Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Bài 43: Giới thiệu hệ thần kinh

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Bài 43: Giới thiệu hệ thần kinh

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.

- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.

- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

2 . Kỹ năng :

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh phóng to H 43.1 và H 43.2.

2.Học sinh : Tìm hiểu trước nội dung bài học và xem lại bài phản xạ.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Bài 43: Giới thiệu hệ thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24- Tiết 45 Ngày dạy:
ChươngIX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN.
BÀI 43 : GIỚI THIỆU HỆ THẦN KINH.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
2 . Kỹ năng :
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Tranh phóng to H 43.1 và H 43.2.
2.Học sinh : Tìm hiểu trước nội dung bài học và xem lại bài phản xạ.
III. HOẠT ĐỢNG DẠY HỌC:
1. Ôån định lớp : (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ : (6’) 
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1/. Da bẩn có hại như thế nào?
 2/. Nêu các biện pháp vệ sinh da? Và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
1- Da bẩn:
 + Là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
 + Hạn chế hoạt động tuyến mồ hôi.
2-Các hình thức rèn luyện da:
+ Tắm nắng lúc 8-9 giờ
+Tập chạy buổi sáng.Tham gia thể thao buổi chiều.
+ Xoa bóp.Lao động chân tay vừa sức.
- Nguyên tắc rèn luyện :
+Rèn luyện từ từ , nâng dần sức chịu đựng.
+Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người.
+Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buởi sáng để cơ thể tạo ra vita min D chớng còi xương.
4
3
3
3. Bài mới : 
 a-Giới thiệu bài:(1’) Hệ thần kinh thường xuyên tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích đó bằng sự điều khiển điều hòa và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luôn TN với môi trường. Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó. 
 b-Tiến trình tiết dạy:
TG
HOẠT ĐỢNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỢNG HỌC SINH
NỢI DUNG
14’
* Hoạt động 1: Nơron đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.
* Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của 1 nơron điển hình
và chức năng của nơron.
- GV yêu cầu HS dựa vào H 43.1 và kiến thức đã họcà hoàn thành bài tập mục s.
? Mô tả cấu tạo 1 nơron? 
? Nêu chức năng của 1 nơron?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- Yêu cầu 1 vài học sinh lên trình bày cấu tạo của nơron trên tranh. 
- HS quan sát kỹ hình 43.1 nhớ lại kiến thức à tự hoàn thành bài tập vào vở.
+ Thân chứa nhân, các sợi nhánh và sợi trục trong đó có sợi trục có bao mielein bao ngoài. Các bao mielein được ngăn cách bằng các eo RăngViê.
+ Là hưng phấn và dẫn truyền.
- Một vài học sinh đọc kết quả.
à Lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
- Một vài HS lên bảng trình bày cấu tạo của nơron ( theo tranh).
I. Nơron – đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh:
* Cấu tạo của nơron.
- Thân: chứa nhân.
- Các sợi nhánh: ở quanh thân.
- Một sợi trục: thường có bao mielein, tận cùng có các Xinap.
- Thân và sợi nhánh à chất xám.
- Sợi trục: chất trắng, dây thần kinh.
* Chức năng của nơron:
- Cảm ứng.
- Dẫn truyền xung thần kinh.
17’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ thần kinh
* Mục tiêu: Hiểu được các cách phân chia hệ thần kinh theo cấu tạo 
và chức năng.
- GV thông báo: có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh như:
 + Theo cấu tạo.
 + Theo chức năng.
- Yêu cầu học sinh quan sát H43.2, đọc kỹ bào tập
à lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống.
- GV nhận xét, sửa chữa bổ sung (nếu cần).
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGKàhiểu được sự phân chia hệ thần kinh dựa vào chức năng.
? Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS quan sát H 43.2à thảo luận nhóm, hoàn chỉnh bài tập điền từ.
1- Não; 2- Tủy sống; 3- Và; 4- Bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
à Đại diện 1 vài nhóm đọc kết quả nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự đọc £à thu nhập kiến thức.
- HSG: trả lời:
- Hệ thần kinh vận động: điều khiển sự hoạt động của cơ vân; là hoạt động có ý thức.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản là hoat động không có ý thức.
- Nhận xét , bở sung
II. Các bộ phận của hệ thần kinh:
1. Cấu tạo:
- Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoài biên.
- Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy; hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.
- Bộ phận ngoại biên có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.
2 Chức năng:
- Hệ thần kinh vận động:
 + Điều khiển sự hoạt động cơ vân.
 + Là hoạt động có ý thức.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng:
 + Điều hòa các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
 + Là hoạt động không có ý thức.
4’
*HĐ 3:Củng cố
1/ Hoàn thành sơ đồ sau: Tủy sống
Hệthầnkinh .
 Bộ phận ngoại biên
 Hạch TK
Hs thảo luận nêu được:
- Trung ương thần kinh
- Não
- Dây thần kinh
4. Dặn dò: (2’)
- Học bài kỹ, trả lời câu hỏi sgk
- Đọc mục em có biếtd
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm.
HS: 1 con nhái ( ếch) và tìm hiểu trước nội dung.
IV. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 45.doc