Sáng kiến kinh nghiệm Tiến trình chung giờ dạy bài đầu tiên phần các vùng kinh tế trong chương trình Địa 9

Sáng kiến kinh nghiệm Tiến trình chung giờ dạy bài đầu tiên phần các vùng kinh tế trong chương trình Địa 9

I/ Lý do chọn đề tài

 Giảng dạy Địa Lý trong nhà trường PT nói chung và trong trường THCS nói riêng là một công việc đòi hỏi rất nhiều đến sự nhiệt tình của các đồng chí giáo viên vì bộ môn này vừa là phân môn Tự nhiên vừa là phân môn Xã hội nên nó tương đối khó với nhiều học sinh. Không những thế hiên nay môn Địa Lý được hầu hết mọi người cho là môn phụ vì thế đại đa số các em học sinh ít chú tâm vào học.Để làm cho các em học bộ môn này một cách đúng nghĩa và đúng vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống thì không phải là dễ, nó đòi hỏi ở người giáo viên không những là sự nhiệt tình mà còn phải có cả năng lực chuyên môn đặc biệt là khả năng tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất, phù hợp nhất tùy theo từng đối tượng học sinh. Riêng đối với học sinh lớp 9, các em vừa học với cường độ lớn các môn nhiều giờ vừa học bộ môn Địa lý với số tiêt ít( 1 tiết/1 tuần) nên việc tìm ra phương pháp học hiệu quả nhất là điều sẽ giúp cả giáo viên và học sinh thuận lợi trong truyền đạt và lĩnh hội thông tin một cách tốt nhất. Chính vì lý do này mà tôi quyết định thực hiện chuyên đề Tiến trình chung giờ dạy bài đầu tiên phần các vùng kinh tế trong chương trình địa 9”

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiến trình chung giờ dạy bài đầu tiên phần các vùng kinh tế trong chương trình Địa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Lý do chọn đề tài	
	Giảng dạy Địa Lý trong nhà trường PT nói chung và trong trường THCS nói riêng là một công việc đòi hỏi rất nhiều đến sự nhiệt tình của các đồng chí giáo viên vì bộ môn này vừa là phân môn Tự nhiên vừa là phân môn Xã hội nên nó tương đối khó với nhiều học sinh. Không những thế hiên nay môn Địa Lý được hầu hết mọi người cho là môn phụ vì thế đại đa số các em học sinh ít chú tâm vào học.Để làm cho các em học bộ môn này một cách đúng nghĩa và đúng vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống thì không phải là dễ, nó đòi hỏi ở người giáo viên không những là sự nhiệt tình mà còn phải có cả năng lực chuyên môn đặc biệt là khả năng tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất, phù hợp nhất tùy theo từng đối tượng học sinh. Riêng đối với học sinh lớp 9, các em vừa học với cường độ lớn các môn nhiều giờ vừa học bộ môn Địa lý với số tiêt ít( 1 tiết/1 tuần) nên việc tìm ra phương pháp học hiệu quả nhất là điều sẽ giúp cả giáo viên và học sinh thuận lợi trong truyền đạt và lĩnh hội thông tin một cách tốt nhất. Chính vì lý do này mà tôi quyết định thực hiện chuyên đề Tiến trình chung giờ dạy bài đầu tiên phần các vùng kinh tế trong chương trình địa 9”
II/ Giáo án mẫu:	
Tuần 10 - sự phân hoá lãnh thổ
Tiết 19 - bài 17 . vùng trung du và miền núi bắc bộ
I. Mục tiêu cần đạt
Sau bài học, học sinh cần:
Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư- xã hội của vùng.
Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã hội.
Xác định được ranh giới vùng, vị trí của một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng trên lược đồ.
Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học
Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm VN (Hình 6.1SGK)
Bản đồ hành chính Việt nam.
II. Tiến trình dạy và học:
ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài thực hành (2’)
Bài mới:
Vào bài: (2’) Giáo viên giới thiệu về Sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam bằng hình 6.2 phóng to và giới thiệu vào Vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
GV treo bản đồ hành chính VN và lược đồ Vùng TD-MN Bắc Bộ
? Đọc tên các tỉnh thuộc 
Vùng
Nêu diện tích, dân số của vùng và tính tỷ lệ so với cả nước?
Vùng nằm ở đâu trong lãnh thổ nước ta?
Vùng giáp các địa danh nào?
Vị trí địa lý đó có ý nghĩa gì?
Phía Đông là vùng biển rộng lớn với bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên sẽ có ý nghĩa gì?
HS quan sát lược đồ H17.1 và lược đồ vùng 
HS chỉ vùng trên lược đồ trên bảng và bản đồ Hành chính Việt Nam
Gồm 15 tỉnh:
Hà Giang, Cao Băng, Lạng Sơn,Quảng Nanh, Bắc Giang,Thái Nguyên, Bắc Cạn,Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái,Lài Cai, Hòa Bình, Sơn La,Điện Biên, Lai Châu.
HS tự tính và ghi vào vở ghi.
HS chỉ và đọc trên lược đồ.
Các ngành kinh tế biển phát triển. Giao lưu bằng đường biển, khai thác kinh tế vùng thềm lục địavà các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.
(3’)
Diện tích:100965km2 
 (30,5% cả nước)
Dân số: 11,5 triệu người 
 (14,4% cả nước)
I/ Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ (7’)
-Nằm ở vùng lãnh thổ phía Bắc.
-Bắc giáp Trung Quốc
 Tây giáp Lào
 Nam giáp Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng.
 Đông giáp biển Đông
=> Giao lưu thuận tiện với các vùng trong nước và với nước ngoài.
GV- Về ĐKTN có thể chia thành 2 tiểu vùng Đông Bắc Và Tây Bắc.
Qua H17.1 và bảng 17.1.Nêu sự khác biệt về ĐKTN của 2 tiểu vùng ĐB và TB?
GV- Cho HS tham khảo bảng “Cơ cấu tài nguyên” SGV trang 61.
Chỉ các mỏ khoáng sản?
Em có nhận xét gì về nguồn khoáng sản của vùng? Tạo cho vùng thế mạnh gì?
GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận:
GV chỉ cho HS quan sát dạng địa hình đồi bát úp xen kẽ giữa các thung lũng bằng phẳng.
Dạng địa hình đó thuận lợi như thế nào để phát triển kinh tế?
GV- Trong thực tế, vùng trung du là miền phát triển nhất vùng núi phía Bắc với các đô thị như: Thái Nguyên, Yên Bái, Việt Trì, Hạ long
- ĐB: có đồi núi thấp, có mùa Đông lạnh.
 TB: núi cao, cao nguyên rộng, mùa Đông đỡ lạnh nhờ ảnh hưởng che chắn của HLS
HS chỉ bản đồ tự nhiên vùng TD-MN Bắc Bộ
-Khoáng sản: => phát triển khai thác và luyện kim, CN hóa chất
Nhóm 1: Những thuận lợi.
Nhóm 2: Những khó khăn.
Các nhómlần lượt trình bày.
Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp,xây dung các khu công nghiệp và khu đô thị
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( 13’)
-Thiên nhiên có sự khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
-Thuận lợi:
 + TNTN phong phú, giàu khoáng sản,trữ lượng thủy điện lớn nhất cả nước.
 +Khí hậu có mùa Đông lạnh thuận lợi cho trồng cây cận nhiệt và ôn đới.
 + Có nhiều tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế biển.
-Khó khăn:
 + ĐH bị chia cắt.
 +KH thay đổi thất thường.
 + KS có trữ lượng nhỏ, khó khai thác.
 + Chất lượng môi trường bị giảm sút mạnh.
Theo em biết vùng là địa bàn cư trú của những dân tộc nào?
Quan sát H17.2 gợi cho em điều gì?
GV kết luận: Đó chính là thế mạnh của vùng về đặc điểm DC-XH.
Quan sát bảng 17.2. Nhận xét các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
Hiện nay đời sống nhân dân trong vùng như thế nào?
- ở ĐB: Tày, Nùng, Dao, HMông. 
 ởTB: Thái , Mường, Dao, HMông ở Tây Bắc.
-Đồng bào dân tộc ít người có kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp nông-lâm, chăn nuôi gia súc lớn,trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu( cây cận nhiệt và ôn đới)
-Tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân/người, tỷ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ, tỷ lệ dân thành thị thấp hơn cả nước.
III/ Đặc điểm dân cư-xã hội (8’)
-Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
-Trình độ phát triển dân cư xã hội kém so với cả nước.
-ĐB phát triển hơn TB.
-Đời sống của nhân dân còn khó khăn song ngày càng được cải thiện.
Gv cung cấp thêm: 
Hiện nay vùng trung du và miền núi Bắc bộ nói chung đang được nhà nước cho triển khai 2 dự án : - Dự án 135 về phát triển kinh tế miền núi 
Dự án 327 về phư xanh đất trống đồi trọc.
Bằng các công việc cụ thể để nâng cao chất lượng cuộc sống cho miền núi: phát triển cơ sở hạ tầng ( làm đường, đưa điện lên miền núi, xây dung các khu tái định cư ), nước sạch nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh vách đất
* Củng cố: (6’)
- HS đọc to phần ghi nhớ SGK.
- Xác định vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ.
- Bài tập 1: ( điền tiếp nội dung vào các chỗ trống sau cho đúng)
VTĐL của vùng thuận lợi cho vùng giao lưu với các vùng trong nước và với nước ngoài.
Diện tích của vùng chiếm 30,5% so với cả nước.
Dân số của vùng chiếm 14,4% so với cả nước.
Vùng có nguồn TNTN đa dạng, giàu KS thuận lợi co phát triển các ngành khai thác khoáng sản, du lịch và thủy điện.
Khí hậu có một mùa đông lạnh thuận lợi cho phát triển cây cận nhiệt và ôn đới.
Vùng biển giàu tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế biển.
* Hoạt động tiếp theo: ( 3’)
- Hoàn thành bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài 18 , xem kỹ bản đồ kinh tế vùng và sự phân bố các ngành kinh tế vùng.
 Tìm hiểu về các hoạt động kinh tế ở vùng đặc biệt kinh tế tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long.
III/ Lập dàn ý chung qua mẫu giáo án
Như vậy qua giáo mẫu, các bước lên lớp vẫn đảm bảo như yêu cầu của một giáo án cần có tuy nhiên từ đó ta thấy có Tiến trình chung cho tất cả các bài dạy về ĐKTN và DC-XH của các vùng kinh tế như sau:
Bước 1: 
- HS xác định vị trí địa lý của vùng trên bản đồ
- HS tự đọc và ghi chép số liệu về diện tích, dân số của vùng, tính tỷ lệ so với cả nước 
Bước 2:
HS đánh giá kinh tế các điều kiện tự nhiên và TNTN theo thứ tự dàn ý:
+ Địa hình
	+ Khí hậu.
	+ Đất đai.
	+ Động thực vật.
	+ Sông ngòi.
	+ Khoáng sản.
	Từ đó các em đánh giá các ĐKTN và TNTN đó trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn tác động đến phát triển kinh tế nói chung hoặc đến các ngành kinh tế nói riêng.
Bước 3: 
+ Tìm các điều kiện dân cư xã hội theo bảng chỉ tiêu dân cư xã hội của vùng.
+ Đánh giá tác động của các điều kiện dân cư xã hội đó đến phát triển kinh tế hoặc các ngành kinh tế
IV/ kết luận:
Từ việc tìm ra các bước đi chung cho bài dạy đầu tiên của phần Địa lý các vùng kinh tế, tôi thấy rằng: việc học nội dung này với các em dễ dàng hơn, chỉ cần sau khi học đến vùng thứ 2( Vùng đồng bằng sông Hồng) thì gần như các em đã biết cách xác định kiến thức theo thứ tự như trên và đến các vùng khác (Bài 23,25, 28, 31, 35) thì hầu hết các em đã có kỹ năng phân tích nội dung theo đúng hướng của bài và theo đúng giáo án giáo viên đã soạn sẵn.
Như vậy cả GV và HS đều thấy đơn giản hơn trong truyền thụ và tiếp nhận kiến thức đồng thời HS cũng phát huy được tính tích cực tự lập, tự chủ của mình. Và đây chính là điều tôi muốn đạt được qua SKKN này.
Cuối cùng rất mong sự góp ý của các đồng chí để chuyên đề nhỏ này của tôi hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn, phục vụ cho giảng dạy tốt hơn.
Hải An ngày 30 tháng 3 năm 2008
Người viết
 Bùi Thị Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docDT NCKH DIA LI KIEN HT.doc