Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I./ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Cơ sở lý luận:

Để phát triển nguồn nhân lực tạo nên tinh hoa trí tuệ cho loài người làm chủ tương lai đất nước phát hiện sớm nhất là cấp Tiểu học chọn và bồi dưỡng sinh năng khiếu, tạo nguồn cho cấp học trên cần chú trọng các yếu tố: tính chất số học, yếu tố hình học, giải toán có lời văn, đại lượng và phép đo đại lượng, yếu tố phát triển năng lực trí tuệ, rèn các thao tác tư duy như phân tích tổng hợp, so sánh ,khái quát tạo nên các phẩm chất: linh hoạt, độc lập, sáng tạo.

Học phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết tực cho cuộc sống. Trong các môn học, môn toán là môn có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề Việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó giúp các em định hướng cho không gian, gắn liền học tập với cuộc sống xung quanh và hỗ trợ cho học sinh học tập tốt các môn học khác như mĩ thuật, tập viết, tự nhiên và xã hội . Đối với nội dung giảng dạy về đo lường các em đã học làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao, nó là một thuộc tính trìu tượng của các sự vật và hiện tượng. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Chính vì vậy mà bản thân tôi nghiên cứu chọn đề tài:” Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5 “.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
 TRƯỜNG TH & THCS MỸ XƯƠNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 RÈN KỸ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện: DƯƠNG THANH THỦY
 Năn học: 2011 – 2012
PHỤ LỤC
oOo
A. Phần mở đầu
	I. Lý do chọn đề tài
	 1. Cơ sở lý luận
	 2. Cơ sở thực tiễn
	II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
	III. Giới hạn đề tài
	B. Phần nội dung
	I. Cơ sở lý luận
	II. Cơ sở thực tiễn
	III. Thực trạng và những mâu thuẩn
	IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề
	 1. Cải tiến phương pháp dạy học
	 2. Cải tiến một số kỹ thuật dạy học
	V. Hiệu quả áp dụng
	C. Kết luận	
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I./ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
1. Cơ sở lý luận:
Để phát triển nguồn nhân lực tạo nên tinh hoa trí tuệ cho loài người làm chủ tương lai đất nước phát hiện sớm nhất là cấp Tiểu học chọn và bồi dưỡng sinh năng khiếu, tạo nguồn cho cấp học trên cần chú trọng các yếu tố: tính chất số học, yếu tố hình học, giải toán có lời văn, đại lượng và phép đo đại lượng, yếu tố phát triển năng lực trí tuệ, rèn các thao tác tư duy như phân tích tổng hợp, so sánh ,khái quát tạo nên các phẩm chất: linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
Học phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết tực cho cuộc sống. Trong các môn học, môn toán là môn có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề  Việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó giúp các em định hướng cho không gian, gắn liền học tập với cuộc sống xung quanh và hỗ trợ cho học sinh học tập tốt các môn học khác như mĩ thuật, tập viết, tự nhiên và xã hội.. Đối với nội dung giảng dạy về đo lường các em đã học làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao, nó là một thuộc tính trìu tượng của các sự vật và hiện tượng. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Chính vì vậy mà bản thân tôi nghiên cứu chọn đề tài:” Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5 “.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong dạy học toán lớp 5 việc rèn học sinh yếu đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại và diễn ra thường xuyên trong mọi tiết toán. Ở học sinh đòi hỏi học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, khoa học. Khi giải bài tập phải vận dụng tất cả các kiến thức và khả năng đã có vào các bài tập với nhiều dạng khác nhau.
	Song đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. Thực tế trong quá trình giảng dạy đổi các đơn vị đo lường tôi thấy có đầy đủ các dạng: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại rồi đổi từ danh số đơn danh danh số phức và ngược lại.
học sinh còn lúng túng nên kết quả học tập còn chưa cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học các bài toán về đổi đơn vị đo lường tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “ Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Qua kinh nghiệm thực tế, bản thân tôi luôn luôn quyết tâm trang bị tốt cho học sinh nắm vững kiến thức để giải toán đề xuất phương pháp cụ thể hóa giúp học sinh rèn luyện tốt các kĩ năng phương pháp, tự học, tự nghiên cứu để giải tốt các bài toán có yếu tố hình học, giải toán có lời văn, bài toán điển hình...giải các bài toán về đổi đơn vị đo cho học sinh.
- Qua quá trình nghiên cứu chúng ta cần sử dụng các phương pháp sau:
	+ Phương pháp trực quan.
	+ Phương pháp đàm thoại.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm.
	+ Phương pháp phân tích nội dung.
	+ Phương pháp trò chơi,...
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Đề tài:” Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5 “. Tôi đã và đang áp dụng tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Xương trong năm học 2011- 2012.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Nội dung chương trình:
	Hệ thống các kiến thức trong nội dung đo lường ở tiểu học được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm như các nội dung khác của toán học nói riệng và các môn học khác nói chung. Hệ thống các kiến thức được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngay từ lớp 1, học sinh đã được làm quen với đơn vị đo độ dài là cm, biết đọc, viết và đo các đoạn thẳng hoặc các vật có độ dài dưới 20cm. Lớp 2 , 3 các em dần dần làm quen lần lượt với các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng, đon vị đo thời gian và dung tích , biết thực hành cân, đo và đổi một số đơn vị đo đã học. Lớp 4 học sinh đã được hoàn chỉnh bảng đơn vị đo khối lượng, đo độ dài, đo thời gian, được học các đơn vị đo diện tích từ mà mm và bước đầu biết đổi các đơn vị đo đơn giản. Lớp 5 hình thành bảng đơn vị đo diện tích, được biết về một số đơn vị đo thể tích thường dùng và ghép đổi đơn giản, củng cố toàn bộ hệ thống các đơn vị đo lường thông qua nhiều tiết luyện tập. Chương trình đo lường toán 5 chiếm tỉ lệ lớn hơn so với chương trình đo lường của các lớp dưới, rèn kỹ năng đổi đơn vị nhiều hơn và mang tính tổng hợp hơn. Mặc khác, ở lớp 5 học sinh đã được học đến số thập phân nên các dạng bài tập cũng phong phú hơn.
2. Chương trình đổi đơn vị đo lường lớp 5:
- Đơn vị đo độ dài: Gồm 4 tiết ( kể cả ôn tập cuối cấp), trong đó học sinh được củng cố bảng đơn vị đo độ dài, viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Đơn vị đo khối lượng: Gồm 2 tiết học sinh củng được củng cố bảng đơn vị đo khối lượng và viết các đơn vị đo khối lượng dưới dang số thập phân.
- Đơn vị đo diện tích: Gồm 6 tiết ( kể cả ôn tập cuối năm) học sinh được học tiếp các đơn vị đo diện tích lớn hơn mvà đổi đơn vị đo diện tích.
- Đơn vị đo thể tích: Gồm 3 tiết, sau khi học về khái niệm thể tích một hình, học được hiểu khái niệm m, dm, cm quan hệ chúng và từ đó đổi các đơn vị đo đó .
- Đơn vị đo thời gian: Gồm 2 tiết về bảng đơn vị đo thời gian và đổi các đơn vị đo đó.
Ngoài ra trong các tiết học về thể tích các hình và các phép tính về số đo thời gian, học sinh cũng được luyện tập thêm về đổi đơn vị đo.
II. Cơ sở thực tiễn:
- Trong thực tế các Trường Tiểu học trong huyện nói chung và Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Xương nói riêng vẫn còn học sinh thực hiện các bài toán về chuyển đổi về đơn vị đo lường đạt tỉ lệ chưa cao.
 - Nguyên nhân trong giờ dạy toán việc tìm và sáng tạo phương pháp biện pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh còn hạn chế. Vậy cần phải làm cho các em chủ động hơn trong việc học tập và giải toán. Đây là việc làm mà giáo viên dạy lớp 5 phải suy nghĩ. 
- Tuy nhiên trong thực tế cũng còn rất nhiều em trống kiến thức do lười học, mê chơi chưa tích cực giải bài tập dẫn đến chưa thực hiện được các bài tập ở trên lớp cũng như ở nhà..
III: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
1. Thực trạng chung 
Trong năm học 2011 – 2012 tôi giảng dạy lớp 5/2 Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Xương có những khó khăn thuận lợi như sau:
a/ Thuận lợi:
- Phụ huynh học sinh quan tâm, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở cho con em đến trường.
- 100% gia đình học sinh ở gần trường học, thuận lợi cho việc đi học của học sinh, nâng cao tỉ lệ chuyên cần, đi học đều, đúng giờ.
- Học sinh hiếu học thích được đến trường, tự tin, bạo dạn, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Nêu cao ý thức tự giác học tập ở nhà, ở trường. Tham gia sôi nổi hoạt động giáo dục ngoài giờ.
- Chủ động tích cực trong học tập, đậc biệt áp dụng phương pháp dạy học sinh chủ động sáng tạo tự làm chủ tìm tòi kiến thức mới.
b/ Khó khăn:
- Một số gia đình học sinh nghèo, bố mẹ chưa quan tâm đều đặn, thiếu đồ dùng sách vở cho con em đến trường.
- Chữ viết xấu, tính toán chậm.
c/ Kết quả khảo sát ban đầu:
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Lớp 5/2
19/10
6/4
4/2
6/3
3/1
* Những mâu thuẫn:
- Học sinh của tôi chủ yếu là con nông dân nhà lao động, ít quan tâm hoặc không quan tâm đến việc học của con em, chưa xem trọng việc học của con em dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu toán nhiều. Còn một số bộ phận gia đình rất quan tâm đến các em nhưng không biết cách dạy, cách giải toán hiện nay, dẫn đến con họ cũng yếu môn Toán.
	- Còn một số em chưa ham thích học môn Toán, từ đó chưa tích cực tiếp thu bài giảng, hiểu bài chưa chắc chắn dẫn đến làm bài tập còn sai nhiều, nhất là các bài mang tính trừu tượng. Hoặc một số em do hoàn cảnh khó khăn hay phải nghỉ học phụ giúp gia đình dẫn đến “ trống ” kiến thức.
- Học sinh còn hạn chế về kiến thức ví dụ: không nhớ bảng đo đơn vị độ dài, khối lượng ... hoặc nhớ nhưng không theo một trình tự. Lí do là lười học, mê chơi dẫn đến môn Toán đạt kết quả chưa cao.
	Tóm lại: Trình độ nhận thức của các em không đồng đều, đó là những em yếu kém về học lực, có khả năng nhận thức chậm, hổng kiến thức so với yêu cầu cần đạt của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Nguyên nhân chủ yếu có thể bắt nguồn từ nhận thức chậm, lười học, hoàn cảnh là gia đình nghèo hoặc thiếu tài liệu học tập...
	Từ những khó khăn và mâu thuẫn trên tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài: ” Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5 “.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
- Ngày nay, sự nghiệp giáo dục ngày càng đổi mới. Đổi mới trên nhiều lĩnh vực –Nhất là đổi mới phương pháp dạy học góp phần phát triển năng lực của học sinh, phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy của học sinh cấp Tiểu học. 
	- Với lòng yêu nghề mến trẻ, với mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Ngành giáo dục của chúng ta sẽ làm gì và làm như thế nào để giảng dạy thế hệ trẻ. Một thế hệ là những hạt nhân, những người chủ tương lai của đất nước.Vì vậy trong công việc giảng dạy và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài toán là một vấn đề cấp bách. Bên cạnh đó phải có sự quan tâm của gia đình, ý thức học tập của học sinh và sự dìu dắt của giáo viên chủ nhiệm. Để việc giải toán đạt hiệu quả cao nên tôi đưa ra một số giải pháp sau:
Xác định các kiến thức học sinh cần được rèn luyện:
 “ Đổi đơn vị đo thời gian”.
	Đây là đơn vị đo lường mà học sinh hay đổi nhất. Vì quan hệ giữa các đơn vị của chứng không đồng nhất. Khi đổi đơn vị thời gian có cách duy nhất là thuộc các quan hệ của đơn vị đo thời gian rồi đổi lần lượt từng đơn vị đo bằng cách suy luận và tính toán. Đổi đơn vị đo thời gian là sự kết hợp tổng hòa các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân và kỹ năng tính toán của học sinh.
	+ Dạng 1: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
	- Ví dụ: 90 phút =......... giờ
 Giáo viên gợi ý học sinh nhẩm là 1 giờ = 60 phút, nên ta lấy 90 : 60 = 1,5 giờ
	Vậy 90 phút = 1,5 giờ.
	+ Dạng 2: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
	- Ví dụ: 2 năm 5 tháng = 12 tháng x 2 + 5 tháng = 29 tháng
	 2 giờ 5 phút = 60 phút x 2 + 5 phút = 125 phút
	 7 phút 15 giây = ..... phút ( có một số học sinh không thực hiện được. Từ đó, giáo viên đưa ra một số biện pháp để rèn luyện cho học sinh.
+ Biện pháp tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng kiến thức mới học để tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Trong sách giáo khoa Toán lớp 5, sau phần học bài mới có 3 bài tập để tạo điều kiện cho học sinh củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước đầu vận dụng kiến thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống. Giáo viên nên chọn trong số các bài tập này một số bài tập sẽ cho học sinh làm và chữa ngay tại lớp. Học sinh có thể làm tiếp các bài tập còn lại ngay tại lớp, hoặc có thể làm bài khi tự học.
- Chẳng hạn, với bài học “ Bảng đơn vị đo thời gian”, sau phần học bài mới nên cho học sinh làm bài tập 1 bằng cách suy luận và tính nhẩm. Bài tập 2 bài 3 dựa vào bảng đo đơn vị thời gian ( Học sinh giỏi nhẩm là biết ngay kết quả)
- Sau khi học sinh đã làm và chữa từng bài tập 2 và bài 3, nếu còn thời gian giáo viên nên cho học sinh củng cố bài học bằng cách nhắc lại kiến thức mới học. 
- Quá trính tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học, bước đầu vận dụng kiến thức mới học sẽ góp phần giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, thực hiện “ Học thông qua hoạt động”. 
+ Biện pháp hướng dẫn học sinh nhận ra các kiến thức đã học và các bài tập tương tự.
 - Học sinh tự đọc (đọc thành tiếng hoặc đọc thầm) đề bài và tự nhận ra được dạng bài tương tự đã làm hoặc kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập thì nói chung tự học sinh sẽ biết cách làm bài và trình bày bài làm. Nếu học sinh nào chưa nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài thì giáo viên nên giúp học sinh bằng cách hướng dẫn, gợi ý (hoặc tổ chức cho học sinh khác giúp bạn) để tự học sinh nhớ lại kiến thức, cách làm, giáo viên không nên làm thay những gì học sinh có thể tự làm được.
+ Biện pháp giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của mình.
- Giáo viên nên yêu cầu học sinh làm lần lượt các bài tập theo thứ tự đã có trong sách giáo khoa, không tự ý bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh cho là dễ. Cần lưu ý học sinh, các bài tập củng cố trực tiếp kiến thức mới học cũng quan trọng cho mọi đối tượng học sinh.
- Không nên bắt học sinh phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Học sinh đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo. 
- Giáo viên nên chấp nhận tình trạng: trong cùng một khoảng thời gian, có học sinh làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác. Giáo viên nên trực tiếp hỗ trợ hoặc tổ chức học sinh khá, giỏi hỗ trợ học sinh yếu cách làm bài, không làm thay học sinh. Giáo viên nên khuyến khích học sinh khá, giỏi hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa ngay trong tiết học và giúp các bạn làm bài chậm hơn khi chữa bài trong nhóm, trong lớp. Nói chung, ở trên lớp giáo viên nên có kế hoạch tổ chức cho học sinh làm hết các bài tập do giáo viên đã lựa chọn trong sách giáo khoa; khuyến khích học sinh làm bài đúng, trình bày ngắn gọn, rõ ràng và tìm được cách giải quyết hợp lí.
+ Biện pháp tạo sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượnghọc sinh.
- Nên cho học sinh trao đổi ý kiến ( trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về cách giải hoặc các cách giải (nếu có) một bài tập. Nên khuyến khích học sinh nêu nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình.
- Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp phải giúp học sinh tự tin vào khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của bản thân.
- Cần giúp học sinh nhận ra rằng: Hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân. Thông qua việc giúp đỡ bạn, học sinh càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có đều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân, tình cảm bạn bè thân thiết hơn.
+ Biện pháp tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả đã luyện tập, thực hành
- Giáo viên nên khuyến khích học sinh tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót (nếu có).
- Khi có điều kiện nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi báo cáo với giáo viên. 
- Động viên học sinh tự nêu những hạn chế trong bài làm của mình hoặc của bạn và tự đề xuất phương án điều chỉnh.
+ Biện pháp tập cho học sinh có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lí để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thoả mãn với kết quả đã đạt được. 
- Khi học sinh chữa xong bài hoặc khi giáo viên nhận xét bài của học sinh, giáo viên nên động viên, nêu gương những học sinh yếu đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập thực hành, tạo cho học sinh niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân, tạo cho các em niềm vui vì những kết quả đã đạt được của mình.
- Khuyến khích học sinh không chỉ hoàn thiện nhiệm vụ khi luyện tập, thực hành mà còn tìm cách giải quyết khác nhau, lựa chọn phương án hợp lí để giải bài Toán hoặc để giải quyết một vấn đề trong học tập; khuyến khích học sinh giải thích, trình bày bằng lời nói phương pháp giải bài tập, Dần dần, học sinh yếu sẽ có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình, tìm được cách diễn đạt hợp lí nhất cho phương pháp làm bài của mình.
	- Với cách dạy học như thế, giáo viên không nhất thiết phải lo lựa chọn thêm bài tập cho đối tượng học sinh có nhu cầu làm thêm bài tập mà có thể giúp học sinh khai thác sâu trong quá trình thực hiện một số bài tập thực hành có sẵn trong sách giáo khoa. tạo cho học sinh hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong học tập Toán.
+ Biện pháp giúp đỡ học sinh học tại lớp.
	- Việc kiểm tra bài cũ trên lớp giáo viên chủ nhiệm nên lưu ý kiểm tra những em yếu nhiều hơn để có dịp giúp các em những kiến thức còn yếu vì nhiều em tự mình làm không được nhưng khi có sự gợi ý của giáo viên thì làm được và từ đó nhớ rất lâu.
- Trong truyền thụ kiến thức bài mới cũng vậy, giáo viên nên hỏi nhiều ở các em học yếu để giúp các em nắm được kiến thức bài giảng ngay tại lớp và áp dụng làm được các bài tập.
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
- Như chúng ta đã biết các dạng bài tập về đơn vị đo lường lớp 5 được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ các dạng đổi đơn vị đo lường đơn giản để củng cố lý thuyết rồi nâng cao dần đến các bài tập đổi đơn vị đo phức tạp. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo lường giáo viên phải giúp học sinh:
	- Nắm vững từng bảng đơn vị đo, thuộc thứ tự bảng đó từ bé đến lớn và ngược lại từ lớn sang bé.
	- Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo lường liền nhau và giữa các đơn vị khác nhau.
	- Xác định loại bài và biết cách chuyển đổi đơn vị đo.
	Muốn như vậy đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học để lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em phát huy trí lực, chủ động lĩnh hội kiến thức, năng động, linh hoạt trong việc luyện tập đổi đơn vị đo.
- Với những biện pháp nêu trên đối với lớp tôi kết quả tăng lên rõ rệt: 
+ Kết quả đạt được: 
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Lớp 5/2
19/10
8/4
7/3
4/2
C. KẾT LUẬN
	Những kết quả mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở tiểu học, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp dạy học và kỹ năng đổi đơn vị đocho học sinh ở bậc Tiểu học. Tôi tự cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm về lòng liên trì, nhẫn mại, sự ham muốn, say xưa với việc nghiên cứu. 
Trên đây là đề tài “Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5 ”.Do lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu đề tài và chưa có kinh nghiệm nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, Tôi rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo, Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
* Khả năng áp dụng: 	 
Đề tài “ Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5” có thể áp dụng với bất cứ giáo viên nào đang dạy lớp 5 Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Xương.
	* Bài học kinh nghiệm:
	- Qua thực tế giảng dạy môn toán ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Xương. Tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Từ những kinh nghiệm thực tế trong những năm giảng dạy, để giúp học sinh thích học môn Toán nhất là các dạng toán về đổi đơn vị đo lường.
- Trên đây là đề tài “ Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5” Mà bản thân tôi đã áp dụng dạy ở lớp mình đạt kết quả tốt. 
Do lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu đề tài và chưa có kinh nghiệm nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, Tôi rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo, Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Mỹ Xương, ngày 29 tháng 02 năm 2012
 Người viết 
 DƯƠNG THANH THỦY
ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CỦA CƠ SỞ:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TM. HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN
 CHỦ TỊCH

Tài liệu đính kèm:

  • docRen ky nang doi don vi do luong cho hoc sinh lop 5.doc