Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ tri thức và phẩm chất đạo đức là trách nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Ở Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005 của nước ta có ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.

Một vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục là tuyên truyền giáo dục trong nhân dân để có sự đồng thuận rộng rãi về mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhất là trong giai đoạn hiện nay trên đà phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể tránh khỏi sự du nhập của các nền văn hóa không lành mạnh tác động đến tư tưởng thanh thiếu niên, làm thoái hóa, biến chất đạo đức, lối sống và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Do đó, giáo dục có vai trò quan trọng trong lịch sử của nhân loại nói chung và của đất nước Việt Nam nói riêng.

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.	
Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ tri thức và phẩm chất đạo đức là trách nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Ở Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005 của nước ta có ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
Một vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục là tuyên truyền giáo dục trong nhân dân để có sự đồng thuận rộng rãi về mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhất là trong giai đoạn hiện nay trên đà phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể tránh khỏi sự du nhập của các nền văn hóa không lành mạnh tác động đến tư tưởng thanh thiếu niên, làm thoái hóa, biến chất đạo đức, lối sống và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Do đó, giáo dục có vai trò quan trọng trong lịch sử của nhân loại nói chung và của đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy rằng việc chấn hưng nền giáo dục Việt Nam đã được cải tiến và hoàn thiện như các nước trên Thế giới nhưng chúng ta không thể không lo sự tụt hậu của nó nhất là trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn hàng ngày, hàng giờ cho thấy sự khó khăn, sút kém khó đẩy lùi trong nền kinh tế - văn hóa - xã hội đang cần cảnh báo như: Chất lượng dạy và học chưa đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội đặt ra, đạo đức học sinh suy giảm, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Nguyên nhân thực tế của những hiện tượng trên là do: Công tác quản lý, sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục “nhà trường - gia đình và xã hội” chưa chặt chẽ, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con, em mình, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sự ân cần quan tâm đến các em còn qua loaChính vì thế mà dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như: Học sinh thường đi học sớm la cà ở các quán, các tiệm chơi Game, cúp tiết trốn học ngày càng nhiều, tác phong không chuẩn mực, ngôn phong ứng xử thiếu tế nhị giữa học sinh với học sinh và học sinh đối với giáo viên
Là một giáo viên chủ nhiệm tôi hết sức quan tâm đến vấn đề này. Tôi thường suy nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm tại lớp mình? Làm sao cho các em được an tâm đạt kết quả tốt trong học tập mà không gì khác hơn là thực hiện tốt công tác quản lý lớp chủ nhiệm. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này và làm tiền đề cho những năm học tiếp theo.
II. Mục đích :
Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THCS Tân Hội Trung.
III. Lịch sử vấn đề:
Trong những năm thực hiện công tác giáo dục, bên cạnh làm công tác giảng dạy chuyên môn thì nhiều năm liền được phân công làm công tác chủ nhiệm, trong năm học 2011 - 2012 bản thân được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 7A1, với kinh nghiệm thực tiễn cho thấy không phải chỉ có giảng dạy về chuyên môn là quan trọng mà công tác chủ nhiệm cũng đóng vai trò quan trọng không kém; không những ngoài việc hoàn thành các hồ sơ sổ sách, thông báo thông tin quan trọng của Ban Giám hiệu, Đoàn, Đội cho học sinh mà còn phải tìm hiểu tâm lý của các em, động viên khuyến khích khi các em học tập sa sút, là người tư vấn cho các em khi gặp phải những chuyện buồn trong gia đình, uốn nắn những biểu hiện hành vi sai lệch của các em, tận tình giúp đỡ khi các em chưa biết chọn phương pháp nào để học tốt,. Nhằm hoàn thiện cho các em là một người công dân tốt, có đầy đủ tri thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng đề phòng và chống lại những âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đang nhắm vào lứa tuổi thanh, thiếu niên bằng con đường văn hóa không lành mạnh, để đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc giữ vai trò làm công tác chủ nhiệm không phải là một chuyện dễ làm. Muốn làm được điều này thì bản thân giáo viên chủ nhiệm phải vững về chuyên môn, kiên định mục tiêu lý tưởng của mình “yêu nghề, mến trẻ”, tận tâm, tận lực với công việc, thân thiện với học sinh, tích cực năng nổ trong công tác. Tuy nhiên, trong khi thực hiện công tác chủ nhiệm ngoài những thuận lợi thì bên cạnh đó cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc.
Với tư cách là một người giáo viên, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng của học sinh thông qua công tác chủ nhiệm ở Trường THCS Tân Hội Trung
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu :
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm ở học sinh lớp 7A1.
Thực trạng dạy học lớp 7 Trường THCS Tân Hội Trung.
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh về hai mặt giáo dục trong công tác quản lý chủ nhiệm.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng về kết quả hai mặt giáo dục của học sinh và thử nghiệm các biện pháp đề xuất ở Trường THCS Tân Hội Trung.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu luận.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Một số phương pháp nghiên cứu khác.
V. Kế hoạch thực hiện:
Thời gian : Bắt đầu từ 01/9/2011 đến 08/3/2012
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết Trung ương 2 ngày 14 tháng 9 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu: "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững"
Bộ Chính trị cũng đã đưa ra trong Kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 là phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện nhiệm vụ trên Bộ Chính trị đã đưa ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; mở rộng qui mô giáo dục hợp lý; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục - đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu về chất lượng; tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo”. Do đó công tác giáo dục được Bộ Chính trị và toàn dân coi đó là một sứ mạng của lịch sử. Nếu không có giáo dục thì con người sẽ tụt hậu, đất nước kém phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thiếu ổn định.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, để thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, trong Kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị, đồng thời quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vì một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, ngành giáo dục đặt ra cho hệ thống giáo dục việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết cho những nhà quản lý cũng như mỗi người giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ thuộc vào giờ lên lớp của từng cá nhân của mỗi giáo viên và công tác quản lý của Lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Do đó công tác quản lý lớp chủ nhiệm phải được kiểm tra thường xuyên, kịp thời nhằm nắm bắt được tình hình của lớp về học tập, tâm sinh lý của học sinh và từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu, giúp các em lĩnh hội được tri thức, tiến bộ trong học tập, chuẩn mực ngôn phong, tác phong cho các em, để các em có đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của xã hội đặt ra “vừa hồng, vừa chuyên”, nhằm phát triển đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.
II. Thực trạng 
1. Thuận lợi:
Được sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp vững về chuyên môn, đạo đức tác phong chuẩn mực, luôn năng nổ nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn.
Bản thân có sức khỏe tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, nắm được tình hình lớp ngay từ đầu năm học.
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo tốt cho việc thực hiện công tác giáo dục.
Các bậc phụ huynh học sinh của lớp 7A1 ngày càng có trách nhiệm hơn trong công tác giáo dục, quản lý chặt chẽ trong học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của các em, hỗ trợ giúp đỡ nhà trường về mọi mặt để bộ mặt giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên. 
Đa số học sinh ngoan hiền, chú ý đến việc học tập, biết sửa đổi khi phạm sai lầm, chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
2. Khó khăn:
Một số em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ phải đi làm thuê, làm mướn suốt ngày nên chưa quan tâm đến việc học của các em.
Môi trường xung quanh có rất nhiều tụ điểm vui chơi giải trí, nên một số học sinh đã bị cuốn hút vào nơi đó và lãng quên việc học của mình.
Phụ huynh học sinh thiếu thông tin về kiến thức xã hội, kiến thức nuôi dạy con, chưa tự giác, chủ động phối hợp với nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý con em mình, chỉ khi nào mời thì các bậc phụ huynh mới đến, đôi khi không đến.
Một số học sinh ngại lao động, thường xuyên đi học trễ, ăn mặc có lúc chưa đúng theo nội qui nhà trường, chưa chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, nghỉ học không lý do thỉnh thoảng chửi thề, nói tục, đánh nhau
Kết quả học tập ở cuối năm học trước của lớp còn thấp.
Một số giáo viên trong Hội đồng sự phạm còn yếu tay nghề hoặc có nhiều kinh nghiệm nhưng tiết dạy chưa chuẩn bị chu đáo, chỉ mang tính hình thức, bài dạy chưa đào sâu kiến thức cho học sinh, quản lý học sinh trong tiết dạy còn lỏng lẻo, chưa nghiêm túc nên dẫn đến các em chán học hay bỏ tiết.
Học sinh chưa theo kịp phương pháp dạy nêu vấn đề của giáo viên.
Tóm lại, trước những thực trạng trên thì bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở, suy nghĩ với phương pháp quản lý của mình như thế nào để lớp chủ nhiệm ngày càng tiến bộ hơn, lớp luôn đạt là Chi đội mạnh, học sinh của lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, giảm đi những hành vi sai lệch vi phạm nội qui trường, lớp, bản thân các em luôn thấy an toàn và an tâm trong học tập, kết quả học tập ngày càng tiến bộ? Với những trăn trở đó tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thành được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với lãnh đạo ngành cũng như lương tâm của một nhà giáo, một sứ mệnh mà xã hội đã giao cho.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1. Xây dựng hình tượng, rèn luyện nhân cách của giáo viên:
Lao động của người giáo viên, lao động sư phạm là loại hình lao động đặc biệt; đối tượng lao động của người giáo viên là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cùng với nhân cách của nó. Đối tượng này  ... giáo viên chủ nhiệm nắm được những thiếu sót trong phương pháp giảng dạy của GVBM và đóng góp chân thành, khéo léo, tế nhị sẽ giúp cho giáo viên bộ môn điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy của mình, giúp học sinh hiểu bài, thích học bộ môn mình hơn. 
Ngoài ra, việc liên hệ thường xuyên với giáo viên bộ môn sẽ giúp cho GVCN nắm rõ được mức độ học tập, nề nếp của lớp hàng ngày.
7. Tổ chức mô hình “Đôi bạn cùng tiến”:
Phân công một học sinh kèm một học sinh. Mỗi ngày kiểm tra bài và bài tập của bạn, nhắc nhở bạn học bài, làm bài tập, thực hiện tốt nội quy của nhà trường và hướng dẫn các bạn làm những bài tập mà họ không làm được.. Mỗi tuần báo cáo tình hình học tập của lớp vào tiết sinh hoạt lớp. 
8. Tổ chức đối thoại trực tiếp:
Trong quá trình quản lý lớp, cán bộ lớp cũng gặp khó trong việc giải quyết xử lý tình huống trên lớp, do đó giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức một cuộc đối thoại trực tiếp với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình, đồng thời là cơ hội để giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, phong cách giao tiếp ứng xử với bạn bè cho cán bộ lớp . . . làm sao cán bộ lớp đủ khả năng lãnh đạo tạo được sự đoàn kết thống nhất trong tập thể giúp tập thể ngày càng vững mạnh. 
9. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh:
Cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để kiểm tra góc học tập, thời khoá biểu học ở nhà của mỗi học sinh, giờ giấc đi học và về của các em có hợp lí không 
Nắm rõ thời khóa biểu chính khóa và phụ đạo để theo dõi giờ giấc của các em, kiểm tra sổ liên lạc hàng tháng để biết kết quả học tập nhằm có sự nhắc nhở, động viên kịp thời.
IV. Hiệu quả áp dụng: 
Với những giải pháp trên khi tôi áp dụng vào lớp 7A1 mà tôi được phân công phụ trách, kết quả cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực: 
Không còn học sinh đi học trễ
Hạn chế học sinh vắng.
Phong trào thi đua đều đạt thứ hạng cao, nhất hoặc nhì hàng tuần.
Không có học sinh trốn học, cúp tiết, la cà ở các quán, tiệm game.
100% học sinh chú ý trong học tập, ít nói chuyện trong giờ học.
Học sinh trung thực, thẳn thắn, đoàn kết, không ỉ lại vào bạn bè.
Các em luôn giúp đỡ nhau trong học tập và đạt kết quả đáng khích lệ.
Với giải pháp trên nếu tiến hành tốt, triệt để thì chắc chắn rằng lớp sẽ đạt được kết quả cao hơn ở cuối học kỳ.
V. Bài học kinh nghiệm: 
Trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm, tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong quá trình thực hiện cũng rút ra được một số bài học quý báo.
Học sinh cố gắng nhiều trong học tập cũng như trong công tác quản lý lớp, ít vi phạm nội qui nhà trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, đảm bảo tính trung thực khách quan trong chế độ báo cáo của học sinh.
Được sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên bộ môn, có biện pháp và hỗ trợ kịp thời cùng giáo viên chủ nhiệm.
Được sự quan tâm của gia đình, kết hợp chặt chẽ cùng giáo viên chủ nhiệm bên cạnh sự giúp đỡ của BGH nhà trường của chính quyền địa phương. 
Giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả hơn và có thời gian thực hiện công tác khác.
Trên đây là một vài biện pháp trong phần quản lí học sinh của lớp chủ nhiệm rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để giúp đỡ tôi làm tốt hơn cho năm học sau. Xin chân thành cảm ơn!
C. KẾT LUẬN 
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Bằng kinh nghiệm của mình khi tôi áp dụng vào thực tế, thì nắm bắt tình hình học sinh khi không đứng lớp, xử lí học sinh kịp thời, được phụ huynh thống nhất, vai trò tự quản của các em được nâng cao. Tôi tin rằng với biện pháp nêu trên, được sự giúp đỡ của giáo viên bộ môn, của BGH nhà trường, gia đình và xã hội, kết quả trong công tác chủ nhiệm lớp sẽ đạt cao hơn.
II. Khả năng áp dụng:
Bản thân là một giáo viên với tinh thần “yêu nghề, mến trẻ” thì đối với tất cả giáo viên nói chung và những người làm công tác chủ nhiệm nói riêng với những biện pháp đơn giản, dễ áp dụng đó, tôi nghĩ rằng có thể áp dụng rộng rãi và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
III. Đề xuất, kiến nghị:
Thông qua thực tế nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm ở học sinh lớp 7A1 ở trường THCS Tân Hội Trung tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
1. Đối với giáo viên, phải luôn quan tâm, giúp đỡ, lắng nghe ý kiến của các em để có biện pháp xử lí thích hợp giúp các em nhìn nhận những vấn đề đúng, sai và để tự hoàn thiện mình.
Chú ý xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mỗi lớp học cần lập đội tự quản hoặc đội xung kích gồm các thành viên ưu tú trong lớp để theo dõi, nhắc nhở các học sinh vi phạm hoặc kịp thời báo cáo tình hình cho giáo viên chủ nhiệm hay Ban giám hiệu để có biện pháp chấn chỉnh đúng lúc.
	Cần phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh và phụ huynh học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của học vấn, đó là học không chỉ để thi cử, đỗ đạt có nghề nghiệp ổn định mà học đến nơi đến chốn là để hoàn thiện nhân cách, để tự khẳng định mình trong cộng đồng xã hội. Từ sự nhận thức này, học sinh sẽ sống có trách nhiệm hơn, phụ huynh học sinh sẽ quan tâm, theo dõi việc học tập của con em mình chặt chẽ hơn và đầu tư thời gian, tiền bạc cho việc học tập của các em nhiều hơn.
2. Đối với gia đình, phải luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, từ đó đưa ra các biện pháp xử lí giúp các em có tinh thần học tập tốt hơn.
3. Đối với nhà trường 
- 	Nhà trường cần thắt chặt kỷ luật hơn nữa, phải xây dựng một nề nếp, kỷ cương chặt chẽ, kiên quyết xử lý thật nghiêm những hành vi vi phạm đạo đức một cách thường xuyên và có hệ thống theo Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khen thưởng, kỷ luật học sinh. Ngay từ đầu năm học, nhà trường cần phổ biến trước toàn thể học sinh qui định về các hình thức khen thưởng, xử phạt. Chẳng hạn nếu học sinh vi phạm các lỗi thông thường như đi trễ, không đồng phục, nhuộm tóc loè loẹt, hút thuốcsẽ bị viết kiểm điểm hay bị phạt cấm túc đi lao động trái buổi từ 1 đến 3 ngày tùy mức độ vi phạm. Nếu học sinh cúp tiết, nghỉ học không lý do, nhà trường kiên quyết mời bằng được phụ huynh học sinh đến để trao đổi và cho học sinh làm cam kết không tái phạm. Nếu học sinh tiếp tục những vi phạm này thì trường sẽ phạt cấm túc hoặc đưa vào danh sách học sinh cá biệt để có cách thức giáo dục riêng. Đối với các vi phạm lớn như đánh bạn, uống rượu, vô lễ với giáo viên, phá hoại tài sản, vi phạm luật giao thông có quyết định xử phạt của công an thì nhà trường sẽ lập Hội đồng kỷ luật để thi hành kỷ luật các em theo Thông tư 08 của Bộ Giáo dục. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời những học sinh cá biệt có ý thức sửa đổi tiến bộ dù là tiến bộ nhỏ nhằm khuyến khích các học sinh khác phấn đấu theo.
Đối với việc giáo dục học sinh cá biệt, hàng quý, giáo viên chủ nhiệm lập danh sách những học sinh thường xuyên vi phạm nội qui như trốn học, không thuộc bài nhiều lần, hay quấy phá trong giờ học, không đồng phục.v.vđể nhà trường tập hợp và tổ chức các buổi sinh hoạt đặc biệt. Việc chủ trì các buổi sinh hoạt này sẽ do Ban đại diện cha, mẹ học sinh đảm nhiệm cùng với sự có mặt của Ban giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh của các em. Nội dung chính của buổi làm việc là giáo viên chủ nhiệm thông qua tình hình đạo đức học sinh để phụ huynh học sinh, Ban đại diện và Ban giám hiệu có ý kiến nhắc nhở, uốn nắn. Sau đó, cho từng em phát biểu, trình bày nguyện vọng nếu có và hứa hẹn, ký vào bản cam kết không tái phạm kèm theo chữ ký xác nhận của phụ huynh các em. Nhà trường sẽ giao cho giáo viên chủ nhiệm giữ các bản cam kết này để nhắc nhở các em khi cần.
Trường cần chọn những giáo viên có nhiều kinh nghiệm giáo dục học sinh để quản lý các lớp có nhiều em có ý thức kém hay các lớp đầu cấp. Kinh nghiệm cho thấy chính tài năng, đức độ của thầy cô có sức cảm hóa rất lớn đối với các học sinh hư hỏng, kém ý thức học tập. Ngoài ra, nhà trường cũng nên thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm, định kỳ kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm về công tác giáo dục đạo đức, có chế độ động viên, khen thưởng những giáo viên có thành tích tốt trong công tác này. 
	Hàng tháng cần tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ pháp lý trong đó có mời các cán bộ công an của đội Phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội và công an giao thông đến tuyên truyền kiến thức pháp luật cho toàn thể học sinh dưới sân cờ. Cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật giữa các lớp với nhau kèm theo các phần thưởng hấp dẫn.
	Thành lập hộp thư tư vấn học đường để học sinh bày tỏ các thắc mắc về tâm tư, tình cảm, các vấn đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, học tập kể cả việc tố giác những hành vi tiêu cực của các học sinh cá biệt.
Trên đây cũng chỉ là ý kiến chủ quan của tôi, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và chính xác hơn.
 NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN, XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG, CHỦ ĐỀ TÀI KÝ TÊN
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BAN GIÁM HIỆU PHÊ DUYỆT
Tân Hội Trung, ngày 07 tháng 3 năm 2012
Người thực hiện
Tạ Thị Thu Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM CONG TAC CHU NHIEM.doc