Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp kết hợp sử dụng Bản Đồ Tư Duy trong dạy học Hóa học

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp kết hợp sử dụng Bản Đồ Tư Duy trong dạy học Hóa học

I. LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay trước sự phát triển công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền khoa học kỹ thuật, thì một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục là việc dạy học của người giáo viên phải chú trọng nâng cao kỹ năng trí tuệ , khả năng tư duy mạch lạc của học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên không ngừng vận động tìm ra những phương pháp, sáng kiến hay có hiệu quả trong dạy học nhằm đạt mục tiêu , yêu cầu của giáo dục đề ra.

Mặc khác , hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên đều nhận định rằng nội dung chương trình Hóa học phổ thông khá nhiều, rộng và khó, là một môn học kết hợp giữa lí thuyết trừu tượng với thực hành thí nghiệm thực tế và bài tập vận dụng tính toán.

Vì vậy nhằm giúp các em học tốt môn Hóa học hơn và hướng đến phương pháp học tập tích cực , tự chủ và sáng tạo cũng đồng thời giúp cho giáo viên khắc phục phần nào khó khăn trong tổ chức dạy học trên lớp, tôi xin trình bày kinh nghiệm “Phương pháp kết hợp sử dụng Bản Đồ Tư Duy trong dạy học Hóa học”

Bài viết này sẽ giới thiệu tóm lược về Bản Đồ Tư Duy (BĐTD); cung cấp một số phương pháp sử dụng BĐTD kết hợp với tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, cũng như những lời khuyên hữu ích khi lập Bản Đồ Tư duy.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1238Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp kết hợp sử dụng Bản Đồ Tư Duy trong dạy học Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN NGHĨA.
¶¶¶
 - GIAÙO VIEÂN : Nguyeãn Hoaøng Phöông Thaûo
 - Toå : Lyù – Hoùa – Sinh .
Năm học : 2011-2012
I. LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trước sự phát triển công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền khoa học kỹ thuật, thì một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục là việc dạy học của người giáo viên phải chú trọng nâng cao kỹ năng trí tuệ , khả năng tư duy mạch lạc của học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên không ngừng vận động tìm ra những phương pháp, sáng kiến hay có hiệu quả trong dạy học nhằm đạt mục tiêu , yêu cầu của giáo dục đề ra. 
Mặc khác , hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên đều nhận định rằng nội dung chương trình Hóa học phổ thông khá nhiều, rộng và khó, là một môn học kết hợp giữa lí thuyết trừu tượng với thực hành thí nghiệm thực tế và bài tập vận dụng tính toán.
Vì vậy nhằm giúp các em học tốt môn Hóa học hơn và hướng đến phương pháp học tập tích cực , tự chủ và sáng tạo cũng đồng thời giúp cho giáo viên khắc phục phần nào khó khăn trong tổ chức dạy học trên lớp, tôi xin trình bày kinh nghiệm “Phương pháp kết hợp sử dụng Bản Đồ Tư Duy trong dạy học Hóa học” 
Bài viết này sẽ giới thiệu tóm lược về Bản Đồ Tư Duy (BĐTD); cung cấp một số phương pháp sử dụng BĐTD kết hợp với tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, cũng như những lời khuyên hữu ích khi lập Bản Đồ Tư duy.
II. NỘI DUNG
Cô sôû xuaát phaùt.
a. Cơ sở lí luận:
- Quá trình dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng đã là đối tượng nghiên cứu nhiều nhà giáo dục , lí luận dạy học và từ đó đã đưa ra kết luận rằng : “Học là quá trình tự giác tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học dưới dạng điều khiển sư phạm của giáo viên và chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Còn hoạt động dạy là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh tri thức khoa học và trong quá trình điều khiển đó đã phát triển và hình thành nhận thức của học sinh.
 - Nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và ứng dụng nhằm đảm bảo các mục tiêu yêu cầu của quá trình dạy học như : dạy học hợp tác nhóm, dạy học trực quan, dạy học phát hiện - giải quyết vấn đề , dạy học trò chơi và gần đây nhất là dạy học bằng Bản Đồ Tư Duy.
- Phương pháp dạy học bằng bản Đồ Tư Duy (BĐTD) là phương pháp chú trọng đến cơ chế ghi nhớ logic, mạch lạc, , dễ mở rộng đào sâu một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thứcthông qua việc kết hợp các hình ảnh, đường nét , màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
b. Cơ sở thực tiễn:
- Trước đây, với cách học truyền thống đã khiến tư duy của nhiều bạn học sinh đi vào lối mòn, không kích thích được sự phát triển của trí não, điều đó làm cho một số bạn tuy rất chăm học nhưng sự tiếp thu vẫn rất ít vì không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng những kiến thức đã học trước đó vào phần sau. Học sinh chỉ biết ghi mà không biết cách lưu thông tin sao cho khoa học, tự chủ, độc lập nhất.
- Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
- Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề. Đó còn là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương...
- Phương pháp kết hợp sử dụng Bản Đồ Tư Duy trong dạy học môn Hóa học giúp cho việc dạy học mang lại nhiều hiệu quả tốt đáng khích lệ, lôi cuốn HS tích cực hơn , hứng thú hơn đối với môn học và chiếm lĩnh tri thức Hóa học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
2. Mục tiêu chọn đề tài.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết. Nội dung kiến thức trừu tượng , khá nhiều và sâu rộng . Thực tế cho thấy , với những phương pháp dạy học tích cực hiện nay đã phần nào đem lại hiệu quả cao trong dạy học, học sinh học tập tích cực ,chủ động sáng tạo nhiều hơn , đa số các em hiểu bài và vận dụng kiến thức khá tốt trong tiết học đó. Tuy nhiên, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, từ đó dẫn đến việc vận dụng kiến thức chưa bền vững.
 Với phương pháp dạy học Hóa học kết hợp sử dụng BĐTD sẽ giúp cho các em học sinh không những có hứng thú , dễ hiểu bài trong tiết học mà còn hệ thống hóa kiến thức được cả một chương chủ đề hay nội dung của bài học đó thông qua các đường nét kết hợp màu sắc , kí hiệu , cùng với kênh chữ... Từ đó các em bớt thấy nặng nề về kiến thức, có ấn tượng , khắc sâu và nhớ lâu hơn.
3. Đặc điểm tình hình.
Thuận lợi :
- Giáo viên được phân công đúng chuyên môn giảng dạy, có điều kiện được học tập và dự các chuyên đề tập huấn về phương pháp dạy học mới trong đó có phương pháp BĐTD.
- Phần mềm hỗ trợ vẽ BĐTD phổ biến, đơn giản và dễ sử dụng.
- Được sự quan tâm của lãnh đạo về chất lượng dạy học của bộ môn, sự khuyến khích , động viên giáo viên mạnh dạn áp dụng thực hiện phương pháp dạy học mới. 
- Đa số HS khối 8,9 có năng khiếu mỹ thuật.
b. Khó khăn :
- Trường THCS Tân Nghĩa là một xã vùng ven , kinh tế còn khó khăn , mức độ nhận thức của một số phụ huynh còn nhiều hạn chế, không có điều kiện quan tâm đúng mức đến tình hình học tập của con em mình.
- Đa số bộ phận học sinh là con em nhà nông , thời gian ở nhà chủ yếu phụ giúp gia đình, thời gian dành cho học tập còn ít, nhiều học sinh còn ham chơi.
- Sử dụng BĐTD trong dạy học đối với HS và nhiều GV còn mới lạ, thường nghĩ rằng mất nhiều thời gian và không thực hiện thường xuyên nên việc rèn luyện cho HS làm quen với phương pháp học tập mới này , cũng như việc học hỏi trao đổi từ phía đồng nghiệp còn hạn chế.
4. Các giải pháp thực hiện trong thời gian qua.
- Đầu tiên tôi xin giới thiệu tóm lược về Bản Đồ Tư Duy (BĐTD) như sau :
 Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duylà hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thứcbằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH.
	- Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao đối với phương pháp dạy học mới này Giáo viên cần phải có sự tư duy , sáng tạo trong tổ chức hoạt động trên lớp và kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học tích cực khác nhằm giúp HS dễ tiếp thu bước đầu làm quen dần cũng như biết cách sử dụng thiết lập BĐTD. 
	- Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số GV còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp khi kết hợp với việc thiết kế và sử dụng BĐTD. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp thực hiện giúp GV giải quyết khó khăn trên.
	4.1/ Hình thành và rèn luyện cho HS biết cách thiết lập BĐTD và cách học từ BĐTD. 
	* Để HS hiểu và có sự hợp tác hiệu quả trong phương pháp tổ chức dạy học sử dụng BĐTD . Đầu tiên GV cần phải hình thành và rèn luyện cho HS biết cách thiết lập BĐTD và cách học từ BĐTD bằng cách : 
- GV chỉ nên chọn một nội dung hay một chủ đề trọng tâm ở bài học cụ thể , giới thiệu cho các em từng bước thiết lập BĐTD theo hướng: tìm hiểu tới đâu , hình thành các nhánh tới đó để HS dễ theo dõi cách thiết lập các nhánh và cách ghi thông tinSau đó GV có thể giới thiệu thêm 1 vài dạng BĐTD khác , được thiết lập cũng từ một nội dung , chủ đề trên. Giáo viên có thể thực hiện biện pháp này từ 2-3 tiết học đảm bảo HS sẽ hiểu và biết cách biểu diễn khá tốt BĐTD. 
Ví dụ : bài “Cacbon” (hóa học 9).
Trọng tâm nhất của bài này là tính chất của Cacbon. Mỗi tính chất có thí nghiệm nghiên cứu. HS cần phải nắm được các tính chất của Cacbon và viết được PTHH minh họa. Vậy có thể tổ chức các bước sau:
Bước 1: Đưa chủ đề trung tâm “Tính chất của Cacbon” 
Bước 2 : Hình thành nhánh “mẹ” thứ 1 là tính chất hấp phụ . Sau GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm (hoặc GV biễu diễn thí nghiệm) ® yêu cầu HS nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận và đi đến hình thành các nhánh con tiếp theo.
Bước 3: Hình thành tiếp nhánh “mẹ” thứ 2 là tính chất hóa học mang 2 nhánh con là : C tác dụng với O2 và C tác dụng với oxit kim loại. Mỗi tính chất GV biểu diễn thí nghiệm cho HS nhận xét rút kết luận và viết PTHH ® dẫn đến hình thành các nhánh con nhỏ hơn nữa.
Khi BĐTD về “Tính chất của Cacbon” đã hoàn chỉnh GV có thể mở rộng, củng cố hay khắc sâu kiến thức cho HS cần nắm. 
Bản đồ tư duy hoàn chỉnh về “Tính chất của Cacbon”
4.2/ Tổ chức hoạt động dạy học bằng BĐTD ở những bài hình thành kiến thức mới.
Tùy theo từng nội dung bài học mà giáo viên có thể tổ chức phương pháp hoạt động học tập sử dụng BĐTD theo các hình thức khác nhau . 
* Ví dụ 1 : bài “Tính chất hóa học của Bazơ” . Đây là một bài học hình thành kiến thức mới về tính chất hóa học chung của hợp chất Bazơ, vì vậy những dạng bài như thế này luôn yêu cầu thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu ,chứng minh cho từng tính chất. Có thể tổ chức phương pháp học tập kết hợp sử dụng BĐTD theo các bước sau:
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS hình thành kiến thức từng bước trên khung BĐTD dưới hình thức thiếu thông tin hoặc thiếu nhánh. 
GV sẽ đưa chủ đề trung tâm “Tính chất hóa học của Bazơ”, gợi ý HS nêu một số tính chất hóa học của Bazơ mà các em đã được biết qua các các bài học trước. Từ đó mỗi tính chất sẽ thể hiện trên từng nhánh, những tính chất mà các em chưa biết là những nhánh thiếu thông tin mà thay vào đó là thí nghiệm.
Hoạt động 2 : HS lần lượt từng bước hoàn thành BĐTD hoàn chỉnh.
Thông qua từng thí nghiệm nghiên cứu , GV yêu cầu HS sẽ rút ra kết luận qua mỗi tính chất và hoàn thành các phần thông tin , các nhánh còn thiếu.
Hoạt động 3 : GV nhận xét và cũng cố kiến thức thông qua bản đồ tư duy mà cả lớp cùng tham gia hoàn chỉnh.
Bản đồ tư duy hoàn chỉnh
Bài “Tính chất hóa học của Bazơ”
* Đối với những chủ đề hay nội dung bài học lí thuyết nhiều , ít hoặc không có thí nghiệm nghiên cứu (thường là Hóa học 8) hoặc những bài tìm hiểu một số chất (hợp chất) quan trọng (Hóa học 9) 
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: Các nhóm HS cùng dán BĐTD lên bảng và GV mời đại diện 1 nhóm báo cáo thuyết trình “sản phẩm” của mình. Các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động 3: GV nhận xét, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn.
Ví dụ : Bản đồ tư duy do nhóm HS thiết lập 
Bài : “ Một số Bazơ quan trọng” ( tiết 1) 
4.3/ Tổ chức hoạt động dạy học bằng BĐTD ở dạng bài luyện tập , ôn tập.
Các bài luyện tập , ôn tập nhằm mục đích giúp các em củng cố và hệ thống lại kiến thức của một số bài học trước đó hoặc cả chương , đồng thời thông qua các tiết luyện tập HS sẽ được rèn luyện kỹ năng giải Bài tập Hóa học. Tuy nhiên thời lượng nhiều tiết luyện tập chỉ có 45 phút , như vậy GV có thể gặp nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động dạy học phải vừa đảm bảo lượng kiến thức ôn tập vừa đảm bảo số lượng giải BT cho HS vừa kích thích hoạt động học tập tích cực hứng thú của HS trong các tiết ôn tập , luyện tập. Sử dụng BĐTD trong dạy học ở các tiết ôn tập , luyện tập sẽ khắc phục phần nào những hạn chế trên. Có thể thực hiện một số bước sau :
Bước 1 : GV đưa ra BĐTD có từ khóa “Kiến thức cần nhớ” ở trung tâm với mỗi nhánh lớn giới thiệu một nội dung hoặc chủ đề mà HS sẽ được hệ thống , ôn tập.
Bước 2 : Tiếp theo GV lựa chọn hoặc thiết kế những bài tập có sẵn trong sgk ( hay BT ngoài ) cần thiết phù hợp với từng nội dung , chủ đề kiến thức được ôn tập.
Bước 3 : Sau mỗi hoạt động giải BT của HS . GV sẽ yêu cầu HS nhớ và nhắc lại từng nội dung kiến thức cần nắm thông qua việc giải BT đó. Trong quá trình đó GV vừa nhận xét , sữa chữa và hoàn chỉnh dần BĐTD. 
Hoạt động này GV có thể thay đổi nhiều hình thức khác nhau tránh lặp lại, nhàm chán đối với người học : có thể cho HS nhắc lại kiến thức và sau đó đưa BT vận dụng có liên quan và ngược lại .
Như vậy thông qua BĐTD, HS vừa có thể hệ thống ,khái quát những kiến thức trọng tâm một cách một cách nhanh chóng ,dễ dàng . Từ đó khắc sâu kiến thức lâu hơn và được rèn luyện kỹ năng giải nhiều BT hơn . 
Bản đồ tư duy “ Bài luyện tập 5” ( Hóa học 8 )
4.4/ Sử dụng BĐTD trong hoạt động dạy học ở bài thực hành.
Sử dụng BĐTD trong hoạt động dạy học ở các bài thực hành có nhiều thuận lợi vì thông qua BĐTD HS sẽ biết được cần làm những thí nghiệm nào. Mặt khác các em cũng nắm được các bước , thao tác làm các thí nghiệm nhanh chóng ,dễ hiểu cũng như những yêu cầu cần ghi nhận thông tin , kết luận rút ra từ thí nghiệm đóGV đỡ giảng nhiều , nhiều HS có thể mạnh dạn chủ động , tích cực trong thí nghiệm thực hành. Có thể thực hiện theo hình thức sau: 
GV đưa BĐTD giới thiệu các thí nghiệm yêu cầu trong bài thực hành trên từng nhánh lớn.
Khi thực hiện thí nghiệm nào thì GV hiển thị thêm các nhánh con ở dạng thiếu thông tin có yêu cầu như sau: 
Các bước thực hiện ghi tóm gọn hoặc được mô phỏng bằng hình vẽ .
Hiện tượng quan sát: ...
PTHH minh họa: 
Gọi đạt diện các nhóm báo cáo trình bày , GV nhận xét sữa chữa trên BĐTD.
Thông qua BĐTD GV củng cố kiến thức cho HS nắm vững, khắc sâu nội dung lí thuyết đã học thông qua bài thực hành. 
Bản đồ tư duy
 Bài “Thực hành Tính chất của Hidrocacbon” 
4.5/ Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ.
Thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút ngoài việc GV yêu cầu HS sữa BTVN, bên cạnh đó GV cũng thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung trọng tâm của bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tuỳ vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu. 
Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. 
Vì vậy GV có thể tổ chức hoạt động như sau : gọi 1-2 HS sữa BTVN (tùy theo lượng BT) và đồng thời gọi 1 HS khác kiểm tra kiến thức cũ bằng cách GV sử dụng BĐTD đưa ra ở dạng thiếu thông tin, thiếu PTHH minh họa, sau đó yêu cầu học sinh hoàn thành các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin đó. Việc làm này vừa giúp giáo viên kiểm tra được kiến thức cũ của HS , vừa sữa được BTVN vừa đảm bảo thời gian ở khâu kiểm tra bài cũ.
Ví dụ : Bản đồ tư duy thiếu thông tin của Bài “Oxit” ( Hóa học 8)
5/ Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài: 
Sử dụng BĐTD trong hoạt động dạy học là một phương pháp dạy học tích cực mới . Bản thân tôi đã dành thời gian nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động dạy học bằng BĐTD và được vận dụng vào giữa tháng 11 năm 2011 đối với HS khối 9 cho đến thời điểm này , bước đầu cho thấy có sự chuyển biến tích cực về học tập của các em .
a/ Về kiến thức.
Đa số học sinh đều nắm được những yêu cầu về nội dung , kiến thức trọng tâm của bài.
Hiểu và khái quát nội bài học một cách nhanh chóng.
	b/ Về kỹ năng.
	- Học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải BT cơ bản tốt hơn.
	- Học sinh có nhiều thời gian hơn để giải BT vận dụng trên lớp sau mỗi tiết học.
	- Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi hay làm BT trắc nghiệm kiểm tra đánh giá chính xác hơn và khoa học hơn.
c/ Về thái độ.
- Đa số học sinh có sự hứng thú và tích cực hơn trong tiết học.
- Các em chủ động học tập , tích cực hợp tác nhóm khi nghiên cứu thông tin. 
* Sau đây là những phản ánh khách quan từ phía HS qua các tiết học sử dụng kết hợp BĐTD trong hoạt động dạy học trên lớp qua thông qua kết quả tổng hợp từ các câu hỏi khảo sát với tổng số 144 HS.
Câu 1 : Các tiết dạy hóa học có sử dụng kết hợp BĐTD. Em có nhận xét gì ?
Bình thường.
Khó hiểu và không hứng thú.
Hứng thú và tiếp thu nhanh.
Ý kiến khác
( Kết quả : đa số chọn đáp án C : 129HS chiếm 89,6%).
Câu 2: Đối với môn Hóa học, khi học bài, ôn tập kiến thức cũ hoặc nghiên cứu bài mới theo phương pháp BĐTD . Em nhận thấy:
Dễ học bài vì nội dung ngắn.
Khó học và mất nhiều thời gian.
Hệ thống kiến thức nhanh và nhớ lâu. 
D. Hiểu và nắm bài nhanh nhưng ít khắc sâu.
(Kết quả: đa số chọn đáp án C :128HS chiếm 88,9%).
Câu 3 : Kết quả học tập môn Hóa học theo phương pháp kết hợp sử dụng BĐTD gần đây đối với em nhận thấy như thế nào?
Không có gì thay đổi.
Có tiến bộ nhưng còn chậm.
Yếu hơn so với lúc trước .
Có tiến bộ nhiều.
( Kết quả : 8,3% chọn A ; 17,4% chọn B , và 74,3% chọn D. Không có ý kiến chọn C).
	* Bảng so sánh kết quả HKI giữa 2 lớp giảng dạy để kiểm chứng trong thời gian thực hiện đề tài kinh nghiệm như sau :
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
yếu
Kém
9A2
28
2
7,1%
4
14,3%
13
46,4%
9
32,1%
1
3,5%
9A3
24
1
4,2%
5
20,8%
14
58,3%
4
16,7%
( Trong đó lớp 9A3 thực hiện phương pháp kết hợp sử dụng BĐTD trong hoạt động dạy học thường xuyên. Còn lớp 9A2 rất ít thực hiện).
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
- BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
	- Để sử dụng phầm mềm BĐTD tốt, nhanh chóng , không mất nhiều thời gian, GV cần phải trao dồi nâng cao kiến thức tin học , dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cách sử dụng các thanh công cụ thiết kế BĐTD
	- Khi thiết kế BĐTD cần chọn lọc những ý cơ bản , kiến thức cần thiết, tránh ghi lại nguyên văn dài dòng, nhiều ý không cần thiết hoặc dành nhiều thời gian để vẽ , tô màu, viếtnhưng cũng không được quá sơ sài ( chỉ ghi các đề mục bài học).
IV. TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI.
	Đề tài kinh nghiệm “Phương pháp kết hợp sử dụng Bản Đồ Tư Duy trong tổ chức hoạt động dạy học môn Hóa học” đã đưa ra phương pháp tổ chức dạy học kết hợp sử dụng BĐTD ở nhiều dạng bài trong chương trình Hóa học phổ thông, nhằm mục đích để mang lại hiệu quả khả thi hơn về chất lượng giảng dạy của bộ môn. Tuy nhiên đây là một phương pháp dạy học mới, chưa được đồng nghiệp GV áp dụng nhiều trong dạy học, do đó việc hỏi hỏi và trao đổi kinh nghiệm còn ít nên đề tài chắc chắn sẽ có những hạn chế , thiếu sót nhất định. Vì vậy rất mong sự đóng góp của lãnh đạo ,các thầy cô và tổ chuyên môn.
V. NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN.
VI. NHẬN XÉT CỦA HĐKH TRƯỜNG.
VII. NHẬN XÉT CỦA HĐKH NGÀNH.
 Tân Nghĩa ngày 7 tháng 3 năm 2012.
 Người viết
 Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tai kinh nghiem phuong phap ket hop su dung Bando tu duy trong day hoc hoa hoc.doc