Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT môn Vật lí Cấp THPT - Năm học 2010-2011

Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT môn Vật lí Cấp THPT - Năm học 2010-2011

Phần thứ nhất : Những vấn đề chung

 1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

 2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực

 1. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy Vật lí cấp THPT hiện nay. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện.

 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và hướng dẫn thực hiện trong đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá.

 3. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

 4. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui trinh soạn câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

 5. Thực hành đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

 6. Thực hành KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương

 Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí thể hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm cơ sở định hướng cho giáo viên thực hiện dạy học một cách sáng tạo, linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của địa phương. Điều quan trọng là giáo viên phải hiểu được các chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học đã quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, biết vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương để nâng cao chất lượng giảng dạy, coi học sinh là trung tâm của sự nhận thức, khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu “thầy đọc, chò chép”, “học thuộc lòng mà không hiểu bài”, không phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập và kiểm tra.

 

doc 136 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 675Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT môn Vật lí Cấp THPT - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
DỰ ÁN PT GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN 
THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GDPT 
MÔN VẬT LÍ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người biên soạn: Nguyễn Văn Nghiệp
Nguyễn Trọng Thủy
 Trần Văn thành
Hà Nội, tháng 8 năm 2010
Danh mục các chữ viết tắt
PPDH: phương pháp dạy học
KTĐG: kiểm tra đánh giá
KTKN: kiến thức, kĩ năng
THCS: Trung học cơ sở
CT-SGK: chương trình - sách giáo khoa
SGK: sách giáo khoa
HS: học sinh
GV: giáo viên
LỜI NÓI ĐẦU
Để hiểu và vận dụng được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí cấp THPT trong quá trình dạy học theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo, chúng tôi biên soạn Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Tài liệu gồm các phần chính sau đây:
Phần thứ nhất : Những vấn đề chung
	1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
	2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực
	1. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy Vật lí cấp THPT hiện nay. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện.
	2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và hướng dẫn thực hiện trong đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. 
	3. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
	4. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui trinh soạn câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
	5. Thực hành đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
	6. Thực hành KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng	
Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương
	Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí thể hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm cơ sở định hướng cho giáo viên thực hiện dạy học một cách sáng tạo, linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của địa phương. Điều quan trọng là giáo viên phải hiểu được các chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học đã quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, biết vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương để nâng cao chất lượng giảng dạy, coi học sinh là trung tâm của sự nhận thức, khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu “thầy đọc, chò chép”, “học thuộc lòng mà không hiểu bài”, không phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập và kiểm tra...
	Đây là tài liệu biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến góp ý của bạn đọc và các đồng nghiệp.
Các tác giả
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
1. Mục tiêu tập huấn: Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được:
a. Về kiến thức:
	- Hiểu được mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
	- Hiểu được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 
	- Biết được thực trạng của việc kiểm tra đánh giá hiện nay ở trường phổ thông, những định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Hiểu được mối liên hệ chương trình, sách giáo khoa trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá cũng như kế hoạch tập huấn và phương pháp tập huấn để triển khai công tác tập huấn tại địa phương.
b. Về kĩ năng:
	- Biết cách xác định được mức độ cần đạt được của từng đơn vị nội dung kiến thức của các chủ đề bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông để dạy học.
	- Biết cách vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
	- Biết cách biên soạn câu hỏi và bài tập, vận dụng vào kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
	- Biết cách lập kế hoạch tập huấn và vận dụng được phương pháp tập huấn để triển khai công tác tập huấn tại địa phương.
c. Về thái độ
- Tích cực, chủ động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác trong đợt tập huấn cũng như khi tổ chức lớp tập huấn tại địa phương.
	- Tin tưởng vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Tích cực, gương mẫu tuyên tuyền, vận động giáo viên, học sinh thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
	- Tích cực vận dụng có hiệu quả, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra, đánh giá trong việc dạy học và đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2. Nội dung tập huấn
1. Giới thiệu nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.
2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học qua áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. 
3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
4. Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. 
II. KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1. Lí do biên soạn tài liệu
	Chương trình GDPT đã được ban hành và triển khai đến tất cả các trường và giáo viên phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, một bộ phận giáo viên vẫn chưa căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, mà chủ yếu căn cứ vào nội dung SGK dẫn đến quá tải về nội dung dạy học. Điều đó làm hạn chế đổi mới về phương pháp dạy học. Tình trạng ôm đồm, quá tải về nội dung kiến thức vẫn còn diễn ra trong các tiết dạy Vật lí ở trường phổ thông.
	Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên trong tổ bộ môn chưa thống nhất trong việc dạy như thế nào? dạy những nội dung gì? rèn luyện những kĩ năng gì đối với học sinh?... và dẫn đến tình trạng chưa thống nhất về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, từng chương, từng bài của môn học, cấp học.
	Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên trong tổ bộ môn cũng chưa thống nhất hoàn toàn trong việc kiểm tra nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng.
	Trong dự giờ thăm lớp, giáo viên bộ môn cũng như các cấp quản lí giáo dục cũng chưa thống nhất tiêu chí đánh giá trong việc xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng của giờ dạy.
 	Để khắc phục những tồn tại nêu trên, giáo viên cần được hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá thống nhất trong các trường trung học phổ thông.
2. Mục đích biên soạn tài liệu 
- Khắc phục tình trạng dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Giáo dục phổ thông, tình trạng dạy học quá tải về nội dung kiến thức.
- Giúp giáo viên kết hợp sử dụng có hiệu quả giữa Chương trình Giáo dục phổ thông, SGK, SGV và các loại tài liệu tham khảo.
- Tạo sự thống nhất về mức độ yêu cầu trong việc dạy học về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học.
- Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng 
3. Cấu trúc tài liệu 
Tài liệu hướng dẫn có cấu trúc như sau:
Phần thứ nhất : Những vấn đề chung
	1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
	2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực.
	1. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy Vật lí cấp THCS hiện nay. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện.
	2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và hướng dẫn thực hiện trong đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. 
	3. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
	4. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui trinh soạn câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
	5. Thực hành đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
	6. Thực hành KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
 Phần này được biên soạn theo các hoạt động học tập tích cực.
Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương.
4. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu.
	- Sử dụng kết hợp tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông với tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục phổ thông, Sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo khác.
	- Sử dụng tài liệu này trong việc soạn bài, trong việc ra câu hỏi và bài tập, biên soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu theo kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
Phần thứ hai
TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
A. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
I. LÍ DO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. 
1. Mục tiêu giáo dục thay đổi; Đổi mới chương trình SGK; Phương tiện phục vụ giảng dạy thay đổi;
2. Đối tượng người dạy và người học khác so với trước đây;
3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp đang làm để tìm ra phương pháp hiệu quả hơn;
4. Sự phát triển không ngừng của PPDH;
5. Động lực bên trong :
+ Tri thức nhân loại không ngừng tăng, nhưng số năm học PT có hạn, do đó phải nâng cao kĩ năng tự học;
+ Áp lực cạnh tranh, sự đòi hỏi về năng lực của người học khi bước vào cuộc sống; 
+ Khuyết điểm của ngày hôm nay có thể là sự duy trì quá lâu những ưu điểm của ngày hôm qua.
II. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
1. Định hướng chung
Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới PPDH chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hóa được từ ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học. Về chỉ đạo, cần thực hiện tốt một số công tác sau đây:
- Phải có sự hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về phương hướng và những việc cần làm để đổi mới PPDH. Hướng dẫn về đổi mới PPDH phải thông suốt từ các cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT đến các Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường học và từng giáo viên, không để giáo viên phải "đơn độc" trong việc đổi mới PPDH.
- Hoạt động đổi mới PPDH c ... 
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Phụ lục 2. HỢP ĐỒNG HỌC TẬP 
 Thời gian nhận hợp đồng  .... Nhóm
 Thời gian nhận hoàn thành hợp đồng .
Nhiệm vụ càn phải làm bắt buộc
Tg
Nhiệm vụ
Nguồn tài liệu
Hình thức làm việc
Sự trợ giúp
Địa điểm
Hoàn thành
1. Nghiên cứu các bài tập
SGK VL 7
Cá nhân
Lớp học
2. Lựa chọn bài tập
3. Thiết kế bài
SGK VL 9
Nhóm
4. Trình bày sản phẩm
Bên giao khoán Bên thực hiện
Phụ lục 3
Đoạn mạch nối tiếp
Đoạn mạch song song
I = I1 = I2
I = I1 + I2
U = U1 + U2
U = U1 = U2
R = R1 + R2
1/ Rtđ = 1/ R1 + 1/R2
U1/ U2 = R1/ R2
I1/ I2 = R2/ R1
Phụ lục 4 
TT
Đoạn mạch song song
1
I = I1 + I2
2
U = U1 = U2
3
1/ Rtđ = 1/ R1 + 1/R2
4
I1/ I2 = R2/ R1
Phụ lục 5 
Phiếu học tập số 2
Bài 1: Cho 2 điện trở R1 = R2 = 30 (ôm) được mắc như sơ đồ hình vẽ.
tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.
Nếu mắc thêm một điện trở R3 = 30 ôm song song vào đoạn mạch trên thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu?
So sánh điện trở tương đương của đoạn mạch đó với mỗi điện trở thành phần.
Nếu có n điện trở bằng nhau và mắc song song với nhau thì điện trở tương đương tính như thế nào?
Nhiệm vụ: 
Nhóm trưởng đọc đầu bài cho cả nhóm nghe
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lựa chọn các ý trong bài (hoặc nhóm trưởng chỉ định)
Mỗi cá nhân làm việc tại mỗi góc của khăn phủ bàn (khoảng 3-5’)
Thảo luận chung và ghi kết quả vào giữa khăn (giấy Ao)
Phụ lục 6C
Phiếu học tập số 2
Vòng 1: (nhiệm vụ A)	
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R1 = 10 ôm; R2 = R3 = 20 ôm; UAB = 6V
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB?
Phiếu học tập số 3
Vòng 1: (nhiệm vụ B)	
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R1 = 10 ôm; R2 = R3 = 20 ôm; UAB = 6V
b) Tính cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở.
Phiếu học tập số 4
Vòng 1: (nhiệm vụ C)	
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R1 = 10 ôm; R2 = R3 = 20 ôm; UAB = 6V
c) tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Phiếu học tập số 5
Vòng 1: (nhiệm vụ D)	
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R1 = 10 ôm; R2 = R3 = 20 ôm; UAB = 6V
d) Nếu dùng 1 dây dẫn có điện trở không đáng kể để mắc vào 2 điểm A và C thì lúc đó điện trở của đoạn mạch AB là bao nhiêu?
Phụ lục 7
GHI NHỚ
Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì:
1. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ : I = I1 + I2
2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ: U = U1 = U2 
3. Điện trở tương đương được tính theo công thức: 1/ Rtđ = 1/ R1 + 1/R2
4. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: 
I1/I2 = R2/R1
Phần thứ ba
PHƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
I. Những hướng dẫn triển khai tập huấn
- Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn cho giáo viên cốt cán.
- Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng
- Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu)
- Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)
- Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều kiện cho tất cả HS đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và nói nhiều.
- Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn.
- Cuối cùng GV biết nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và biết dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn.
 	Toàn bộ tài liệu của Bộ mà trang bị cho HV là những tài liệu để tập huấn. Căn cứ vào tài liệu này, HV vận dụng cho phù hợp với từng địa phương của mình.Cụ thể:
1. Đối với cán bộ quản lí.
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK. PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Có biện pháp quản lí và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Động viên khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời phê bình những GV chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2. Đối với giáo viên
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK
	- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.
- Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng.
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí.
II. Kế hoạch tập huấn tại địa phương (Bản tham khảo)
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG GVCC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KT, KN ĐỂ 
ĐMKTĐG VÀ ĐMPPDH TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ THCS
(Thời gian 3 ngày)
Ngày thứ nhất:
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
Người thực hiện
Điều kiện vật chất
Sáng
Tìm hiểu Mục tiêu, nội dung đợt tập huấn
Thực trạng và lí do phải hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng
 (Sử dụng các kĩ thuật học tập tích cực)
Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.
Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide 
Giấy A4, A0 
Bút dạ
Chiều
Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN
Các kĩ thuật dạy học tích cực và vận dụng dạy học tích cực ở trường THCS
Ứng dụng CNTT và sử dụng TBDH ở trường THCS
 (Sử dụng các kĩ thuật học tập tích cực)
Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.
Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide 
Giấy A4
Phô tô tài liệu
SGK VL THCS
CT VL THCS
Ngày thứ hai
Thời gian
Nội dung
phương pháp
Người thực hiện
Điều kiện vật chất
Sáng
Tìm hiểu qui trình soạn giáo án và qui trình soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN.
 (Sử dụng các kĩ thuật học tập tích cực)
Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.
Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide 
Giấy A4, A0 
Bút dạ
Phô tô tài liệu
SGK VL THCS
CT VL THCS
Chiều
Thực hành: soạn bài và viết câu hỏi theo chuẩn KT - KN
 (Sử dụng các kĩ thuật học tập tích cực)
Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.
Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide 
Giấy A4, A0 
Bút dạ
Phô tô tài liệu
SGK VL THCS
CT VL THCS
Ngày thứ ba
Thời gian
Nội dung
phương pháp
Người thực hiện
Điều kiện vật chất
Sáng
Thực hành: soạn bài và viết câu hỏi theo chuẩn KT - KN
 (Sử dụng các kĩ thuật học tập tích cực)
Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.
Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide 
Giấy A4, A0 
Bút dạ
Phô tô tài liệu
SGK VL THCS
CT VL THCS
Chiều
Thực hành: KTĐG kết quả học tập của HS theo chuẩn KTKN CT-SGK
(Biên soạn và sử dụng câu hỏi và bài tập bám sát chuẩn KTKN) 
Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại địa phương
(Sử dụng các kĩ thuật học tập tích cực)
Tổng kết lớp học
Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.
Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide 
Giấy A4, A0 
Bút dạ
Phô tô tài liệu
SGK VL THCS
CT VL THCS
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
I. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông
1. Mục tiêu tập huấn
2. Nội dung tập huấn
II.Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông
1. Lí do biên soạn tài liệu
2. Mục đích biên soạn tài liệu 
3. Cấu trúc tài liệu
4. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu 
Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiếm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực
Chương I. Những vấn đề chung
Đổi mới phương pháp dạy học 
I. Lí do phải đổi mới phương pháp dạy học
II. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
B. Đổi mới kiểm tra đánh giá
I. Vai trò và thực trạng của kiểm trá đánh giá
II. định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học 
C. Một số khái niệm và kĩ thuật dạy học tích cực
I. Dạy và học tích cực
1. Một số khái niệm liên quan đến dạy và học tích cực.
2. Đặc trưng của dạy và học tích cực:
3. Ý tưởng cơ bản về dạy và học tích cực.
4. Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực.
II. Một số kĩ thuật dạy học tích cực.
1. Các kĩ thuật mang tính hợp tác
2. Học theo góc
3. Học theo hợp đồng
4. Dạy học theo dự án
5. Kĩ năng đạt câu hỏi
Chương II. Những hoạt động cụ thể đổi mới PPDH và KTĐG theo chuẩn KTKN
1. Tìm hiểu thực trạng và lí do phải hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng 
Các kĩ thuật dạy học tích cực và vận dụng dạy học tích cực ở trường THCS
Ứng dụng CNTT và sử dụng TBDH ở trường THCS
3. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui trinh soạn câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
4. Thực hành đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng	
Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương
I. Những hướng dẫn triển khai tập huấn
II. Kế hoạch tập huấn tại địa phương (Bản tham khảo)
Mục lục
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006.
[2] Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2009-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[3] Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu bồi dưỡng thay sách môn Vật lí cấp trung học. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[4] Tài liệu và kết luận Hội nghị đánh giá chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY TAI LIEU TAP HUAN VAT LI HE 2010.doc