Sáng kiến kinh nghiệm – Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm – Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS

A. MỞ ĐẦU.

 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

 Mục đích của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường là hình thành và phát triển năng lực văn cho học sinh gồm: năng lực cảm thụ,năng lực tư duy, năng lực diễn đạt. Các mặt ấy góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cũng như khả năng văn học cho mỗi con người.

 Nhiệm vụ của người thầy giáo dạy văn là giúp cho học sinh biết cảm thụ được cái đẹp một cách tự giác, có ý thức, từ đó bồi dưỡng khả năng tư duy, kĩ năng thực hành để học tốt môn Văn cũng như các môn học khác trong chương trình THCS hiện hành.

 Trong thực tế, rèn luyện kĩ năng cho học sinh nói chung và rèn luyện kĩ năng học văn thuyết minh nói riêng là một vấn đề tạo ra nhiều sự lúng túng cho người dạy cũng như người học. Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minh được học sinh tiếp cận ở lớp 8, nâng cao ở lớp 9. Với một hệ thống xâu chuỗi như vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh phải được thực hiện một cách cơ bản, có hệ thống, có sự đầu tư của người dạy và có tính tích cực, chủ động của người học.

 Trong những năm qua tôi nhận thấy việc dạy- học văn thuyết minh có một số tồn đọng sau:

 - Nhiều giáo viên thụ động vận dụng rập khuôn sách thiết kế. Chưa thật sự coi trọng mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện tư duy, kĩ năng thực hành cho học sinh.

 - Nhiều giáo viên vẫn sử dụng mô hình giáo án cũ, lên lớp máy móc.

 - Giáo viên cũng như học sinh ngại lập dàn ý.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2498Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm – Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS”
A. Mở đầu.
 I. Lí do chọN đề tài.
 Mục đích của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường là hình thành và phát triển năng lực văn cho học sinh gồm: năng lực cảm thụ,năng lực tư duy, năng lực diễn đạt. Các mặt ấy góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cũng như khả năng văn học cho mỗi con người.
	Nhiệm vụ của người thầy giáo dạy văn là giúp cho học sinh biết cảm thụ được cái đẹp một cách tự giác, có ý thức, từ đó bồi dưỡng khả năng tư duy, kĩ năng thực hành để học tốt môn Văn cũng như các môn học khác trong chương trình THCS hiện hành.
 	 Trong thực tế, rèn luyện kĩ năng cho học sinh nói chung và rèn luyện kĩ năng học văn thuyết minh nói riêng là một vấn đề tạo ra nhiều sự lúng túng cho người dạy cũng như người học. Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minh được học sinh tiếp cận ở lớp 8, nâng cao ở lớp 9. Với một hệ thống xâu chuỗi như vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh phải được thực hiện một cách cơ bản, có hệ thống, có sự đầu tư của người dạy và có tính tích cực, chủ động của người học.
 Trong những năm qua tôi nhận thấy việc dạy- học văn thuyết minh có một số tồn đọng sau:
 - Nhiều giáo viên thụ động vận dụng rập khuôn sách thiết kế. Chưa thật sự coi trọng mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện tư duy, kĩ năng thực hành cho học sinh.
 - Nhiều giáo viên vẫn sử dụng mô hình giáo án cũ, lên lớp máy móc.
 - Giáo viên cũng như học sinh ngại lập dàn ý.
 - Vốn sống trực tiếp cũng như gián tiếp của học sinh về các đối tượng còn hạn chế rất nhiều.
 Xuất phát từ mục tiêu và thực tiễn nói trên, tôi thấy cần phải tìm ra phương pháp làm thế nào để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh đạt hiệu quả cao nhất. Tạo cho các em những kĩ năng cơ bản, hệ thống và dễ dàng hơn khi tiếp cận làm văn thuyết minh.
II. Mục đích nghiên cứu.
 Đề tài hướng tới các mục đích sau:
- Tìm ra một phương pháp giảng dạy khoa học, có hiệu quả nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo Học sinh làm trung tâm trong tất cả các giờ học.
- Góp phần phát triển năng lực văn học của học sinh, qua đó giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.
 - Làm rõ nội dung quan điểm: Rèn luyện kĩ năng dạy – học văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS với yêu cầu tăng dần theo suốt các khối lớp. (Lớp 8, 9).
 - Đưa ra những định hướng cụ thể cho việc xây dựng bài dạy nhằm mục đích phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS hiện nay.
III. Cấu trúc đề tài.
 Gồm 3 phần :
 A. Mở đầu.
 I. Lí do chọn đề tài.
 II. Mục đích nghiên cứu.
 III. Cấu trúc đề tài.
 B.Nội dung.
 Phần 1: củng cố lý thuyết.
	I. Đặc điểm, yêu cầu của văn thuyết minh.
	II. Phương pháp thuyết minh.
	 Phần 2: Rèn luyện kỹ năng thực hành 
	 I. Định hướng bài làm.
 II. Sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép tư liệu cho bài viết.
 III. Lập dàn ý.
 IV. Viết bài văn.
 V. Kiểm tra, sửa chữa.
 C. Kết luận.
B. Nội dung.
Phần 1: Củng cố lý thuyết
	I. ĐặC ĐIểM, YÊU CầU CủA VĂN THUYếT MINH:
	Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng mà người làm bài cần phải nhận thức, nắm bắt một cách đầy đủ bởi phương thức biểu đạt sẽ chi phối cách nhìn, cách lựa chọn chi tiết của đối tượng để phục vụ cho mục đích văn bản và cách diễn đạt của người viết. Hơn nữa khi thuyết minh, ngoài quan sát đặc điểm bên ngoài, còn phải tìm hiểu bản chất bên trong của đối tượng. Những đặc điểm ấy thường gắn với tác dụng của đối tượng đối với cuộc sống. Vì vậy người viết văn thuyết minh phải nắm vững các đặc điểm và những yêu cầu của văn thuyết minh
Đặc điểm:
Tính tri thức:
Một bài văn thuyết minh hay phải cung cấp những kiến thức nào đó thật tường tận cho người đọc. Nói như vậy không có nghĩa là những thể loại khác không mang lại kiến thức cho người đọc mà cần hiểu rằng với các thể loại khác, việc truyền thụ tri thức không phải là nhiệm vụ chính. Còn văn thuyết minh, nhiệm vụ chính là cung cấp tri thức về đối tượng được thuyết minh. Tri thức trong văn bản thuyết minh được truyền thụ một cách trực tiếp và có hệ thống. Chẳng hạn trong bài “Cây dừa Bình Định”(trang 114 SGK N văn 8)người viết đã cung cấp một cách có hệ thống những tri thức về loài cây này: công dụng, sự phân bố, phân loại Trong khi cùng một đối tượng là “cây dừa”, nhưng trong bài thơ “Dừa ơi” của Lê Anh Xuân chủ yếu là lay động trái tim người đọc bằng hình tượng cây dừa mang ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp kiên trung, bất khuất của con người quê hương:
	 “Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi.
	Mà lá tươi xanh mãi đến giờ?
	Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi,
	Xào xạt lá dừa hay tiếng gươm khua.
	Vẫn như xưa, vườn dừa quê nội,
	Sao lòng tôi bỗng thấy yêu hơn,
	Ôi, thân dừa đã hai lần máu chảy,
	Biết bao yêu thương, biết mấy oán hờn.
	Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
	Lá vẫn xanh rất mực diụ dàng.
	Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
	Như dân làng bám chặt quê hương"
Tính khoa học:
Do mục đích của văn bản thuyết minh truyền thụ tri thức, cho nên văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo tính khoa học của tri thức. Dẫu vẫn được phép sử dụng phương thức miêu tả, tự sự nhưng không cho phép tưởng tượng, hư cấu như trong văn bản nghệ thuật mà phải phản ánh đúng bản chất và quy luật của sự vật một cách chân thực như nó vốn có.
Tính khách quan: 
Nói đến tính khách quan của văn thuyết minh cần phải hiểu là : Một là tính khách quan trong thái độ của người viết, có nghĩa là phải bình thản, trung thực khi viết, không được xen tình cảm cá nhân vào. Hai là tri thức bài văn thuyết minh phải phù hợp với thực tế khách quan như đã đề cập đến trong tính khoa học ở trên.
Chính vì bảo đảm tính khách quan mà Hoàng Văn Huyền trong bài thuyết minh về cây dừa Bình Định đã tỏ ra rất bình thản và trung thực trong việc giới thiệu những đặc điểm và công dụng của cây dừa. Ngay cả khi dẫn câu ca dao thì vẫn không hề bị chi phối bởi khả năng lay động tình cảm trong câu ca đó.
Tính thực dụng:
Không phải chỉ có văn thuyết minh mới có tính thực dụng mà bất cứ thể loại văn nào cũng có tính thực dụng của chính nó. Với văn bản nghệ thuật, tính thực dụng là ở chỗ tác động lên tình cảm của con người, rung cảm người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật. Tính thực dụng của văn bản nghị luận thể hiện ở chỗ nó tác động đến trí tuệ nhằm thuyết phục người đọc. Còn văn thuyết minh tính thực dụng biểu hiện ở chỗ nó trực tiếp giới thiệu, cung cấp tri thức nhằm chỉ đạo thực tiễn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chẳng hạn, sách hướng dẫn về kỹ thuật nấu nướng sẽ giúp cho ta nắm bắt được một cách dễ dàng về chế biến các món ăn. Hoặc một chiếc máy gia dụng mới, người ta có thể dựa vào bản thuyết minh (catalog) để lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng.
Yêu cầu:
Phải nắm bắt được đặc trưng sự vật:
Chúng ta biết sự vật trên thế giới muôn hình muôn vẻ, biến đổi khôn lường. Vậy, nắm bắt đặc trưng của sự vật là vô cùng quan trọng. Đặc trưng sự vật chính là nét phân biệt giữa sự vật này và sự vật khác. Nếu nắm bắt được đặc trưng của sự vật thì trọng tâm của bài văn mới được biểu đạt một cách rõ ràng, có vậy mới giúp người đọc nắm bắt được chính xác, cụ thể đối tượng mình thuyết minh.
Vậy làm thế nào để nắm băt được đặc trưng sự vật? Thiết nghĩ, không gì hơn là nghiên cứu sâu, nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng được thuyết minh tức là phải hiểu biết đối tượng có đặc điểm tiêu biểu gì, có cấu tạo ra sao, nó hình thành như thế nào, có giá trị, ý nghĩa gì đối với con người. Có nghiên cứu tỉ mỉ thì mới thuyết minh được rõ ràng cụ thể. Như vậy tri thức này có được là do trực tiếp quan sát, thể nghiệm. Mặt khác những tri thức do gián tiếp có được như tìm hiểu qua những nhà chuyên môn hoặc sách vở. Vậy là vừa có kinh nghiệm trực tiếp, vừa có kiến thức gián tiếp, chắc chắn các em sẽ viết được bài thuyết minh có giá trị.
Phải làm rõ mạch thuyết minh:
Mạch lạc là yếu tố cần thiết cho mọi thể văn. Với văn thuyết minh thì yêu cầu này càng cao. Bởi vì mục đích chính của thuyết minh là đem đến cho người đọc một hiểu biết tương đối hoàn chỉnh về đối tượng( dù chỉ là một mặt, một phương diện). Vậy nên, các tầng thứ trình bày càng rành mạch, rõ ràng thì chắc chắn sự lĩnh hội của người đọc sẽ dễ dàng.
Sự mạch lạc trong văn thuyết minh cũng hiển thị ở trình tự trình bày. Sự vật khách quan muôn hình muôn vẻ, bởi vậy trình tự thuyết minh cũng phải hết sức linh hoạt. Có thể thuyết minh theo trình tự không gian, thời gian, phương diện, cấu trúc, miễn sao hợp lý, lôgic, rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ phải chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu:
 Ngôn ngữ phải chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu vẫn biết là yêu cầu chung cho tất cả các thể loại văn chương nhưng với văn thuyết minh thì yêu cầu này về ngôn từ càng nghiêm ngặt và có nét riêng. Cụ thể là, ngoài yêu cầu về quy tắt ngữ pháp trong dùng từ, đặt câu còn đòi hỏi phải chuẩn xác, phù hợp với thực tế khách quan của sự vật, vừa không được phép khoa trương, vừa không được phép đa nghĩa, càng không được mơ hồ. Có như vậy mới bảo đảm tính chính xác, khoa học trong những tri thức cung cấp cho người đọc.
Ngôn từ trong văn thuyết minh đòi hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Tất nhiên ngắn gọn không có nghĩa là què quặt, thiếu hụt nội dung trọng tâm về đối tượng. Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu nhưng cũng phải đạt tới sự sinh động thì mới có sức hấp dẫn.
II. PHƯƠNG PHáP:
Phương pháp nêu định nghĩa:
Đây là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lôgic của thuộc tính sự vật bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Muốn thuyết minh chuẩn xác đối tượng theo cách định nghĩa, cần nắm hai vấn đề: Một là tính chất của đối tượng, nó thuộc loại nào. Hai là đặc điểm riêng của đối tượng, tức là chỗ khác với đối tượng cùng loại. Chẳng hạn:
Giun đất là động vật cố đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
Phương pháp liệt kê:
Đây là phương pháp lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nào đó. Bài thuyết minh về cây dừa Bình Định (trang 114 SGK N-văn 8) là điển hình cho phương pháp này.
Phương pháp nêu ví dụ:
Đây là phương pháp thuyết minh sự vật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Với cách này ta có thể thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn, tạo ấn tượng cho người đọc. Thuyết minh nêu ví dụ thường có hai cách:
Nêu ví dụ liệt kê: Tiêu biểu có bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” (SGK N-Văn 8).
Nêu ví dụ điển hình: Chẳng hạn “Cây ngân hạnh cổ thụ ở chùa Định Lâm tỉnh Sơn Đông cao đến 24,7m; đường kính thân cây 5m, phải 8 người mới ôm xuể. Nghe nói đã có tới 3000 năm tuổi”. 
Phương pháp so sánh:
Đây là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng cùng loại để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh, để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được thuyết minh. Ví dụ: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: hú ... ụng. Nhà nghèo chỉ cần chải nhỏ đem luộc chín với chấm với nước mắm ớt ăn với cơm cũng qua bữa. Hoặc tốn công một chút, cho thêm phụ gia như đạu phụ rang giã giập, rau ram, rau thơm thái nhỏvào cũng đủ làm món nộm măng ngon lành và hấp dẫn. 
Măng xào với mực tươi nhâm nhi với bia thì hết ý! Măng đem nấu với canh cá lóc, với lươn, với thịt gà hay thịt ếch, thịt nhái,nước canh ngọt lừng, ăn mãi quên no. Măng còn làm món kho với thịt chân giò hay thịt ba chỉ hoặc hầm nhừ với xươngheo thì càng tăng thêm hương vị khoái khẩu. Còn món ăn chua thì đã có món măng chua. Măng sẽ đem ngâm nước chua sẽ có cái vị độc đáo mà người ăn lần đầu cảm thấy lạ miệng cứ muốn nhai hoài chưa muốn nuốt vội. Măng chua không thái ( xắt) mà chỉ xé dọc, xé nhỏ có thể ăn kèm thêm với chút rau thơm và ớt.
	Măng khô thường là loại măng vòi đem luộc qua rồi xé dọc ra thành từng miếng dài phơi ngoài nắng cho thật khô, xong cho vào bì ép lại thành tấm. Măng khô có thể để được lâu và chở đi xa mà không sợ bị mốc hay ngã mùi. Chỉ khi nào dùng mới đem nước lã qua đêm cho mềm và ra hết chất bẩn.
	Măng khô thuộc món ăn cao cấp, thường nấu chung với gà hầm, cá ám, vịt tiềm hải sâm... để phục vụ các thượng đế khó tính và sành điệu trong trong khoa ẩm thực. Trong các đám tiệc, trên mâm cỗ sang trọng không bao giờ để thiếu vắng măng le. Trong nghệ thuật ăn uống của ông cha ta , măng le được khai thác và chế biến khá tinh vi, nâng lên thành món ăn độc đáo và bổ dưỡng.
 ( Theo Thế giới trong ta)
	e) Thuyết minh về một loài vật thường là:
	- Nguồn gốc
	- Hình dáng
	- Lợi ích
	Ví dụ: Thuyết minh về con trâu
Trâu là động vật thuộc bò( Bovidae(, phân bộ Nhai lại ( Ruminantia), nhóm Sừng rỗng (Cavicornes), bộ Guốc chẵn( Actiodactyla), lớp Thú có vú ( Manmalia).
Trâu Việt Nam ( Bubalus) có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg ( 300- 600 kg), trâu đực 400- 500 kg ( 350- 700kg) [...]
Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trong đàn cái, trâu 4 tuổi đẻ lứa đầu chiếm 45-47%. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỉ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40- 45 %, ở đồng bằng là 20- 25% . Một đời trâu cái thường cho 5- 6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22-25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc thời kì sinh trưởng khi hết 6 tuổi ( 8 răng cửa).
Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày: lực kéo trung bình trên 70-75 kg bằng 0,36- 0,4 0 mã lực. Trâu loại A, mỗi ngày kéo 3- 4 sào, loại B: 2-3 sào và loại C: 1, 5 - 2 sào Bắc Bộ; kéo xe; ở đường xấu tải trọng 400- 500kg, đường tốt 700- 800 kg và trên đường nhựa với bánh xe hơi kéo trên 1 tấn; kéo gỗ: trên đường đồi núi, thường một trâu kéo0,5-1,3 m3 với đoạn đường 3-5 km.
Khả năng cho thịt: Trâu cái có tỉ lệ thịt xẻ 42%; trâu thiến: 45% và trâu đực: 48%. Khả năng cho sữa: 400- 500kg sữa trong một chu kì vắt. Mỡ sữa 9-10%. Khả năng cho phân: trong 24 giờ, trâu 2 răng thải ra 10kg phân, trâu 4 răng : 12- 15 kg và trâu trưởng thành thành: 20-25kg.
Thành phần hóa học của thịt trâu ( thịt bắp): 74,2% nước, 21, 9% Prôtít, 3% lipít, 0,9% tro, 30 mg% cna xi, 150 mg phốt pho. Thành phần sữa tươi: 77, 2% nước, 7% prôtít, 10%lipít, 5%gluxít, 0, 8% tro, 190 mg% can xi, 135 mg% phốtpho.
 ( Theo Từ điển Bách khoa nông nghiệp, Hà Nội, 1991)
 3. Phần kết bài:
a) Vị trí và chức năng của phần kết bài:
	Người xưa nói : Tinh thần bài văn ở cả chỗ kết bài. Một bài văn nếu chỉ có ở mở bài hay và thân bài phong phú hấp dẫn không thôi vẫn chưa đủ, còn phải kể đến kết bài đẹp. Kết bài viết hay sẽ có tác dụng làm sâu sắc thêm chủ đề, tạo nên dư âm, dư vị cho bài viết. Bởi thế, các nhà văn nổi tiếng đều rất kĩ trong việc kết bài.
	Kết bài phải theo một nguyên tắc có lợi cho việc làm nổi bật chủ đề, làm sâu sắc chủ đề, giúp người đọc đi sâu tìm hiểu nội dung bài văn. Bạch Cư Dị trong Bài tựa Tân nhạc phủ có đề cao ý nghĩa của cách viết : Kết bài tỏ rõ cái ý bài, chính là vậy Tạ Trăn trong Tứ Minh thi thoại có nói : Kết bài phải như đánh chuông, cái âm còn ngân mãi. Lí Ngư trong Nhân tình ngẫu kí lại nói hình ảnh hơn : Vừa kết thúc là cũng như hớp hồn vậy, khiến người ta đọc qua bao ngày rồi mà vẫn âm thanh như còn vang vọng, hình ảnh vẫn còn trước mắt. Nghĩa là, cái kết bài cần phải làm cho người ta còn suy tư dư vị.
	Phần kết bài không phải chỉ là tổng kết, tóm lược, củng cố những luận điểm cơ bản những kết luận đã trình bày trong phần thân bài mà còn nhấn mạnh, khẳng định lại vấn đề ở tầm nhìn cao hơn. Cũng không phải là nhắc lại lời phán đoán khái quát, lời nhận định tổng quát mới đã nêu trong phần mở đầu mà thực chất là một khái quát mới vào cách nhìn nhận vấn đề , nâng vấn đề lên. Thường thì trong vấn đề này người ta nêu lên mối tương quan biện chứng giữa các luận điểm hoặc cũng có thể nêu ý nghĩa, tác dụng chủ yếu về mặt giáo dục và nhận thức vấn đề đối với bản thân người viết, đề ra phương hướng suy nghĩ và hành động có thể gợi lên một vấn đề nghiên cứu khoa học, để tiếp tục đi sâu - tức là mở ra hướng cho tương lai. Đây là tính tích cực sáng tạo nảy sinh ra sau một đoạn đường suy nghĩ, tìm hiểu vấn đề. Như thế, kết bài vừa phải có thu lại, vừa phải có mở ra.
	Trong phần kết bài nếu có những ý sắc sảo, độc đáo sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hoàn tất, trọn vẹn, gợi những ý nghĩ, cảm xúc sâu sắc, tạo được dư âm cuối cùng ở người đọc.
	Có thể mượn một câu nói thâm thúy, đặc sắc, giàu ý nghĩa của một danh nhân để khép bài lại thay cho người viết.
	Tóm lại, viết phần kết bài tốt sẽ làm tăng thêm giá trị cho bài văn.
	Phần kết bài có quan hệ hữu cơ với phần mở bài và phần thân bài. Như đã nói, đặc biệt là giữa phần kết bài và phần mở bài phải thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất về mặt nội dung cũng như phong cách diễn đạt. Đó là mối liên hệ chiếu ứng giữa hai bộ phận gián cách của bài văn. Mối quan hệ này còn được gọi là mối tương quan đầu - cuối của một văn bản. Giữa hai phần này không những có sự tiếp mạch về nội dung mà còn có chung một dáng dấp nào đó, một giọng văn tương ứng thể hiện được sự nhất trí về phong cách của người viết: mở ra làm sao, gói lại làm vậy.
	Về đơn vị văn bản, cũng giống như phần mở bài, phần kết bài là một đoạn văn hoàn chỉnh. Vậy yêu cầu và phương pháp viết đoạn văn này như thế nào?
	b) Yêu cầu và phương pháp viết kết bài
- Về mặt nội dung: 
 Phần kết bài kết tụ được những điểm tinh túy, cơ bản nhất của vấn đề nghị luận, bằng những nét ngắn gọn, khái quát nhất có tính nâng cao giúp người đọc nhớ cái cốt lõi và có cái nhìn tổng quát lại toàn bộ vấn đề, chốt lại những điểm chủ yếu, khẳng định lại cách giải quyết của mình một cách chắc chắn, đầy đủ ở tầm nhìn cao hơn.
	Nên để tự thân vấn đề nói lên những kết luận cần thiết. Tuy nhiên, nếu thấy cần, có thể liên hệ thực tế, rút ra những bài học ( chung và riêng) đề ra phương hướng hành động thiết thực, cụ thể và sát hợp. 
 Những bài học liên hệ phải chân thành xuất phát từ nhận thức, từ tấm lòng, từ kinh nghiệm sống của bản thân, hết sức tránh lối liên hệ gò ép, cứng nhắc, giả tạo, lên gân ồn ào hoặc sáo mòn công thức, có thể lắp vào bất kì bài văn nào .
	Phần kết không nên viết dài, dễ lan man, trùng lặp với phần trên. Nên viết cô đúc, súc tích.
 Cần phải chuẩn bị cho phần kết ngay từ khi làm dàn ý, nghĩa là phải dự kiến trước cái kết thúc của một bài viết. Tránh tình trạng viết gần xong bài, những phút cuối cùng mới nghĩ tới phần kết thúc, đầu óc đã mỏi mệt và vì thiếu suy nghĩ trước, lại viết vội vàng nên ý tứ thường chung chung, hời hợt, nông cạn, có khi không ăn nhập gì với nội dung của bài, thậm chí không thành kết luận. Nội dung bài làm dù phong phú sâu sắc đến mấy mà phần kết bài viết không tốt thì cũng gây cảm giác hụt hẫng, gây khó chịu ở người đọc.
- Về hình thức: 
 Cũng như ở phần mở bài, lời lẽ trong phần kết bài nên ngắn gọn, hết sức cô đọng, hàm súc, lời văn sáng sủa, tự nhiên. Hết sức tránh lối viết bay bướm, cầu kì, dài dòng, không gây được thiện cảm mà còn ngược lại.
c) Cách kết bài 
Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu- thuyết minh, nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.
Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Hà Tây là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Hà Tây, hãy trẩy hội chùa Hương, chùa Thầy... chúng ta sẽ thấy Hà Tây đẹp biết nhường nào.
Ví dụ 2: Hàm Rồng, nơi hội tụ những vẻ đẹp của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
	 ( Lâm Bằng: Báo Nhân dân chủ nhật- 1993)
	Ví dụ 3: Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn át xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
( Bài làm của học sinh- Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD, 2004)
V. Kiểm tra, sửa chữa lại bài viết
	Người viết cần phải kiểm tra, sửa chữa bài viết trong quá trình viết văn bản và ngay cả khi bài viết đã hoàn thành. Đây là một yêu cầu không thể bỏ qua. Vì chỉ có thông qua kiểm tra, thì mới có thể tìm ra những chi tiết chưa thích hợp, có thể gạt bỏ những chi tiết không cần thiết, bổ sung thêm một số chi tiết cho bài viết hoàn chỉnh. Người viết cũng cần kiểm tra lại việc dùng từ, viết câu, lỗi diễn đạt sao cho vừa chính xác, lại vừa có sức hấp dẫn.
 Kiểm tra, sửa chữa lại bài viết không chỉ giúp cho học sinh tạo thói quen tốt khi đánh giá lại kết quả lao động của chính mình mà còn rèn luyện để tạo cho mình một kĩ năng rất cần thiết trong chuỗi những kĩ năng làm văn thuyết minh. Sự sai sót, thiếu hụt luôn được nhìn nhận một cách đầy đủ, chính xác thông qua khâu này.
C. Kết luận.
	Xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo và yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cũng như nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn dạy học chương trình và SGK mới nói chung, dạy học văn thuyết minh nói riêng ở trường THCS, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS. 
 Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ bé này, các giáo viên Ngữ văn THCS hoàn thành riêng cho mình một giáo án, một chương trình kế hoạch giảng dạy cụ thể, sinh động và đạt hiệu quả cao nhất trong việc dạy học văn thuyết minh.
 Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học văn thuyết minh ở môn Ngữ văn THCS. Chắc chắn rằng, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế cần được bổ sung hoàn thiện, rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
	Đức Hòa, ngày 15 tháng 3 năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN van thuyet minh.doc