Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế dạy tiết bài tập vật lý

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế dạy tiết bài tập vật lý

THIẾT KẾ DẠY TIẾT BÀI TẬP VẬT LÝ

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:

 Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, cách tiếp cận với môn học đòi hỏi nhiều tư duy. Nhìn vào một bài tập vật lý học sinh không biết bắt đầu từ đâu để có phương án thích hơp tìm ra kết quả. Hơn nữa trong các tài liệu thiết kế giáo án rất ít soạn một tiết bài tập hầu không có và không được chú trọng. Đa số giáo viên đến tiết bài tập thường gọi một số học sinh lên bảng làm một vài bài tập trong sách bài tập rồi nhận xét ghi điểm. Như thế khả năng giải bài tập vật lý của học sinh bị hạn hẹp (nhất là đối với học sinh yếu). Việc hình thành phương pháp giải bài tập vật lý với từng loại bài sẽ khó có thể có ở học sinh. Chính vì vậy tôi chọn đề tài này:” THIẾT KẾ DẠY TIẾT BÀI TẬP VẬT LÝ ”

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế dạy tiết bài tập vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ DẠY TIẾT BÀI TẬP VẬT LÝ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
 Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, cách tiếp cận với môn học đòi hỏi nhiều tư duy. Nhìn vào một bài tập vật lý học sinh không biết bắt đầu từ đâu để có phương án thích hơp tìm ra kết quả. Hơn nữa trong các tài liệu thiết kế giáo án rất ít soạn một tiết bài tập hầu không có và không được chú trọng. Đa số giáo viên đến tiết bài tập thường gọi một số học sinh lên bảng làm một vài bài tập trong sách bài tập rồi nhận xét ghi điểm. Như thế khả năng giải bài tập vật lý của học sinh bị hạn hẹp (nhất là đối với học sinh yếu). Việc hình thành phương pháp giải bài tập vật lý với từng loại bài sẽ khó có thể có ở học sinh. Chính vì vậy tôi chọn đề tài này:” THIẾT KẾ DẠY TIẾT BÀI TẬP VẬT LÝ ”
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
	II.1 Mục đích: 
- Giúp giáo viên biết cách soạn giáo án tiết bài tập rõ ràng cụ thể hơn.
- Giúp học sinh có phương pháp giải bài tập vật lý tốt hơn, nhớ lâu hơn.
	II.2 Phương pháp nghiên cứu:
 	 - Phương pháp khảo sát thực tế.
III. Giới hạn của đề tài: Phạm vi trường THCS Mỹ Hiệp
IV. Kế hoạch thực hiện: từ 15/8/2011 đến 06/3/2012.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận:
 Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải bài tập học sinh nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều phần của chương trình. Chính vì thế, bài tập giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học như khái quát, trừu tượng vào thực tiển để giái thích những hiện tượng liên quan đến đời sống con người, nhờ thế mà học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức hơn.
II. Cơ sở thực tế:
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp và nhận ra rằng: Đa số học sinh ham mê học bộ môn Vật lí, nhưng khi làm các bài tập vật lí các em thường lúng túng trong việc định hướng giải, có thể nói hầu như các em chưa biết cách giải cũng như trình bày lời giải.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn:
	1/ Thuận lợi: 
	 - Phía nhà trường: Ban Giám Hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy cũng như việc học tập của học sinh.
	 - Môn vật lý là một trong những môn mà được phụ huynh và học sinh quan tâm.
 	2/ Khó khăn: 
 Môn vật lý mỗi tuần chỉ có một tiết ( mỗi học kỳ chỉ có 1 tiết bài tập) nên dẫn đến trình trạng: học sinh khá giỏi không thể phát huy được khả năng, còn học sinh ở mức trung bình trở xuống thì bế tắt khi gặp dạng bài tập khác.Tiết bài tập rất khó dạy, do không có một thiết kế nào cụ thể, tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh, của chương trình. Nếu không xác định đúng mục tiêu dễ đi vào sự đơn điệu.Thiết kế tiết dạy thường không có sự khái quát, kết luận của từng phần nên học sinh khó có thể nêu được các phương pháp giải bài tập liên quan.
	Kỹ năng vận dụng kiến thức Toán vào giải bài tập vật lý còn hạn chế đối với một bộ phận không nhỏ học sinh.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
	1 Thao giảng tiết bài tập.
 Mỗi giáo viên đều có phương pháp dạy riêng nên trong tiết dạy giải bài tập đa số giáo viên đều lúng túng, hướng dẫn học sinh giải bài tập qua loa... dẫn đến học sinh khó tiếp thu bài, lớp mất trật tự. Thông qua tiết thao giảng, giáo viên được đồng nghiệp đóng góp chân tình những mặt mạnh, mặt yếu để từ đó giáo viên tự tin hướng dẫn học sinh thực hiện tốt tiết học giải bài tập hơn. 
2/ Thi giáo viên giỏi: 
 Để khẳng định tay nghề của giáo viên trong chuyên môn. Từ đó tạo cho học sinh có niềm tin và tin tưởng chuyên môn của giáo viên.
3/ Bồi dưỡng học sinh giỏi: 
 Đây là công việc vô cùng quan trọng của giáo viên bộ môn, thông qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên ôn lại kiến cơ bản nhất, từ đó giáo viên hướng dẫn chi tiết cách giải và làm giảm số lượng học sinh yếu kém, mặt khác đem lại thành tích cho nhà trường, cho giáo viên...
4/ Công tác bồi dưỡng học sinh yếu: 
Thông qua việc bồi dưỡng học sinh yếu giáo viên sẽ tìm ra nhiều phương pháp phù hợp cho từng đối tượng để từ đó giúp học sinh yêu thích môn vật lý hơn.
5/ Tìm hiểu kỷ nội dung bài tập:
	Các kiến thức chương trình vật lý: Cơ và nhiệt, điện, quang, điện từ mỗi phần chỉ được một tiết bài tập do đó để có một tiết dạy bài tập tốt cần phải chuẩn bị chu đáo. Trước mỗi tiết bài tập thường có rất nhiều tiết lý thuyết, trong mỗi đơn vị kiến thức của lý thuyết cần nêu bật được nội dung chính, đưa ví dụ minh họa để từ đó hình thành phương pháp giải bài tập về vấn đề đó. Thông thường tiết bài tập nhằm giúp cho học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức; qua đó hình thành sự hứng thú học tập môn Vật Lý, tính tích cực học tập và nghiên cứu.Trong mỗi kỳ thi học sinh giỏi, môn Vật Lý kiến thức của đề thi rãi khắp chương trình nên hình thành phương pháp giải cho từng loại kiến thức là rất cần thiết.
	- Do đặc điểm của học sinh ở THCS mang tính hiếu động, ít tập trung , ít chú ý, hay các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự chú ý của các em. Nên trong quá trình dạy ta không nên quá khuôn khổ mà tạo cho các em tâm lý thoải mái, luôn luôn có tình tiết mới dễ gây hứng thú phát huy tính tích cực rèn luyện của học sinh như: thi đua ai nhanh hơn hoặc tăng dần độ khó cho học sinh
	6/ Thực hiện tiết dạy lên lớp:
Có thể tiến hành theo các hoạt động chính sau đây:
	Hoạt động 1: Đưa ra các dạng bài tập
	_ Học sinh nêu ra các câu lý thuyết hoặc các dạng bài tập trong các tiết học trước.
	_ Giáo viên giải thích một số vấn đề mà học sinh thắc mắc.
	_ Tóm tắt vấn đề chính của tiết học hôm đó.
	Hoạt động 2: Các ví dụ
	_ Đưa ra các ví dụ phù hợp với từng loại bài.
	_Học sinh nhận diện bài tập và dựa vào những gì đã biết để phân tích đề bài và giải bài tập.
	_ Cả lớp nhận xét.
	_ Giáo viên chỉnh sủa sai sót, thắc mắc, kết luận lại vấn đề.
	Hoạt động 3: Củng cố, đánh giá
	_ Cho bài tập trắc nghiệm hay phiếu học tập kiểm tra sự tiếp thu của học sinh.
	_ Chọn từng loại học sinh để nhận xét bài làm.
	_ Tùy theo nội dung của kiến thức có thể mở rộng cho học sinh khá giỏi.
	_ Nhận xét tiết học, hướng dẫn bài mới.
	7/ Một số bài giảng tiết bài tập:
Bài 6 : BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
I. Mục tiêu :
_ Vận dụng kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở.
_ Rèn luyện kĩ năng tư duy : suy luận, rút ra nhận xét, phân tích tổng hợp và tính toán.
II. Chuẩn bị :
Bảng liệt kê các giá trị CĐDĐ và HĐT định mức của một số đồ dùng điện với 2 loại nguồn điện 110V và 220V.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
* Hoạt động 1 : Bài 1 :
YCHS quan sát hình 6.1 và đọc bài 1
GVHD HS phân tích đề
_ Mạch điện gồm 2 điện trở mắc như thế nào ?
_ Đề bài đã cho những đại lượng nào cần tìm ?
_ Điện trở tương đương của mạch điện nối tiếp tính theo công thức nào ?
_ Theo đề bài R1 là đại lượng chưa biết. Vậy còn công thức nào để tính điện trở mạch điện không?
* GV thống nhất và ghi lời giải và thay số vào tính
_ Tính R2 theo CT nào ?
_ GV thống nhất kết quả
_ YCHS tìm cách giải khác.
_ HS đọc và quan sát hình 6.1
* HS trả lời các câu hỏi
_ Hai điện trở R1, R2 mắc nội tiếp
Cho biết :
R1 = 5;I = 0,5A;
U =6V
a/ Rtđ = ? 
b/ R2 = ?
_ Điện trở tương đương tính theo công thức.
Rtđ = R1 + R2
Và R = 
Điện trở tương đương của mạch điện.
R = =
_ Từ :
Rtđ = R1 + R2
R2 = Rtđ -R1 
= 12-5 = 7 
Bài 1 :
a/ Điện trở tương đương của mạch điện.
R = =
b/ Điện trở R2
_ Từ :
Rtđ = R1 + R2
R2 = Rtđ - R1 
 = 12-5 = 7 W
15’
* Hoạt động 2 : Nghiên cứu giải bài tập 2 :
_ YCHS quan sát hình 6.2 và đọc đề bài.
_ Cho HS làm việc theo nhóm thảo luận
_ HS trình bày bài giải
GV theo dõi bài giải của các nhóm
Gọi một vài HS nhóm khác nhận xét và thống nhất kết quả
_ HS quan sát hình 6.2 và đọc
Hoạt động nhóm
Cho biết :
R1 = 10 I1 = 1,2A
I = 1,8A
a) Tính UAB ; b) R2 = ?
 Giải :
a) HĐT giữa 2 đầu R1
U1 = I1R1 
 = 1,2.10 = 12V
Theo t/c đoạn mạch //
U1 = U2 = UAB = 12V
b) Điện trở R2
CĐDĐ qua R2
I = I1 + I2
I2 = I–I1 
 =1,8 -1,2=0,6A
Vậy R2 =
Bài 2 
Giải :
a) HĐT giữa 2 đầu R1:
U1 = I1R1 
 = 1,2.10 = 12V
Theo t/c đoạn mạch song song:
U1 = U2 =UAB =12V
b) Điện trở R2
Cường độ dòng điện qua R2 là 
I = I1 + I2
I2 = I–I1 
 =1,8 -1,2=0,6A
Vậy 
R2 =
15’
5’
* Hoạt động 3 : Bài tập 3 :
_ YCHS đọc và phân tích đề bài.
_ GV hướng dẫn cách giải.
_ Trong mạch điện các điện trở mắc như thế nào?
_ YCHS tính điện trở tương đương của đoạn mạch MB.
Đoạn mạch R23 mắc nối tiếp với R1 : hãy tính RAB= ?
_ Tính CĐDĐ bằng công thức nào ?
_ HĐT giữa 2 đầu R1 = ?
_ UMB tính như thế nào ?
_ Có U2 và U3 ; R1 ; R3 vậy có thể tính I1 ; I2 được không và vận dụng công thức nào ?
* Củng cố :
_ Nhắc lại các bước giải bài tập.
_ Lưu ý kết quả tìm được cần phải kiểm tra lại.
* Dặn dò :
Xem lại các cách giải bài toán
Xem trước bài 7
_ HS đọc và NC quan sát hình 6.3
Tóm tắt :
( R1 // R3 ) nt R=
Hay R23 nt R1
RMB = 
_ Đoạn mạch R23 nt R1
Nên RAB = R23 + R1 =15+15 = 30
b) I =
mà I = I1 = 0,4A
U1 = I1R1 =0,4.15 = 6V
UAB = UMB + U1
UMB = UAB – U1
 = 12 – 6 = 6V
Mà theo t/c đoạn mạch // thì 
UAB=U2=U3=6V
_ Ap dụng công thức định luật ôm cho từng đoạn mạch.
I2 =
I3 =
Vậy I2 = I3 = 0,2A
Bài 3 :
Điện trở của đoạn mạch MN
RMB = 15W
 RAB = 30
b) I = 0.4A
 I = I1 = 0,4A
U1 = 6V
UMB = UAB – U1
 = 6V
Mà theo t/c đoạn mạch // thì 
UAB=U2=U3=6V
I2 = I3 = 0,2A
V. Hiệu quả áp dụng:
	- Chất lượng bộ môn vật lý của học kì I năm học 2011-2012 các lớp phụ trách đạt chất lượng.
Khối
TS
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
VL7
107
30
28.04
46
42.99
24
22.43
7
6.54
0
0
LV8
169
29
17.26
59
34.52
70
41.67
11
6.55
0
0
VL9
58
45
77.19
13
22.81
0
0
0
0
0
0
TC
332
104
31.3
118
35.5
94
28.3
18
4.9
0
0
C. Kết luận
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác :
	Việc đầu tư, chuẩn bị cho tiết dạy bài tập càng cao thì hiệu quả càng lớn, nhất là thể hiện tiết dạy này bằng giáo án điện tử, khi đó lượng bài tập cung cấp cho tiết dạy nhiều hơn.
	Tiết bài tập là tiết học quan trọng, giúp học sinh củng cố được lý thuyết, hiểu sâu hơn những vấn để trừu tượng, rèn luyện kỹ năng giải bài tập là điều không thể thiếu khi học môn Vật Lý . Chính vì thế thiết kế tiết dạy bài tập đòi hỏi nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn và sự yêu nghề tận tụy với công việc của người giáo viên. Thiết kế tiết dạy bài tập tốt là tiền đề cho một tiết dạy tốt, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng bộ môn.
II. Khả năng áp dụng :
	 Áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy thực tế.
	Sau một thời gian áp dụng phương pháp trên , tôi nhận thấy các em nhớ kiên thức lâu hơn, vận dụng vào việc giải được nhiều bài tập khó hơn, đa số các em có tiến bộ hơn trong môn học. Chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh yếu cũng có sự tiến bộ.Tuy không đòi hỏi cao ở các em , song vẩn đảm bảo tốt về mặt kiến thức cơ bản, là cơ sở để các em yêu thích môn vật lý hơn, bản lĩnh hơn, tự tin hơn và tiến xa hơn.
	III. Bài học kinh nghiệm
	Việc thiết kế tiết dạy bài tập vật lý trong trường THCS là rất quan trọng, góp phần hoàn thiện hơn chất lượng môn học, vì thế mỗi người giáo viên cần phải không ngừng trau dồi kiến thức, hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện , khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục ngày càng phát triển.
	Đề tài này tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế, thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp và Ban Giám Khảo đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có những biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiển địa phương và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng con người hoàn thiện. 
IV. Đề xuất, kiến nghị
	- Phân phối chương trình cần tăng thêm các tiết bài tập hoặc tiết luyện tập, giúp học sinh có thời gian làm bài tập nhiều hơn.
	- Tổ chức thao giảng chuyên đề ở trường, huyện cần thực hiện những tiết bài tập để có nhiều đóng góp cho phương pháp dạy các tiết này.
	Người thực hiện
	Trần Văn Thanh 
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTHIET KE DAY TIET BAI TAP VAT LY.doc