Thiết kế giáo án Đại số 8 - Tiết 68: Trình bày một mẫu số liệu

Thiết kế giáo án Đại số 8 - Tiết 68: Trình bày một mẫu số liệu

I.Mục tiêu

1.Về kiến thức và kĩ năng

- Hiểu chính xác khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất.

- Tính đúng tần số và tần suất của một bảng số liệu thống kê.

- Rèn luyện kĩ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất.

- Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.

 2.Về tư duy và thái độ

- Thông qua khái niệm tần số, tần suất, HS liên hệ với nhiều bài toán thực tế và từ thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê.

- Hiểu rõ hơn vai trò của thống kê toán học trong đời sống.

II.Chuẩn bị cho tiến trình dạy học

a) Giáo viên

-Bảng số liệu, bảng thống kê (đã kẻ sẵn).

-Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh trong thao tác dạy học.

-Dụng cụ dạy học như thước, compa, máy tính bỏ túi.

 Học sinh

 -Học sinh đã được làm quen với khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra và giá trị của dấu hiệu.

 -Ôn lại một số kiến thức về thống kê đã học ở lớp 7.

 -Xem trước bài học trong sách giáo khoa.

 

docx 6 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án Đại số 8 - Tiết 68: Trình bày một mẫu số liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên giáo sinh: Nguyễn Thị Mỹ Hương.
Lớp : K56D.
Trường : Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bài soạn giáo án Đại số lớp 10 ban Nâng cao.
 Chương 5: 
THỐNG KÊ
§2.TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU
I.Mục tiêu
1.Về kiến thức và kĩ năng
- Hiểu chính xác khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất.
- Tính đúng tần số và tần suất của một bảng số liệu thống kê.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất.
- Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
 2.Về tư duy và thái độ 
- Thông qua khái niệm tần số, tần suất, HS liên hệ với nhiều bài toán thực tế và từ thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê.
- Hiểu rõ hơn vai trò của thống kê toán học trong đời sống.
II.Chuẩn bị cho tiến trình dạy học
a) Giáo viên
-Bảng số liệu, bảng thống kê (đã kẻ sẵn). 
-Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh trong thao tác dạy học.
-Dụng cụ dạy học như thước, compa, máy tính bỏ túi.
 Học sinh
 -Học sinh đã được làm quen với khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra và giá trị của dấu hiệu.
 -Ôn lại một số kiến thức về thống kê đã học ở lớp 7.
 -Xem trước bài học trong sách giáo khoa.
b)Phương tiện: SGK, bảng phụ, phấn màu.
c)Phương pháp: Thuyết trình giảng giải xen lẫn vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm.
**Phân phối thời gian: 2 tiết.
Tiết 1: Từ đầu đến hết phần 2.
Tiết 2: Phần còn lại và hướng dẫn về nhà.
III. Tiến trình dạy học
A_Kiểm tra bài cũ (10’) 
Câu hỏi 1:
Em hãy thống kê các môn học của em trong 10 tuần đầu tiên.
Xác định xem điểm số nào xuất hiện nhiều nhất. Tính tỉ số phần trăm mỗi điểm số xuất hiện.
Câu hỏi 2:
 Em hãy tự làm một điều tra nhỏ và cho biết: Mẫu số liệu và kích thước mẫu.
 B_Bài mới
Thời gian
Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
Hoạt động 1: Hiểu chính xác bảng phân bố tần số- tần suất. 
15’
1.Bảng phân bố tần số- tần suất 
●Bảng 1
Tần suất fi của giá trị xi là tỉ số giữa tần số ni và kích thước mẫu N
fi=niN
● Bảng 2
Giáo viên nêu VD1.
H1: Trong mẫu số liệu trên có bao nhiêu giá trị?
H2: Nêu số lần xuất hiện của từng giá trị?
GV đánh giá và cho điểm hs.
GV nêu khái niệm tần số
Số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong mẫu số liệu được gọi là tần số của giá trị đó.
GV giới thiệu về bảng phân bố 
tần số
 ●Ta có nhận xét sau:
•Thường trong bảng phân bố tần số gồm hai hàng : Giá trị và tần số.
•Số cột thường là số giá trị (tập hợp các giá trị).
Hỏi:
H1: Tổng số các tần số bằng bao nhiêu?
H2: Hãy so sánh tổng trên với các kích thước mẫu?
GV nêu khái niệm tần suất
Sau đó nêu bảng phân bố tần số- 
tần suất như trong bảng 2
Một HS đọc Chú ý 
SGK (trang 162) cho cả lớp cùng nghe.
TL1: Có 8 giá trị khác nhau là : 30; 32; 34; 36; 38; 40; 42; 44.
TL2: Lần lượt là 10; 20; 30; 15; 10; 10; 5; 20.
TL1: N=120
TL2: Tổng số các tần số chính bằng kích thước mẫu.
-Một hs đọc chú ý SGK. 
● Bảng 6
Đặt vấn đề
Khi biết tần suất thì làm thế nào để tính được tần số?
●Thực hiện H1
H1: Nêu kích thước mẫu?
H2: Nêu tần suất điểm 6
H3: Hãy tính các tần suất còn lại và điền vào ô trống.
•GV cho hs tính và chia hs thành 4 tổ, mỗi tổ cử đại diện phát biểu.
Chú ý:
-Bảng phân bố tần số,tần suất, dòng giá trị phải xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
-Tổng tần suất bằng 100%
ni=fi.N
TL1: Kích thước mẫu : 400
TL2: Tần suất điểm 6 là 
f6=55400=13,75%
TL3: HS lên bảng điền.
Hoạt động 2: Hiểu chính xác bảng phân bố tần số- tần suất ghép lớp.
15’
2. Bảng phân bố tần số- tần suất ghép lớp
• Bảng 4 
• Bảng 5 
GV nêu VD2. Hỏi:
Nhìn vào bảng 4:
-Ta thực hiện ghép số liệu thành 5 lớp theo các đoạn có độ dài bằng nhau 
H1: Tần số của mỗi lớp ở đây là gì?
Nêu tần suất tương ứng của mỗi lớp?
Bảng 4 đgl bảng phân bố 
tần số ghép lớp.
H2: Dùng máy tính sử dụng công thức tần suất hãy điền vào bảng 5.
Bảng 5 đgl bảng phân bố 
tần số- tần suất ghép lớp.
TL1: Là số hs trong lớp đó.
-HS trả lời.
TL2: Gọi hs phát biểu bảng điền vào ô trống.
●Thực hiện H2
H1: Hãy cho biết tần số các lớp thứ nhất, thứ hai và thứ ba?
H2: Từ cột tần số, hãy điền vào chỗ trống sau:
16,7=36 ;33,3=36
27,8=36
H3: Hãy điền vào chỗ trống trong bảng 6.
TL1: 6; 12; 10.
TL2: 
16,7=636 ;
33,3=1236
27,8=1036
TL3: Cho hs tính và điền vào.
Dặn dò về nhà: (5’)
Số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong mẫu số liệu được gọi là tần số của giá trị đó.
Tần suất ficủa giá trị xilà tỉ số giữa tần số nivà kích thước mẫu N.
fi=niN
Ta thường viết tần số dưới dạng phần trăm. Bổ sung thêm một cột tần suất vào bảng 1 ta được bảng phân bố tần số- tần suất.
BTVN:3-5.
Hoạt động 3:Hiểu chính xác biểu đồ và biết lập biểu đồ.
10’
3.Biểu đồ 
(a)Biều đồ tần số và tần suất hình cột
•Treo biểu đồ hình 5.1
•Treo biểu đồ hình 5.2
GV nêu ý nghĩa của 
biểu đồ tần số, tần suất hình cột.
Biểu đồ hình cột là cách thể hiện rất tốt bảng phân bố tần số tần số (hay tần suất ghép lớp).
Nêu VD3, hình 5.1. 
Em có nhận xét gì về biểu đồ trên?
Chú ý: 
-Đơn vị trên hai cột có thể chọn khác nhau.
-Giao của hai trục dùng làm điểm gốc không ghi số 0 ở đó.
►Hình 5.1 đgl biểu đồ tần số hình cột.
Em hãy nêu nhận xét tương tự 
với biểu đồ hình 5.2
-HS phát biểu.
•Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
•Trên đt nằm ngang (dùng làm trục số) ta đánh dấu các đoạn xác định lớp.
•Tại mỗi đoạn, ta dựng lên một cột hình chữ nhật với 
-Đáy là các đoạn xác định lớp.
-Chiều cao bằng tần số của lớp mà đoạn đó xác định.
•TH này các cột không có “khe hở”
10’
●Thực hiện H3
H1: Biều đồ tần suất bảng 5 gồm mấy cột?
H2: Chiều cao tương ứng của mỗi cột như thế nào?
TL1: 5 cột.
TL2: 16,7; 33.3; 27,8; 13,9; 8,3.
5’
(b)Đường gấp khúc tầ số, tần suất.
• Hình 5.3
Gv nêu VD4
H1: Hãy nêu tọa độ của các điểm M1; M2; M3; M4; M5
►Em có nhận xét gì biểu đồ hình 5.3? 
•Nối M1; M2; M3; M4; M5 ta được một đường gấp khúc gọi là đường gấp khúc của tần số.
TL1: 
•A2 là trung điểm của đoạn A1A3
 Ai là trung điểm của đoạn Ai-1Ai+1
•AiMi vuông góc với đường nằm ngang và có độ dài bằng tần số của lớp thứ i.
10’
•Đưa ra bảng đã kẻ sẵn.
●Thực hiện H4
H1: Tìm giá trị tại mỗi trung điểm của đường thẳng nằm ngang.
H2: Tìm tọa độ mỗi điểm thuộc đường gấp khúc tần suất. 
TL1: 161; 164; 167; 170; 173
TL2: (161;16,7); (164;33,3); (167;27,8); (170;13,9); (173;8,3).
10’
(c)Biểu đồ hình quạt
•Hình 5.4
Ý nghĩa vẽ biểu đồ hình quạt
Biểu đồ hình quạt rất thích hợp cho việc thể hiện bảng phân bố tần suất ghép lớp. Hình tròn được chia thành những hình quạt. Mỗi lớp được tương ứng với một hình quạt mà diện tích của nó tỉ lệ với tần suất của lớp đó.
►Nêu VD5. Nhận xét:
• Diện tích của mỗi hình quạt tỉ lệ với tần suất.
•Lớp thứ nhất 160;162 chiếm 636=16≈16,7% của kích thước mẫu.
•Hình quạt tương ứng chiếm 16 đường tròn.
•Số đo góc của hình quạt này là 16 của 3600 tức là 600
Hình thu được gọi biểu đồ tần 
suất hình quạt.
Gọi một HS đọc chú ý SGK(167) 
-Hs đọc chú ý.
Hoạt động 4: Tóm tắt lại bài học (5’)
Học và xem lại cách vẽ 3 dạng biểu đồ đã học.
BTVN: 6-8
 Ý kiến đánh giá của thầy giáo hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 68 Thong ke.docx