Sáng kiến kinh nghiệm ''Thiết kế quy trình bồi dưỡng thí nghiệm thực hành Vật lý 8'' - Lê Anh Tuấn

Sáng kiến kinh nghiệm ''Thiết kế quy trình bồi dưỡng thí nghiệm thực hành Vật lý 8'' - Lê Anh Tuấn

MỤC LỤC

 Trang

 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

 CƠ SỞ KHOA HỌC 2

 NỘI DUNG 3

 PHẦN II: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT VÀ

 THỰC HÀNH VẬT LÝ 8 5

 PHẦN III: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THỰC HÀNH CƠ BẢN

 PHẦN CƠ HỌC

 Dạng 1: Đo khối lượng riêng của chất lỏng 11

 Dạng 2: Đo khối lượng riêng của vật rắn 17

 Dạng 3: Đo khối lượng 22

 Dạng 4: Đo thể tích 25

 Dạng 5: Đo chiều dài và diện tích 27

 Dạng 6: Xác định đường kính 28

 Dạng 7: Xác định vận tốc chuyển động 28

 PHẦN NHIỆT

 Dạng 1: Đo nhiệt nóng chảy 29

 Dạng 2: Đo nhiệt dung-Nhiệt dung riêng 31

 Dạng 3: Đo nhiệt hóa hơi 35

 PHẦN IV: PHỤ LỤC MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO 36

 PHẦN V: KẾT QUẢ 39

 PHẦN VI: KẾT LUẬN 40

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

doc 43 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 747Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm ''Thiết kế quy trình bồi dưỡng thí nghiệm thực hành Vật lý 8'' - Lê Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
THIẾT KẾ QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH 
VẬT LÝ 8
T
rong quá trình giảng dạy Vật lý, bồi dưỡng học sinhh giỏi thí nghiệm thực hành và trong thực tế cuộc sống học sinh thường gặp một số tình huống muốn giải quyết được phải có kiến thức về thí nghiệm thực hành. Thật vậy thực hành thí nghiệm vật lí là một hoạt động quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục, phát triển các năng lực tư duy và năng lực hành động của học sinh. Thí nghiệm thực hành là loại thí nghiệm do học sinh thực hiện trên lớp mà sự tự lực làm việc cao hơn so với ở thí nghiệm trực diện. Bài tập thí nghiệm thực hành là loại bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và chân tay , các vấn đề hiểu biết về vật lý, kĩ thuật và thực tế đời sống ... để tự mình xây dựng phương án, lựa chọn phương tiện, xác định các điều kiện thích hợp, tự mình thực hiện thí nghiệm theo quy trình, quy tắc để thu nhập, xử lý các kết quả nhằm giải quyết một cách khoa học tối ưu bài toán cụ thể được đặt ra.
 Trong đề tài này tôi xin giới thiệu: Quy trình tiến hành giải quyết bài toán về thí nghiệm thực hành, một hệ thống những bài tập thí nghiệm đã được sưu tầm chọn lọc, sáng tác và thử nghiệm qua nhiều năm giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng học sinh khá, giỏi thuộc các đội tuyển vật lý của trường. Đặc biệt chú ý đến những phương án thí nghiệm trong đó sử dụng các phương tiện hiện có và phổ biến ở nhiều trường THCS kết hợp với các đồ dùng thí nghiệm đơn giản dễ kiếm, giáo viên và học sinh có thể chế tạo được.
 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Các quá trình Vật lý chịu ảnh hưởng và tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Để nghiên cứu một hiện tượng Vật lý, nghiên cứu các mối quan hệ quy luật tác động của các yếu tố, giải quyết tình huống nảy sinh trong quá trình dạy và học môn Vật lý, người ta phải tiến hành các thí nghiệm Vật lý. Thí nghiệm Vật lý có nhiều ưu điểm trong quá trình dạy học Vật lý. Đó là:
 -Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
 -Rèn luyện khả năng quan sát, tác phong làm việc khoa học.
 -Thuyết phục và tạo niềm tin ở học sinh vào bản chất, sự vật hiện tượng Vật lý.
 Thí nghiệm thực hành còn có vai trò giúp học sinh khả năng phân tích đối chiếu, so sánh, khái quát hóa trong quá trình xử lý kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận.
II. CƠ SỞ THỰC TIỂN:
 Với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở lĩnh vực bồi dưỡng thí nghiệm thực hành. Trong những năm qua được sự phân công bồi dưỡng thí nghiệm thực hành thuộc các đội tuyển để dự thi ở trường, huyện, tỉnh. Bản thân tôi cùng đồng nghiệp đã suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để mang lại chất lượng thực sự cho các đội tuyển và cũng góp một phần quan trọng trong việc sử dụng và chế tạo các thiết bị Vật lý. Qua những năm bồi dưỡng thí nghiệm thực hành, bản thân tôi được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm, chọn lọc để thiết kế quy trình bồi dưỡng thí nghiệm thực hành Vật lý 8 với các dụng cụ có sẳn ở phòng thí nghiệm và thiết bị vật liệu tự tạo, tự tìm kiếm từ các phế liệu. 
Với quy trình và cách làm như vậy đã góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng thí nghiệm thực hành và việc sử dụng hiệu quả thiết bị trong quá trình dạy và học ở bộ môn Vật lý.
1. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN
- Gióp gi¸o viªn d¹y cã thªm kiÕn thøc vÒ tæ chøc c¸c buæi thùc hµnh, båi d­ìng thùc hµnh, cã nhiÒu ph­¬ng ¸n lµm thÝ nghiÖm.
- H­íng dÉn häc sinh c¸c c¸ch thøc tiÕn hµnh lµm thÝ nghiÖm, thùc hµnh.
- H­íng dÉn häc sinh c¸ch lµm b¸o c¸o thùc hµnh.
- BiÕt c¸ch x¸c ®Þnh môc ®Ých cña thÝ nghiÖm, cña buæi thùc hµnh.
- Cã kiÕn thóc vµ kü n¨ng lµm thÝ nghiÖm.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Trong ph¹m vi nhá hÑp, s¸ng kiÕn nµy nh»m vµo ®èi t­îng nghiªn cøu lµ Gi¸o viªn vµ häc sinh líp 8 cÊp THCS. 
- VÒ kiÕn thøc nh»m vµo c¸c thÝ nghiÖm, c¸c bµi thùc hµnh trong ch­¬ng tr×nh VËt lý 8.
3. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
- B¾t nguån tõ c¸ch lµm cò cña nhiÒu gi¸o viªn bé m«n VËt lý, tõ c¸ch lµm thÝ nghiÖm, c¸ch tiÕn hµnh giê thùc hµnh cña gi¸o viªn vµ häc sinh.
- Th«ng qua thùc tÕ c¸c giê thùc hµnh, c¸c thÝ nghiÖm häc sinh ®· lµm, th«ng qua c¸c b¶n b¸o c¸o thùc hµnh cña häc sinh ®Ó ®óc rót kinh nghiÖm.
- Trªn c¬ së ®ã tõng b­íc x©y dùng s¸ng kiÕn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Ph­¬ng ph¸p tæng hîp qua c¸c b¸o c¸o thùc hµnh, tæng hîp ý kiÕn cña häc sinh trong qu¸ tr×nh lµm thÝ nghiÖm.
- §iÒu tra nh÷ng thuËn lîi, khã kh¨n cña gi¸o viªn vµ häc sinh qua c¸c giê thùc hµnh, nh÷ng lÇn lµm thÝ nghiÖm.
5. THỜI GIAN HOÀN THÀNH.
S¸ng kiÕn ®­îc b¾t ®Çu tõ th¸ng 9 n¨m 2009 vµ hoµn thµnh vµo th¸ng 3 n¨m 2011.
B. NỘI DUNG
PHẦN I: XÁC LẬP QUY TRÌNH
A. CÁC TRÌNH TỰ BỒI DƯỠNG THỰC HÀNH 
-Xác lập phương án thí nghiệm.
-Những yêu cầu của bảng báo cáo thí nghiệm.
-Tiến hành thí nghiệm.
-Báo cáo kết quả thí nghiệm.
B. CÁCH LẬP PHƯƠNG ÁN THÍ NGHIỆM 
I. Phương án thực hành :
*Do yêu đề bài ta phải xác định :
- Đo cái gì.
- Trực tiếp hay gián tiếp .
- Cần phải dùng những dụng cụ nào?
- Cần phải dùng những kiến thức nào?
- Phải vẽ đồ thị nào, sơ đồ thí nghiệm như thế nào?
II. Chọn phương pháp thực hành :
1.Cơ sở lí thuyết : Đây là bước rất quan trọng. 
Yêu cầu: - Tóm tắt đề, công thức liên quan.
 - Nêu phương pháp tiến hành trên cơ sở yêu cầu .
Tóm lại: - Xây dựng cơ sở các công thức .
 - Các bước tiến hành để đo.
2.Lắp ráp dụng cụ:
a) Vẽ sơ đồ thực hành. b) Lắp dụng cụ.
3. Tiến hành thí nghiệm:
- Thực hiện theo từng bước.
- Thao tác chính xác - dứt khoát.
- Lắp dụng cụ đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Chú ý không đo ở giá trị cao quá hay thấp quá.
4. Lập bảng giá trị:
Khi đo những giá trị biến đổi thì phải lập bảng.
5. Kết quả thí nghiệm:
Từ bảng giá trị lấy giá trị trung bình rồi biểu diễn kết quả theo yêu cầu.
Chú ý: 
- Nếu đo trực tiếp: như diện tích bằng thước thì không lấy giá trị trung bình, lấy số lẽ thứ hai.
-Nếu đo qua trung gian các đại lượng biến đổi thì lấy giá trị trung bình / 3 lần đo.
C - NHỮNG YÊU CẦU CỦA BẢNG BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 
- Ngắn gọn, chính xác.
- Nêu bật các bước tiến hành và công thức.
- Biểu diễn kết quả rõ ràng, đơn vị.
- Nếu vẽ đồ thị thì phải vẽ rõ ràng, chính xác trung thành với số liệu đo.
Chú ý: Đồ thị vật lý khác với đồ thị toán học vì toạ độ của một điểm trong hệ toạ độ chứa đựng 1 vòng điểm.
D - TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:
-Tiến hành thí nghiệm theo các bước đã nêu trong phương pháp.
-Tùy theo từng dạng bài mà phương án tiến hành khác nhau.
-Lựa chọn phương án tiến hành hiệu quả, đơn giản, thiết thực.
E - BẢNG BÁO CÁO
I- Đề tài : (Mục đích thí nghiệm) 
Học sinh xác định rõ mục đích thí nghiệm.
II- Phương án thí nghiệm :
1. Cơ sở lý thuyết :
- Xác định đúng cơ sở lý thuyết của thí nghiệm.
- Dự đoán kế hoạch tiến hành.
- Xác định công thức tính toán, dụng cụ cần cho yêu cầu thí nghiệm.
2. Tiến hành thí nghiệm :
a) Sơ đồ tiến hành thí nghiệm.
b) Thao tác thí nghiệm.
c) Trình tự thí nghiệm.
d) Kết quả.
III- Nhận xét :
-Kết quả đo có phù hợp với thực tế không.
-Sai số trong quá trình đo.
-Tìm những phương pháp thí nghiệm khác vận dụng thực tiễn.
-Một số nhận xét khác (nếu có).
PHẦN II: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT 
VÀ THỰC HÀNH VẬT LÝ 8 
I. KHỐI LƯỢNG RIÊNG
A. Lý thuyết:
-Khối lượng riêng: Định nghĩa, công thức đơn vị. Ap dụng: Hai thỏi có khối lượng bằng nhau, một thỏi bằng đồng, một thỏi bằng sắt. Thỏi nào có thể tích lớn hơn. Biết khối lượng riêng của đồng lớn hơn sắt.
-Thể tích của quả cầu bằng đồng là 2,5 dm3, khối lượng của nó là 9kg. Quả cầu này rỗng hay đặc. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm3.
-Quả cầu mẫu 1 kg đặt tại Viện đo lường quốc tế là một khối hình trụ đáy tròn có đường kính 39mm, cao 39 mm. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu này.
-Cho: Một bình chia độ dùng để đo thể tích, một cân và hộp quả cân, một bình nước, một quả trứng, một gói muối khô, một que nhỏ. Trình bày hai cách xác định khối lượng riên của quả trứng.
-Một hợp kim gồm 60% nhôm và 40% manhê, các tỷ lệ này tính theo khối lượng. Tìm khối lượng riêng của hợp kim theo đơn vị kg/m3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7g/cm3, của ma nhê là 11,4g/cm3.
-Một bình chia độ chứa 100ml nước, mực nước không sát miệng bình. Thả một cục nước đá vào bình thì mực nước dâng lên đến vạch 120 ml. Lấy một que nhỏ không hút nước, nhấn chìm hoàn toàn cục nước đá xuống nước thì mực nước ngang vạch 125 ml. tính khối lượng riêng của nước đá.
-Nói khối lượng riêng của chì là 11300 Kg/m3 có nghĩa là?
-Một thỏi sắt và 1 thỏi nhôm cùng khối lượng, nhúng chìm hoàn toàn vào trong nước. Hỏi lực đẩy Ac si mét tác dụng lên chúng có bằng nhau không? Tại sao? Biết Khối lượng riêng của sắt , nhôm lần lượt là: 780kg/m3, 2700 kg/m3.
-Một mẫu hợp kim thiếc chì có khối lượng m = 644 g, khối lượng riêng D=8,3g/cm3. Xác định khối lượng thiếc và chì có trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiết: D1= 7300 Kg/m3, của chì: D2= 11300 kg/m3. Coi thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.
B. Thực hành:
-Trình bày cách tiến hành thí nghiệm xác định khối riêng của vật rắn. Nêu các đại lượng cần đo và tính toán.
-Tiến hành thí nghiệm ( đo 3 lần) với các vật bằng thép(chú ý: Khối lượng vật trong các lần đo khác nhau). Đo các đại lượng cần thiết để tính được khối lượng riêng của vật bằng thép. Tính toán và trình bày kết quả thu được vào bảng sau:
Lần đo
1
2
3
-Tính giá trị trung bình của khối lượng riêng
-Nhận xét kết quả 3 lần đo. Kết quả thu được có đúng với giá trị thực không? Giải thích?
-Tiến hành thí nghiệm( đo 2 lần) :
 Lấy thể tích nước muối từ 15 đến 30 cm3. Đo các đại lượng cần thiết để xác định khối lượng riêng của nước muối.
II. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA ĐÒN BẨY;
A. Lý thuyết:
-Phát biểu quy tắc cân bằng của đòn bẩy. Viết công thức của quy tắc và nêu tác dụng của đòn bẩy. Kể tên năm dụng cụ dùng trong cuộc sống hàng ngày dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy.
-Điền số liệu còn thiếu vào bảng kết quả thí nghiệm sau:
F1(N)
Cánh tay đòn l1(m)
F2(N)
Cánh tay đòn l2(m)
120
0,5
160
40
1,2
1,6
60
1,25
-Cho hệ thống cân bằng như hình a. Biết trọng lượng của vật một là P1=2000N. Tinh trọng lượng vật hai. Bỏ qua ma sát, trọng lượng dây treo, ròng rọc và thanh AB. Biết .
 ////////////////////////////////////////////
Hinh a
1
2
 B A
-Cho hệ thống như hình b. Vật một treo ở A có trọng lượng 10N, thể tích 0,1dm3. Vật hai treo ở B phải có trọng lượng bao nhiêu để hệ thống cân bằng. Biết vị trí điểm tựa O là: 3OA = 4OB.
 Và trọng lượng riêng của nước là: 10N/dm3.
 A B
Hinh b
2
1
-Hai quả cầu A, B có cùng đường kính và cùng bằng nhôm, một quả rỗng và một quả đặc được bố trí như hình vẽ. Hãy cho biết quả cầu nào rỗng và hơn kém nhau bao nhiêu lần?
 A O B
 Biết: OA = 5.OB
-Cho hệ thống ... ong đó: Cn là nhiệt dung riêng của nước.
2.Tiến hành thí nghiệm:
-Cân bình.
-Cân bình có một ít nước suy ra khối lượng của nước.
-Đun nước sôi đồng thời dùng đồng hồ đo thời gian T1.
-Khi nước bắt đầu sôi ta đo thời gian đun nước hóa hơi T2.
-Cân lại bình xác định khối lượng nước hóa hơi m3.
-Tính L theo các số liệu thu được.
Bài 3.3: Xác định nhiệt hóa hơi của nước.
Dụng cụ như bài 3.1 nhưng không có cân.
1.Cơ sở lý thuyết:
	-Ap dụng công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ.
-Nhiệt lượng tỏa ra của bếp tỷ lệ thuận với thời gian đun: Q = q.t.
- cho một lượng nước m1 vào bình khối lượng m2 ở nhiệt độ ban đầu t1. Dùng bếp đun đến nhiệt độ t2 trong thời gian T1. Đun tiếp trong thời gian T2 thì có lượng nước m3 hóa hơi. Nếu bếp điện tỏa nhiệt đều thì có thể coi nhiệt lượng nước và bình hấp thụ tỷ lệ thuận với thời gian đun.
[(cn . m 1 + c 2 . m 2 ).( t 2 – t 1 )] / L.m3 = T1 / T2
Từ đ L = [ (cn . m 1 + c 2 . m 2 ).( t 2 – t 1 ) .T2 ] / m1.T1.
 Trong đó: Cn là nhiệt dung riêng của nước.
2.Tiến hành thí nghiệm:
-Nếu không dùng cân ta có thể đun cạn lượng nước trong bình. Khi đó: m3 = m1.
-Nếu bỏ qua sự hấp thu nhiệt của bình thì: 
 L = [c n . ( t 2 – t1 ) .T2 ]/ T1
-Dĩ nhiên cách làm này chỉ cho ta định cỡ độ lớn của L. Vì mắc nhiều sai sót do bỏ qua nhiệt hấp thụ cua bình và vì đun cạn hẳn nước nên thời gian làm thí nghiệm dài, nhiệt tỏa ra môi trường sẽ đáng kể.
PHẦN IV: PHỤ LỤC
MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO
ĐỀ 1
Bài 1: Đo khối lượng riêng của nước.
Dụng cụ: Lực kế, bình chia độ, cốc thủy tinh, nước, sợi chỉ, hộp quả cân
Bài 2: Xác định thể tích bên trong của một chiếc cốc.
Dụng cụ: Cân, hộp quả cân, một cốc nước, một cốc cần xác định thể tích.
Bài 3: Với các dụng cụ có trong khay, em hãy xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng theo các yêu cầu sau: 
	-Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh tạo bởi gương có tính chất sau:
	+Song song cùng chiều với vật.
	+Cùng phương ngược chiều với vật.
-Vẽ ảnh của bút chì trong hai trường hợp trên. Xác định vùng nhìn thấy của gương qua hình vẽ.
ĐỀ 2
Bài 1: Đo khối lượng riêng của nước.
Dụng cụ: Lực kế, bình chia độ, cốc thủy tinh, nước, sợi chỉ, hộp quả cân
Bài 2: Xác định thể tích bên trong của một chiếc cốc.
Dụng cụ: Cân, hộp quả cân, một cốc nước, một cốc cần xác định thể tích.
Bài 3: Có chín gói kẹo cùng loại, trong đó có một gói bị thiếu một chiếc. Để đảm bảo chắc chắn tìm ra một gói kẹo bị thiếu cần phải thực hiện ít nhất bao nhiêu lần cân, nếu ta có: Một chiếc cân Rôbecvan có hộp quả cân kèm theo.
Bài 4: Với các dụng cụ có trong khay, em hãy xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng theo các yêu cầu sau: 
	-Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh tạo bởi gương có tính chất sau:
	+Song song cùng chiều với vật.
	+Cùng phương ngược chiều với vật.
	-Vẽ ảnh của bút chì trong hai trường hợp trên. Xác định vùng nhìn thấy của gương.
ĐỀ 3
Bài 1: Đo khối lượng riêng của nước.
Dụng cụ: Lực kế, bình chia độ, cốc thủy tinh, nước, sợi chỉ, hộp quả cân
Bài 2: Xác định thể tích bên trong của một chiếc cốc.
Dụng cụ: Cân, hộp quả cân, một cốc nước, một cốc cần xác định thể tích.
Bài 3: Có chín gói kẹo cùng loại, trong đó có một gói bị thiếu một chiếc. Để đảm bảo chắc chắn tìm ra một gói kẹo bị thiếu cần phải thực hiện ít nhất bao nhiêu lần cân, nếu ta có: Một chiếc cân Rôbecvan có hộp quả cân kèm theo.
Bài 4: Với các dụng cụ có trong khay, em hãy xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng theo các yêu cầu sau: 
	-Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh tạo bởi gương có tính chất sau:
	+Song song cùng chiều với vật.
	+Cùng phương ngược chiều với vật.
	-Vẽ ảnh của bút chì trong hai trường hợp trên. Xác định vùng nhìn thấy của gương.
ĐỀ THỰC HÀNH
Bài 1: 
 Đo thể tích quả cân 100g.
Dụng cụ: Lực kế, cốc nước, quả cân 100g, dây chỉ.
Bài 2:
Đo khối lượng riêng của dầu hỏa.
Dụng cụ: Lực kế, ống nghiệm thường (không chia độ), dây chỉ, cốc dầu hỏa, cốc nước nguyên chất.
Ghi chú: 
Với mỗi bài thực hành cần trình bày theo thứ tự:
-Cơ sở lý thuyết.
Phương án thực hành.
-Các số liệu đo được.
-Lập bảng giá trị đo.
-Kết quả đo: Lấy giá trị trung bình ba lần đo.
ĐỀ 4
Bài 1: Đo độ dày tờ ruột của một tập giấy cho trước. Hãy cho biết sai số lớn nhất trong cách đo này.
Dụng cụ: Một tập sách cho trước, một thước thẳng chia đến mm.
Bài 2: Xác định vận tốc chuyển động của mũi kim phút và mũi kim giờ của một đồng hồ treo tường.
Để mắt thường có thể trông thấy được chuyển động của mũi kim phút (Vận tốc 1mm/s) thì độ dài của kim phút phải bằng bao nhiêu?
	Dụng cụ: Đồng hồ treo tường, thước thẳng chia đến mm.
Bài 3: Xác định khối lượng riêng của nước muối bảo hòa
Dụng cụ: 1 ống nghiệm thường (không có vạch chia độ), 1 ống đong 100ml, 1 cốc nước, 1 cốc nước muối bảo hòa, ống nhỏ giọt. Biết khối lượng riêng của nước là: 1g/cm3.
Bài 4: Có hai bình cách nhiệt, bình 1 chứa 2lits nước ở 400C, bình 2 chứa 1 lít nước ở 200C. Đầu tiên rót mộ lượng nước từ bình 1 sang bình 2; sau khi bình 2 cân bằng ở nhiệt độ t’2, người ta lại rót từ bình 2 sang bình 1 đúng bằng lượng nước rót từ bình 1 sang bình 2. Nhiệt độ cuối cùng của nước trong bình 1 sau khi thực hiện các thao tác trên là 380C.
a.Tính nhiệt độ cân bằng của bình 2.
b.Tính khối lượng nước đã rót từ bình này sang bình kia.
ĐỀ 5
Bài 1: (6 điểm trong đó thao tác thực hành 3 điểm, bài báo cáo 3 điểm)
 Xác định khối lượng riêng của nước muối bảo hòa cho sẫn (ở nhiệt độ nước trong cốc hiện có) với độ chính xác nhất.
 	Dụng cụ: một ống nghiệm có chia độ, một ống đong (không sử dụng phần chia độ), cốc nước, ống nhỏ giọt, que khuấy, nước muối bão hòa (cho biết khối lượng riêng của nước 1g/cm3)
Bài 2: (6 điểm trong đó thao tác thực hành 3 điểm, bài báo cáo 3 điểm)
 Thả một quả cân (loại 50kg) đun nóng đến 1000C vào một cốc nước ở t10C có khối lượng 0,25(kg). Tính nhiệt dung riêng chất làm quả cân, coi như chỉ có quả cân và nước truyền nhiệt cho nhau.
 	Dụng cụ: Cân, hộp quả cân, cốc đèn cồn, nhiệt kế, đủa khuấy, giá thí nghiệm, lưới đun, cuộn dây chỉ.
 Cho biết: nhiệt dung riêng của nước là: 4200 j/kg.độ.
Bài 3: (4 điểm).
Một xô nước chứa M=10kg hỗ hợp nước và nước đá được để ở trong phòng. Sự thay đổi nhiệt độ của hỗn hợp theo thời gian được biểu diễn như đồ thị. Hãy xá đnhj lượng nước đá ban đầu có trong xô. Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là: =3,4.105j/kg.
Bài 4: (4 điểm)
a.Ở hình bên, vật có khối lượng m, thước đồng chất, hình dạng đều và có khối lượng M. Xác định tỷ số .
b. Có một thước dẹt đồng chất và một quả cân nhỏ đã biết khối lượng. Nêu cách đơn giản để xác định khối lượng của thước.
 PHẦN V: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
TT
Năm học
Giải trường
Giải huyện
1
2010 - 2011
01 giải nhất 
2
2009-2010
01 giải nhất 
PHẦN VI:KẾT LUẬN 
A. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua việc thiết kế quy trình bồi dưỡng thí nghiệm thực hành mà bản thân tôi cùng tổ chuyên môn thực hiện, tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
 -Việc thiết kế quy trình tuy mất nhiều thời gian và công sức nhưng bù lại nếu có quy trình rồi việc bồi dưỡng thí nghiệm thực hành tiến hành dễ dàng và hiệu quả hơn:
 +Có quy trình và sự chuẩn bị trước giáo viên khỏi phải lúng túng, chủ động trong quá trình giảng dạy.
 +Học sinh tiếp thu dễ dàng hơn, hứng thú hơn trong quá trình thực hiện các thí nghiệm.
-Vơi quy trình được thiết kế, giáo viên có thể sử dụng lâu dài nhưng cần có sự bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế giảng dạy.
-Tuy nhiên việc áp dụng quy trình có sẵn đòi hỏi người thầy giáo phải có sự linh hoạt với từng đối tượng học sinh thì mới mang lại hiệu quả cao nhất.
B. ĐỀ NGHỊ:
1. Về dụng cụ:
-Trong những năm qua mặc dù Ban giám hiệu Trường THCS Vĩnh Khúc có quan tâm đến việc bổ sung, sưả chữa các thiết bị hư hỏng nhưng nhìn chung thiết bị phục vụ cho việc dạy thí nghiệm đại trà vẫn còn thiếu, do được trên cung cấp chỉ một lần, một bộ va ly Vật lý cho một khối lớp từ năm 2004 nên việc dạy thí nghiệm nhóm trên lớp khó thực hiện. Đây chính là cơ sở cho việc tiến hành bồi dưỡng mũi nhọn sau này. Do vậy đề nghị Phòng, Sở GD-ĐT cần xem xét giải quyết.
-Các dụng cụ, thiết bị cần có sự kiểm định chất lượng để phép đo có kết quả chính xác.
2.Về việc chấm thi thí nghiệm thực hành:
 -Đối với phòng GD-ĐT: 
+Việc tổ chức kỳ thi thí nghiệm thực hành trong các năm qua góp phần thúc đẩy việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học.
+Các kỳ thi TNTH được tổ chức nghiêm túc khách quan.
+Cách chấm thi cần xem lại vấn đề sau: Ở một bài thực hành, nếu hai giám khảo khác nhau chấm trên hai thí sinh khác nhau sẽ chênh lệch về điểm, nên cho mỗi giám khảo chấm một bài thực hành xuyên suốt thì kết quả mới công bằng được.
 -Đối với sở GD-ĐT: Trong những năm qua bản thân tôi cùng tổ chuyên đã có ý kiến nhiều lần về việc chấm thi thí nghiệm thực hành Vật lý 8 ở tỉnh nhưng vẫn thấy không thay đổi: Chỉ chấm chủ yếu lý thuyết, phần thực hành của học sinh chỉ xem qua mà không vấn đáp thì kết quả làm sao chính xác và công bằng được.
 	Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã sưu tầm nhiều tài liệu, sử dụng tư liệu của đồng nghiệp trong tổ, sưu tầm đề thi ở các Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT để thiết kế các bài toán thí nghiệm thực hành cho phù hợp với bộ môn Vật lý 8. Chắc chắn trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những sai sót, mong quý vị góp ý để bản thân tôi rút kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Vật lý 8.
Sách giáo viên Vật lý 8.
Sách thiết kế bài dạy Vật lý 8.
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý.
Hướng dẫn sử dụng bộ thí nghiệm cơ-nhiệt và quang trường THCS.
Vật lý giải trí.
Vật lý 10 nâng cao.
Thí nghiệm thực hành Vạt lý THCS.
Chuyên đề bồi dưỡng Vật lý 6,7,8.
Thí nghiệm thực hành Vật lý chọn lọc-Tập I và tập II.
MỤC LỤC
	Trang
	ĐẶT VẤN ĐỀ	1
	CƠ SỞ KHOA HỌC	2
	NỘI DUNG	3
	PHẦN II: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT VÀ
	THỰC HÀNH VẬT LÝ 8	5
	PHẦN III: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THỰC HÀNH CƠ BẢN
	PHẦN CƠ HỌC	
	Dạng 1: Đo khối lượng riêng của chất lỏng	11
	Dạng 2: Đo khối lượng riêng của vật rắn	17
	Dạng 3: Đo khối lượng	22
	Dạng 4: Đo thể tích	25
	Dạng 5: Đo chiều dài và diện tích	27
	Dạng 6: Xác định đường kính	28
	Dạng 7: Xác định vận tốc chuyển động	28
	PHẦN NHIỆT
	Dạng 1: Đo nhiệt nóng chảy	29
	Dạng 2: Đo nhiệt dung-Nhiệt dung riêng	31
	Dạng 3: Đo nhiệt hóa hơi	35
	PHẦN IV: PHỤ LỤC MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO	36
	PHẦN V: KẾT QUẢ	39
	PHẦN VI: KẾT LUẬN	40
	TÀI LIỆU THAM KHẢO	41
 Vĩnh Khúc, ngày 26/3/2011
 Tác giả
 Lê Anh Tuấn
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP TRƯỜNG
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP HUYỆN
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ly 8.doc