Sự tích con cá gỗ và ông đồ xứ Nghệ

Sự tích con cá gỗ và ông đồ xứ Nghệ

Năm tròn bẩy tuổi đầu

Theo cha ra Hà Nội

Biết con ai bằng cha

Đang lập loè lớp một

Cơ quan ở Ngọc Hà

Trường mượn Đinh Hữu Tiệp

Tan học băng về nhà

Ôm hơi cha ngủ thiếp

Lớp Một trong làng hoa

Hương thơm tràn trang vở

Cạnh sân xanh bóng nước

Ao làng mây trắng qua

Cả lớp toàn người Bắc

Riêng mình con Nghệ An

Hay giơ tay thắc mắc

Mà giọng thì oang oang

Cô giáo nghe không rõ

Nhiều khi xuống tận bàn

Giọng cô trong như gió

Nói chậm cho rõ ràng

Ngay buổi học đầu tiên

Đã bị nhà trường phạt

Đứng úp mặt vào tường

Trán bây giờ vẫn rát

 

doc 11 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sự tích con cá gỗ và ông đồ xứ Nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự tích con cá gỗ và ông đồ xứ Nghệ 
Năm tròn bẩy tuổi đầu
Theo cha ra Hà Nội
Biết con ai bằng cha
Đang lập loè lớp một
Cơ quan ở Ngọc Hà
Trường mượn Đinh Hữu Tiệp
Tan học băng về nhà
Ôm hơi cha ngủ thiếp
Lớp Một trong làng hoa
Hương thơm tràn trang vở
Cạnh sân xanh bóng nước
Ao làng mây trắng qua
Cả lớp toàn người Bắc
Riêng mình con Nghệ An
Hay giơ tay thắc mắc
Mà giọng thì oang oang
Cô giáo nghe không rõ
Nhiều khi xuống tận bàn
Giọng cô trong như gió
Nói chậm cho rõ ràng
Ngay buổi học đầu tiên
Đã bị nhà trường phạt
Đứng úp mặt vào tường
Trán bây giờ vẫn rát
Bữa ấy đến phiên trực
Của nhóm ngồi bàn đầu
Con trai trèo lau bảng
Con gái xếp ghế bàn
Con chỉ cái giẻ lau
Nói với hai bạn gái
Đưa hộ cái nùi trồi
Bạn lại mang mũ đến
Chuyện bắt đầu chỉ vậy
Cả nhóm ra rửa tay
Đằng ấy người mô rứa
Nói như Chi -ca - gô
Hai bạn cười ngặt nghẽo
Tóc đuôi gà cười theo
Lại còn nheo cả mắt
Lại còn dẩu cả môi
Đúng là dân cá gỗ
Giẻ lau gọi nùi trồi
Đã thế còn hay nói
Phát biểu nghe không ra
Tức thì con bốc hoả
Không nói cũng không rằng
Ngồi giữa đứng bật dậy
Gạt phăng bạn xuống ao
Con gái không biết bơi
Suýt nữa thì chết đuối
Cả lớp nháo nhào nhào
Như bầy ong vỡ tổ
Vốn là con rái cá
Của hai bờ sông Lam
Con nhào ngay xuống nước
Kéo hai bạn lên bờ
Trường mời cha đến vội
Lo lắng con mò theo
Thầy đón cha trước cổng
Ngực con trống đổ hồi
Không biết cha thưa gì
Thầy bắt tay thật chặt
Tủm tỉm nhìn con cười
Còn dắt tay vào lớp
Lớp Một ơi lớp một
Thật chẳng hiểu làm sao
Hai bạn gái ngã ao
Lại chơi thân con nhất
Trái sấu non xanh mướt
Que kem giờ ra chơi
Bạn giấu mang đến lớp
Dúi vào tay tớ mời
Mỗi lần qua trường cũ
Tôi bần thần bờ ao
Soi tìm trong bóng nước
Đôi bím tóc đuôi gà
Bản đồ Nghệ An-Quê hương "Cá Gỗ"
(Hình ảnh cá gỗ hoá thạch lặn vào dòng sông Lam-Nghệ An)
Về nhà gạn hỏi cha
Sự tích chuyện cá gỗ
Cha cười hẹn buổi tối
Cùng nhau ra vườn hoa
Dọc đường níu tay cha
Con luôn mồm lục vấn
Cặp con toàn sách vở
Có con cá nào đâu
Xoa đầu con cha kể
Tục truyền từ ngày xưa
Có ông đồ hay chữ
Người xứ Nghệ - quê mình
Ông đồ ham học lắm
Chữ của làng hết rồi
Ông cất đường lên tỉnh
Tìm thầy toát mồ hôi
Đói cơm còn chịu được
Đói chữ thì khổ to
Trong làng người già bảo
Phải ra thị thành thôi
Tìm thuê nơi ở trọ
Cùng nhà lắm kẻ giàu
Mình áo nâu, tráp vá
Phận nghèo ăn muối rang
Học chữ thì ông giỏi
Cái nghèo giấu vào đâu
Nằm vắt tay qua trán
Suốt đêm ông ôm đầu
Hôm sau ông lẳng lặng
Mượn trăng khuya làm đèn
Lấy một khúc củi nhỏ
Ngồi gọt cả màn đêm
Thế rồi từ khúc củi
Một con cá ra đời
Một con cá bằng gỗ
To bằng ba ngón tay
Ông lật ngang lật dọc
Trổ thêm vẩy thêm vi
Con cá trông như thật
Nhìn qua chẳng biết gì
Lựa một nơi quạnh vắng
Xa tít tận ngoài đồng
Ông cho rơm bén lửa
Và đem cá lên hơ
Con cá gỗ được nướng
Toàn thân đã rộm vàng
Lưng trông như cá chép
Bụng lại giống cá tràu
Nướng xong đem rang muối
Muối mặn bám đầy vây
Trông xa tưởng cá ướp
Nhìn gần hoá cá kho
Thế rồi từ buổi đó
Cứ bữa cơm hàng ngày
Ông cho thêm nước mắm
Bày cá gỗ ra mâm
Cơm hết cá vẫn còn
Ông toàn chan nước mắm
Bạn bè không ai biết
Xong rồi cá vẫn nguyên
Cứ mỗi lần ăn xong
Nhè lúc không ai thấy
Ông bọc lá chuối khô
Giấu cá vào trong tráp
Ông ngày càng học giỏi
Không còn ai chê nghèo
Được ăn cơm với cá
Nhà trọ khối người ghen
Như cái kim trong túi
Lâu ngày cũng lòi ra
Rồi một bữa vô tình
Bị mọi người phát hiện
Hôm ấy ông lơ đãng
Hết sạch lá chuối khô
Ông vội chạy ra vườn
Bỏ cá nằm trên đĩa
Bà chủ trọ đi dọn
Vô tình đánh rơi mâm
Bát đĩa vỡ tung toé
Con cá vẫn cứng đơ
Thấy lạ bà nhặt lên
Săm soi nhìn kỹ lắm
Thì ra con cá gỗ
Của ông đồ miền Trung
Khe khẽ đặt lên bàn
Bà lặng người vào bếp
Ông thầy đồ trở lại
Trong mắt đầy bóng đêm
Từ đó khắp nhà trọ
Chuyện cá gỗ loang xa
Chuyện ông đồ xứ Nghệ
Học giỏi nhưng giấu nghèo
Rồi khoa thi năm ấy
Ông giật lèo Trạng nguyên
Sau làm quan to lắm
Thượng thượng thượng đẳng thần
Ban đêm ngồi luyện chữ
Ban ngày giải oan gia
Làm quan mà liêm khiết
Bạc đầu vì thiên thư
Ngày ông về với đất
Lương dân lập đền thờ
Cái tráp cũ vẫn cất
Con cá gỗ gầy xơ
Sự tích con cá gỗ
Là giai thoại mà thôi
Con cố học cho giỏi
Để mai sau thành người
Giọng cha tối hôm đó
Còn đượm ấm đến giờ
Trời đêm bằn bặt gió
Mắt con đầy mộng mơ
Cá gỗ ơi, cá gỗ
Là người dân đất này
Trầm mình trong đói khổ
Vẫn thả hồn gió bay
Như bát cà trắng muốt
Mặn mà và giòn tan
Như nước chè xanh đặc
Chát môi lại đậm lòng
Cần cù và học giỏi
Chịu khó lại chăm làm
Trọng nghĩa tình khí khái
Đối đầu cùng gian nan
Cá gỗ ơi, cá gỗ
Nghe vừa giận vừa thương
Giận một thời giông tố
Bạc mặt vì quê hương
Thương một thời quá khứ
Tự mình với mình thôi
Giấu nghèo như giấu nhục
Đổi đắp khoảng yên bình
Vùng đất của địa linh
Tít tắp chân trời rộng
Những người dân đất này
Chưa ngơi tay chèo chống
Sông đặt tên sông Lam
Mộng trùm xanh biển cả
Núi thì kêu rú Quyết
Chí vững tựa thạch bàn
Ôi ! Xứ Nghệ, xứ Nghệ
Đất vàng của xưa sau
Giữa mưa bào nắng phế
Lung linh vẫn giữ màu
Yêu thì thật là yêu
Ghét thì rành là ghét
Những người dân đất này
Không nhùng nhằng khoảng giữa
Người xứ Nghệ có lửa
Tự thuở còn sơ sinh
Muối tẩm vào măng nứa
Thích rau sống bốn mùa
Đã chơi chơi hết mình
Đã làm làm kiệt sức
Thẳng thắn và đẫm tình
Nói xong là hết chuyện
Khi vui nhường bè bạn
Khi buồn chịu một mình
Thời chiến là xung lính
Súng lằm lằm trong tay
Trung thành mà quyết đoán
Tỉnh táo đầy đam mê
Có lỗi thường nhận hết
Được thưởng ít mang về
Không nói thì ngồi im
Đã nói là nói thật
Dối trá chui xuống đất
Vẫn lật đá móc lên
Ghìm đầu vào công việc
Vẫn lo toan gia đình
Như người mặc áo gấm
Đi về lẫn vào đêm
Xứ Nghệ ơi, xứ Nghệ
Cực đoan đến vô cùng
Có rừng chen với bể
Buốt lạnh cùng nắng nung
Ai người đi ra bể
Ai người ngược lên rừng
Vẫn đậm chất xứ Nghệ
Nóng nảy đầy bao dung
Biết ngày mai gạo hết
Sấp mặt xuống luống cày
Rít thuốc lào ăn khói
Trằn mình trả nợ vay
Xứ Nghệ ơi xứ Nghệ
Hiện hình cùng miền Trung
Đã thế và mãi thế
Giữa tháng năm điệp trùng
Bây giờ con cá gỗ
Thong dong giữa đại ngàn
Nghe nói rồi hoá thạch
Lặn vào dòng sông Lam.
ST-Không rõ tác giả
Cá gỗ người Nghệ An gửi Viện bảo tàng Dân tộc học VN
Một sự tích khác thời phong kiến
     Có một trò nghèo đi ra bắc đi thi, hành trang mang theo gồm sách, bút, lọ mực, vài bộ quần áo, đùm cơm, lọ muối vừng, mấy quan tiền và 1 con cá gỗ. Đi từ xứ Nghệ qua xứ Thanh, cơm đùm đã vơi, muối vừng đã cạn, anh chàng nghỉ dừng chân nơi mô là vô quán xin họ bát nước mắm: "cho tui xin tí nước mắm để chấm con cá", sau đó len lén ra một góc khuất nhẹ nhàng dở con cá đẽo bằng gỗ chấm nước mắm ăn với cơm ngon lành.
    Cứ như vậy anh chàng học trò nghèo đã ra đến kinh kỳ dự thi và quay về quê khi đã tiêu tằn tiện hết mấy quan tiền còm cõi và con cá gộ đã bị mòn vẹt mất khúc đuôi.
Một hôm, có phái đoàn của nhà vua về tận làng công bố kết quả Trạng nguyên, chàng học trò nghèo đã đỗ đạt, võng lọng đưa đón lên kinh kỳ nhận lộc vua ban, khi đi qua hàng cơm ngày xưa, chủ quán nhận ra đó là anh trò nghèo với con cá gộ dạo trước đi thi.
     Chàng thì không hề biết nhưng các hàng cơm đều theo dõi và truyền miệng nhau, và câu chuyện loang ra đến kinh kỳ. Và truyền thuyết về dân "cá gộ" có từ đó.
     Ngày nay, các nhà giàu sang, các ngài quan chức có lương tâm răn dạy con cái tấm gương bản lĩnh vượt qua nghèo đói để học tập của anh học trò nghèo xứ Nghệ để chúng noi theo.
Sự tích thời bao cấp trước 1975
Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một cậu học trò xứ Nghệ học học giỏi lắm, nhưng nghèo lắm...Tuy nghèo, nhưng cậu vẫn quyết tâm đi thi đại học để mong kiếm lấy mấy cái kiến thức về giúp quê hương. Nhà nghèo, mỗi lần từ quê lên thành phố học tiếp, cậu chẳng có tiền mua vé tàu, chỉ xin đi nhờ. Đến bữa, cũng chỉ có mo cơm trắng mẹ gói cho. Cậu bèn nghĩ ra một kế. Cậu lôi con cá gỗ do cậu đẽo lấy, đã được sơn phết trông như cá thật, bỏ vào cái đĩa, rồi cậu đi đến chỗ mấy người đang ăn cơm nói rất lễ phép:
-Thưa bác, bác có thể cho cháu xin chút nước mắm để cháu ăn con cá rán này với cơm được không!
Và cứ như vậy cậu đã học xong 4 năm 1 cái bằng đại học chính quy, và nghe đâu sau này cậu còn học thêm mấy cái bằng ĐH tại chức nữa, vẫn với con cá bằng gỗ ấy....
Cơm nắm (mo cau), muối lạc (vừng) và cá gỗ là bữa ăn thường trực của Trò Nghệ An
Sự tích truyền khẩu thời Pháp thuộc
    "Có một gia đình nọ - như phần đông các gia đình nghèo ở quê mình - có 4, 5, hay 6,7 đứa con gì đó, nhà nghèo lắm, bữa ăn hàng ngày chẳng có gì ngoài một nồi cơm độn khoai, một ít rau luộc, và một bát nước mắm....Người cha nghĩ ra một cách đẽo một con cá bằng gỗ, sơn phết vào trông y như con cá rán. Hàng ngày đến bữa cơm, ông treo con cá lên xà nhà, quy định với mấy đứa con, mỗi bát cơm chỉ được nhìn vào con cá, chép miệng 3 cái, coi như đã được ăn cá rán - và chỉ được chép miệng đúng 3 cái, không được hơn.
    Một hơm đứa con út của ông lỡ miệng chép 4 cái, thằn anh nó ngồi bên cạnh trông thấy vội mách bố:
- Bố ơi, thằng Út chép miệng 4 lần.
- Thằng này hư. Mày ăn mặn thế, cho mày chết khát, con nhá..."
        Sự tích Cá Gỗ nhiều giai thoại, nhưng toát lên trong đó tính chịu thương chịu khó của muôn ngàn thế hệ các Ông Đồ nghèo xứ Nghệ lai kinh ứng thí. Thuở xa xưa lai kinh ứng thí phải đi bộ lều chõng hàng tháng ròng, thậm chí có ông đi trước vài ba năm để bổ túc thêm những hiểu biết sâu rộng về thiên hạ mà trong các quyển kinh không nói hết. Trên đường đi các ông vừa kết hợp dạy chữ cho các môn sinh dọc đường để lấy tiền trang trải cho chuyến lều chõng. Có nhiều ông còn bén rễ xanh cây với các tiểu thư đài các con các quan lớn đồng hương được bổ nhiệm nơi đất khách, hoặc các thôn nữ chị em của môn sinh. Nghe nói Cụ Nguyễn Khuyến cũng có sự tích gần gần như vậy. Trong chuyến lai kinh ứng thí có biết bao con cái nhà giàu mang theo nhiều tiền bạc hòng đút lót quan trường nhằm kiếm chút danh lợi. Lẽ đương nhiên là khi thấy các ông Đồ Nghệ chiếm hết bảng thì ghen tức và dựng lên những câu chuyện để khích bác, dèm pha, trong đó có chuyện Con Cá Gỗ.
Nhưng chuyện đời không như ý kẻ dựng chuyện. Với danh xưng Cá Gỗ, các ông Đồ Nghệ càng quyết chí học cao để chứng minh cho thiên hạ ý chí của mình. Kết quả là Danh sách các ông Đồ Nghệ chiếm bảng vàng ngày càng đông.
Đó chính là niềm kiêu hãnh được truyền từ đời này qua đời khác đến mãi muôn đời!
Hiện nay mô hình cá gỗ đang được lưu giữ tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docSu tich con ca go va ong do xu Nghe.doc