Tác giả văn học Việt Nam lớp 8

Tác giả văn học Việt Nam lớp 8

1. Thanh Tịnh (1911 - 1988)

 Bao năm ngậm ngải tìm trầm

 Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang

 Bạc đầu mới biết lạc đường

 Tay không nay lại vẫn hoàn tay không

 Mộng làm giọt nước ôm sông

 Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay.

 (Xuân Sách)

* Tiểu sử

Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh (sau đổi thành Trần Thanh Tịnh), sinh 1911 tại Huế. Mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội, hiện phần mộ đặt tại núi Thiên Thai phía Tây Thành phố Huế. Học chữ nho đến 11 tuổi. Làm nghề dạy học ở Huế, hướng dẫn viên du lịch, đo đạc ruộng đất.

Sau CMTT, ông làm Tổng thư ký Hội văn hóa Trung bộ. Tham gia bộ đội năm 1948. Từ 1954, chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Về văn học nghệ thuật : Khi là học sinh trường Penlơ Ranh (trường dòng) có thơ in trong Thi nhân Việt Nam, xuất bản năm 1942. Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), Tổng Thư ký Hội Văn hóa Cứu quốc Trung Bộ, đầu quân phụ trách đoàn kịch Chiến thắng của quân đội. Khi tạp chí Văn nghệ quân đội ra đời, ông là Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, chuyên sáng tác. Ông đã là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I, II), ủy viên Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Cấp bậc Đại tá QĐND Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Ngoài thơ, ông còn làm ca dao, viết kịch, viết báo; được coi là người sáng tạo ra thể "tấu nói", đi đầu trong lối viết "những đoạn văn ngắn" và là nhà văn có nhiều giai thoại văn học.

Thơ ông thường đăng báo nhiều hơn là xuất bản tập thơ. Ông chẳng những là nhà thơ mà còn là cây bút chuyên viết truyện ngắn.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tác giả văn học Việt Nam lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Thanh Tịnh (1911 - 1988)
 	 	Bao năm ngậm ngải tìm trầm
 	Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang
 	Bạc đầu mới biết lạc đường
 	Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
 	Mộng làm giọt nước ôm sông
 	Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay.
	(Xuân Sách)
* Tiểu sử
Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh (sau đổi thành Trần Thanh Tịnh), sinh 1911 tại Huế. Mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội, hiện phần mộ đặt tại núi Thiên Thai phía Tây Thành phố Huế. Học chữ nho đến 11 tuổi. Làm nghề dạy học ở Huế, hướng dẫn viên du lịch, đo đạc ruộng đất.
Sau CMTT, ông làm Tổng thư ký Hội văn hóa Trung bộ. Tham gia bộ đội năm 1948. Từ 1954, chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Về văn học nghệ thuật : Khi là học sinh trường Penlơ Ranh (trường dòng) có thơ in trong Thi nhân Việt Nam, xuất bản năm 1942. Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), Tổng Thư ký Hội Văn hóa Cứu quốc Trung Bộ, đầu quân phụ trách đoàn kịch Chiến thắng của quân đội. Khi tạp chí Văn nghệ quân đội ra đời, ông là Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, chuyên sáng tác. Ông đã là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I, II), ủy viên Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Cấp bậc Đại tá QĐND Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
Ngoài thơ, ông còn làm ca dao, viết kịch, viết báo; được coi là người sáng tạo ra thể "tấu nói", đi đầu trong lối viết "những đoạn văn ngắn" và là nhà văn có nhiều giai thoại văn học.
Thơ ông thường đăng báo nhiều hơn là xuất bản tập thơ. Ông chẳng những là nhà thơ mà còn là cây bút chuyên viết truyện ngắn. 
Tác phẩm đã xuất bản: Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943); Quê mạ (truyện ngắn, 1941); Chị và em (truyện ngắn, 1942); Xuân và Sinh (truyện ngắn, 1944); Hận chiến trường (thơ, 1937); Sức mồ hôi (ca dao, 1954); Thơ ca (thơ, 1973); Đi giữa mùa sen (truyện thơ, 1980); Thanh Tịnh đời và văn (1996).
Ông thường viết cho các báo : Phong hoá, Ngày nay, Tinh hoa, Hà nội báo, Tiểu thuyết thứ năm .
Giải thưởng văn học: Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu, 
Giải thưởng Nhà nước 2007.
2. Nguyên Hồng (1918 - 1982)
 Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
 Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
 Cơn bão đến động rừng Yên thế
 Con hổ già uống rượu giả vờ say
  (Xuân Sách)
* Tiểu sử:
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 ở Hàng Cau, Nam Định. Quê ở Nam Định, nhưng sống nhiều ở Hải Phòng và Hà Bắc. Những nơi ấy đã trở thành bối cảnh của nhiều tác phẩm của ông. Ông mất tại nhà riêng tại vùng đồi Yên Thế, Hà Bắc sau một buổi cuốc vườn, khi trên bàn viết của ông dở dang nhiều bản thảo.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm gọi Nguyên Hồng là con người lao lực trên trái đất. Nhiều nhà văn, nhà thơ hiện đại VN vẫn coi ông là tấm gương về một cách sống cứng cỏi, lão thực và đặc biệt là tấm gương về sự lao động cần cù, như không hề mệt mỏi với tất cả nềm say mê và nỗi cực nhọc trong nghề văn.
Lớn lên trong một gia đình theo đạo Thiên chúa nghèo ở Nam Định, rồi dắt díu ra Hải Phòng ở trong các xóm trọ nghèo. Từ nhỏ NH đã phải kiếm sống vất vả. Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. Ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. 
Vào khoảng 15,17 tuổi ông dạy học tư và bắt đầu viết văn. Ngòi bút của ông thường hướng đến những cảnh đời cùng khổ, lớp người “dưới đáy” xã hội như: những kẻ làm thu ê nhem nhuốc, bụi bặm, những gái điếm, những kẻ trộm cướp, những người buôn thúng bán mẹt tất bật, tong tả suốt ngày mà vẫn không đủ ăn. Ông không miêu tả họ bằng cái nhìn miệt thị, cười cợt mà rất chân thực, sinh động với sự xót xa, bi phẫn, cảm thông.
Nguyên Hồng đã góp vào nền văn học hiện đại VN một phong cách văn xuôi (nhất là tiểu thuyết) chân thực, có dáng dấp sử thi và thấm đượm lòng nhân đạo tích cực, cao cả.
Bộ ba tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám vừa in xong tập 1 (1981), thì cái chết đến với Nguyên Hồng rất đột ngột năm 1982 - ông bị tai biến mạch máu não, không kịp trăn trối. Bản thảo tập 2 mãi đến 1993 mới ra mắt độc giả.
* Giải thưởng: 
Ông là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1, 1996).
* Bình luận: 
- Khi tả cảnh chú bé nhào vào lòng mẹ, nhà văn đã ghi lại một cách tinh tế, sâu sắc và thấm thía những rung động của tâm hồn chú bé – Những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam)
* Ngoài lề:
- Khi hoàn thành cuốn Bỉ vỏ, ông đã viết: “Thưa mẹ, người mẹ hiền từ của con, con xin dâng Bỉ vỏ cho mẹ với tất cả tấm lòng kính mến trong sạch của con và xin tặng nó cho bạn đọc với tất cả tình đằm thắm tươi sáng của tôi”. 
- Năm 1978, trong bài tựa cho Tuyển tập Nguyên Hồng xuất bản ở Nga, Nguyễn Tuân viết: “Nguyên Hồng diễn tả người thành phố rất tài, nhất là các tầng lớp dân nghèo, nhưng lại là người không thích chen vào chốn phức tạp của phố phường. Ba chục năm nay, anh vẫn đóng ở quả đồi vùng Đề Thám Bắc Giang, vừa viết vừa làm vườn, đánh gộc rừng, bổ củi, quảy nước từ suối lên, quần quật cả ngày như người nông dân”.
3. Ngô Tất Tố (1894 - 1954)
 Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên
 Chia xôi chia thịt lại chia quyền
 Việc làng việc nước là như vậy
 Lộn xộn cho nên phải tắt đèn. 	(Xuân Sách)
* Tiểu sử: 
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ nhỏ, Ngô Tất Tố theo học chữ Nho, thông minh học giỏi. Năm Nhâm Tý 1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm Ất Mão 1915 ông đỗ đầu kỳ sát hạch, nên được gọi là đầu xứ Tố. 
Ông là một trong số ít các nhà nho bấy giờ không biết tiếng Pháp. Sống ở Hà Nội (phố Sinh Từ - Nguyễn Khuyến) nhưng ông vẫn giữ nguyên đôi guốc mộc, áo the, khăn xếp và theo sau là một con chó lũn cũn.
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng. 
Trước cách mạng, Ngô Tất Tố làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn; từng cộng tác với nhiều tờ báo: 
Các bút danh khác: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia ủy ban Giải phóng xã (Lộc Hà). Năm 1946: Gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp...Ông đã là ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ Toàn quốc lần thứ I -1948).
Ông là đại biểu đầy uy tín của trào lưu văn học hiện thực phê phán VN với đề tài quen thuộc là sự khốn khổ của người nông dân, sự tàn ác của bọn địa chủ và sự chán chường, bất đắc chí của một lớp nhà nho Ông là một nhà báo – “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho” (Vũ Trọng Phụng). Không những thế, trên lĩnh vực khảo cứu, dịch thuật, ông cũng có nhiều thành tựu nổi tiếng.
Ông là một trong hai nhà văn được mệnh danh là nhà văn của nông dân (Ngô Tất Tố, Nam Cao)
Ngô Tất Tố mất ngày 20 tháng 4 năm 1954 (tức 18-3 năm Giáp Ngọ) tại Yên Thế, Bắc Giang.
Giải thưởng
Đánh giá công lao to lớn của ông, Hội đồng Nhà nước đã quyết định truy tặng Ngô Tất Tố Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1 năm 1996).
* Bình luận:
- “Lòng yêu nước của NTT gắn liền với lòng yêu nhân dân, nhất là những người nông dân lao động nghèo khổ, cần cù và tốt bụng, gần gũi với cuộc sống của ông” (Nguyễn Đăng Mạnh)
- “Một tay ngôn luận xuất sắc không cần ai giới thiệu” (Vũ Trọng Phụng)
- NTT là nhà văn có phẩm cách trong sạch và có tinh thần chiến đấu thẳng thắn, rất dũng cảm. Giữa xã hội “kim tiền” nhơ bẩn thì ông vẫn tuân theo một “đạo luật” nghiêm khắc của mình: “Phú quý thì không thể làm nhà văn. Đã làm nhà văn thì đừng mong phú quý”. Nhà văn NTT suốt đời nghèo túng vì quả thực ông viết văn văn không vì tiền bạc”. 
 (Lịch sử văn học VN, tập 5, NXB Giáo dục, 1978)
* Ngoài lề.
Ngô Tất Tố thường nói: “Muốn làm giàu thì đừng làm nhà văn. Đã làm nhà văn thì đừng nói chuyện làm giàu!”. Đó là nhân cách của một con người có văn hóa cao, một con người của chủ nghĩa nhân văn tích cực. Ngô Tất Tố xứng đáng được dân tộc ta ca ngợi: Ông là người rất uyên thâm, một nhà văn lỗi lạc. 
* Tắt đèn (tiểu thuyết)
Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố, trong đó ông nêu lên cảnh cơ khổ cùng cực của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới sự bóc lột cay nghiệt của giới địa chủ.
Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Cổng làng đóng lại, công việc cày bừa đình đốn, bọn Lý trưởng, trương tuần chửi bới, quát tháo om sòm; mấy tên cai lệ, lính cơ tay thước, roi song, dây thừng đi tróc người thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc thảm thiết vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại "nhất nhì trong hạng cùng đinh" nên chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giàu chẳng những không cho chồng chị vay mượn mà còn nhiếc móc, đe doạ. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem bán cái Tí, đứa con gái đầu lòng lên bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Vợ chồng lão giàu có mà keo kiệt, tàn ác, đã lợi dụng tình cảnh khốn cùng của chị, mua cái Tí và cả một ổ chó mà chỉ trả hai đồng bạc! Cộng với mấy hào bán gánh khoai, chị tưởng vừa đủ nộp suất sưu và chồng sẽ được tha về; ngờ đâu, bọn lý dịch lại bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như một xác chết ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Sáng sớm hôm sau khi anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ lý trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin thiết tha cũng không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. Chị bị bắt lên huyện. Lão quan phủ Tư Ân lợi dụng tình cảnh của chị, cho chị tiền và giở trò bỉ ổi. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh. Cuối cùng, để có tiền nộp thuế cho chồng, chị đành gửi con, nhận lời lên tỉnh đi ở vú. Chủ của chị là một quan phủ già, dâm đãng, trong một đêm "tắt đèn" đã mò vào buồng chịChị Dậu gạt mạnh bàn tay của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực "tối như cái tiền đồ của chị"
4. Nam Cao (1915 - 1951) 
 Anh còn đôi mắt ngây thơ
 Sống mòn sao vẫn đợi chờ tương lai
 ... hông bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ".
Riêng các truyện mà ông sáng tác, Lê Đình Kỵ cũng đã khẳng định tên tuổi Thế Lữ: “cho đến nay, trong lịch sử văn học Việt Nam, không có một tên tuổi nào đáng được xếp bên cạnh Thế Lữ trong thể loại sáng tác độc đáo này”. 
Ngoài lề
- Cha ông là sếp ga xe lửa trên tuyến đường sắt Lạng Sơn - Thanh Hóa. Mẹ ông sinh ra trong gia đình Công giáo, kết hôn với cha ông trước, nhưng lại không được gia đình bên nội thừa nhận. Khi mới vài tháng tuổi, Thế Lữ bị đưa rời khỏi mẹ, đem lên Lạng Sơn sống cùng bà nội, cha và u (vợ chính thức của cha). Xa mẹ từ nhỏ, mỗi năm có được gặp một đôi lần, nên theo như Thế Lữ nhớ lại, chủ đề chính từ khi ông còn bé cho đến năm 10 tuổi đó là xa cách, nhớ thương người mẹ đẻ của mình Sống ở xứ Lạng Sơn, núi rừng thiên nhiên nơi đây với những câu chuyện kinh dị ma quái mà ông được nghe từ nhỏ đã trở thành nguồn tư liệu, tạo cảm hứng cho các tác phẩm văn xuôi của ông sau này.
- Ông thường say mê cái đẹp của tưởng tượng, của nghệ thuật, viết về những chuyện nửa thực nửa hư, vừa thơ mộng vừahùng vĩ, lại có gì bí ẩn trong bức tranh thiên nhiên.
- Thế Lữ được xem là người có đóng góp đáng kể vào việc hiện đại hóa thơ Việt Nam. Tuy chưa thoát hẳn khỏi phong cách diễn đạt ước lệ của thơ cũ, thơ ông đã có những cách tân táo bạo về hình thức nghệ thuật.(...)
- Ông đã được dựng tượng đặt ở chính giữa Nhà truyền thống của Nhà hát Kịch Việt Nam, có tiền thân là Đoàn Kịch nói Trung ương do ông sáng lập. Năm 2001, Thế Lữ được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực sân khấu cho hai tác phẩm Cụ đạo, sự ông
- Thế Lữ đã được đặt tên cho một số đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh
10. Vũ Đình Liên (1913 - 1996)
 Vũ Đình Liên (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913 - mất ngày 18 tháng 1 năm 1996) là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt nam
Tiểu sử
Nhà thơ, NGND Vũ Đình Liên sinh ngày 12.11.1913 (tức ngày 15.10 năm Quý Sửu) tại Hà Nội, quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Dòng họ Vũ là dòng họ giàu truyền thống văn hiến. Thuở ấu thơ, thầy là một học trò giỏi có tiếng ở đất Hà thành. Đỗ tú tài trường Bưởi năm 1932, ông từng dạy học ở các trường tư thục Thăng Long, Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống, ông học thêm trường Luật. Năm 1936 ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa. Ông tham gia giảng dạy nhiều năm và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt nam.
Ngày 18.1.1996, giữa lúc đất nước và lòng người đang chờ đón Tết Bính Tý thì GS.NGND Vũ Đình Liên đã đi vào cõi vĩnh hằng. Tập thơ "Les fleurs du Mal" (Những bông hoa ác) của Baudelaire, một công trình nghiên cứu và dịch sau gần 40 năm của thầy được xuất bản năm 1995, đã được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1996, nhưng thầy đã đi vào cõi hư vô không kịp nhận thưởng...
* Bình luận:
+ Là nhà thơ (nhà giáo) góp phần làm nên cuộc cách mạng thơ ca ở VN (Thơ mới). Ông viết không nhiều, thường hướng về vẻ đẹp của muôn năm cũ, quay về với những vang bóng một thời: ông đồ. Với nhà thơ, viết về ông đồ già là viết về một hạng người có cốt cách tài hoa, cương nghị, hạng người đang bảo tồn một phần quốc túy quốc hồn Việt Nam. (NA)
+ “Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Lời VĐL trong thư gửi cho Hoài Thanh 9/1/1941 – NA)
* Ngoài lề:
+ Cuộc sống của nhà giáo, nhà thơ Vũ Đình Liên thật giản dị, khiêm nhường, lạc quan, ưu ái với mọi người, gần gũi yêu thương học trò... Mười triệu đồng tiền thưởng kèm theo thì thầy tặng lại cho quỹ giúp đỡ học trò nghèo. Mặc dầu gia tài của thầy những năm tháng cuối đời có lẽ không hơn gì ông đồ xưa, cần giữ lại phần thưởng trọn đời làm thầy giáo đó để tĩnh dưỡng tuổi già sức yếu? 	 (Nguyễn Như An) 
+ Bài thơ "Ông đồ" và tác giả đã được các báo chí nước ngoài giới thiệu qua gần 10 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Ả Rập... Thật là một bài thơ bất hủ của nhà thơ, nhà giáo Vũ Đình Liên.
+ Thầy thổ lộ: "Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời nhà thơ, nhà giáo của tôi là được chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với tất cả mọi người".
+ Hai người con trai của thầy đã nối nghiệp người cha kính yêu. Anh Vũ Đình Quỳ là giảng viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, anh Vũ Đình Dương là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. Năm cháu nội của thầy đã theo gương ông mà học tập thành đạt trở thành cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có cháu Vũ Thị Hiền là giảng viên Ngôn ngữ ở một trường đại học ở Tiệp Khắc, cháu Vũ Hương Giang tốt nghiệp thạc sĩ ở Australia, cháu Vũ Thị Hằng, tiến sĩ khoa học, giảng viên Đại học Quốc gia Australia.
11. Tế Hanh (1921 - 2009)
 	Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu
 	Tình còn dang dở tận Hàng Châu
 	Khúc ca mới hát sao buồn thế
 	Hai nửa yêu thương một nửa sầu.	(Xuân Sách)
* Tiểu sử. 
Tên khai sinh: Trần Tế Hanh. Sinh ngày 20/6/1921 tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, Bình Sơn, Quảng Ngãi trong một gia đình nhà nho. 
Tế Hanh say mê đọc và sáng tác từ rất sớm. Tập thơ đầu “Nghẹn ngào” được xuất bản khi ông đang học trung học. Với tập Nghẹn ngào, ông giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn và đã đứng trong phong trào Thơ mới. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Uỷ ban lâm thời thành phố Đà nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1947, ông làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khoá I, II, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Mất lúc 12 giờ ngày 16/7/2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não. Có thể nói, đây là sự ra đi của nhà thơ cuối cùng trong phong trào thơ mới.
* Giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn (1939); Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu 5 tặng; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - Nghệ thuật (đợt 1/1996)
* Tác phẩm: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1960); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo những tháng ngày (1974) Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. 
* Thành tựu nghệ thuật
Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938). Giới phê bình và bạn đọc đều cho rằng Tế Hanh thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng tháng Tám. "Mảnh hồn làng" của ông đã ghi dấu ấn rất riêng trong phong trào Thơ mới và sau đó những bài thơ của ông đã đóng góp đáng kể cho thơ ca hiện đại Việt nam. Cho dù sau cách mạng tháng Tám, bút pháp của ông thay đổi hẳn nhưng cái tinh tế, tình yêu của ông dành cho đất nước, quê hương và tất nhiên cho người phụ nữ trong thơ Tế Hanh thì vẫn đâm chồi nảy lộc. Sau Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh có nhiều bài thơ hay về quê hương, đất nước, về cuộc chiến tranh chống Mỹ (Nhớ con sông quê hương, Đi suốt bài ca...) nhưng những sáng tác của ông dành nhiều cho thơ tình, theo nhà thơ Ngô Văn Phú thì "có thể nói sau Xuân Diệu, anh là người làm thơ tình nhiều nhất". Thơ tình của Tế Hanh không lãng mạn bay bổng cũng không dằn vặt khổ đau mà rất tự nhiên, gắn với hoàn cảnh, cuộc sống cụ thể, thế nhưng chính những điều tưởng như bình thường ấy lại biểu hiện được tình yêu, một trong những nhiệm vụ luôn luôn khó khăn đối với người cầm bút. Chính vì thế nhiều bài thơ tình của ông như: Vườn xưa, Anh đến với em là lẽ tất nhiên... được yêu thích. 	(Theo Wikipedia)
* Bình luận: 
+ Thơ Tế Hanh trước cách mạng buồn mà không cô đơn bế tắc. Đó là tiếng thơ dịu dàng, trầm lắng của một tâm hồn luôn tha thiết với quê hương: từ một cánh buồm no gió đến một lượn sóng nhỏ trên sông, từ một hàng tre ríu rít tiếng chim kêu đến những con người “Cả thân mình nồng thở vị xa xăm” Thơ Tế Hanh sau cách mạng là tiếng ca vui về cuộc sống mới trên miền Bắc đang đổi thịt thay da, là Lòng miền Nam kiên trung Gửi miền Bắc thương yêu, là Tiếng sóng trong lòng ông, trong lòng những người Việt yêu nước thương nhà gửi đến Hai nửa yêu thương là hai miền Tổ quốc đang vừu lao động và chiến đấu cho độc lập tự do, cơm no áo ấm đến muôn nhà.
Chân thành và sáng trong, thiết tha và sôi nổi trong một âm điệu dịu dàng, như thế, suốt hơn nửa thế kỉ qua, thơ Tế Hanh đã đi cùng dân tộc. Bạn đọc thích ông và cũng quý trong cả con người cùng những đóng góp của ông.	(Nguyên An)
+ Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã ca ngợi ông: "Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi..." 
+ Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã từng giành nhiều tình cảm khi viết về ông như: "Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình. Tập Nghẹn ngào từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945,ông vẫn làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng manh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ đến Tế Hanh”. 	 	 (Vương Trí Nhàn – Cây bút đời người)
+ Nhà thơ Thanh Thảo: “Hiếm có nhà thơ Việt nào lại có những bài thơ hay, đi vào lòng bạn đọc bất kể họ là người có học hay không có học, người trí thức hay người dân quê như thơ Tế Hanh. Có thể kể Nguyễn Bính, nhưng thơ Tế Hanh lại là một dòng "thơ đồng quê" khác với thơ Nguyễn Bính, nó không trau chuốt như thơ Nguyễn Bính nhưng lại đằm thắm và bất chợt hơn thơ Nguyễn Bính, như cách mà dòng sông chảy qua nhiều vùng đất nhiều thung thổ khác nhau”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTac gia van 8 102.doc