I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Thông qua bài này, HS phải:
- Hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển, rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, nhất là ở biển nhiệt đới.
- Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển.
- Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp .
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập , yêu thích bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:-Đề kiểm tra 15
-Bảng phụ
-Nghiên cứu SGK và tài liệu ĐVKXS
2. Chuẩn bị của học sinh: -Học bài 8
-Kẻ bảng 1 trang 33, bảng 2 trang 35 vào vở.
Tuần 5 Ngày soạn: 18/09/2010 Tiết 9 BÀI 9 : ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG I/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Thông qua bài này, HS phải: - Hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển, rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, nhất là ở biển nhiệt đới. - Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển. - Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp . - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập , yêu thích bộ môn. II/ CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên:-Đề kiểm tra 15’ -Bảng phụ -Nghiên cứu SGK và tài liệu ĐVKXS 2. Chuẩn bị của học sinh: -Học bài 8 -Kẻ bảng 1 trang 33, bảng 2 trang 35 vào vở. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sỉ số của học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút Đề bài: hình thức trắc nghiệm (kèm theo giáo án) 3.Giảng bài mới: Vào bài (1’): Biển mới chính là cái nôi của ruột khoang, với khoảng 10.000 loài. Ruột khoang phân bố ở hầu hết các vùng biển TG. Các đại diện thường gặp là sứa, hải quỳ, san hô.-> bài mới. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 8’ Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của sứa qua so sánh với thuỷ tức. -GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát h9.1B, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1: so sánh sứa với thuỷ tức bằng cách đánh dấu x vào các ô trống cho phù hợp (GV treo bảng phụ) -Trên cơ sở đó GV yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc điểm thích nghi của sứa với đời sống bơi lội tự do. -GV nhận xét, giải thích thêm lối di chuyển theo kiểu phản lực ở sứa. -GV yêu cầu HS đọc 0 SGK để nắm thêm đặc điểm của tầng keo -GV bổ sung ở sứa lửa tế bào gai có thể làm da người rát như phải bỏng. GV tiểu kết -HS tự đọc thông tin, quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. -Cử đại diện lên đánh dấu x vào bảng phụ. -Các HS khác góp ý bổ sung. -HS rút ra đặc điểm thích nghi của sứa với đời sống bơi lội tự do: +Cơ thể hình dù +Miệng ở dưới. +Di chuyển bằng cách co bóp dù. Nhưng vẫn giữ các đặc điểm của Ngành ruột khoang như: +Đối xứng toả tròn. +Tự vệ bằng tế bào gai. -HS đọc 0 SGK nắm thêm đặc điểm của tầng keo: dày giúp sứa dễ nổi -HS bổ sung thông tin I. Sứa. -Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn có miệng phía dưới. -Thích nghi với đời sống di chuyển tự do ở biển. -Di chuyển bằng dù theo kiểu phản lực: khi dù phồng lên, nước được hút vào; khi dù cụp xuống đẩy nước ra ngoài qua lỗ miệng giúp sứa lao nhanh về phía trước -Tầng keo dày giúp cơ thể dễ nổi. -Ăn thịt bắt mồi bằng tua miệng ĐĐ ĐD Hình dạng Miệng Đối xứng Tế bào tự vệ Khả năng di chuyển Hình trụ Hình dù Ở trên Ở dưới Không đối xứng Tỏa tròn Không Có Bằng tua miệng Bằng dù Sứa V V V V V Thủy tức V V V V v 6’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hải quỳ. -GV cho HS quan sát H9.2, 9.3 và đọc các thông tin SGK mô tả cấu tạo của hải quỳ. -Hải quỳ có lối sống tự do hay cố định, sống đơn độc hay tạo thành tập đoàn? -GV cung cấp thêm thông tin: hải quỳ có thể sống cộng sinh với tôm kí cư -GV tổng kết. -HS quan sát H 9.2, mô tả được cấu tạo của hải quỳ: +Có nhiều tua miệng +Màu sắc rực rỡ. +Hình dạng: trụ to, ngắn. -Có đế bám, sống đơn độc, bám vào đá -HS ghi nhận thông tin II. Hải quỳ : -Hình trụ, kích thước 2-5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng, màu sắc rực rỡ. -Sống bám vào đá, ăn thịt động vật nhỏ. 8’ Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của san hô. -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK+quan sát h9.3, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: +Mô tả cấu tạo của san hô. +San hô sống bám hay di chuyển? +Sống đơn độc hay tạo thành tập đoàn? -GV chốt kiến thức: san hô mang đặc điểm giống các đại diện Ruột khoang khác: đối xứng tỏa tròn, ăn thịt; khác: có bộ khung xương đá vôi nâng đỡ, sống tập đoàn nên dễ kiếm thức ăn -GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 2 (GV treo bảng phụ) -GV nhận xét và thông báo kiến thức đúng GV tiểu kết -HS đọc SGK, quan sát h9.3. trao đổi, phát biểu: +Hình dạng san hô: cành cây khối lớn. Miệng ở trên. Khoang tiêu hóa có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể. -Di chuyển: không di chuyển, có đế bám. -Lối sống: tập đoàn nhiều cá thể liên kết. -HS khắc sâu kiến thức -HS thảo luận nhóm đánh dấu vào bảng 2. -Đại diện trả lời. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung III. San hô: -Cơ thể hình trụ, sống bám tạo thành tập đoàn có khoang ruột thông với nhau. -Có bộ khung xương đá vôi nâng đỡ. Có màu sắc rực rỡ ĐĐ ĐD Kiểu tổ chức cơthể Lối sống Dinh dưỡng Các cá thể liên thông với nhau Đơn độc Tập đoàn Bơi lội Sống bám Tự dưỡng Dị dưỡng Có Không Sứa V V V V San hô V V V V 5’ Hoạt động 3: Củng cố -GV sử dụng câu hỏi: 1.Cách di chuyển của sứa trong nước? 2. Sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? 3. Cành san hô dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thể? -GV gọi HS đọc kết luận SGK. -HS trả lời: +Di chuyển bằng dù theo kiểu phản lực. +Mọc chồi giống nhau. Khác: thuỷ tức trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập. San hô à tiếp tục dính à tập đoàn. +Bộ xương san hô bằng đá vôi. -1-2 HS đọc kết luận SGK. 4.Dặn dò (1’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 10. Kẻ bảng trang 37 SGK vào vở. IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: