Sáng kinh nghiệm: ''Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập phần Nhiệt học ở Lớp 8" - Năm học 2010-2011 - Vũ Anh Thông

Sáng kinh nghiệm: ''Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập phần Nhiệt học ở Lớp 8" - Năm học 2010-2011 - Vũ Anh Thông

Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùng với việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dưỡng và giáo dục rất lớn đối với học sinh khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt

Xuất phát từ tầm quan trọng của bài tập trong dạy học Vật lí và giúp học sinh có phương pháp kỹ năng giải bài tập Vật lí, từ đó nắm vững kiến thức để vận dụng vào cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi chọn đề tài:

“ Hướng dẫn học sinh phương phỏp giải bài tập phần Nhiệt học ở lớp 8 ” nhằm giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn Vật lí và biết vận dụng vào thực tế.

2. Mục đích nghiên cứu

 Hình thành cho học sinh một cách tổng quan về phương pháp giải một bài tập Vật lí, từ đó các em có thể vận dụng một cách thành thạo và linh hoạt trong việc giải các bài tập, nâng cao hiệu quả của bài tập, giúp các em nắm vững kiến thức trong quá trình học tập.

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp giải bài tập phần Nhiệt Học Ở bộ mụn vật lý lớp 8.

+ Phạm vi nghiờn cứu: Đề tài được thực hiện với học sinh một số lớp ở khối 8 trường THCS Mường Thải - Phù Yên - Sơn La

4.Thời gian và phương pháp nghiên cứu

+ Thời gian nghiờn cứu: năm học 2010- 2011.

+ Phương pháp nghiên cứu:

 

doc 27 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kinh nghiệm: ''Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập phần Nhiệt học ở Lớp 8" - Năm học 2010-2011 - Vũ Anh Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.Lý do chọn đề tài
Như chúng ta biết thế giới đã bước sang thế kỷ 21 với xu hướng phát triển một nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Việt Nam cũng trên đà phát triển, Đảng ta xác định xem giáo dục là công cụ mạnh nhất để theo kịp với các nước phát triển trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục- Đào tạo đều nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học... Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh,...”.
Trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, bài tập Vật lí thường là những vấn đề không quá phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lô gíc, bằng tính toán hoặc thực nghiệm dựa trên cơ sở những quy tắc Vật lí, phương pháp Vật lí đã quy định trong chương trình học. Nhưng bài tập Vật lí lại là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học Vật lí.
Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài tập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm 
ra đáp số, tuy điều này cũng quan trọng và cần thiết, mục đích chính của việc giải là ở chỗ người làm bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật Vật lí, vận dụng chúng vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động.
Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung bộ môn Vật lí 8 nói riêng, tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn lúng túng khi giải các bài tập Vật lí, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.Việc dạy học Vật lí trong trường phổ thông hiện nay chưa phát huy được hết vai trò của bài tập Vật lí trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Dạy học sinh giải bài tập Vật lí là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh.
	Về vấn đề này đã có rất nhiều tài liệu tham khảo của nhiều tác giả khác nhau dành cho học sinh, hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập Vật lí, củng cố và nâng cao kiến thức Vật lí. Song nhìn chung thường ghép với các chủ đề cụ thể.
Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùng với việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dưỡng và giáo dục rất lớn đối với học sinh khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt	
Xuất phát từ tầm quan trọng của bài tập trong dạy học Vật lí và giúp học sinh có phương pháp kỹ năng giải bài tập Vật lí, từ đó nắm vững kiến thức để vận dụng vào cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi chọn đề tài: 
“ Hướng dẫn học sinh phương phỏp giải bài tập phần Nhiệt học ở lớp 8 ” nhằm giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn Vật lí và biết vận dụng vào thực tế.
2. Mục đớch nghiờn cứu
 Hình thành cho học sinh một cách tổng quan về phương pháp giải một bài tập Vật lí, từ đó các em có thể vận dụng một cách thành thạo và linh hoạt trong việc giải các bài tập, nâng cao hiệu quả của bài tập, giúp các em nắm vững kiến thức trong quá trình học tập. 
3. Đối tượng phạm vi nghiờn cứu
+ Đối tượng nghiờn cứu: Phương pháp giải bài tập phần Nhiệt Học Ở bộ mụn vật lý lớp 8. 
+ Phạm vi nghiờn cứu: Đề tài được thực hiện với học sinh một số lớp ở khối 8 trường THCS Mường Thải - Phù Yên - Sơn La
4.Thời gian và phương phỏp nghiờn cứu
+ Thời gian nghiờn cứu: năm học 2010- 2011.
+ Phương phỏp nghiờn cứu:
a.Với thày:
 *. Nghiên cứu lí luận. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề:
	 - Các tài liệu liên quan tới việc sử dụng bài tập trong dạy học Vật lí. – - Lí luận về sử dụng bài tập Vật lí trong dạy học.	
	 - Các tài liệu nói về phương pháp giải bài tập Vật lí.
	*. Phương pháp điều tra sư phạm.
	 - Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.
	 - Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
	*. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
	 - áp dụng đề tài vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp.
b.Đối với trò:
	Yêu cầu tối thiểu ở học sinh khi học “ Nhiệt học ” phải nắm chắc hệ thống cụng thức, cỏc khỏi niệm
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận của vấn đề
 Quá trình giải một bài tập Vật lí thực chất là quá trình tìm hiểu điều kiện của bài tập, xem xét hiện tượng vật lí được đề cập và dựa trên kiến thức Vật lí- Toán học để nghĩ đến những mối liên hệ có thể có của các cái đã cho và các cái phải tìm, sao cho có thể thấy được cái phải tìm có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cái đã cho. Từ đó đi tới chỉ rõ được mối liên hệ tường minh trực tiếp của cái phải tìm chỉ với những cái đã biết, tức là tìm được lời giải đáp. Các công thức, phương trình mà ta xác lập được dựa theo các kiến thức vật lí và điều kiện cụ thể của bài tập là sự biểu diễn mối quan hệ định lượng giữa các đại lượng vật lí. Trong các phương trình đó, tuỳ theo điều kiện của bài tập cụ thể mà có thể đại lượng này là đại lượng đã cho, đại lượng kia là đại lượng phải tìm và có thể có đại lượng khác nữa chưa biết. Nó không phải là câu hỏi của bài tập, nhưng cũng không phải là đại lượng đã cho. Thí dụ công thức: Q=m.c.rt biểu diễn mối liên hệ giữa các đại lượng: nhiệt lượng Q, khối lượng m, nhiệt dung c, độ tăng(giảm) nhiệt độ rt. Công thức này có thể được sử dụng để giải một bài tập nào đó mà theo điều kiện của nó thì Q có thể là đại lượng đã cho, rt là đại lượng phải tìm có mối liên hệ với đại lượng đã cho Q, nhưng đó chưa phải là mối liên hệ của cái phải tìm rt chỉ với những cái đã cho Q mà cả với cái chưa biết (m,c). Muốn đi tới lời giải đáp cuối cùng (xác định đượcrt) ta phải tiếp tục dựa trên điều kiện của bài tập và kiến thức vật lí để dẫn ra được những mối liên hệ khác nữa, trong đó có mối liên hệ của cái chưa biết rt với những cái đã cho. Dựa trên tập hợp những mối liên hệ này(hệ thống các phương trình) ta mới có thể luận giải, tính toán để có lời giải đáp cuối cùng (Xác định được mối liên hệ tường minh, trực tiếp của cái phải tìm rt chỉ với những cái đã cho). Đối với những bài tập tính toán định lượng phần Nhiệt học thì những công việc vừa nói chính là việc thiết lập các phương trình và liên hệ các phương trình để tìm nghiệm của ẩn số.
2.Thực trạng vấn đề:
Trước khi thực hiện đề tài này tôi khảo sát chất lượng của học sinh thông qua bài kiểm tra có đề bài như sau: 
 Để có 500gam nước ở nhiệt độ 18oC để pha thuốc rửa ảnh,người ta lấy nước cất ở 60oC trộn với nước cất ở nhiệt độ 4oC. Hỏi đã dùng bao nhiêu lượng nước mỗi loại? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với vỏ bình.
Kết quả thu được với học sinh ở hai lớp 8A-B như sau:
Điểm
Số lượng
Đạt tỷ lệ %
9 – 10
2/47
4,25
7-8,5
4/47
8,5
5-6,5
15/47
31,95
Dưới TB
26/47
55,3
Những sai sót của học sinh:
+ Kí hiệu các đại lượng chưa khoa học dẫn đến xác định không chính xác độ tăng(giảm) nhiệt độ rt.
+ Không thiết lập được mối liên hệ: m1= 0,5- m2 (Kg).
+ Chuyển vế các hạng tử chưa đổi dấu ... 
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan để dẫn đến kết quả bài làm của học sinh còn chưa cao là:
1. Học sinh chưa tìm hiểu kỹ đề bài.
2. Học sinh chưa xác lập được mối liên hệ của các dữ kiện xuất phát với cái phải tìm.
3. Kiến thức toán học - đặc biệt là kỹ năng luận giải của học sinh còn nhiều hạn chế.
4. Phân phối chương trình Vật lí 8 chưa có tiết bài tập để giáo viên định hướng chi tiết các bước giải bài tập và luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh.
3.Cỏc biện phỏp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Căn cứ vào tình hình thực tế trên, vấn đề đặt ra với người dạy là làm như thế nào để giúp học sinh có phương pháp giải bài tập đạt hiệu quả cao.Do đó khi hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí thì điều dĩ nhiên là người dạy phải giải được bài tập đó, nhưng như vậy là chưa đủ. Muốn cho việc giải bài tập của học sinh được định hướng một cách đúng đắn tôi thường hướng các em tuân thủ theo các bước cơ bản sau:
1. Bước thứ nhất: Tìm hiểu đề bài(tóm tắt đầu bài)
+ Đọc, ghi ngắn gọn các dữ kiện xuất phát và các cái phải tìm.
+ Mô tả lại tình huống được nêu trong bài tập, vẽ hình minh hoạ (khi cần thiết) hoặc vẽ đồ thị.
* Thí dụ ở bài khảo sát (mục II- phần 2) các dữ kiện xuất phát và cái phải tìm có thể được trình bày vắn tắt như sau: 
 m= 500g = 0,5Kg; t= 18oC 
m1, t1
m2, t2
t1=60oC; t2=4oC; c1=c2=c
 m1? m2? 
m,t
2. Bước thứ hai: Xác lập mối quan hệ của các dữ kiện xuất phát và cái phải tìm.
+ Đối chiếu các dữ kiện xuất phát và cái phải tìm, xem xét bản chất vật lí của tình huống đã cho để nhận ra các định luật, công thức lí thuyết có liên quan.
+ Xác lập các mối liên hệ cụ thể của các dữ kiện xuất phát và cần phải tìm.
+ Lựa chọn các mối liên hệ cơ bản, cho thấy sự liên hệ mà cái phải tìm với các dữ kiện xuất phát và từ đó có thể rút ra cái phải tìm,
* Thí dụ ở bài tập khảo sát mục II-phần 2- các mối liên hệ cụ thể đã xác lập được là:
+ Do t1 > t2 nước ở 60oC đóng vai trò là vật toả nhiệt; nước ở 4oC đóng vai trò là vật thu nhiệt. Khi có CB nhiệt xảy ra, áp dụng phương trình cân bằng nhiệtTa có: 
 Qtoả =
m1crt1 =
m1(t1-t) = 
Qthu
m2crt2 
m2(t-t2) (1)
+ Mặt khác theo bài ta có: m1 = m - m2 (2)
3. Bước thứ ba: Rút ra kết quả cần tìm.
Từ các mối liên hệ cơ bản đã xác lập được tiếp tục luận giải, tính toán rút ra kết quả cần tìm.
* Thí dụ ở bài tập khảo sát mục II-phần 2, việc liên hệ phương trình (1), (2) đã xác lập được cho lết quả phải tìm là khối lượng nước m2,, m1 là:
 và .
* Nhận xột: Hoạt động giải bài tập trong thực tế có khi không thấy tách bạch rõ bước thứ ba với bước thứ hai như nói ở trên. Không phải bao giờ chúng ta cũng xác lập xong các phương trình rồi mới bắt đầu luận giải với các phương trình để rút ra kết quả cần tìm. Có thể là sau khi xác lập được mối liên hệ vật lí cụ thể nào đó, thì ta thực hiện ngay sự luận giải với mối liên hệ đó (biến đổi phương trình đó), rồi tiếp sau đó mới lạ ... nh giữa quả cầu, 
a. t=?
b. Đổ dầu: t3=15oC ngập quả cầu. D3=800kg/m3, c3=2800J/Kg.K
 t'=? P? F? 
* Lời giải:
a. + Khối lượng nước có trong bình:
m1=D1V1=D1(R12.R2-
+ Khối lượng quả cầu:
m2=D2V2=D2.
+ Do t2>t1 quả cầu toả nhiệt còn nước thu nhiệt. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường, khi có cân bằng nhiệt ta có:
Qtoả=Qthu
+ Từ kế quả bài tập 2 
b. + Khi đổ thêm dầu vào bình cho đủ ngập quả cầu, ta có:
Cần khối lượng dầu: 
Nên nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt của hệ:
+ áp suất của các chất lỏng gây ra tại đáy bình:
P= d1R2 + d3R2 = 10.R2(D1+D3) 75,4 (N)
*Nhận xét: bài tập 5 và 6 là bài tập tổng hợp, vừa rèn luyện cho học sinh về phương trình cân bằng nhiệt vừa củng cố kiến thức phần cơ học cho học sinh. Do đó sẽ giúp học sinh phát triển tư duy ở mức độ cao và gây hứng thú cho người học. 
7. Bài tập 7:
Để xác định nhiệt dung riêng của dầu cd người ta làm thí nghiệm như sau: Đổ khối lượng nước mn vào một nhiệt lượng kế (NLK) khối lượng mk. Cho dòng điện chạy qua NLK để nung nóng nước. Sau thời gian t1 nhiệt độ của NLK với nước tăng lên thêm rt1oC. Thay nước bằng dầu với khối lượng md và lặp lại các bước thí nghiệm như trên. Sau thời gian nung t2 nhiệt độ của NLK và dầu tăng thêm rt2oC. Để tiện tính toán có thể chọn mn=md=mk=m. Bỏ qua sự mất mát nhiệt trong quá trình nung nóng.
a. Lập biểu thức tính NDR của dầu? Cho biết NDR của nước là cn, của NLK là ck.
b. áp dụng bằng số: cn=4200J/Kg.K, ck=380J/Kg.K, t1=1 phút, rt1=9,2oC, rt2=16,2oC, t2=4 phút. Tính cd?
Bài giải:
a. Gọi Q là nhiệt lượng mà dây nung toả ra trong thời gian 1 phút khi có i chạy qua.
+ Ta có phương trình cân bằng nhiệt cho thí nghiệm 1 (đổ nước vào NLK):
 Qtoả1 = Qthu1
 Q.t1 = cmn(n + mkck). rt1 (1)
+ Phương trình cân bằng nhiệt cho thí nghiệm 2 (đổ dầu vào NLK)"
 Qtoả2 = Qthu2
 Q.t2 = (m2c2 + mkck). rt2 (2)
+ Chia (2) cho (1) vế với vế và biến đổi ta được:
 (3)
b. Thay số vào (3) cd= 10023,95 J/Kg.K
8. Bài tập 8:
Trong tay ta chỉ có nước (biết nhiệt dung riêng cn), nhiệt lượng kế (biết nhiệt dung riêng ck), nhiệt kế, cân và bộ quả cân, bình đun, dây buộc và bếp đun. Hãy thiết lập phương án để xác định nhiệt dung riêng của một vật rắn nguyên chất?
Bài giải:
* Các thao tác:
+ Dùng cân và bộ quả cân cân xác định khối lượng của nhiệt lượng kế mk; của vật rắn mr.
+ Đổ nước vào nhiệt lượng kế, dùng cân-bộ quả cân, cân xác định khối lượng của (nhiệt lượng kế+nước) là m. Suy ra khối lượng nước trong nhiệt lượng kế là: mn=m-mk.
+ Dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ phòng: tp.
+ Dùng dây buộc vật rắn và thả vào bình trụ chứa sẵn nước.
+ Dùng bếp đun nước trong bình, đun đến nhiệt độ sôi. Dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ sôi ts.
+ Nhấc vật rắn ra khỏi bình đun và thả nhanh vào nhiệt lượng kế đã chứa nước ở nhiệt độ phòng.
+ Đợi một thời gian, quan sát và xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt của hệ thống bằng nhiệt kế tcb.
* Tính toán:
+ Do ts>tp nên vật rắn khi cho vào nhiệt lượng kế đóng vai trò là vật toả nhiệt còn nước và nhiệt lượng kế đóng vai trò là vật thu nhiệt.
+ Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường ta có phương trình cân bằng nhiệt:
Qtoả = Qthu
mrcrrtr = (mncn+mkck)rt 
 mrcr(ts-tcb) = (mncn+mkck)(tcb-tp)
* Lặp lại các bước trên ít nhất 3 lần rồi tính giá trị trung bình cr
*Nhận xét: bài tập 7 và 8 mang tính chất của bài tập thực hành vật li. Nếu ở bài tập 7 là cơ sở lí thuyết cho học sinh thực hiện các bước thực hành thì ở bài tập 8 học sinh phải tư duy tìm phương án thực hành. Để làm được điều này đòi hỏi học sinh không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải có kĩ năng thao tác thực hành chính xác. Do đó, giáo dục được kĩ năng tổng hợp cho học sinh. 
Bài tập tự luyện
Bài 1: Ba bình nhiệt lượng kế đựng ba chất lỏng khác nhau có khối lượng bằng nhau.Nhiệt độ chất lỏng ở bình 1, bình 2, bình3, lần lượt là t1=15oC; t2=10oC; t3=20oC. Nếu đổ chất lỏng ở bình 1 vào bình 2 thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t12=12oC. Nếu đổ chất lỏng ở bình 1 vào bình 3 thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t13=19oC. Hỏi nếu đổ lẫn cả 3 chất lỏng với nhau thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua nhiệt lượng trao đổi với môi trường. Các bình nhiệt lượng kế làm bằng các chất có nhiệt dung riêng nhỏ không đáng kể và thể tích các bình đủ lớn để chứa đựng cả ba chất lỏng.
 Đáp án: 16,67oC
Bài 2: Một bình nhiệt lượng kế làm bằng nhôm có khối lượng m1=100g chứa m2=400g nước ở nhiệt độ t1=10oC. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng m=200g được nung nóng đến nhiệt độ t2=120oC. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là 14oC. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim.Cho nhiệt dung riêng của nhôm CAl=880J/kg.K; của thiếc CSn=230J/kg.K
 Đáp án : mAl=31,98g; mSn=168,02g 
Bài 3: Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ 150oC khi thả vào 1 bình nước thì làm nhiệt độ nước tăng lên từ 20 oC đến 60 oC. Thả tiếp vào nước khối sắt thứ 2 có khối lượng ở 100 oC thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu? Coi như chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các khối sắt và nước ?
 Đáp án : 65,3 oC
Bài 4: Dùng một nhiệt kế người ta đo liên tiếp nhiệt độ của 1 chất lỏng trong 2 bình nhiệt lượng kế. Số chỉ của nhiệt lượng kế lần lượt là (80oC;16oC); (78 oC; 19 oC).
a. Tìm số chỉ của nhiệt lượng kế trong lượt đo kế tiếp.
b. Tìm số chỉ của nhiệt lượng kế sau rất nhiều lần đo.
Đáp số :
 a.76.2 oC và 21.7oC
 b.54,4oC 
Bài 5: Hãy nêu phương án làm thí nghiệm xác định nhiệt dung riêng của 1 chất lỏng bằng các dụng cụ và vật liệu sau: Cân, bộ quả cân; nhiệt lượng kế (đã biết nhiệt dung riêng ck); bình đun; bếp điện; nhiệt kế; nước (biết nhiệt dung riêng cn) đựng trong ca. Biết các chất lỏng không gây một tác dụng hoá học nào trong suốt thời gian thí nghiệm.
4. Hiệu qủa của sỏng kiến kinh nghiệm
 Sau khi thực hiện đề tài này tôi tiến hành kiểm tra các em có đề bài như sau:
 Thả một miếng đồng có khối lượng 500 gam ở nhiệt độ 100oC vào 2,5 lít nước . Sau một thời gian nhiệt độ cân bằng nhiệt của hệ là 16oC. Tính:
 a. Độ tăng nhiệt độ của nước? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K và của nước là 4200 J/Kg.K
 b. Nhiệt độ ban đầu của nước?
 ( Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và với môi trường xung quanh).
 Kết Quả Khảo Sát:
Điểm
Số lượng
Đạt tỷ lệ %
9 – 10
7/48
14,58
7-8,5
12/48
25
5-6,5
18/48
37,5
Dưới TB
10/48
21,92
Hiệu Quả :
 +So với trước khi thực hiện đề tài thì số học sinh đạt điểm từ 7 - 10 tăng lên, số học sinh đạt điểm dưới trung bình giảm đi. Điều này cho biết học sinh đã nắm chắc được phương pháp giải bài tập.
 +Đề tài này đã áp dung được đối với các em học sinh khối 8 trường THCS Mường Thải.
 +Đề tài này đã góp một phần nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh tuỳ theo mức độ tiếp thu của học sinh.
 +Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tạo niềm say mê học môn Vật lí.
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. í nghĩa: 
“Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về Nhiệt học giỳp học sinh được củng cố không chỉ đơn thuần là kiến thức về nhiệt học nói chung và từng loại bài tập nhiệt nói riêng, mà học sinh còn được rèn luyện kiến thức. Kỹ năng, phương pháp và tư duy toán học một cách sâu sắc “Nó” đã phần nào tháo gỡ và khắc phục được mâu thuẫn đặt ra trong khi dạy cũng như khi học, đạt được mục tiêu và yêu cầu đặt ra của chuyên đề. Góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của bậc THCS và là cầu nối để học sinh bước tiếp vào chương trình nhiệt học ở bậc THPT
2.Đỏnh giỏ việc ỏp dụng và khả năng phỏt triển của SKKN:
Với chuyên đề “ Hướng dẫn học sinh phương phỏp giải bài tập phần Nhiệt học ở lớp 8 ” tôi đã sử dụng để giảng dạy cho học sinh giỏi cấp trường 
 + Học sinh đại trà đã được rèn kuyện kỹ càng cách giải bài tõp phần nhiệt học . Khả năng tư duy, sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tạo niềm say mê học môn Vật lí. Qua đó kỹ năng giải bài tõp của học sinh được nâng lên một cách rõ nét.
 + Học sinh khá, giỏi thành thạo hơn nhiều về việc phân tích, chứng minh công thức và ham muốn được giải bài tập định lượng về nhiệt học .
 + Đặc biệt hơn qua chuyên đề này học sinh được củng cố rất nhiều kiến thức về toán học (hình học cũng như đại số) từ đó thấy vai trò của môn Toán vô cùng quan trọng đối với môn Vật lý.
3.Bài học kinh nghiệm của sỏng kiến kinh nghiệm:
Bài học thứ nhất:Bản thân tôi phải nỗ lực tìm tòi, phân loại và phát triển các dạng bài tập, đồng thời tích cực học hỏi đồng nghiệp để tích luỹ thêm dần về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Bài học thứ 2:Đọc, nghiên cứu các tài liệu để thu nhận các phương pháp truyền thụ kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng học sinh : từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng.
Bài học thứ 3:Rèn luyện kĩ năng trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu và có tính thuyết phục.
Bài học thứ 4:Phải thường xuyên kiểm tra kĩ năng giải bài tập của học sinh thông qua nhiều hình thức : kiểm tra bài cũ, giải bài tập vận dụng, kiểm tra vở bài tập của học sinh, giao thêm các bài tập tham khảo, 
4.Đề xuất và kiến nghị
1. Phòng Giáo dục & Đào tạo cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dều đặn, toàn diện và thực tế hơn. Tạo điiêù kiện cho giáo viên được học tập, trao đổi, giải thích những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy.
2. Cấp tài liệu tham khảo, tạp chí cần thực hiện thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.
3. Phòng Giáo dục & Đào tạo cần tiếp tục duy trì kì thi chọn học sinh mở rộng cho khối 8 để tạo nguồn cho đội tuyển khối 9 đi thi tỉnh nhưng phải có hướng chỉ đạo cho các trường có hình thức tuyên dương, khen thưởng cho học sinh đạt kết quả cao trong kì thi chọn đội tuyển mở rộng.Được như vậy thì phong trào thi đua dạy và học của huyện nhà sẽ ngày càng được phát triển và không ngừng nâng cao.
 Tuy đề tài đề cập đến một vấn đề trong phạm vi hẹp, nhưng nó đã có tác dụng thiết thực đối với học sinh. Mặc dù khi thực hiện đề tài này bản thân tôi đã làm việc hết sức nghiêm túc song trình độ và năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế về kiến thức và phương pháp. Tôi rất mong hội đồng khoa học các cấp xem xét, giúp đỡ, chỉ dẫn để bản thân tôi ngày càng tiến bộ hơn về chuyên môn và nghiệp vụ. 
Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Tác giả
 Vũ Anh Thụng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sỏch giỏo khoa Vật Lớ lớp 8 ( Nhà xuất bản giỏo dục)
2.Để học tốt Vật Lớ 8 
 ( Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chớ Minh)
3.500 Bài tập Vật Lớ trung học cơ sở
 ( Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chớ Minh)
4. Chuyờn đề - bồi dưỡng Vật Lớ 8 ( Nhà xuất bản Thanh Hoỏ)
5. Bài tập Vật Lớ chọn lọc dựng cho học sinh trung học cơ sở, gồm cỏc phần: CƠ – NHIỆT – ĐIỆN - QUANG 
 ( Nhà xuất bản giỏo dục)
ý kiến nhận xét đánh giá của
 hội đồng khoa học cấp cơ sở
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu luan hoai.doc