Sáng kiến kinh nghiệm "Thành lập sơ đồ hệ thống trong dạy học tiết ôn tập chương'' Vật lí Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Sỹ Toàn

Sáng kiến kinh nghiệm "Thành lập sơ đồ hệ thống trong dạy học tiết ôn tập chương'' Vật lí Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Sỹ Toàn

1. Khi nào ta nhìn thấy ánh sáng ?. Có nhìn thấy ánh sáng trên đường truyền của nó không ?

2. Khi nào ta nhìn thấy một vật ? Chỉ nhìn thấy bằng mắt có thể phân biệt được vật sáng và nguồn sáng không?

3. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào ?

4. Ta không nhìn thấy ánh sáng trên đường truyền của nó, vậy làm thế nào để đánh dấu được đường truyền của ánh sáng ?

5. Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực như thế nào ?

6. Một tia sáng sau khi gặp mặt của một gương phẳng sẽ đổi hướng như thế nào ?

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm "Thành lập sơ đồ hệ thống trong dạy học tiết ôn tập chương'' Vật lí Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Sỹ Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: Lý do chọn đề tài
 Ôn tập là thể loại bài được tiến hành sau một chương hay sau một vài bài học và đây cũng là loại bài khó dạy nhất. Bởi ôn tập không phải đơn thuần là nhắc lại kiến thức cũ theo trình tự trả lời các câu hỏi nêu ra trong sách giáo khoa, mà mục đích của nó là trên cơ sở ôn tập vạch lại cho học sinh thấy được sự liên quan logíc trong các kiến thức đã học, thấy được điểm cơ bản nổi bật nổi lên trong chuỗi kiến thức ấy.
 Qua quá trình công tác và giảng dạy, sự trăn trở về chuyên môn trong phương pháp giảng dạy, đặc biệt tiết ôn tập chương. Tôi đã rút ra phương pháp dạy học tiết ôn tập đạt hiểu quả cho học sinh đó là “ Thành lập sơ đồ hệ thống trong dạy học tiết ôn tập chương ”.
Tôi xin trình bày với quý thầy cô và đồng nghiệp, với tuổi nghề còn non trẻ mong các thầy cô, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến hoàn thiện tốt hơn./.
B. Nội dung
I. Tình hình chung:
 Trong dạy học vật lý, các tiết học nghiên cứu tài liệu mới, tiết học rèn luyện kỹ năng, tiết ôn tập chương, mỗi thể loại bài có phương pháp đặc thù riêng. Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một số thực trạng.
Thuận lợi:
 - Đa số các em ham học, khát khao về kiến thức và vận dụng thực tế.
 - Tính tò mò về sự vật, hiện tượng vật lý.
 2. Khó khăn:
 - Khả năng tự học còn hạn chế.
 - Qúa trình học thụ động.
 - Tư duy phân tích, tổng hợp còn hạn chế.
Biện pháp:
 Trước những vấn đề khó khăn trong việc dạy tiết ôn tập, tôi đưa ra một số biện pháp sau.
Thứ nhất: Trước khi ôn tập giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự ôn tập và làm đề cương chu đáo thông qua việc trả lời câu hỏi ôn tập mà sách giáo khoa đưa ra trong phần tự kiểm tra.
Thứ hai: Giáo viên hình thành hệ thống câu hỏi dựa trên nội dung câu hỏi mà sách giáo khoa đưa ra trong phần tự kiểm tra.
Thứ ba: Thông qua hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành lập bảng tổng kết theo sơ đồ hình cột hay hình cây.
Thứ tư: Lựa chọn các bài tập đảm bảo tính chất điển hình và mang nội dung tổng hợp, liên quan đến nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản qua đó làm nổi rõ được sự ràng buộc giữa các kiến thức trong chương đồng thời khắc sâu và nâng cao được kiến thức cơ bản cho học sinh một cách phù hợp, để học sinh giải ngay trên lớp.
III> Xây dựng giáo án thực hiện các biện pháp trên.
 Bài 9: Tổng kết chương I: Quang học
I. Mục tiêu: 
Hệ thống hoá kiến thức trong chương theo sơ đồ 
Luyện tập kỹ năng vẽ hình từ đó nêu được hai cách vẽ tia phản xạ, vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng
II. Chuẩn bị:
GV
HS
 Hệ thống câu hỏi, dự kiến khả năng xảy ra
 Phần tự kiểm tra( SGK)
III.Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
Hoạt động của GV& HS
GHi bảng
1. Khi nào ta nhìn thấy ánh sáng ?. Có nhìn thấy ánh sáng trên đường truyền của nó không ?
2. Khi nào ta nhìn thấy một vật ? Chỉ nhìn thấy bằng mắt có thể phân biệt được vật sáng và nguồn sáng không?
3. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào ?
4. Ta không nhìn thấy ánh sáng trên đường truyền của nó, vậy làm thế nào để đánh dấu được đường truyền của ánh sáng ?
5. Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực như thế nào ?
6. Một tia sáng sau khi gặp mặt của một gương phẳng sẽ đổi hướng như thế nào ?
1. Nhìn thấy ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt
2. Nhìn thấy một vật, vật sáng, nguồn sáng
3. Định luật truyền thẳng ánh sáng. 
Tia sáng
4. Cách đánh dấu đường truyền của ánh sáng:
-Miếng bìa đục lỗ.
- Chiếu ánh sáng đi là là trên màn chắn.
- Bóng tối hẹp.
6. Định luật phản xạ ánh sáng.
Gương phẳng
5. Giải thích:
- Bóng tối, bóng nửa tối.
- Nhật thực, nguyệt thực.
7. ảnh tạo bởi
7. ảnh của một vật tạo bởi các gương 
phẳng có tính chất gì ?
Gương phẳng
ảnh ảo
ảnh = vật
Khoảng cách Khoảng cách từ
=
ảnh đến gương vật đến gương
Gương cầu lồi
ảnh ảo
ảnh < vật
Gương cầu lõm
ảnh ảo
ảnh > vật
 * Hai cách vẽ ảnh, tia phản xạ:
 Cách 1: Dùng định luật phản xạ ánh sáng.
 Cach 2: Dùng tính chất của ảnh: ảnh đối xứng vật qua gương.
 8. Trình bày hai cách 
 vẽ ảnh, vẽ tia phản xạ?
Hoạt động 2: Luyện tập về vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng.
Bài tập 1: Trên HV bên là sơ đồ của 
kính tiềm vọng. Em hãy vận ĐLPXAS HS: Vận dụng ĐLPXAS vẽ vẽ 
tiếp đường đi của tia sáng. tiếp đường đi của tia sáng
Bài tập 2: Bài tập C1 SGK T26.
GV: yêu cầu HS vận dụng tính chất tạo ảnh HS: Vận dụng tính chất tạo ảnh. của một vật qua gương phẳng vẽ 
ảnh của hai điểm sáng S1 & S2 
 Vùng nhìn thấy S’1 Vùng nhìn thấy cả S’1& S’2
 S1
 S2 Vùng nhìn thấy S’2
 S2’
 S1’
C . Hiệu quả:
 Qua quá trình công tác, cố gắng tìm tòi phương pháp dạy học phù hợp với học sinh vận dụng các giải pháp trên, chất lượng day học trong tiết ôn tập được nâng cao rõ rệt, hầu hết học sinh bước đầu hình thành tư duy tổng hợp, khái quát cụ thể như sau:
* Đối với giáo viên.
Đưa ra phương pháp dạy học phù hợp đối với tiết ôn tập.
Hình thành được phong cách lên lớp cho bản thân.
* Đối với học sinh
Chất lượng học trong tiết ôn tập được nâng lên.
Bước đầu hình thành tư duy tổng hợp, khái quát.
D. Bài học kinh nghiệm.
 Qua quá trình dạy cảm thấy học sinh hiểu bài hơn, rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát, đặc biệt học sinh có kỹ năng vân dụng tốt hơn không những tiết ôn tập mà còn áp dụng cả đối với tiết bài tập. Cuối cùng trong thời gian ngắn, hơn nữa người viết chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa tiếp cận được từng đối tượng học sinh nên sáng kiến sẽ mắc phải những sai sót, khuyết điểm vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của quý thầy cô cùng đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn và phấn đấu tốt hơn trong công tác giảng dạy./.
 Yên na, ngày 5 tháng 12 năm 2010
 Người viết:
 Nguyễn Sỹ Toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(1).doc