Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng và kết hợp linh hoạt giửa đồ dùng dạy học và kĩ thuật dạy học nhằm tạo hứng thú học tập môn mỹ thuật ở học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng và kết hợp linh hoạt giửa đồ dùng dạy học và kĩ thuật dạy học nhằm tạo hứng thú học tập môn mỹ thuật ở học sinh THCS

 A. PHẦN MỞ ĐẦU:

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 1. Cơ sở lý luận:

Mục đích của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển nhiều mặt (Đức – Trí – Thể - Mỹ - Lao động) hài hòa cân đối ở các mặt. Nếu thiếu một trong các mặt đó thì việc đào tạo đó sẽ mất cân đối.

 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục cái đẹp phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học, trong đó môn Mỹ thuật có một vị trí quan trọng. Nó là môn cơ sở của Mỹ dục – môn Mĩ thuật chỉ ra những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì vậy, môn Mĩ thuật từ lâu đã là một môn học chính thức trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông, nó gắn bó chặt chẽ với các môn học khác để đào tạo chất lượng giáo dục.

Giáo dục thẩm mĩ chính là giáo dục cho HS biết cách vận dụng cái đẹp vào trong học tập và cuộc sống, nhằm khơi dậy khiếu thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ. Từ đó bồi dưỡng cho các em niềm say mê, hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình. Mĩ thuật còn giúp các em làm quen với các ngôn ngữ, phương tiện của tạo hình như: đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục.Qua đó HS có thêm những kĩ năng để vận dụng những kiến thức giúp các em học các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày. Theo qui luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật chất của xã hội được nâng cao thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ cũng phát triển, chính vì thế trong chương trình giáo dục mới thì mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp đã được đưa lên ngang hàng với các mục tiêu khác.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1737Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng và kết hợp linh hoạt giửa đồ dùng dạy học và kĩ thuật dạy học nhằm tạo hứng thú học tập môn mỹ thuật ở học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tài liệu tham khảo
Trang
2
 A. Phần mở đầu
3
I. Lí do chọn đề tài
3
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài
4
III. Giới hạn của đề tài
5
IV. Kế hoạch thực hiện
6
B. Phần nội dung
6
I. Cơ sở lí luận
6
II. Cơ sở thực tiễn
7
III. Thực trạng
8
IV. Các giải pháp
8
 1. Đảm bảo các nguyên tắc khi sử dung ĐDDH trong dạy Mĩ thuật
8
 2 Sưu tầm và làm ĐDDH tự tạo:
9
 3. Sử dụng ĐDDH trong từng phân môn cụ thể
9
 4. Sử dụng kĩ thuật dạy – học
 12
 V. Kết quả đạt được
 13
C. Kết luận
 14
 Kiến nghị đề xuất
 14
 Phụ lục
15-19
 Mục lục
Tài liệu Tham khảo
1. Sách giáo viên 6,7,8,9 môn Mỹ Thuật.
2. Đổi mới Phương pháp dạy học ở Trung học cơ sở - NXB Giáo dục.
3. Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật ở Trung học cơ sở ( Tài liệu đào tạo Giáo viên) - NXB Giáo dục.
4. Tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT_Dự án phát triển Giáo viên năm 2007.
5. Trang web: 
 Các chữ viết tắt
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
ĐDDH: Đồ dùng dạy học
PPDH: Phương pháp dạy học
MT: Mĩ thuật
Đề tài: 
SỬ DỤNG VÀ KẾT HỢP LINH HOẠT GIỬA ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ 
HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT Ở HỌC SINH THCS
 A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1. Cơ sở lý luận:
Mục đích của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển nhiều mặt (Đức – Trí – Thể - Mỹ - Lao động) hài hòa cân đối ở các mặt. Nếu thiếu một trong các mặt đó thì việc đào tạo đó sẽ mất cân đối.
 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục cái đẹp phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học, trong đó môn Mỹ thuật có một vị trí quan trọng. Nó là môn cơ sở của Mỹ dục – môn Mĩ thuật chỉ ra những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì vậy, môn Mĩ thuật từ lâu đã là một môn học chính thức trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông, nó gắn bó chặt chẽ với các môn học khác để đào tạo chất lượng giáo dục.
Giáo dục thẩm mĩ chính là giáo dục cho HS biết cách vận dụng cái đẹp vào trong học tập và cuộc sống, nhằm khơi dậy khiếu thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ. Từ đó bồi dưỡng cho các em niềm say mê, hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình. Mĩ thuật còn giúp các em làm quen với các ngôn ngữ, phương tiện của tạo hình như: đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục...Qua đó HS có thêm những kĩ năng để vận dụng những kiến thức giúp các em học các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày. Theo qui luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật chất của xã hội được nâng cao thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ cũng phát triển, chính vì thế trong chương trình giáo dục mới thì mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp đã được đưa lên ngang hàng với các mục tiêu khác.
Môn Mĩ thuật lấy hoạt động thực hành phát triển năng lực cảm thụ, thông
qua đó nhằm phát huy khả năng tư duy, tính độc lập, sáng tạo giúp HS thực hành
được theo cách nhìn, cách nghĩ bằng cảm xúc riêng.
Hầu hết tất cả các HS đều thích học Mĩ thuật, tuy nhiên để khơi gợi cảm xúc ban đầu của các em là một việc không dễ dàng, vì nếu không có cảm xúc, không có sự hình dung về đề tài thì HS sẽ không thể thể hiện hết được tính sáng tạo của mình cũng như sự nhận biết đầy đủ về các hình ảnh mà mình sẽ thể hiện.
Chính vì vậy mà thực tế đã đặt ra phải làm sao HS có được kiến thức, hình
ảnh một cách trực quan và sinh động nhất. Qua đó giáo viên khơi gợi được cảm xúc về đề tài cho HS. Và làm sao để HS có thể khai thác hết được các yếu tố thẩm mĩ của đối tượng về bố cục (cách sắp xếp), hình thể (hình dáng, kích thước, tỉ lệ, đậm nhạt...) để HS cảm nhận và thể hiện theo khả năng và sở thích riêng.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Trường THCS Nguyễn Văn Đừng là một trường vùng sâu của Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trong những năm gần đây trường đã tham gia thi học sinh giỏi khéo tay Mĩ Thuật – Kỹ thuật và điều đạt được các giải ở cấp huyện và cấp tỉnh, nhưng tỉ lệ học sinh giỏi và tham gia được trong hội thi thì chưa cao. 
Trong nhà trường, hầu hết các em HS đều rất thích học môn học Mĩ thuật. Tuy nhiên, sự quan tâm đến môn học này ở các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, nhiều em còn thiếu sách Mĩ thuật, màu vẽ, viết chì.... Các bậc phụ huynh chủ yếu yêu cầu các em chú trọng vào những môn như Toán, Tiếng Anh,... nên nhiều khi môn Mĩ thuật bị coi nhẹ. Chính vì vậy các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu bài của các em.
Việc sử dụng ĐDDH thiếu thẩm mĩ, chưa hệ thống, chưa khoa học, không phù hợp với từng phân môn, trong dạy học tiết có sử dụng đồ dùng tiết không sử dụng nên làm HS tiếp nhận kiến thức không sâu và không khơi gợi được đề tài cho HS qua đó HS sẽ không có hứng thú làm bài, tiết học sẽ không đạt hiệu quả.
Môn Mĩ thuật trung học cơ sở có 4 phân môn: phân môn Vẽ tranh, phân môn Vẽ trang trí, phân môn Vẽ theo mẫu và phân môn Thường thức mĩ thuật. Với mỗi một phân môn lại có những nét đặc trưng riêng biệt cho nên việc sử dụng ĐDDH cũng phải linh hoạt theo từng phân môn và nội dung của từng bài học cụ thể.
Chính vì vậy mà thực tiễn đòi hỏi người GV làm sao phải tìm ra một phương pháp sử dụng ĐDDH một cách hợp lí và hiệu quả với từng phân môn cụ thể trong giảng dạy mĩ thuật.
 Với tư cách là một giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi không thể làm ngơ trước thực trạng trên. Tôi nghĩ rằng đây là đề tài nghiên cứu rất chính đáng góp phần nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mỹ thuật.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
 1 . Mục đích - ý nghĩa 
 Môn Mĩ thuật ở chương trình giáo dục phổ thông không nhằm đào tạo học sinh thành những người chuyên làm công tác mĩ thuật, mà mục đích chủ yếu là hướng dẫn và tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc với môi trường của các hoạt động nghệ thuật (Hội họa). Để các em có hiểu biết về những yếu tố làm ra vẻ đẹp và những tiêu chuẩn về cái đẹp.
Để góp phần nâng cao chất lượng Dạy và học môn Mĩ thuật trong trường Trung học cơ sở. Giúp các em HS phát huy tối đa tính sáng tạo của bản thân cũng như khả năng cảm thụ thẩm mĩ của HS đối với các phân môn Mĩ thuật.
 Bồi dưỡng thị hiếu và tình cảm thẩm mỹ, giúp các em có thể cảm thụ được vẻ đẹp của một tác phẩm hội họa, vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương, biết lựa chọn và biểu hiện vẻ đẹp trong đời sống, trong cách ứng xử, biết yêu cái đẹp và bảo vệ cái đẹp.
 Sử dụng ĐDDH một cách khoa học và hiệu quả trong dạy Mĩ thuật. Giúp HS tiếp thu nội dung bài học một cách sinh động và đầy đủ qua đó khơi gợi cảm hứng, tính sáng tạo trong HS, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu những kiến thức về chuyên môn, khả năng sáng tạo nghệ thuật để các em có thể thi vào các trường chuyên ngành Mỹ thuật.
 Góp phần thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục đặt ra cho mỗi ngành học học, môn học.
 2. Nhiệm vụ:
 * Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, bồi dưỡng, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, năng lực nhận thức cái đẹp.
 * Thông qua thực hành các em nắm được phương pháp vẽ phải đi từ bao quát đến chi tiết, biết cách quan sát, so sánh, phân tích và tổng hợp. Có nhận thức đúng về đối tượng và có khả năng thể hiện đối tượng.
 * Biết vẽ, giúp học sinh có điều kiện học tập các môn học khác như: Toán, Văn, Sử, Địa, Thể dục,
 * Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh, giúp học sinh có năng khiếu có thể theo học các trường chuyên nghiệp.
 3. Phương pháp nghiên cứu:
 - Khảo sát.
 - Quan sát, phân tích rồi tổng hợp.
 - So sánh và đối chiếu.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
 1. Lịch sử đề tài.
 Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng học sinh. Nhưng những đề tài này chưa chi tiết, khó hiểu và khó áp dụng cho nhiều địa phương.
 Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu khá chi tiết về cách sử dụng đồ dùng dạy học và kĩ thuật dạy học cho các phân môn trong chương trình Mỹ thuật.
 2. Đối tượng
* Đối tuợng: Học sinh khối 6, 7, 8, 9.
* Địa điểm: Trường THCS Nguyễn Văn Đừng.
* Thời gian: năm học 2011 – 2012.
 3. Cơ sở nghiên cứu:
- Học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Đừng.
 IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
- Tất cả các khối lớp trong trường THCS Nguyễn Văn Đừng năm học 2011-2012.
 - Nghiên cứu và làm đồ dùng dạy học đặc thù cho các phân môn.
 - Sử dụng các phương pháp dạy học mang tính vừa chơi vừa học phát huy tính tích cực vai trò tự tìm tòi học hỏi của học sinh. 
 B. PHẦN NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mỹ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo, luôn luôn sáng tạo: Từ cái thực có thật nên bài vẽ, bức tranh đẹp, phản ánh cái thực (cái tinh túy, cốt lõi) mà vẫn không nệ thực, không giống 100% như nguyên thể. Tề Bạch Thạch đã nói” Tranh vẽ phải vừa thực vừa hư, thực quá là mị đời, hư hóa là dối đời. Tranh phải lưng chừng giữa thực và hư”. Muốn được như vậy, học Mỹ thuật phải suy nghĩ, độc lập suy nghĩ và dám nghĩ để tạo ra cái mới, cái riêng của mình.
Mỹ thuật là môn học tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp phải có kiến thức, phải nghĩ, phải thích thú vì không gò ép được, không phải chỉ có nhớ mà làm được, không phải đúng, chính xác mà đẹp,Vì vậy, dạy Mỹ thuật hay phương pháp dạy Mỹ thuật cần phải làm cho học sinh phấn khởi, hồ hởi, mong muốn vẽ đẹp, chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức. Như Chi-Xchia-Kốp – Họa sĩ, nhà giáo Nga đã nói:”Họa sĩ giỏi chưa chắc đã là thầy giáo giỏi”. Ở đây, ông nhấn mạnh đến phương pháp truyền thụ của giáo viên. Thầy giáo có kiến thức uyên thâm nhưng không biết các truyền đạt, học sinh không lĩnh hội được hay lĩnh hội kém hiệu quả thì rõ ràng chưa phải là thầy giáo giỏi. Như vậy cần có nghệ thuật truyền đạt, hay nói cách khác là nghệ thuật dạy học. Dạy Mỹ thuật làm cho học sinh tự giác học tập, vui vẻ tiếp nhận, chờ đón những điều mới mẻ.
Mỹ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể rõ ràng vừa chung chung, trừu tượng, khó thấy, khó nhìn, và loại kiến thức có ở xung quanh ta. ..Điều đó đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn và kiến thức của môn khác có liên quan, đó là kiến thức của khoa học xã hội và khoa học tư nhiên. Đồng thời, giáo viên phải liên hệ được với thực tiễn sinh động xung quanh khi bài giảng cần tới. Đây không đơn giản là thầy cô giáo dạy Mỹ thuật phải hiểu biết rộng, mà là vấn đề của phương pháp. Biết cách dạy như thế nào cho có hiệu quả là tâm huyết nghề nghiệp của giáo viên.
Mỹ thuật là môn học thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu, học sinh phải luyện tập, làm đi làm lại nhiều lần, mỗi lần thử nghiệm là một lần tìm được những cái mới, cái khác, là một lần nhận thức rồi lại nhận thức thêm. Vì thế, những lúc học sinh làm bài, giáo viên cần có mặt để theo dõi, giúp đỡ, gợi ý, điều chỉnh hay bổ sung những gì cần thiết để mỗi học sinh tự hoàn thiện bài làm theo cách của mình. Giáo viên phải phát huy tính hồn nhiên của học sinh trong tranh vẽ.
 Cha ông ta có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Vì vậy cho dù GV có giảng hay thế nào, mô tả đối tượng cụ thể như thế nào đi chăng nữa thì tất cả HS cũng đều không thể hình dung ra hoà ... ện. Do đó GV sử dụng ĐDDH cần nhấn mạnh khai thác về chủ đề, tư tưởng cách thể hiện các chủ đê khác nhau trong cùng một đề tài. Mối liên quan giữa hình ảnh nhóm chính, nhóm phụm. Màu sắc đậm nhạt trên tổng thể bức tranh.
Khi sử dụng ĐDDH với phân môn này GV nên giới thiệu một số chủ đề trọng tâm, tránh giới thiệu tràn lan nhiều chủ đề sẽ làm cho HS khó khăn trong việc lựa chọn chủ đề cho mình. Nên hướng HS vào những chủ đề gần gũi với HS, địa phương mình.
 * Dạy các bài lý thuyết, giáo viên cần chú ý:
 Cần có minh họa đẹp, phong phú để làm rõ lý luận về bố cục, các hình thức bố cục, các hình thức bố cục. Giới thiệu cho học sinh nhiều tranh đẹp của các họa sĩ, của thiếu nhi.
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ ở phần tìm và chọn nội dung đề tài, để tránh có những học sinh vẽ lạc đề tài.
 Giáo viên cần có những tranh, ảnh đặc trưng về đề tài nào đó để học sinh cảm nhận và hiểu được cách tìm hình ảnh khi áp dụng vào bài vẽ tranh.
 VD: Khi vẽ tranh về ĐỀ TÀI NGÀY TẾT MÙA XUÂN. Cần có những hình ảnh đặc trưng từng vùng miền như: Miền Nam phải có hoa mai, miền Bắc phải có hình ảnh hoa mai. Nếu không có những hình ảnh này thì tranh vẽ có thể là đề tài khác chưa chắc là đề tài NGÀY TẾT MÙA XUÂN..
 Cố gắng giới thiệu các chất liệu, cách sử dụng và vẻ đẹp của chúng qua các tác phẩm tiêu biểu.
 * Dạy các bài thực hành:
 Nghiên cứu kỹ chương trình để có kế hoạch hướng dẫn, đánh giá (có trọng tâm). Từng nội dung ở một thời gian nhất định. Ví dụ: thời gian này chú ý hơn về bố cục mảng, sau đến cách xây dựng hình tượng, cuối cùng là cách vẽ màu.
 Không hướng dẫn chung chung cho tất cả, cần có ý định về từng loại học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài theo quy định:
 Hướng dẫn học sinh khai thác đề tài, giúp các em hiểu sâu hơn về đề tài, tìm ra được các cách thể hiện (cách vẽ) khác nhau, tìm ra những ý hay, dí dỏm cho mình. Cố gắng tìm được tranh đẹp, điển hình cho đề tài để minh họa.
 Hướng dẫn học sinh cách vẽ, cố gắng chỉ ra những tranh minh họa về: cách vẽ khác nhau ở một đề tài, cách sắp xếp các mảng chính, phụ. Dựa vào tranh, giáo viên nên vẽ phác ra giấy hay lên bảng để học sinh nhận ra các mảng chính (bố cục ban đầu của tranh). Sau đó mới xây dựng hình tượng theo mảng, cuối cùng là cách vẽ màu. Tách từng “công đoạn” ở một bức tranh đã hoàn thành ra như trên giúp học sinh hiểu được cách vẽ tranh. Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh, e rằng học sinh không tập trung chú ý, không nhận ra cách tiến hành bài vẽ tranh đề tài (đâu là mảng, đâu là hình trong mảng).
 Hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh, giúp các em tìm cách thể hiện, bố cục mảng, vẽ hình và tìm màu. Dùng phương pháp gợi mở sẽ đạt hiệu quả hơn cả.
 Nếu ở trên lớp, giáo viên hướng dẫn kỹ, cung cấp nhiều tư liệu thì về nhà, học sinh sẽ tiếp tục làm bài có kết quả, hào hứng hơn. Đồng thời, còn tạo đà cho các em có thể tự vẽ tranh về đề tài mà mình thích thú.
Ngoài ra, giáo viên cần chú ý cho học sinh biết một số điều trong quá trình vẽ tranh.
- Vẽ tranh không cần kẻ khung hình tranh. Nếu không khéo sẻ làm mất vẽ đẹp của tranh. Mất tác dụng.
- Trong tranh, tất cả các hình ảnh đều có màu, không nên chừa trắng nền giấy (bài vẽ của học sinh trên giấy A3, A4).
- Hình ảnh trong tranh phải to, thể hiện được nội dung đề tài.
- Hình ảnh trong tranh không nên viền nét đen bằng bút lông khi đang vẽ chất liệu màu bột hay màu sáp. (thông thường học sinh thường sử dụng bút lông đen để viền hình ảnh).
- Màu sắc trong tranh rất quan trọng nó quyết định bài có trọng tâm hay không có trọng tâm. Do đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh vẽ màu giữa hình chính và hình phụ hay hình nền phải tương phản, phải khác màu không nên trùng màu. Như vậy mới nổi bật được trọng tâm bài vẽ.
 b. Phân môn Vẽ theo mẫu:
Ở phân môn này có 2 dạng chính: + Mẫu mô phỏng: Vẽ theo trí nhớ
 + Mẫu thực: Vẽ theo mẫu được bày sẵn trước mặt.
Do vậy việc sử dụng ĐDDH ở phân môn này rất quan trọng vì HS sẽ tìm hiểu cấu trúc của mẫu, qua đó tìm ra hình dáng, đặc điểm và tỉ lệ của mẫu. Việc sử dụng ĐDDH hướng HS quan sát từ tổng thể tới chi tiết bám sát vật mẫu khi thể hiện trên bài vẽ của mình.
Với khả năng của HS trung học cơ sở thì yêu cầu cần đạt của phân môn này là vẽ hình cân đối với khuôn khổ giấy và vẽ được nét đặc trưng của vật mẫu, vẽ được 3 độ đậm nhạt chính.
 Giáo viên phải biết cách chọn vật mẫu cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Vật mẫu phải dơn giản về màu sắc không họa tiết, màu trắng là tốt nhất. để học sinh dể dàng trong việc tìm độ đậm nhạt của vật mẫu.
 Vật mẫu đơn giản về hình dáng. Đừng nên chọn mẩu có những đường sóng tròn trên thân như ở cái CA.
 Nếu là hai vật mẫu phải chọn hai mẫu có sự khác nhau về hình dáng hạn chế những mẫu gần giống nhau về cách vẽ và cách đi đậm nhạt sáng tối. Nhằm tạo cho học sinh phân biệt được sự khác nhau về hình dáng và cách thể hiện, tạo được một bài vẽ theo mẫu đẹp về sự nhịp điệu về hình dáng cũng như đường nét.
 Ví dụ: Bài vẽ theo mẫu “MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT” giáo viên nên chọn một mẫu vật có dạng là HÌNH TRỤ và một mẫu có dang là HÌNH HỘP thay vì chọn CÁI LY vá CAI BÁT.
...
 c. Phân môn Vẽ trang trí:
Sử dụng ĐDDH khai thác triệt để về: hoạ tiết, cách sắp xếp mảng, màu sắc, tính ứng dụng trong thực tế của chúng
Khai thác độ đậm nhạt của màu và nhấn mạnh kiến thức vẽ màu ở hoạ tiết
trọng tâm. Khai thác sự thay đổi của các mảng vì đây chính là sự cần thiết để sáng tạo ra nhiều bài trang trí đẹp
Cho học sinh thấy được bài trang trí cần vẽ tỉ mỉ, cẩn thận và cân đối.
 Giáo viên cho học sinh thấy được sự phong phú về kiểu dáng, màu sắc và họa tiết trong các bài học.
Phân biệt giữa LỌ HOA và CHẬU CẢNH như trong bài tạo dáng và trang trí LỌ HOA, tạo dáng và trang trí CHẬU CẢNH.
Phân biệt giữ ĐĨA TRÒN và HÌNH TRÒN như trong bài tạo dáng và trang trí cái ĐĨA.
....
 d. Phân môn Thường thức Mĩ thuật:
Đây là một phân môn môn người GV có thể phải sử dụng ĐDDH suôt cả tiết học. ở phân môn này đòi hỏi phải khai thác triệt để ĐDDH để HS nhận ra cái đẹp, cái hay của tác phẩm.
 Nên sưu tầm nhiều ĐDDH phục vụ cho bài dạy ở phân môn này để HS có thể so sánh và rút ra kết luận đúng cho bài học
 Đây là phân môn mang tổng hoà kiến thức của các phân môn trên,vì vậy GV phải khai thác hết về hình ảnh, bố cục, nội dung, màu sắc... 
 Giáo viên phài biết chọn lọc hình ảnh minh họa phù hợp cho từng gian đoạn từng tác giả cụ thể. Tránh chọn hình ảnh sai sẽ không chính xác khoa học.
 Hình ảnh minh họa phải rỏ, học sinh dễ dàng trong quan sat và nhận xét.
 Hình ảnh minh họa tỉ lệ không quá lớn, lớn hơn kích cở của tranh thật. Vì có những tranh quá lớn sẽ không đẹp về bố cục củng như hình mảng đường nét và màu sắt. Sẽ mất tác dụng. 
 4 Sự dụng kỷ thuật dạy - học:
Tùy theo từng phân môn mà áp dụng các kỷ thuật khác nhau 
 Ta có thể cho học sinh chơi trò sắp xếp tranh ( sắp xếp bố cục) ,thông qua đó học sinh có thể nhận biết cách sắp xếp bố cục như thế nào là hợp lý, là đẹp để áp dụng vào bài học. Áp dụng cho cả ba phân môn: vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh.
 Các trò chơi mang tính chất củng cố kiến thức ở cuối bài dạy.
 Các trò chơi mang tính hệ thống tìm hiểu kiến thức: ví dụ như ở bài“ Ước mơ của em“ ta có thể cho các em chia đội chơi trò chơi thi nhau viết ra những ước mơ của mình... thông qua đó giúp các em tìm và chọn ra nhiều nội dung đề tài.
 Các trò chơi nhanh mắt,phát hiện nhanh, quan sát nhanh... Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát nhận xét...
 Các trò chơi như: ô chữ, tìm mảnh ghép... dùng cho các bài dạy thường thức mĩ thuật( dùng giới thiệu bài hoặc củng cố kiến thức cuối bài.)
 Một số ví dụ về các trò chơi trong tiết học mĩ thuật:
 Các trò chơi sắp xếp: 
 Giáo viên chuẩn bị sẵn các bộ tranh (phân môn vẽ tranh); các bộ họa tiết trang trí( phân môn vẽ trang trí); các hình ảnh mẫu vật ( gần giống hoặc tương đương với mẫu vật thât). Ta chia lớp thành 2 hoặc 4 nhóm( tùy theo điều kiện từng lớp), cho đại diện các nhóm (khoảng 1 hoặc 2 HS) thi sắp xếp bố cục, các bước,...., sao cho hợp lý trong bài.thời gian cho trò chơi tối đa không quá 1 phút. Kết thúc trò chơi , GV cho HS kiểm chứng kết quả thông qua nhận xét và xem bài hoàn thành đúng của mẫu trò chơi.
 Kết quả của trò chơi đánh giá được lượng kiến thức HS tiếp nhận trong tiết học. Khi thực hành HS sẽ dễ dàng tránh được các lỗi trong quá trình sắp xếp bố cục, quá trình vẽ bài.
 V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 - Có 4/6 học sinh đạt giải vòng huyện trong hội thi“ KHÉO TAY KĨ THUẬT MỸ THUẬT“
- Khảo sát trên toàn trường khối 6, 7, 8, 9 “504 HS”
- Thời gian khảo sát là trong các tiết mĩ thuật ở học kì I năm học 2011 - 2012.
- Kết quả thu được như sau:
Kết quả 
khảo sát
Hoàn thành sản phẩm tốt
Hoàn thành sản phẩm
 Số lượng
 Tỉ lệ
 Số lượng
 Tỉ lệ
Sử dụng ĐDDH
 Chưa đẹp, chưa đặc trưng
 215
 42.66 %
 289
 57.34 %
Có sử dụng
 ĐDDH đẹp, 
 đặc trưng
 354
 70.24 %
 150
 29.76 %
 C. Kết luận
“Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa
đựng những giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung
động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức.”
Do vậy “cái đẹp” là một phạm trù rất đa dạng và rộng lớn, nó mang tính thời sự, tính dân tộc và tính lịch sử. Chính vì vậy, dạy cho học sinh cảm nhận được “cá đẹp” là một điều vô cùng khó khăn. Vì “cái đẹp” của các em là cái đẹp thông qua con mắt của trẻ thơ, sự áp đặt của người lớn về “cái đẹp” đôi khi sẽ “giết chết” sự sáng tạo hồn nhiên, ngây thơ trong các em.
Dạy học là khó, dạy nghệ thuật lại càng khó hơn, cần phải mang tính nghệ thuật cao, dạy cho các em thấy được “cái đẹp” nhưng lại phải phù hợp với lứa tuổi của các em. Phải thấy được “cái nhìn” của trẻ thơ trong mỗi bài làm của các em. Dạy học Mĩ thuật không nhằm đào tạo HS trở thành hoạ sĩ hay người làm nghề mĩ thuật, mà cái chính là dạy cho các em “thẩm mĩ”, dạy cho các em nhận biết được “cái đẹp” trong các tác phẩm nghệ thuật cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Việc khơi gợi những cảm xúc, hứng thú cho các em vô cùng quan trọng trong mỗi bài học. Nó chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo và nó cũng là liều thuốc kích thích giúp các em húng thú học tập và làm bài thực hành. Do vậy, sử dụng ĐDDH đúng cách và hợp lí sẽ đóng vai trò quyết định sự thành công của tiết dạy Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở.
Kiến nghị đề xuất:
Với tầm quan trọng của ĐDDH trong môn Mĩ thuật. Rất mong các cấp quản lí cung cấp, hỗ trợ đầy đủ ĐDDH giúp GV lên lớp hiệu quả và đạt chất lượng cao.
 Phong Mỹ, Ngày 08 tháng 3 năm 2012
	 Người viết
 Giáo viên dạy Mỹ Thuật
 Nguyễn Thanh Đạt
 PHỤ LỤC 
Tranh ngày tết mùa xuân:
Vẽ theo mẫu
Tạo dáng trang trí lọ hoa:
Tạo dáng trang trí chậu cãnh:
Trang trí Hình tròn:
Trang trí Đĩa tròn:

Tài liệu đính kèm:

  • docSu dung va ket hop linh hoat giua do dung day hocva ki thuat day hoc nham tao hung thu hoc tap monmy.doc