Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Hóa học

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Hóa học

I. PHẦN MỞ ĐẦU

 1. Lý do chọn đề tài:

 Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, chuyển hướng từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, tiếp thu những trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, trong đó có ngành công nghệ Hóa học. Thực tế công nghệ Hóa học được ứng dụng vào rất nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất tơ, chất dẻo, cao su, ngành luyện kim, .có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người nói chung. Vì thế, Hóa học rất quan trọng đối với chúng ta. Việc đưa môn Hóa học vào chương trình phổ thông là việc làm đúng đắn và thiết thực. Và mỗi học sinh phải làm sao để có thể tiếp thu bộ môn khoa học này một cách vững chắc để có thể tự tin bước vào đời là mục tiêu quan trọng nhất.

 Tuy nhiên, chất lượng học tập môn Hóa học hiện nay cũng không mấy khả quan cho lắm. Tỉ lệ học sinh yếu kém tăng cao từ khi bắt đầu thay sách giáo khoa trung học cơ sở và đổi mới phương pháp dạy học.

 Bản thân tôi là một Giáo viên trẻ, ra trường công tác chưa đầy 7 năm nhưng tôi đã thấy được sự khó khăn trong công tác giảng dạy và chúng kiến những khó khăn trong việc tiếp thu, vận dụng kiến thức Hóa học của học sinh dẫn đến việc học sinh yếu kém ngày càng nhiều.

 Từ thực tế trên, tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Hóa học”, để tìm hiểu, xem xét nguyên nhân, phân tích cụ thể, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1132Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU	Trang 2	
 1. Lý do chọn đề tài	Trang 2	 
 2. Mục đích nghiên cứu đề tài	Trang 2 
 3. Lịch sử vấn đề 	Trang 2	
 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 	Trang 3	
II. PHẦN NỘI DUNG:	Trang 3	 
 1. Cơ sở lý luận	Trang 3	
2. Thực trạng nghiên cứu	Trang 3	 3. Phương pháp nghiên cứu	Trang 4	
 3.1. Chuẩn bị kỹ nội dung bài dạy trước khi lên lớp. 	Trang 4	
 3.2. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy. 	Trang 5	
 3.3. Giáo viên truyền đạt kiến thức theo kiểu “ Cá thể hóa” 
từng đối tượng học sinh.	Trang 5	
	3.4. Thường xuyên truy bài cũ và kiểm tra vở bài tập của học sinhTrang 5	
 3.5. Ra đềø kiểm tra phù hợp với học sinh.	Trang 6	 
 3.6. Phân công học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu kém. 	Trang 7	 
 3.7. Giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém ngoài giờ học chính quy.Trang 7 	 
 3.8. Giáo viên dạy phụ đạo cả lớp, rèn luyện kỹ năng giải bài tập 
Hóa học	 Trang 7	
 3.9. Thường xuyên liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm các lớp mình 	 
 đang phụ trách bộ môn Hóa học ------------------------------------------------Trang 8 
	4. Kết quả đạt được do thực hiện đề tài--------------------------------- Trang 8	
 5. Bài học kinh nghiệm	-------------------------------------------------- Trang 9 	
III. PHẦN KẾT LUẬN------------------------------------------------------------ Trang 9	 
	1. Tổng kết vấn đề. Đề xuất kiến nghị-----------------------------------Trang 9	
2. Tài liệu tham khảo -------------------------------------------------------Trang 10 
IV. NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN	Trang10
V. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG	Trang11 
I. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài:
	Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, chuyển hướng từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, tiếp thu những trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, trong đó có ngành công nghệ Hóa học. Thực tế công nghệ Hóa học được ứng dụng vào rất nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất tơ, chất dẻo, cao su, ngành luyện kim,..có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người nói chung. Vì thế, Hóa học rất quan trọng đối với chúng ta. Việc đưa môn Hóa học vào chương trình phổ thông là việc làm đúng đắn và thiết thực. Và mỗi học sinh phải làm sao để có thể tiếp thu bộ môn khoa học này một cách vững chắc để có thể tự tin bước vào đời là mục tiêu quan trọng nhất.
	Tuy nhiên, chất lượng học tập môn Hóa học hiện nay cũng không mấy khả quan cho lắm. Tỉ lệ học sinh yếu kém tăng cao từ khi bắt đầu thay sách giáo khoa trung học cơ sở và đổi mới phương pháp dạy học.
	Bản thân tôi là một Giáo viên trẻ, ra trường công tác chưa đầy 7 năm nhưng tôi đã thấy được sự khó khăn trong công tác giảng dạy và chúng kiến những khó khăn trong việc tiếp thu, vận dụng kiến thức Hóa học của học sinh dẫn đến việc học sinh yếu kém ngày càng nhiều.
	Từ thực tế trên, tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Hóa học”, để tìm hiểu, xem xét nguyên nhân, phân tích cụ thể, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.
	2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài được thực hiện nhằm:
	- Chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém môn Hóa học, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.
	- Giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học phải thấy rõ được những khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập môn Hóa học để từ đó có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
	- Củng cố lại lòng tin đối với học sinh rằng: Hóa học không phải là một bộ môn khó, không thể học tốt được mà đó là một môn học lý thú, rất gần gũi trong thực tế, chỉ cần có sự siêng năng, kiên trì, chịu khó tìm hiểu thì chẳng khó khăn gì vẫn có thể trở thành học sinh khá, giỏi môn Hóa học.
	3. Lịch sử vấn đề:
	Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay thì việc tào tạo ra thế hệ trẻ 
“ vừa hồng vừa chuyên” cho đất nước là nhiệm vụ hàng đầu quyết định sự phồn thịnh của đất nước sau này. Vì vậy mà Nhà nước ta đã xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đã đầu tư rất nhiều cho ngành giáo dục, từ khâu xây dựng, cung cấâp các cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học đến các chế độ ưu đãi cho cán bộ giáo viên phục vụ ngành giáo dục, với mong muốn rằng chất lượng giáo dục thật sự ngày càng được nâng cao. Với sự mong mỏi đó đòi hỏi mỗi người là giáo viên phải đầu tư suy nghĩ làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy của môn học mà mình phụ trách, giảm đáng kể tỉ lệ học sinh yếu kém; làm sao để các em có thể tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản trong nhà trường và tạo điều kiện để các em có thể phát huy hết tiềm năng của bản thân mình trong học tập, góp phần đào tạo đội ngũ trẻ thật sự giỏi giang để phục vụ cho quê hương tổ quốc ngày càng phát triển, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Tự nhận thức được trách nhiệm thiêng liêng đó, bản thân tôi đã đã đầu tư thực hiện rất nhiều giải pháp nhằm mục đích để tìm ra “Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Hóa học”. Đó cũng chính là nội dung của đề tài kinh nghiệm mà tôi sẽ trình bày ngay sau đây.
	4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
	Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài kinh nghiệm “Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Hóa học” trong phạm vi lớp 8A1 và 8A2 của trường THCS Tân Hội Trung.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận: 
	 Hóa học là một bộ môn khoa học, chuyên nghiên cứu, giải thích về các vấn đề tự nhiên, thực tế và gần gũi trong cuộc sống. Tuy nhiên, để tiếp thu và học tốt môn học này cũng không phải là một vấn đề dễ dàng đối với tất cả các học sinh. Và trên thực tế thì tỉ lệ học sinh học yếu kém môn Hóa học luôn cao hơn hẳn so với các môn học khác trong chương trình. Vậy nguyên nhân nào làm cho học sinh học yếu kém môn Hóa học như thế? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
	 2. Thực trạng nghiên cứu:
	Từ thực tế giảng dạy cho thấy: Học sinh làm quen và tiếp thu kiến thức môn Hóa học một cách khó khăn và không hiệu quả. Bởi vì, đối với các môn học khác thì các em đã được làm quen từ sớm. Riêng đối với môn Hóa học thì mãi đến năm học lớp 8 các em mới có dịp biết đến. Đó là vì đặc thù của chương trình THCS. Và điều này đã gây khó khăn không nhỏ không những cho học sinh trong việc học tập mà cả Giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức. Vì học sinh cảm thấy môn học này rất mới mẻ và hơi xa lạ với các em, không như là các môn : Toán học, Vật lý,..đã được tiếp xúc từ lâu nên đã hình thành được thói quen và phương pháp học tập.
 Từ khó khăn bước đầu như thế , học sinh dường như e ngại và hơi rụt rè trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về bộ môn này, mặc dù thực tế nó cũng có nhiều điều lý thú và gần gũi trong thực tế.
	Vậy yêu cầu đặt ra ở đây là phải làm sao cho học sinh có thể làm quen với môn học một cách nhanh chóng và tiếp thu, vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả.
	- Trước nhất, phải hình thành cho học sinh phương pháp học tốt, có ý thức và thái độ đúng đắn đối với môn học.
	- Giáo viên giảng dạy phải có một phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, làm cho học sinh cảm thấy hứng thú học tập, yêu thích môn học và có thể tiếp thu môn học một cách dễ dàng, ghi nhớ kiến thức được lâu và sâu sắc.
	3. Các giải pháp thực hiện:
 Trong thời gian qua, tôi đã tiến hành nghiên cứu áp dụng các giải pháp sau:
	3.1. Chuẩn bị kỹ nội dung bài dạy trước khi lên lớp:
 	Đây là một bước quan trọng, có tính chất quyết định chất lượng của tiết dạy. Trước khi lên lớp, tôi đầu tư thật kỹ vào việc soạn một bài giảng, nghiên cứu nội dung thật nghiêm túc, đưa ra phương pháp dạy học chủ đạo và các phương pháp thứ yếu phù hợp với đặc thù của bộ môn và với nội dung bài dạy cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở hợp lý. Điều đó nhằm giúp cho việc tiếp thu kiến thức ở học sinh được dễ dàng hơn và sẽ khắc sâu kiến thức ở các em hơn khi Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo và dẫn dắt để học sinh chính là người tìm ra tri thức mới. Nó sẽ giúp các em nhớ bài lâu hơn và vận dụng tốt hơn. Nếu Giáo viên chuẩn bị tốt cho khâu này thì hiệu quả tiết dạy sẽ rất cao.
Bên cạnh đó, có một sự rất thuận lợi cho các lớp chất lượng cao của trường mà điển hình là lớp 8A1 và 8A2 mà tôi đang phụ trách là được Giáo viên dạy hoàn toàn bằng bài giảng điện tử. Đây thực sự là một phương pháp dạy học rất hứng thú và hiệu quả trong dạy học. Cụ thể là đối với bộ môn Hóa học thì học sinh tiếp thu bài rất tốt và Giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian ghi bảng mà thay vào đó là thời lượng để hướng dẫn cho học sinh giải nhiều bài tập trong sách giáo khoa hay bài tập bên ngoài. Đây là một yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng đại trà mà Trường THCS Tân Hội Trung đã thực hiện được trong các năm qua.
Vì những lý do đó mà tôi chuẩn bị trước rất chu đáo bài giảng điện tử của mình với mục đích làm sao cho các em có thể thích nghi dễ dàng và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, mạch lạc và logic, đạt năng suất chất lượng cao. Và trên thực tế tôi thu được kết quả rất khả quan, học sinh tiếp thu và khắc sâu rất tốt nội dung bài học, liên hệ được với kiến thức cũ đã học và từ đó có thể khái quát hóa kiến thức của cả chương hoặc cả học kỳ. 
	3.2. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy:
	Đây cũng là một khâu khá qua ...  có những câu hỏi nâng cao để phát huy năng lực của học sinh khá giỏi, đồng thời vẫn đảm bảo học sinh yếu kém cũng làm được bài kiểm tra và đạt được điểm số từ 4 đến 5. Còn học sinh giỏi có thể đạt được điểm tối đa. Thế cũng là công bằng với tất cả học sinh thôi chứ không có gì là bất công cả, bởi vì nó cũng thể hiện rõ sự phân hóa trong cùng một lớp học. Trên thực tế, tôi đã tiến hành việc ra đề như thế, và kết quả đạt được cũng rất khả quan, mọi học sinh đều phấn khởi, đặc biệt là các em học sinh yếu kém, các em tự tin hẳn lên và học tập tích cực hơn nhiều.
	3.6. Phân công học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu kém:
	Như tôi đã đề cập ở trên, môn Hóa học không phải là một bộ môn dễ học nhưng cũng không phải là quá khó. Lẽ dĩ nhiên trong một lớp học sẽ có học sinh khá, giỏi nhưng cũng có học sinh yếu kém. Thực tế, khi chưa hiểu rõ về một vấn đề nào đó, học sinh có tâm lý ngại hỏi Giáo viên nhưng các em lại không ngại khi hỏi bạn của mình. Đó là lý do vì sao tôi quyết định chọn Phương pháp phân công học sinh khá giỏi của bộ môn kèm cặp học sinh yếu kém của môn Hóa học , có danh sách kèm theo và có yêu cầu báo cáo kết quả theo định kỳ. Nhiệm vụ của các em này là: truy bài trước giờ vào học, kiểm tra việc giải bài tập của bạn mình có nhiệm vụ kèm cặp. Nếu bạn làm bài tập chưa tốt, các em này sẽ hướng dẫn, giải thích cho bạn hiểu và giải lại các bài tập đó, từ những dạng cơ bản trước sau đó mới nâng dần lên.
	3.7. Giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém ngoài giờ học chính quy:
	Đây cũng là một trong những công tác trọng tâm của Giáo viên dạy môn Hóa học trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém. Ngoài việc phân công học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu kém thì Giáo viên còn phải trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy những học sinh yếu kém mới mang lại hiệu quả cao. Sau mỗi tháng điểm, Giáo viên lập danh sách học sinh yếu kém của bộ môn mình , lên kế hoạch phụ đạo ngoài giờ học chính quy, có thông báo cho các em biết thời gian học.
	Trong khi phụ đạo học sinh với số lượng ít, Giáo viên có cơ hội quan tâm sâu sát đến từng học sinh, nắm rõ hơn mức độ kiến thức của từng học sinh, biết các em yếu kém ở vấn đề nào. Ví dụ như là: yếu kém về việc lập phương trình hóa học, cân bằng phản ứng hóa học, chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng: khối lượng mol, khối lượng chất, lượng chất, hay cách gọi tên các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối,Từ đó, có thể đưa ra các dạng bài tập phù hợp hoặc rèn kỹ năng cho các em dần dần, theo kiểu “ chậm mà chắc”. Mục đích chính ở đây là để các em hiểu rõ vấn đề, nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức để giải được các bài tập cơ bản theo yêu cầu của chương trình. Sau đó, nếu được mới mở rộng và nâng cao dần lên.	
	3.8. Giáo viên dạy phụ đạo cả lớp, rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa học:
	Như ta đã biết, Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên, lý thuyết luôn đi đôi với thực hành và vận dụng. Sau mỗi nội dung học hoặc bài học có rất nhiều loại bài tập vận dung kiến thức theo mức độ từ thấp đến cao. Mà thời lượng một tiết 45 phút với chương trình sách giáo khoa Hóa học như hiện nay thì Giáo viên khó có thể nào vừa truyền đạt hết nội dung bài học, vừa cho học sinh vận dụng làm hết các bài tập trong sách giáo khoa được, mà chỉ có thể giải từ 2, 3 bài tập cơ bản. Những bài tập còn lại phải yêu cầu học sinh về nhà làm. Vì vậy để có cơ hội sửa chữa hết lượng bài tập đó thì Giáo viên phải phụ đạo thêm ngoài giờ cho cả lớp. Điều này có tác dụng là để học sinh có thể lên bảng trình bày bài làm của mình trước lớp cho quen, đồng thời có thể tự kiểm chứng lại kết quả bài tập mình đã làm. Bên cạnh đó, qua sự nhận xét, sửa chữa, giải thích của Giáo viên, học sinh hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn, nắm vững kiến thức hơn. Và nhờ thế, các em tiếp thu bài học sau một cách tốt hơn.
	Bên cạnh đó, ở tiết phụ đạo, Giáo viên có thời gian mở rộng thêm cho học sinh một số dạng bài tập mới có liên quan đến kiến thức đã học, tăng cường số lượng bài tập lên để học sinh có thể rèn luyệân thêm kỹ năng và tự mình giải được nhiều bài tập hơn. Từ đó, các em hứng thú học tập hơn, có ý thức và thái độ học tập tốt hơn và ngày càng tự giác hơn. Và kết quả thực tế là điểm số các em đạt được sau mỗi lần kiểm tra cũng tăng lên đáng kể và ít có học sinh nào bị điểm kém.
	3.9. Thường xuyên liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm các lớp mình đang phụ trách bộ môn Hóa học :
	Trong năm học 2011-2012 này, tôi được phân công giảng dạy môn Hóa học ở các lớp: 8A1, 8A2. Từ đầu năm học, tôi đã liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm các lớp này để tìm hiểu đặc điểm tình hình học sinh của lớp, nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của một số học sinh đặc biệt, đồng thời tìm hiểu khả năng học tập và phong cách học tập của học sinh từng lớp, để từ đó có phương pháp dạy học cho phù hợp với các em. Mục đích là để các em tiếp thu kiến thức tốt hơn và kết quả đúng là như thế.
	Thời gian sau, tôi vẫn tiếp tục liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm các lớp đó khi có học sinh vắng học 2 tiết Hóa học liên tục hoặc khi có học sinh không tập trung học tập,.để tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết kịp thời.
	Bên cạnh đó, sau mỗi tháng điểm, tôi đều báo cho Giáo viên chủ nhiệm biết những học sinh nào có kết quả là yếu, kém của bộ môn Hóa học, đồng thời thông báo lịch phụ đạo ngoài giờ , yêu cầu Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em đi học phụ đạo đầy đủ và đều đặn hơn.
	Mặt khác, tôi cũng tiếp thu những ý kiến đóng góp hoặc phản ánh của học sinh thông qua các Giáo viên chủ nhiệm của lớp về phương pháp dạy học hoặc các vấn đề khác có liên quan, xem xét và có hướng điều chỉnh kịp thời. Mục đích duy nhất ở đây là để học sinh học tốt hơn bộ môn Hóa học.
	4. Kết quả đạt được trong thời gian qua do thực hiện đề tài:
	Qua thời gian 5 tháng thực hiện đề tài ( từ tháng 10/ 2011 đến tháng
 3/2012) ở bộ môn Hóa học các lớp do tôi phụ trách là 8A1, 8A2 của Trường THCS Tân Hội Trung. Tôi thu được kết quả như sau:
 Xếp loại 
Thời điểm
Tổng số HS
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi thực hiện đề tài
64
35
33,3
16
45,7
11
17,9
2
3,1
Sau khi thực hiện đề tài
64
43
67,2
13
20,3
8
12,5
0
0
	5. Bài học kinh nghiệm: 
	Qua thời gian thực hiện đề tài, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm khi thực hiện một tiết dạy trên lớp, phải có sự đầu tư về thời gian và công sức để chuẩn bị cho một tiết dạy có hiệu quả.
Giáo viên dạy học phải nhận thức rằng: kết quả giảng dạy là do mình tạo ra nên mình sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của chính mình.
Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Giáo viên dạy lớp và Giáo viên chủ nhiệm về các vấn đề có liên quan đến học sinh mà lớp mình phụ trách thì hiệu quả thực hiện mới cao.
Vấn đề quan trọng để học sinh có thể học tốt một môn học, trước nhất là học sinh phải có hứng thú, phải yêu thích với môn học.
Muốn thực hiện tốt đề tài, ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
	+ Tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng trường mà chúng ta có sự lựa chọn, phối hợp các giải pháp sao cho phù hợp.
	+ Đòi hỏi sự tâm huyết với nghề của các Giáo viên dạy môn Hóa học của trường, sự phối hợp của các Giáo viên cùng môn, sự hỗ trợ của Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu Nhà trường.
	+ Đòi hỏi sự nhiệt tình với học sinh, với công tác giảng dạy của đội ngũ Giáo viên trường.
III. PHẦN KẾT LUẬN:	
Tổng kết vấn đề. Đề xuất kiến nghị:
	 Mặc dù trên thực tế việc thực hiện các giải pháp trên là có nhiều thuận lợi, gần như đạt theo mục đích, yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn chủ yếu là từ phía học sinh. Một số học sinh cá biệt thường xuyên không thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới trước ở nhà, cho dù Giáo viên có làm thế nào thì cũng ít thay đổi. Và chính những học sinh này là những em ít chú ý đến lời giảng của Giáo viên nhất. Từ đó, dẫn đến việc các em chậm tiến bộ hơn những bạn khác trong lớp. Nhưng nhìn một cách tổng quát là việc thực hiện các giải pháp là thực sự có hiệu quả. Điều đó được minh chứng ở kết quả đạt được sau 5 tháng thực hiện.
	Do thời gian công tác chưa lâu, cộng với việc thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu, hạn chế về thời gian nên tôi chỉ đưa ra những giải pháp chủ yếu mà tôi thấy được để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và hạn chế tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém môn Hóa học.	
	Trong quá trình thực hiện, mặc dù bản thân đã rất cố gắng và hiệu quả thực tế là khá cao, song chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý đồng nghiệp, tổ chuyên môn và Hội đồng khoa học của trường quan tâm và đóng góp ý kiến để việc thực hiện đề tài lần sau được hay hơn và hoàn thiện hơn. 
	 Xin chân thành cảm ơn !
	2. Tài liệu tham khảo: Không có.
	 Người thực hiện
	 NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN
 IV. NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
V. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docPhuong phap nang cao chat luong giang day giam tile hoc sinh yeu kem mon Hoa hoc.doc