Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi ôn tập Vật lí Khối THCS

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi ôn tập Vật lí Khối THCS

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.

 Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.

 Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.

Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh:

 - “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”;

 - “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”;

 - “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”;

 

doc 126 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 598Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi ôn tập Vật lí Khối THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CHƯƠNG TRÌNH PT GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG 
CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
 XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
MÔN VẬT LÍ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
 Người biên soạn: Nguyễn Văn Nghiệp – Vụ Giáo dục Trung học
 Nguyễn Trọng Thủy – Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Bắc Giang
PHẦN THỨ NHẤT
ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
	Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.
	Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.
	Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.
Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh: 
	- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”;
	- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”;
	- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”;
	- “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”;
	- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC); 
	- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo  các tiêu chí  đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị”;
	Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo.
	Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.
	Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.
	Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây
1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác
	Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.
2. Đảm bảo tính toàn diện
	Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.
3. Đảm bảo tính hệ thống
	Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.
4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển
	Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.
5. Đảm bảo tính công bằng
	Đảm bảo rằng những học sinhthực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực se nhận được kết quả đánh giá như nhau.
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
1.1. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD
Đổi mới KT-ĐG là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi thực hiện đổi mới PPDH cũng như đổi mới giáo dục. Đổi mới GD cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Các cấp quản lý GD cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới, các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng CBQLGD, của mỗi GV và đưa ra được các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học.
1.2. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn
Đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn học với một điều kiện tổ chức dạy học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: ra đề kiểm tra bảo đảm chất lượng, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.
1.3. Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG
Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tìm cho mình PP học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu thập ý kiến xây dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và người học.
1.4. Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học
 Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề kiểm tra của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung cấp, từ nguồn dữ liệu trên các Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. Ở cấp độ cao hơn, nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên môn bên ngoài tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của HS trường mình. 
Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KT-ĐG, GV phải biết “khai thác lỗi” để giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư duy. 
Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.
1.5. Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH
Trong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH, khi đổi mới mạnh mẽ PPDH sẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Khi đổi mới KT-ĐG bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới công tác quản lý. Từ đó, sẽ giúp GV và các cơ quan quản lý xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để GV đổi mới PPDH và các cấp quản lý đề ra giải pháp quản lý phù hợp.
1.6. Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn diện. 
2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
2.1. Các công việc cần tổ chức thực hiện
a) Các cấp quản lý GD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, trong đó có đổi mới KT-ĐG trong từng năm học và trong 5 năm tới. Kế hoạch cần quy định rõ nội dung các bước, quy trình tiến hành, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn và biện pháp đánh giá chặt chẽ, hiệu quả cuối cùng thể hiện thông qua kết quả áp dụng của GV.
b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, c ...  tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.
20. Nhận biết được rằng khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng. 
21. Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
22. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
23. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 
24. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.
25. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
26. Nêu được máy ảnh có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.
27. Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. 
28. Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
29. Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa.
30. Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.
31. Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.
32. Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.
33. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.
34. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
35. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
36. Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào.
37. Xác định được một ánh sáng màu, chẳng hạn bằng đĩa CD, có phải là màu đơn sắc hay không.
38. Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen
39. Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.
Số câu hỏi
1
C18.2
1
C32.5
1
C32.16
4
C33.8; C34.9
C35.10;C36.11
7
Số điểm
0,5
0,5
2,0
2,0
5,0 (50%)
Chương 3. Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
40. Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 
41. Kể tên được các dạng năng lượng đã học.
42. Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
43. Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.
44. Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.
45. Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì.
46. Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
47. Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng.
48. Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. 
49. Giải thích được một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
50. Vận dụng được công thức tính hiệu suất để giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.
Số câu hỏi
1
C42.3
1
C45.15
3
C48.12; C49.13,14
5
Số điểm
0,5
1,0
1,5
3,0 (30%)
TS câu hỏi
4
3
9
16
TS điểm
2,5
3,0
4,5
10 (100%)
2.2. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để:
 A. Biến đổi điện năng thành cơ năng.
 B. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
 C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
 D. Biến đổi quang năng thành điện năng.
Câu 2. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm:
	A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. 
	B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. 
	C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
	D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
Câu 3. Nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là:
	A. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật này sang vật khác.
	B. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này sang vật khác.
	C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
	D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Câu 4. Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách
	A. tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện. 
	B. giảm điện trở của dây dẫn. 
	C. giảm công suất của nguồn điện. 
	D. tăng tiết diện của dây dẫn.
Câu 5. Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
	A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm. 
	B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng. 
	C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to. 
	D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động. 
Câu 6. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì
	A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
	B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
	C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
	D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Câu 7. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 6,6V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế:
A. 1,5V 	B. 3V 	C. 4,5V 	D. 9V.
Câu 8. Ta không thể xác định được thấu kính là hội tụ hay phân kì dựa vào kết luận là:
	A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
	B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
	C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
	D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 9. Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu?
	A. 30cm. 	B. 40cm. 	C. 50cm. 	D. 60cm.
Câu 10. Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?
	A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng. 
	B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng. 
	C. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
	D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng
Câu 11. Để có ánh sáng màu vàng ta có thể trộn các ánh sáng màu:
	A. Đỏ và lục. 	C. Lam và lục.
	B. Trắng và lam. 	D. Trắng và lục.
Câu 12. Đun sôi một nồi nước cần 0,5kg than bùn, nếu dùng củi khô thì để đun sôi nồi nước đó cần bao nhiêu củi? cho biết năng suất toả nhiệt của củi khô và than bùn lần lượt là 10.106J/kg; 14.106J/kg.
	A. 0,5kg	B. 0,7kg	C. 0,9kg	D. 1kg
Câu 13. Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không? Giải thích?
A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi. 
B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hoá thành dạng năng lượng khác do ma sát. 
C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần. 
D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hoá thành thế năng. 
Câu 14. Một nhà máy nhiệt điện mỗi giờ tiêu tốn trung bình 10 tấn than đá. Biết năng lượng do 1kg than bị đốt cháy là 2,93.107J, hiệu suất của nhà máy là 25%. Công suất điện trung bình của nhà máy là
	A. 2,93.107W	B. 29,3.107W	C. 203. 107W 	D. 2,03.107W	
B. TỰ LUẬN
Câu 15. Phát biểu và viết biểu thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt?
Câu 16. Trong các trường hợp sau, tác dụng nào của ánh sáng là tác dụng nhiệt, tác dụng quang điện và tác dụng sinh học?	
	a) Đun nước bằng năng lượng mặt trời.
	b) Dùng tia tử ngoại để khử trùng các dụng cụ y tế.
	c) Xe chạy bằng năng lượng ánh sáng.
	d) Ánh nắng mặt trời làm nám da.
	e) Phơi quần áo. 
	g) Cây cối thường vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời.
	h) Dùng tia hồng ngoại để sưởi ấm.
3.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM. 7 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
B
C
A
C
D
A
D
C
C
A
B
B
D
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 1 điểm
 - Hiệu suất của động cơ nhiệt là khả năng của động cơ biến đổi nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy thành công có ích.
 - Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt: .100, trong đó : H là hiệu suất của động cơ nhiệt, tính ra phần trăm (%); A là công mà động cơ thực hiện được (có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công), có đơn vị là J; Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, có đơn vị là J.
0, 5 điểm
0,5 điểm
Câu 16. 2 điểm
 + Tác dụng nhiệt: a, h
	+ Tác dụng sinh học: b, d, g
	+ Tác dụng quang điện: c
	+ Tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học: e
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006.
[2] Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2009-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[3] Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu bồi dưỡng thay sách môn Vật lí cấp trung học. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[4] Tài liệu và kết luận Hội nghị đánh giá chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008.
MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất: Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá
3
Phần thứ hai: Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra và ví dụ tham khảo
9
Phần thứ ba: Thư viện câu hỏi và bài tập
28
Phần thứ tư: Hướng dẫn tập huấn tại địa phương
30
Phụ lục: 
 Phụ lụ 1. Thư viện câu hỏi và bài tập
 Phụ lục 2. Một số ma trận đề kiểm tra tham khảo – Vật lí lớp 6
33
36
 Phụ lục 3. Một số ma trận đề kiểm tra tham khảo – Vật lí lớp 7
53
 Phụ lục 4. Một số ma trận đề kiểm tra tham khảo – Vật lí lớp 8
76
 Phụ lục 5. Một số ma trận đề kiểm tra tham khảo – Vật lí lớp 9
90
Tài liệu tham khảo
124

Tài liệu đính kèm:

  • docMA TRAN VLI-THCS_Nghiep_DA SUA.doc