ý HS : Cần phải dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ thai để đưa ra các nguyên tắc phòng tránh thai. Cuối cùng GV gợi ý HS : Cần phải hành động như thế nào để bảo vệ sức khoẻ sinh sản. Gv cho HS chọn các cụm từ thích hợp điền vào các ô trống để hoàn trỉnh bảng 63 SGK. GV theo dõi , chỉnh lý và treo bảng phụ ( ghi đáp án). Đại diện nhóm báo các , các nóm khác nhận xét và xây dựng đáp án đúng. KL: * Nguyên tắc tránh thai là: -Ngăn khônh cho trứng chín và rụng. -Không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh. -Không cho trứng đã thụ tinh làm ttổ để thụ thai. *Phương tiện tránh thai phù hợp là: -Dùng viên thuốc tránh thai , ngăn trứng chínvà rụng. -Dùng bao cao su hoặc màng nhăn âm đạo. -Thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng. -Sử dụng dụng cụ tránh thai( dụng cụ tử cung) để ngăn trứng làm tổ trong thành tử cung. *HS cần phải : -Tránh quan hệ tình dục ở tuổi HS để không ảnh hưởng đến sức khoéninh sản, tới học tập và hạnh phúc gia đình. -Đảm bảo tình dục an toàn ( không mang thai , không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục) bằng cách sử dụng bao cao su. đại diện nhóm báo các các nhóm khác nhận xét và xây dựng đáp án đúng. IV: Củng cố. GV yêu cầu hS trả kời câu hỏi trong SGK tại lớp. V: Hướng dẫn học ở nhà. GV yêu cầu hoc sinh học bài và nghiên cứu bài mới. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 67. Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục( bệnh tình dục). I:Mục tiêu: 1:Kiến thức: Trình bày được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến ( lậu , giang mai, HIV/AIDS). Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh ( vi khuẩn lậu, giang mai và vi rut gây bệnh AIDS) và triệu trứng để có thể phát hiện sớm , điều trị đủ liều. Xác định được các con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh. Tự giác phòng tránh , sống lành mạnh , quan hệ tình dục an toàn. II:Phương tiện dạy học: Tranh phóng to hình 64SGK. Bảng phụ ( ghi nội dung bảng 64.1-2SGK). III:Tổ chức hoạt động dạy học: 1:ổn định tổ chức: 2: Bài mới. GV giới thiệu bài. Hoạt động 1. Tìm hiểu bệng lậu. Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV lưu ý HS: Nghiên cứu kĩ bảng 64.1 SGK để nắm được đặc điểm sống của vi khuẩn gây bệnh, triệu trứng bệnh , tác hại và cách lây truyền của bệnh. GV nhận xét và đánh giá các câu trả lời của HS. GV đưa ra đáp án. HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trao đổi nhóm để nêu tác hại của bệnh lậu và cách phòng ngừa. Đại diện nhóm ( do Gv yêu cầu) trình bày ý kiến thảo luận của nhóm , các nhóm khác bổ sung. KL: *Tác hại : -Gây vô sinh do. +Sau khi viêm nhiễm để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng làm hẹp đường dẫn tinh. +Tắc ống dẫn trứng: -Có nguy cơ chửa ngoài dạ con. -Con sinh ra có thể bị mù loà do nhiễm khuẩn khi qua âm đạo. *Cách phòng ngừa: -Không quan hệ tình dục bừa bãi. -điều trị kịp thời và đủ liều. -Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Hoạt động 2. Tìm hiểu bệnh giang mai. Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK và quan sát tranh vẽ hình 64.2 để trả lời câu hỏi: ? Tác hại của bệnh giang mai? Con đường lây nhiễm và cách phòng chống? HS thực hiện lệnh của GV , trao đổi nhóm và trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác nhận xét và xây dựng đáp án . KL: *Tác hại : Tổn thương các phủ tạng( tim , gan, thận) và hệ thần kinh.Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh. *Con đường lây truyền:Qua quan hệ tình dục là chính , qua truyền máu , qua nhau thai, qua các vết xây sát trên cơ thể. IV: Củng cố. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài. V: Hướng dẫn học ở nhà. Gv nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài mới. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 68. Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người. I:Mục tiêu: 1:Kiến thức: Trình bày được tác hại của bênh AIDS. Nêu được đặc điểm và lối sống của virut và cách phòng ngừa bệng AIDS. Xác định được con đường lây truyền và cách phòng ngừa bênh AIDS. Xây dựng cho bản thân lối sống làng mạnh , quan hệ tình dục an toàn. II:Phương tiện dạy học: Tranh phóng to hình 65SGK. Bảng phụ ( ghi nội dung bảng 65 SGK). Sưu tầm một số tranh ảnh về bệnh AIDS. III:Tổ chức hoạt động dạy học: 1:ổn định tổ chức: 2: Bài mới. GV giới thiệu bài. Hoạt động 1. Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh. Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV làm rõ khía niệm AIDS: là hội chứng uy giảm miễn dịch mắc phải . Tiếp dó Gv phân tích cho HS thấy rõ: Tác nhân gây bệnh AIDS. Phương thức lây của bênh. -Tác hại của bệnh AIDS. GV theo dõi HS trình bày , chỉnh lý bổ sung và treo bảng phụ ( đã ghi đáp án) lên bảng. Dưới sự hướng dẫn của GV , từng hS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát tranh phóng to hình 65 SGK ( treo trên bảng) , tìm các từ , cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng phụ 65 ( ghi vào phiếu học tập). Một vài HS trình bày kết quả , các HS khác nhận xét và bổ sung. Phương thức lây truyềnHIV/AIDS Tác hại của HIV/AIDS. -Qua đường lây truyền máu. -Qua quan hệ tình dục không an toàn. -Qua nhau thai. Làm cơ thể mất khả năng chống bệnh và có thể tử vong. Hoạt động 2. Tìm hiểu đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người. Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV lưu ý HS : Cái chết của người bị nhiễm HIV/AIDS là không thể tránh khỏi ( vì chưa có thuốc đặc trị). AIDS phát triển nhanh chóng và rộng khắp. HS nghiên cứu thông tin trong SGK để thấy được tác hại của bệnh AIDS đối với nhân loại. Đại diện nhóm báo cáo , các nhóm khác nhận xét và xây dựng đáp án đúng. KL: (Thông tin trong SGK). Hoạt động 3. Tìm hiểu các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK và yêu cầu hS thảo luận nhóm để thực hiện lệnh trong SGK. Đại diện nhóm báo cáo , các nhóm khác nhận xét và xây dựng đáp án đúng. KL: Cần chủ động phòngtránh bị lây nhiễm ( không tiêm chích , không quan hệ tình dục mất an toàn , không sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh). Không làm lây nhiễm HIV cho người khác ( nếu mình đã bị bệnh). IV: Củng cố. Gv yêu cầu hS trả lời các câu hỏi cuối bài. V: Hướng dẫn học ở nhà. Gv yêu cầu hS học bài và nghiên cứu bài mới. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: