- Nhà trường đã chỉ đạo, Tổ bộ môn đã xây dựng kế hoạch yêu cầu giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý thực hiện các yêu cầu, đúng nguyên tắc của việc đổi mới KTĐG.
- Giáo viên đã quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp về đổi mới KTĐG. GV nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện đổi mới KTĐG. Xác định được nhiệm vụ của bản thân trong lĩnh vực công tác.
- Cán bộ giáo viên đã được tập huấn nội dung đổi mới KTĐG trước khi thực hiện.
- GV nắm vững chuẩn kiến thức bộ môn của từng lớp dạy.
- Được trang bị tài liệu và hướng dẫn tương đối đầy đủ.
- Chỉ đạo của BGH, tổ chuyên môn luôn đi sâu và cụ thể về công tác đổi mới KTĐG. Đặc biệt trong kiểm tra đánh giá đã phân công việc quản lý đề kiểm tra đến từng cá nhân, để đảm bảo đề ra đúng đủ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đề kiểm tra thường xuyên giáo viên bộ môn tự ra và chịu trách nhiệm về nội dung và cách thực hiện. Đề kiểm tra định kỳ, học kỳ do nhóm chuyên môn ra, tổ chuyên môn quản lí và chịu trách nhiệm.
- Giáo viên tiếp cận nhanh việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Kết quả thực hiện việc đổi mới KTĐG đã có nhiều tác dụng trong việc phân loại học lực cho từng đối tượng học sinh.
PHÒNG GD – ĐT TÂY SƠN TRƯỜNG THCS VÕ XÁN THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THCS. I. Đánh giá kết quả việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh trong giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS Võ Xán trong năm học qua. 1.Thuận lợi: - Nhà trường đã chỉ đạo, Tổ bộ môn đã xây dựng kế hoạch yêu cầu giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý thực hiện các yêu cầu, đúng nguyên tắc của việc đổi mới KTĐG. - Giáo viên đã quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp về đổi mới KTĐG. GV nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện đổi mới KTĐG. Xác định được nhiệm vụ của bản thân trong lĩnh vực công tác. - Cán bộ giáo viên đã được tập huấn nội dung đổi mới KTĐG trước khi thực hiện. - GV nắm vững chuẩn kiến thức bộ môn của từng lớp dạy. - Được trang bị tài liệu và hướng dẫn tương đối đầy đủ. - Chỉ đạo của BGH, tổ chuyên môn luôn đi sâu và cụ thể về công tác đổi mới KTĐG. Đặc biệt trong kiểm tra đánh giá đã phân công việc quản lý đề kiểm tra đến từng cá nhân, để đảm bảo đề ra đúng đủ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đề kiểm tra thường xuyên giáo viên bộ môn tự ra và chịu trách nhiệm về nội dung và cách thực hiện. Đề kiểm tra định kỳ, học kỳ do nhóm chuyên môn ra, tổ chuyên môn quản lí và chịu trách nhiệm. - Giáo viên tiếp cận nhanh việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Kết quả thực hiện việc đổi mới KTĐG đã có nhiều tác dụng trong việc phân loại học lực cho từng đối tượng học sinh. 2. Khó khăn: - Việc xác định các chuẩn về mức độ kiến thức, kĩ năng chưa phù hợp nên khâu lập ma trận còn nhiều lúng túng. - Ngân hàng câu hỏi kiểm tra còn nghèo nàn. - Kỹ thuật sắp xếp hệ thống câu hỏi chưa phù hợp. - Khả năng soạn thảo còn chậm, đề quá dài nên chiếm nhiều thời gian. - Đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ của giáo viên nên chất lượng đề chưa thật sự theo chuẩn. II. Hướng khắc phục và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. 1. Hướng khắc phục: a. Giáo viên phải xây dựng được ma trận trước khi xây dựng hệ thống câu hỏi đối với đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ để: - Bám sát mục tiêu về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chuẩn của môn học. - Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá (Tự luận/trắc nghiệm và phù hợp với tỉ lệ câu hỏi cho từng nội dung). + Đảm bảo sự phân hoá trong kiểm tra để sau hoạt động này có thể nhận được thực chất trình độ và phân loại học lực của học sinh trong lớp. b. Thực hiện cụ thể đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn học của học sinh bao gồm các hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ. Mỗi hình thức có những mục đích cụ thể sau: Kiểm tra thường xuyên: Trước đây, việc kiểm tra thường xuyên thường được giáo viên thực hiện một cách máy móc, chủ yếu nhắc lại các kiến thức của bài cũ hoặc thực hiện theo quy định của kế hoạch dạy học để lấy cho đủ số điểm quy định, nên tác dụng đích thực của việc kiểm tra này thực chất chưa được phát huy đầy đủ. Có một tác dụng rất tốt nhằm góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá nếu sử dụng có hiệu quả việc kiểm tra thường xuyên đó là việc yêu cầu học sinh sử dụng các kiến thức cũ (chứ không chỉ ở ngay bài học trước) để tham gia vào việc xây dựng bài mới. Cách kiểm tra này thường rất ít giáo viên sử dụng vì lí do sợ tốn nhiều thời gian.Không nhất thiết chỉ kiểm tra vấn đáp trong 5 - 10 phút đầu giờ mà giáo viên nên sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau. Trong khi kiểm tra giáo viên có thể hỏi về kiến thức cũ hoặc những kiến thức có liên quan đến bài mới đang học. Kiểm tra thường xuyên giáo viên phải xác định rõ: nội dung yêu cầu, mục đích hỏi, xác định rõ từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi, có loại yêu cầu thấp (tái hiện, nhắc lại kiến thức) dành cho học sinh yếu, học sinh trung bình. Có loại đòi hỏi yêu cầu cao (thông hiểu, vận dụng) dành cho học sinh khá, giỏi. Cần tận dụng tốt các câu hỏi trong SGK và có thể xây dựng thêm các câu hỏi khác cho phù hợp. Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Hiện nay để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành công trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. Kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ: Hình thức kiểm tra này được thực hiện theo phân phối chương trình, được giáo viên thực hiện đầy đủ và có ý thức trách nhiệm cao. Phải thông báo trước để học sinh chuẩn bị. Khâu chấm, trả bài kiểm tra: - Chấm bài giáo viên phải bám sát thang điểm để đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình.Nhằm hạn chế tối đa yếu tố chủ quan, cảm tính. Đặc biệt trong mỗi bài kiểm tra giáo viên phải ghi rõ lời phê (nhận xét về ưu điểm, hạn chế và thái độ làm bài kiểm tra của học sinh) - Trả bài và chữa bài , xin ý kiến phản hồi của phụ huynh HS, tổ chuyên môn và lưu giữ bài kiểm tra theo đúng quy định. 2. Giải pháp thực hiện: - Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong tổ chuyên môn. Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng môn học. - Tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng và khác trường. - Dựa vào kiến thức và kỹ năng chuẩn soạn nhiều câu hỏi và bài tập, dùng phần mềm trộn đề phù hợp để tạo nhiều bộ đề tương đương. - Thực sự tâm huyết trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. - Cần rèn cho học sinh phương pháp học và tự học, kỹ năng làm bài tập và làm bài kiểm tra. III. Đề xuất kiến nghị: - Tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn với chủ đề “ Soạn đề kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ” để ngân hàng bộ đề ngày càng phong phú. Trên đây là những tham luận của trường chúng tôi về việc “Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường THCS”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để chuyên đề tổng hợp được đầy đủ và thực tế hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết tham luận Hồ Tùng Dũng
Tài liệu đính kèm: